Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu 6 bước thay đổi thói quen cũ và thiết lập thói quen mới doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.96 KB, 13 trang )

6 bước thay đổi thói quen cũ và thiết lập thói quen
mới
22/09/2009
"Một thói quen bắt đầu giống như một sợi chỉ vô
hình, nhưng mỗi lần chúng ta lặp lại hành động là chúng ta làm cho
sợi chỉ dày lên, thêm một sợi vào trước, rồi thành một cuộn dây
thừng cột chặt tư tưởng và hành động của chúng ta mà không thể
nào tháo gỡ".
-ORISON SWETT MARDEN

Nếu chúng ta muốn thay đổi một thói quen, có một cách đem lại hiệu quả:
chúng ta phải liên tưởng tới những đau đớn tột độ và trực tiếp mà thói quen
cũ gây ra cho chúng ta và những cảm giác vui sướng khôn tả mà một thói
quen mới có thể mang lại. Ta hãy suy nghĩ thế này: nhờ kinh nghiệm, tất cả
chúng ta học được một số lề lối suy nghĩ và cư xử để tránh đau khổ và có
niềm vui. Chúng ta có những cảm giác như nhàm chán, thất vọng, tức giận,
hay nặng nề và chúng ta tìm cách để chấm dứt những cảm giác này. Một số
người đi mua sắm; một số thì đi nhậu nhẹt, số khác chơi bời; số khác sử
dụng ma túy; số khác rầy la con cái. Ý thức hay không, họ biết rằng những
hành động này sẽ làm dịu cơn đau khổ và cho họ một mức độ thỏa mãn tức
thời nào đó.
Có 6 bước đơn giản nhưng mang lại một kết quả trực tiếp và lâu bền để giải
thoát ta khỏi đau khổ và mang lại niềm vui một cách hiệu quả và thanh tao
hơn.
Bước thứ nhất: QUYẾT ĐỊNH XEM BẠN THỰC SỰ MUỐN GÌ VÀ ĐIỀU
GÌ NGĂN CẢN BẠN ĐẠT ĐƯỢC NÓ
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi có nhiều người tới xin tôi điều trị và khi tôi hỏi
họ muốn gì, họ phải mất hai mươi phút để kể cho tôi nghe những gì họ
không muốn hay những gì họ không còn muốn chịu đựng nữa. Chúng ta
nên nhớ rằng mình chú tâm vào điều gì thì sẽ đạt được nó trong đời. Nếu
chúng ta chú tâm vào những gì chúng ta không muốn, chúng ta sẽ lại càng


có thêm nó. Bước thứ nhất để tạo sự thay đổi là quyết định xem bạn thực
sự muốn gì để bạn nhắm vào nó mà tiến tới.
Chúng ta cũng phải tìm xem điều gì ngăn cản chúng ta đạt được điều mình
muốn. Thường là do chúng ta sợ những đau khổ do sự thay đổi gây ra.
Chúng ta thường suy nghĩ "Nếu tôi thay đổi, tôi sẽ phải chịu khổ", hay chúng
ta có một nỗi sợ mơ hồ mà sự thay đổi có thể gây ra.
6 bước thay đổi thói quen cũ và thiết lập
thói quen mới (phần 2)
26/09/2009
Bước thứ 2: TÌM ĐỘNG LỰC: LIÊN KẾT ĐAU KHỔ
LỚN VỚI VIỆC KHÔNG THAY ĐỔI BÂY GIỜ VÀ NIỀM VUI LỚN VỚI
VIỆC THAY ĐỔI BÂY GIỜ
Nhiều người biết họ thực sự muốn thay đổi, thế mà họ không thể bắt đầu
hành động! Không phải vì họ không có khả năng, mà vì họ không có động
lực. Nếu có ai đó gí súng vào đầu chúng ta và nói, "Mày phải bỏ tình trạng ủ
rũ này và bắt đầu cảm thấy vui vẻ ngay bây giờ", chắc hẳn không ai là
không tìm hết cách để thay đổi tâm trạng của mình lúc đó.

Nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta không tin chắc sự thay đổi là phải làm, mà
chỉ là nên làm. Hoặc cũng có thể là phải làm, nhưng tới "ngày nào đó" thôi.
Cách duy nhất để chúng ta thực hiện thay đổi ngay bây giờ là chúng ta tạo
ra một sự khẩn trương tột độ khiến chúng ta buộc phải làm đến cùng.
Một trong những điều thúc đẩy hầu như mọi người phải thay đổi đó chính là
tình trạng một người chạm tới ngưỡng đau khổ. Nghĩa là cảm nghiệm đau
khổ sâu đậm tới mức bạn thấy mình phải thay đổi ngay bây giờ.
"Hãy cho tôi một đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa đủ mạnh, tôi sẽ
nâng bổng cả trái đất".
-ARCHIMEDES
Đòn bẩy mạnh nhất bạn có thể làm cho chính mình là sự đau khổ đến từ
trong con người bạn, không phải từ bên ngoài. Mối đau khổ sâu xa nhất là

bạn biết rằng mình đã không sống xứng đáng với những tiêu chuẩn đời
sống của chính mình.
Vậy tại sao có người không chịu thay đổi mặc dù họ cảm thấy và biết rằng
họ cần thay đổi. Là vì họ coi việc thay đổi sẽ đem đến đau khổ nhiều hơn là
không thay đổi. Để thay đổi một ai và thay đổi chính mình, chúng ta phải đảo
ngược quan điểm này, để tin rằng không thay đổi sẽ đem lại đau khổ to lớn
và thay đổi mang lại kết quả đầy hấp dẫn và thích thú.
Để có đòn bẩy mạnh, bạn hãy nêu cho mình những câu hỏi nhắm vào đau
khổ: "Tôi sẽ phải trả giá thế nào nếu không thay đổi?". Phần lớn chúng ta
cân nhắc quá nhiều về cái giá phải trả cho việc thay đổi, mà ít cân nhắc
những cái giá phải trả nếu không thay đổi. Bạn hãy làm sao cho mình cảm
nhận thật sâu sắc sự đau đớn nếu không thay đổi, khiến cho bạn không thể
nào do dự hành động.
Kế đến bạn hãy nêu những câu hỏi nhắm vào sự thỏa mãn để giúp bạn liên
kết những cảm giác vui sướng với việc thay đổi: "Nếu tôi thay đổi, tôi sẽ
cảm nhận thế nào về bản thân? Tôi có thể tạo được động lực lớn thế nào
nếu tôi thay đổi trong cuộc đời? Gia đình và bạn bè sẽ cảm thấy thế nào?
Bấy giờ tôi sẽ hạnh phúc hơn bao nhiêu?.
Chủ yếu là bạn hãy tìm ra thật nhiều lý do, những lý do đủ mạnh để thúc đẩy
bạn hành động ngay lập tức, chứ không phải đợi một ngày nào đó trong
tương lai. Nếu bạn không cảm thấy được thúc đẩy thực hiện sự thay đổi
ngay bây giờ, có nghĩa là bạn thực sự không có động lực làm đòn bẩy.
6 bước thay đổi thói quen cũ và thiết lập
thói quen mới (phần 3)
02/10/2009
Bước thứ ba: ĐOẠN TUYỆT THÓI QUEN TIÊU CỰC
Để mình cảm thấy luôn ở trong trạng thái ổn định, chúng ta phát triển những
thói quen suy nghĩ, tập trung vào cùng những hình ảnh và ý tưởng, tự đặt ra
cho mình cùng những câu hỏi. Vấn đề là ở chỗ đa số chúng ta muốn có một
kết quả mới, nhưng lại luôn hành động theo kiểu cũ. Có lần tôi đã được

nghe một câu nói rằng định nghĩa của sự điên khùng là "Cứ làm đi làm lại
cùng một việc mà lại mong đạt kết quả mới".

Xin bạn đừng hiểu lầm tôi. Bạn không có gì sai cả; Bạn không phải con
người "cố định". Nguồn lực của bạn đã có sẵn trong bạn ngay lúc này rồi.
Chỉ có điều là bạn cũng có những liên tưởng cố định thường ngăn cản bạn
sử dụng khả năng ấy mà thôi. Điều bạn cần làm là tổ chức lại hệ liên tưởng
của mình để nó ổn định hướng dẫn bạn theo hướng những ước muốn của
bạn chứ không phải theo hướng những nỗi thất vọng và sợ hãi của bạn.
Chắc bạn từng nhìn thấy một con ruồi bị nhốt trong một căn phòng chứ? Nó
lập tức tìm chỗ có ánh sáng, vì thế nó lao về phía cửa sổ, đập mình vào cửa
kính, có khi hàng giờ liền. Chắc bạn cũng từng nhận thấy có người làm y
như vậy chứ? Họ rất muốn thay đổi; họ có đòn bẩy mạnh. Nhưng đòn bẩy
dù mạnh đến đâu cũng không thể giúp bạn thoát ra được một cánh cửa
đóng chặt. Bạn phải thay đổi phương pháp. Con ruồi chỉ có cơ hội thoát ra
khỏi phòng nếu nó bay ngược lại và tìm xem có lối ra nào khác không?
Nếu bạn và tôi cứ theo cùng nề nếp cũ, thì chúng ta sẽ chỉ đạt được những
kết quả cũ mà thôi. Mới đây, tôi có tạo ra một phương pháp khá thú vị để cắt
đứt lề thói cũ, trong một đợt hội thảo 3 ngày tôi tổ chức ở Chicago. Một
người nói rằng anh ta thực sự muốn bỏ thói quen ăn quá nhiều chocolate,
nhưng tôi thấy rõ là anh ta cảm thấy rất sung sướng khi nhận mình là một
"tay ghiền chocolate". Thực vậy, anh ta còn mặc một chiếc áo thun mang
hàng chữ "Tôi muốn cả thế giới, nhưng tôi sẽ nhân nhượng chocolate". Điều
này cho thấy rõ người đàn ông này tuy có thể muốn bỏ ăn chocolate, nhưng
vẫn cảm thấy có "cái lợi nào đó" trong việc duy trì thói quen này. Chính vì
thế, anh ta không thể bỏ được nó. Anh ta chỉ có thể có lực bẩy nếu biết gắn
cho những liên tưởng đau khổ cho việc ăn chocolate. Lúc đó, anh ta sẽ tìm
hết cách gỡ mình khỏi những đau khổ đó và tìm niềm vui sướng khác cho
mình. Và tôi đã giúp anh ta làm được điều này bằng cách tạo những liên
tưởng đau khổ trong việc ăn chocolate và giúp anh tạo nên những thói quen

mới mang lại cho anh niềm vui sướng.
Một trong những bí quyết hiệu quả để cắt đứt thói quen xấu là bạn phải thực
hiện vào đúng lúc thói quen này tái diễn. Bạn hãy nhớ rằng, nếu chúng ta

×