Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những triệu chứng của bệnh tiểu đường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.19 KB, 6 trang )

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rất đói, rất mệt mỏi, kèm với khát và đi
tiểu nhiều, có thể bạn đã bị tiểu đường, loại bệnh đang có xu hướng ngày một
tăng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này.
Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu bạn tăng quá cao do cơ thể
không sản xuất đủ insulin - hoóc môn giúp tế bào hấp thụ đường từ máu - hoặc insulin
làm việc không hiệu quả.
Theo Ủy ban Dịch vụ con người và Sức khỏe Mỹ, các triệu chứng thường gặp
của tiểu đường gồm:
- Khát và đi tiểu quá nhiều.
- Thường xuyên cảm thấy rất đói.
- Cảm giác rất mệt mỏi.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành.
- Nhìn mờ.
- Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.
- Da khô, ngứa.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên, hãy đi khám
bác sĩ để kiểm tra tiểu đường, đặc biệt nếu bạn trên 45 tuổi.


Ăn kiêng và bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh nan y, không thể hy vọng chữa khỏi nó một cách
nhanh chóng. Những biến chuyển tích cực của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập, lòng kiên trì cũng như ý chí “chiến đấu” của bạn
với căn bệnh nguy hiểm này.
Thay đổi thói quen ăn uống hay áp dụng một chế độ ăn kiêng không thể chữa
khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Nhưng điều này cũng có thể đem lại cho bạn những
ích lợi về mặt sức khỏe.


Và tất nhiên, điều này phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn kiêng đó như thế nào
(cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, số lượng…).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn kiêng lành mạnh nên hạn chế
tới mức thấp nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, các sản phẩm từ
bơ sữa, các loại thịt gia súc và gia cầm.
Trái lại, người tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây,
bổ sung thêm chất xơ. Nên nhớ rằng, một chế độ ăn kiêng luôn phải áp dụng theo
những loại thực đơn có chứa hàm lượng calo thấp hơn so với mức bình thường.
Chưa dừng lại ở đó, những người áp dụng chế độ ăn kiêng, không chỉ đơn thuần
giữ được “phom” chuẩn mà quan trọng hơn họ còn loại trừ được nguy cơ mắc bệnh
béo phì, kẻ thù của căn bệnh tiểu đường.
Tất cả những yếu tố trên, tuy không thể giúp bạn chữa khỏi hẳn căn bệnh tiểu
đường nhưng sẽ giúp bạn “chung sống hòa bình” với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng giảm
được nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và dư thừa hàm lượng
cholesterol trong máu.
Nếu không may bạn là “nạn nhân” của căn bệnh tiểu đường, trước khi muốn áp
dụng chế độ ăn kiêng, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia
dinh dưỡng, để việc ăn kiêng đạt được hiệu quả và mang lại những ích lợi cho sức
khỏe.
Vi chất cho người mắc tiểu đường

Những vitamin và chất khoáng cần thiết sau sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
sức khoẻ với những người bị tiểu đường.
Vitamin C
Những người bị tiểu đường thường tập trung đường nhiều ở vùng gần thận, mắt
và dây thần kinh gây hại cho những vùng này, vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường
cần thiết.
Vitamin E
Chứa chất chống ôxy hoá giúp insulin hoạt động hiệu quả và điều chỉnh lượng
glucose trong cơ thể ở mức cho phép.

Biotin
Là thành phần của vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra glucose.
Crôm
Mức glucose thích hợp giữ lượng insulin ở mức cho phép, crom giúp giảm
lượng glucose thừa nhanh.
Mangan
Góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose.
Magiê
Cơ thể thiếu magiê ảnh hưởng đến tuyến tuỵ cản trở việc tạo ra insulin.
Vitamin B12
Giúp làm lành các tổn thương hệ thần kinh ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
Vitamin B6
Rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thần kinh


Chuối hột chữa tiểu đường

Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn
được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.
Cây chuối hột có tên khoa học là Musra barjoo sieb, có nơi gọi chuối chát.
Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy
nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.
Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thày thuốc (ở Trung Quốc) đã
cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây

×