Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quy che lam viec cua Ban chi uy 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.92 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẢNG BỘ PHƯỜNG ĐÔNG HỒ CHI BỘ THCS ĐÔNG HỒ 1-TH CỪ ĐỨT  Số: -QC/CB. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đông Hồ, ngày 20 tháng 3 năm 2014. QUY CHẾ LÀM VIỆC của Ban Chi ủy chi bộ THCS Đông Hồ 1-TH Cừ Đứt (sửa đổi) Nhiệm kỳ 2012- 2015 Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, căn cứ Đảng văn số 98-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban chấp hành Trung ương Quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan, đồng thời căn cứ nghị quyết Đại hội chi bộ lần thứ V, trên cơ sở các Quyết định kiện toàn Ban chi ủy chi bộ, Ban Chi ủy chi bộ Trường THCS Đông Hồ 1 – TH Cừ Đứt xây dựng sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc với những nội dung cụ thể như sau :. Phần I:TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TẬP THỂ Điều 1: Trách nhiệm và quyền hạn của Ban chi ủy. - Ban Chi ủy Chi Bộ có trách nhiệm lãnh đạo hoạt động của Chi bộ trong nhiệm kỳ Đại hội, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp trên và của cấp mình quản lý được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ trong Chi bộ; có trách nhiệm tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và nghị quyết của cấp trên; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công chức, xây dựng chi bộ cơ quan trong sạch vững mạnh. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. - Quyết định những chủ trương, biện pháp, chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, nhằm thi hành nghị quyết của Đại hội Đảng bộ phường và Nghị quyết Đại hội Chi bộ Trường THCS Đông Hồ 1 – TH Cừ Đứt về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng. Đề ra nghị quyết, kế hoạch chuyên đề trên một số lĩnh vực quan trọng và chương trình công tác của nhiệm kỳ. - Quyết định những vấn đề lớn về công tác xây dựng Đảng; công tác cán bộ của hai trường học; Công tác chuyên môn theo quy định và phân cấp quản lý. Quyết định phân công trong Ban chi ủy. - Chuẩn bị nội dung tiến hành Đại hội Chi bộ: Văn kiện, nhân sự và thời gian triệu tập Đại hội theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ. Phần II:TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN Điều 2: Trách nhiệm và quyền hạn của Bí thư Chi bộ. - Bí thư là người đứng đầu Ban chi ủy; cùng với Ban chi ủy chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, trước chi bộ và CB-VC hai trường về sự lãnh đạo của chi bộ. - Chủ trì công việc của Ban chi ủy, thay mặt Ban chi ủy kết luận các hội nghị Ban chi ủy, Chi bộ. - Giữ mối liên hệ công tác với các ban ngành và chi bộ có liên quan. - Đề xuất những vấn đề về chủ trương, giải pháp thực hiện những chính sách, nghị quyết của Đảng sát hợp với tình hình thực tế ở cơ quan, đơn vị để Ban chi ủy, Chi bộ bàn bạc, thảo luận và quyết định . - Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, đội ngũ cán bộ theo quy định phân cấp quản lý cán bộ. Trực tiếp chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trực tiếp chỉ đạo những vấn đề về ngân sách của chi bộ; cơ sở vật chất; những vấn đề về tổ chức nhân sự. - Chủ trì các cuộc họp của Ban chi ủy. Uỷ quyền cho đồng chí phó bí thư giải quyết một số công việc khi đồng chí bí thư đi vắng. Thay mặt Ban chi ủy ký các nghị quyết, quyết định và văn bản quan trọng của chi bộ. Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của phó bí thư. - Phó bí thư cùng với bí thư giải quyết và cùng chịu trách nhiệm chung về những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm tập thể Ban chi ủy, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc mà Ban chi ủy phân công và bí thư ủy nhiệm. - Giúp đồng chí bí thư chủ trì việc xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động dân chủ, kiểm tra việc thực hiện hoạt động dân chủ ở hai trường; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác của chi bộ. - Cùng với đồng chí bí thư giải quyết các công việc hàng ngày của chi bộ và những vấn đề mới nảy sinh. Chủ trì xử lý các mối quan hệ công tác, nhằm đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sự lãnh đạo của Đảng với chính quyền và các đoàn thể. - Thay mặt bí thư giải quyết công việc của cấp ủy khi bí thư đi vắng và các công việc do bí thư ủy nhiệm. - Chịu trách nhiệm cụ thể hóa, chỉ đạo tổ chức và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ; cùng với Ban chi ủy chủ trì các hội nghị triển khai sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, chi bộ, và các chủ trương chỉ đạo thuộc lĩnh vực mình phụ trách. - Phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy. -Phụ trách công tác đảng và chuyên môn ở Trường Tiểu học Cừ Đứt. Điều 4: Trách nhiệm và quyền hạn của chi ủy viên: - Tham gia lãnh đạo tập thể, tích cực thảo luận và biểu quyết các công việc của Ban chi ủy. - Chủ động chuẩn bị và tổ chức các đề án, chương trình công tác của ngành, khối mình phụ trách làm tốt nhiệm vụ của cấp ủy viên được phân công. -Chịu trách nhiệm công tác triển khai, kiểm tra, xem xét các báo cáo, các kế hoạch, bản đăng ký,…của các đảng viên. - Chỉ đạo hoạt động của Công đoàn cơ sở và Đoàn thanh niên ở hai trường. -Trực tiếp phụ trách hoạt động chuyên môn ở Trường THCS Đông Hồ 1. Phần III: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC Điều 5: Về việc chuẩn bị và tổ chức các Hội nghị chi bộ . - Ban chi ủy chi bộ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. - Ban chi ủy chi bộ có chương trình làm việc toàn khóa, có nghị quyết hàng năm, chương trình công tác hàng tháng (có điều chỉnh khi cần thiết). - Chi bộ họp thường lệ mỗi tháng 1 lần. Khi thấy cần thiết hoặc khi có hơn 1/2 số uỷ viên Ban chi ủy đề nghị thì bí thư quyết định triệu tập Hội nghị chi bộ bất thường. Tùy tính chất, nội dung, yêu cầu của kỳ họp, Ban chi ủy có thể triệu tập hội nghị chi bộ mở rộng; thành phần do bí thư quyết định và báo cáo với chi bộ tại hội nghị. Các đại biểu thuộc thành phần mở rộng được quyền phát biểu ý kiến tại hội nghị nhưng không có quyền biểu quyết. - Ban chi ủy có trách nhiệm chuẩn bị nội dung hội nghị chi bộ; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi của mỗi hội nghị; phân công đồng chí bí thư điều.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hành. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm chuẩn bị các ý kiến thảo luận, đóng góp cho nội dung của hội nghị. - Đối với những vấn đề đã có nghị quyết của chi bộ và nghị quyết vẫn còn giá trị chỉ đạo, thì chi bộ không ra nghị quyết về vấn đề đó nữa, mà chỉ tập trung kiểm điểm việc thực hiện và xem xét, điều hành, bổ sung để tiếp tục thực hiện. - Những ý kiến khác nhau trong thảo luận ở hội nghị phải được biểu quyết và tiến hành biểu quyết thông qua từng vấn đề. - Chi bộ biểu quyết thông qua nghị quyết và các quyết định của chi bộ tại hội nghị; trường hợp chuẩn bị văn bản chưa kịp thì chi bộ ủy nhiệm cho Ban chi ủy căn cứ kết luận của hội nghị để hoàn chỉnh văn bản và ban hành. Nếu Ban chi ủy thấy có nội dung cần điều chỉnh, bổ sung khác với ý kiến kết luận của hội nghị thì phải xin ý kiến chi bộ và chỉ được bổ sung, điều chỉnh khi có quá 1/2 tổng số đảng viên trong chi bộ tán thành. - Ban chi ủy có trách nhiệm thông báo kết quả và nội dung hội nghị Ban chấp hành cho đảng viên trong chi bộ. Các chi ủy viên và đảng viên trong chi bộ dự hội nghị phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo mật và kỷ luật phát ngôn. Điều 6: Chế độ làm việc của Ban chi ủy và đảng viên trong chi bộ. 1/. Chế độ làm việc của Ban Chi ủy : - Từng thành viên Ban chi ủy căn cứ vào yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ được phân công chủ động thực hiện và đề xuất Ban chi ủy đưa vào Nghị quyết các vấn đề cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả công tác của chi bộ và nhà trường. - Từng đồng chí trong Ban chi ủy căn cứ vào thẩm quyền và trách nhiệm được giao để chủ động giải quyết công việc; không lấy danh nghĩa thay mặt Ban chi ủy, trừ trường hợp được Ban chi ủy ủy nhiệm. - Hàng năm, trong hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ kết hợp kiểm điểm vai trò, trách nhiệm của tập thể Ban chi ủy và của từng cá nhân. 2/. Chế độ làm việc của đảng viên: - Thực hiện tốt các nhiệm vụ của đảng viên theo Điều lệ Đảng quy định. - Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt lệ và sinh hoạt bất thường do Ban chi ủy triệu tập . - Thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng và tham gia đóng góp ý kiến của mình vào chương trình, kế hoạch của chi bộ và cấp ủy cấp trên (nếu có). Chủ động báo cáo Ban chi ủy hoặc trước chi bộ những vấn đề phát sinh, vướng mắc để toàn chi bộ thảo luận, đề ra nghị quyết thực hiện để tạo mối đoàn kết thống nhất trong toàn chi bộ. - Giữ nghiêm tính tổ chức kỷ luật trong Đảng, thực hiện phê và tự phê bình một cách nghiêm túc, có lý, có tình trên tinh thần xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh và giữ vững mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ. Điều 7: Về lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể. - Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội trong các đơn vị trực thuộc do chi bộ quản lý; xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. - Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội và cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Định kỳ vào tuần đầu của các tháng, các đoàn thể phải có trách nhiệm lập báo cáo tháng bằng văn bản gửi cho Ban chi ủy. -Đối với công tác báo cáo: Trong năm, căn cứ vào điều lệ và quy định của từng đoàn thể, các đoàn thể họp để giới thiệu quần chúng ưu tú cho đảng chăm bồi. Tuy nhiên, để tạo tính thống nhất và sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, trước khi các đoàn thể họp lấy ý kiến, Trưởng của từng đoàn thể phải gặp trực tiếp Bí thư chi bộ để báo cáo, trao đổi trước nhân sự cần giới thiệu để Bí thư trao đổi ý kiến trong Ban chi ủy. Riêng Trường Tiểu học Cừ Đứt thì báo cáo, trao đổi với Phó Bí thư, Phó Bí thư báo cáo lại chi ủy. Thời gian báo cáo, trao đổi phải thực hiện trước cuộc họp tối thiểu là một tuần. -Đối với công tác nhân sự: Khi các đoàn thể có sự thay đổi nhân sự cần kiện toàn thì Trưởng các đoàn thể phải gặp Bí thư (đối với Trường THCS Đông Hồ 1) hoặc Phó Bí thư (đối với Trường Tiểu học Cừ Đứt) để trao đổi trước, sau khi Ban chi ủy họp, thống nhất, cho ý kiến thì các đoàn thể mới tổ chức thực hiện. - Đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của các đoàn thể, các đoàn thể cần báo cáo với Ban chi ủy để xin ý kiến, trao đổi và thống nhất trước khi quyết định. Khi đã có quyết định của Ban chi ủy, đảng viên trong các đoàn thể này có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo; cụ thể hóa và tổ chức thực hiện. Điều 8: Về chế độ đi công tác cơ sở . Các đồng chí trong Ban chi ủy viên phải sắp xếp công việc đi công tác cơ sở mỗi năm ít nhất một lần để lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng, phát hiện tình hình và chỉ đạo xử lý tại chỗ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chi ủy và các cơ quan chức năng để có ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời. Điều 9: Quan hệ của BCU chi bộ với thủ trưởng cơ quan và các tổ chức liên quan: 1/. Đối với Thủ trưởng cơ quan: - Ban chi ủy bảo đảm tạo điều kiện để thủ trưởng cơ quan thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; thường xuyên phản ánh ý kiến của lãnh đạo các đơn vị, của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện nhiệm vụ và chính sách, chế độ trong từng cơ quan; thủ trưởng từng cơ quan bảo đảm và tạo điều kiện để Ban chi ủy chi bộ thực hiện qui định về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ. -Hàng tháng, Thủ trưởng các cơ quan phải báo cáo kết quả hoạt động đơn vị cho Ban chi ủy và xây dựng chương trình công tác trên cơ sở Nghị quyết chi bộ. Trong phân công nhiệm vụ công tác hay các phiên họp quan trọng của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị phải mời đại diện Ban chi ủy cùng tham dự. 2/. Đối với các đoàn thể chính trị- xã hội: Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Ban chi ủy làm việc với các đoàn thể, nắm tình hình hoạt động của từng đoàn thể để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Các đoàn thể phải có trách nhiệm báo cáo hoạt động của đoàn thể mình cho Ban chi ủy định kỳ theo quy định. 3/. Đối với chính quyền địa phương: Ban chi ủy xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để phối hợp công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.. Phần IV:ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10: Phó bí thư chi bộ phụ trách công tác kiểm tra, giám sát phối hợp với đồng chí chi ủy viên giúp Ban chi ủy theo dõi thực hiện quy chế này. Cuối nhiệm kỳ, Ban chi ủy tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện quy chế..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện có nội dung chưa phù hợp hoặc nảy sinh vấn đề mới, Ban chi ủy kiến nghị để sửa đổi bổ sung. Việc thay đổi bổ sung, sửa đổi quy chế do chi bộ quyết định. Quy chế này đã được thông qua toàn thể đảng viên của chi bộ và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nơi nhận : - Đảng ủy phường (thay báo cáo) ; - Ban chi ủy (để thực hiện) ; - Lưu VTCB.. T/M. BAN CHI ỦY BÍ THƯ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×