Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.46 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2013 - 2014 Môn Văn lớp 8 (Thời gian: 60phút). Câu 1 (4 điểm) Cho đoạn trích sau: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Đại Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b .Đoạn văn trên được viết bằng thể loại gì ? Nêu đặc điểm của thể loại đó? c. Nêu nội dung của đoạn văn trên ? Câu 2 (6 điểm) a. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. b. Phân tích cái hay, cái đẹp (nghệ thuật) của khổ thơ này? c. Nêu cảm nhận của em bằng một đoạn văn khoảng 15 câu, có sử dụng câu cảm thán và gạch chân câu đó.. ------HẾT------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014 M«n: Ng÷ v¨n 8 Hướng dẫn chấm Câu 1: a. - Đoạn văn trích từ văn bản “ Chiếu dời đô” - Tác giả : Lí Công Uẩn b. - Đoạn văn được viết theo thể Chiếu - Đặc điểm của thể Chiếu: + Thuộc văn nghị luận do vua dùng để ban bố mệnh lệnh + Được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu + Bày tỏ tư tưởng lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước c.. Thang điểm 4 điểm 1đ 0,5 đ 0,5 đ 2đ 0,5 đ 1,5 đ. 1đ. Nội dung của đoạn trích trên: Nêu lên những thuận lợi của địa thế thành Đại La và Lí Công Uẩn khẳng định là nơi nhất để đóng đô, không có nơi nào xứng hơn Câu 2: a. chép khổ thơ thứ 3 bài “Nhớ rừng”: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh tan? ……. …… Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” - Sai 2 từ trở nên trừ 0,25 đ b. Phân tích cái hay, cái đẹp : - Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm thức tỉnh và khơi gợi nỗi nhớ trào dâng trong lòng mãnh thú: “nào đâu những”, “đâu những ngày”, “đâu những bình minh”, “đâu những chiều”…. - Đoạn thơ tráng lệ của bức tranh tứ bình nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm: nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc chờ đợi…. - Cái hay của câu thơ gắn liền với nhạc và họa. tái hiện lên bức tranh tứ bình mà nhân vật trung tâm là chúa sơn lâm: mơ mộng, trầm ngâm, chiêm nghiệm, tung hoành….. - Là sự kết hợp câu cảm thán với câu hỏi tu từ thể hiện tiếng than của vị chúa sơn lâm nay sa cơ, một kẻ phi thường thất thế, một tiếng thở dài của lớp người. 6 điểm 1đ. 2đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> khao khát tự do : “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” c. Viết đoạn văn * Hình thức : - Trình bày là một đoạn văn, có đánh số câu - Có dùng ít nhất 1 câu cảm thán và gạch chân câu đó * Nội dung: - Đảm bảo các ý như câu 2 đã nêu - Triển khai theo 4 ý - Bổ sung lời văn của học sinh giúp các câu liền mạch trong đoạn văn.. 3đ 1đ 2đ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>