Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Làm sao để yêu thích công việc của mình? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.85 KB, 7 trang )

Làm sao để yêu thích công việc của mình?

Công việc nặng nhọc có lúc khiến bạn nản lòng? Hằng ngày chúng ta nghe mọi
người xung quanh nói về sự thay đổi nghề nghiệp. Những cơ hội thay đổi nghề nghiệp
đến với chúng ta, nhưng liệu những cơ hội này có làm chúng ta tốt đẹp hơn? Có lẽ đến
lúc bạn tự hỏi mình “Tôi có thể có công việc mà tôi yêu thích?”, nhưng “làm sao tôi có
thể yêu thích công việc của mình?”
Hãy dành chút ít thời gian để suy nghĩ về điều này, biết đâu bạn sẽ tìm thấy
những điều ngạc nhiên có ích cho mình
1. Công việc không định nghĩa bạn là ai, nhưng cách bạn làm việc rất quan
trọng
Có công việc được làm một cách mẫn cán, có công việc được làm với sự cảm
thông, có công việc được làm với sự cẩn thận.
Thái độ của bạn trong công việc và cách mà bạn cư xử với mọi người - ngay cả
cảm xúc của bạn - là điều hẳn không cần nhắc lại dài dòng. Chúng có một ảnh hưởng
sâu sắc với những người cùng làm việc với bạn. Có những lúc bạn không kiểm soát
được thái độ của bạn, nhưng bạn luôn có thể chọn lựa cách bạn sống.
2. Chấm dứt việc tập trung vào tiền bạc
Tiền sẽ luôn không bao giờ đủ với nhu cầu. Những gì bạn mang về nhà vào
giữa hay cuối tháng, bạn luôn cảm thấy chưa đủ, bạn sẽ cảm thấy mình còn có thể có
nhiều hơn nữa.
Hãy cố gắng tiết kiệm từng đồng xu mà bạn chi trả trong tuần. Ngẫm lại việc
bạn quan tâm đến việc kiếm tiền ở đâu hay là việc bạn tập trung vào những gì bạn thực
sự muốn.
Tiền bạc chỉ là một phần nhỏ trong những gì bạn phải nghĩ đến, niềm vui mà
công việc đem đến cho bạn sẽ có giá trị hơn rất nhiều.
3. Tìm ra ý nghĩa trong những việc bạn đang làm
Bạn đừng cho rằng đây là một suy nghĩ vĩ đại! Bạn có thể suy nghĩ nghiêm túc
về điều này. Hãy dành thời gian suy nghĩ thực sự về những điều bạn làm.
Bạn đang cung cấp một dịch vụ đúng nghĩa? Bạn nhìn thấy sản phẩm hoàn
chỉnh? Bạn có đem đến những sự chỉ dẫn?


Sau đó tự hỏi chính mình "công việc này đã khác biệt hơn bởi vì tôi đang làm
nó?"
Những viễn cảnh luôn đóng một vai trò to lớn trong việc làm thỏa mãn cá nhân
và những cảm xúc cho công việc vì đó cũng sẽ tốt hơn.
Cố gắng nhớ rằng tại sao bạn đã chọn công việc này? Nếu nó chỉ dừng lại ở thì
"hiện tại" vào lúc ấy thì bạn có thể sẵn sàng cho một công việc mới!
4. Dám tự hỏi chính mình rằng công việc có giá trị không
Nếu bạn không thể tìm thấy một phần nào thích thú trong công việc, hoặc nếu
bạn nghĩ rằng chính mình sẽ trở thành một người hoàn toàn khác, có thể đặt ra những
vấn đề sau:
Có thể bạn không cần một công việc mới, mà chỉ là hướng đi mới.
Bạn có thích những đồng nghiệp của mình? Bạn muốn một vị trí khác trong
công ty? Bạn nghĩ mình còn nhiều khả năng để chứng tỏ mình trong công việc mà
chưa có cơ hội?
Có lẽ tất cả những điều bạn cần làm bây giờ là tập trung lại. Học cách nói
"không" với những cơ hội không có giá trị lâu dài. Càng nhiều điều cho bạn lựa chọn,
bạn càng thấy lúng túng.
Hãy hỏi chính mình tại sao công việc này làm bạn không hài lòng - có thể bạn
chưa nhận ra hết giá trị của nó. Suy nghĩ này giúp bạn hài lòng về công việc hơn.
Nhưng nếu cần phải thay đổi công việc, bạn cũng đừng nên e ngại. Sự thay đổi
không có gì là không tốt, nó chỉ tạo ra sự khác biệt. Bạn cũng có thể nhìn xung quanh
mình - những công việc của bạn bè, người thân - bạn sẽ tìm được cái nhìn toàn cảnh.
Các doanh nghiệp có nên sử dụng time
report để quản lý nhân viên?
Nhân viên nhiều công ty thường phải viết báo cáo cho Giám đốc nhân sự cũng
như cho các sếp trực tiếp về thời gian làm việc của mình, ví dụ như trong khoảng
15.00 - 16.00 ngày thứ năm tuần trước họ đã làm gì, ở đâu. Điều đơn giản là tại các
công ty này quỹ thời gian làm việc của các nhân viên được coi là một nguồn tài sản vô
giá và do vậy, các ông chủ tìm mọi cách để kiểm tra nhân viên của họ đã sử dụng 8
tiếng đồng hồ vàng ngọc ấy như thế nào. Và các bản time report dĩ nhiên là được lưu

giữ cẩn thận tại Phòng kế toán.

Chính xác đến từng phút
Hàng tuần, chuyên viên tư vấn của công ty BKG Profit Technology Natalia
Petykhova phải bỏ ra chừng 5-10 phút để điền vào bản timesheet - một thủ tục bắt
buộc đối với toàn bộ nhân viên công ty. Mỗi một nhân viên công ty phải khai rõ về
từng hạng mục công việc mà họ đảm nhận trong tuần: nội dung công việc, thời gian
thực hiện công việc, sau đó ký vào và nộp cho sếp trực tiếp của mình. Người sếp trực
tiếp này dĩ nhiên là biết rất rõ về mức thời gian chuẩn cho từng hạng mục công việc.
"Nếu như người nhân viên bỏ ra hai tiếng đồng hồ để thực hiện một công việc, trong
lúc mưc thời gian chuẩn cho công việc đó là một tiếng rưỡi thì người nhân viên này sẽ
phải giải trình về sự chênh lệch thời gian đó" - Mark Fedin của BKG phát biểu. Và nếu
như việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng tôi sẽ phải đặt dấu chấm hỏi và có thể
sẽ phải tính đến biện pháp hạ lương anh ta - Mark nói tiếp.
Công nghệ tính toán chi phí về mặt thời gian thường được các công ty dịch vụ
khách hàng như tư vấn, luật, kiểm toán hoặc PR áp dụng. 8 tiếng làm việc trong ngày
của nhân viên công ty thật sự là nguồn lợi lớn nhất của các ông chủ. "Nếu nhân viên
kết thúc một dự án với khách hàng sớm chừng nào, anh ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để
bắt đầu một dự án khác" - Paven Bezruchko của Ekopsi Consulting đã nói như vậy.
Còn Giám đốc tài chính của PricewaterhouseCoopers tại Nga - Rudi Leonard thì nói
rằng hàng ngày các nhân viên kiểm toán của ông phải viết báo cáo về chi phí thời gian
đối với các khách hàng. Cứ hai lần trong một tháng các báo cáo này được kiểm tra kỹ
lưỡng và sau đó sẽ được ký xác nhận bởi các manager hoặc các partner và được gửi về
bộ phận kế toán để nghiên cứu và lưu trữ.
Và không chỉ có các công ty tư vấn hay kiểm toán mới sử dụng phương pháp
time report này, một số các công ty sản xuất khác như Coca - Cola hay Vim Bill Dane
tại Nga cũng đã bắt đầu áp dụng biện pháp tính toán chi phí thời gian vàng ngọc của
nhân viên mình.
Nhờ vào biện pháp này mà các ông chủ doanh nghiệp có thể hiểu được nhân
viên của mình có bận bịu hay không, lượng công việc đối với một nhân viên có bị quá

tải hay không và qua đó có thể định lượng được mức thời gian chuẩn cho một hạng
mục công việc. Và theo Mark Fedin thì việc báo cáo chi phí sử dụng thời gian thật sự
là cần thiết để chứng minh được mức lương của nhân viên là hoàn toàn chính xác so
với công sức và thời gian mà họ bỏ ra.
Việc báo cáo này không chiếm quá nhiều thời gian của nhân viên, thậm chí nó
còn giúp nhân viên hoạch định ra quỹ thời gian của bản thân, bởi nếu nhìn vào báo cáo
trong tuần đó họ có thể thấy được họ sẽ cần khoảng bao nhiêu thời gian nữa để thực
hiện nốt công việc còn lại.
Những lỗ hổng thời gian
Việc lập báo cáo chi phí sử dụng thời gian chính xác đến từng giờ từng phút
nhiều khi giúp các ông chủ doanh nghiệp biết được nguyên nhân vì sao hiệu quả công
việc của công ty ngày càng giảm. Ví dụ, tại một trong nhiều công ty - khách hàng của
Viện tư vấn tổ chức người ta tính ra rằng khoảng 25-30% quỹ thời gian của các
manager được chi ra cho việc chỉ bảo, quản lý nhân viên dưới quyền, còn 25% thì coi
như mất trắng. Trong trường hợp này thì có thể giảm tới phân nửa lương của các
manager, hoặc ông chủ doanh nghiệp sẽ buộc phải tìm nhiều cách để tăng hiệu quả
làm việc của các manager đó, Iulia Kristova - Giám đốc của Viện này đã chỉ ra như
vậy. Và cũng theo lời bà thì trong hầu hết các công ty Nga - những nơi có sử dụng biện
pháp báo cáo thời gian "khoảng 20-40% quỹ thời gian của các nhân viên không hề
đem lại một chút hiệu quả nào".

×