Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.19 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ CHÍNH THỨC. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học: 2012-2013 Môn thi: Vật lý – Lớp6 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 10/05/2013. Câu 1: Em hãy nêu tên các loại ròng rọc mà em đã học và cho biết chúng được dùng vào những việc gì? (1,5 điểm) Câu 2: a. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. (1 điểm) b. So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất: rắn, lỏng, khí. (1 điểm) Câu 3: a. Kể tên các loại nhiệt kế và cho biết công dụng của từng loại. (2.5 điểm) b. Em hãy đổi sang 0F các giá trị nhiệt độ sau: 500C và 800C (1 điểm) Câu 4: a. Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ? (1 điểm) b. Tại sao khi trồng chuối hay mía, người ta phải chặt (phạt) bớt lá? (1 điểm) Câu 5: Băng phiến nóng chảy ở bao nhiêu 0C? Khi nóng chảy băng phiến chuyển từ thể nào sang thể nào? (1 điểm) _______HẾT_______.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHÂM KIỂM TRA HK II NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: VẬT LÝ 6 Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang STT. NỘI DUNG. ĐIỂM. Câu 1 - Ròng rọc cố định, ròng rọc động (1.5 điểm) - Dùng trong xây dựng để đưa gạch hay xi măng lên cao, kéo cờ…. 0.5đ 1.0đ. a. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau b. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Câu 3 a. Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân (3,5 điểm) - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. - Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ khí quyển. - Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng (thí nghiệm) b. 500C = 00C + 500C = 320F + 50.1.8 0F = 1220F 800C = 00C + 800C = 320F + 80.1.8 0F = 1760F Câu 4 a. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi (2 điểm) Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ b. Phạt bớt lá làm giảm diện tích mặt thoáng, nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước ở cây. Câu 5 - Băng phiến nóng chảy ở 800C (1điểm) - Khi nóng chảy băng phiến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1đ. Câu 2 (2 điểm). ------------------. 0.5đ 0.5đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>