Xử trí gãy xương cẳng chân
Các xương dài, gối và và bàn chân thường bị chấn thương khi chơi thể thao. Ở
cẳng chân có hai xương dài. Xương chày (xương ống chân) nằm sát bề mặt và nếu bị
gãy thì xương gãy có thể làm rách da, tạo gãy xương hở. Xương mác ở sau xương chày
và khó gãy hơn và ít khi ảnh hưởng rõ đến khả năng đi lại. Gối là một khớp phức tạp
có thể bị tổn thương khi gãy xương bánh chè, trật khớp, bong gân và tổn thương (mô)
sụn. Ít khi chỉ gãy đơn độc một xương ở bàn chân, va chạm xô đẩy thường gây ra gãy
nhiều xương nhỏ ở bàn và ngón chân.
XỬ TRÍ GÃY CÁC XƯƠNG DÀI
1. Giúp người bị nạn ở tư thế thoải mái nhất - thường là nằm xuống.
2. Thám sát cẩn thận chỗ bị thương để xem có vết gãy hở không. Nếu có vết
thương, nhẹ nhàng che nó lại bằng gạc vô trùng hoặc loại vải sạch không có lông tơ,
băng quanh chỗ gãy và cột vừa chặt nhưng đúng vị trí.
Tốt nhất là một người bị gãy chân nên được chở tới bệnh viện bằng xe cứu
thương, do đó xử trí cho hầu hết các trường hợp chỉ là nâng đỡ liên tục và giữ cho bất
động.
• Nhẹ nhàng nâng chân bị thương tại vị trí trên và dưới chỗ gãy. Đặt đệm
lót như nệm hay hay vải phủ quanh chỗ bị thương.
• Nếu bạn đã được huấn luyện trước thì có thể áp dụng kéo nắn xương để
giảm đau cũng như giảm nguy cơ tổn thương tuần hoàn máu.
• Điều trị sốc .
- Xương bánh chè.
- Xương mác.
- Xương chày.
- Xương sên.
- Khối xương bàn chân.
Các xương cẳng chân thường bị chấn thương trong khi chơi thể thao.
Xương bánh chè đặc biệt dễ bị tổn thương.
- Nhẹ nhàng khám chân để xác định tổn thương.
- Đặt đệm lót giữa hai chân để bất động.
- Nhẹ nhàng cột hai chân tại mắt cá.
- Nâng đỡ chân ở bên trên chỗ gãy.
Gãy xương ở phần trên cơ thể
Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp. Tuy nhiên, xương đòn thường bị
gãy do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống
đỡ, và tình trạng này thường xảy ra sau khi ngã xuống từ xe đạp hay ngã ngược.
Xương bả vai bị gãy thường là do một tác động nặng vào vùng bị sang chấn. Vì thế,
điều quan trọng là phải khám cẩn thận để loại trừ chấn thương vùng lưng hoặc
sườn.
GÃY XƯƠNG ĐÒN
Ngoài tiềm năng sưng, bầm và ấn đau trên vùng bị chấn thương, rất có thể nạn
nhân báo cáo về cánh tay bị thương và ở bên bị thương, vai xệ xuống. Vì xương đòn
nằm sát dưới da, nên điều đặc biệt quan trọng là tìm xem có bị gãy xương hở hay
không.
ĐIỀU TRỊ
Nếu xương xuyên thủng qua da, hãy đặt một miếng băng nhẹ lên trên vết
thương. Có thể là chỉ chảy máu rất ít, và điều bạn cần quan tâm chính yếu là tránh
nhiễm trùng.
Làm việc với người bị thương để tìm vị thế thoải mái nhất cho cánh tay và toàn
thân.
Nói chung, vị trí này sẽ là ngồi thẳng lưng, với cánh tay được nâng đỡ tại khuỷu
tay. Nạn nhân nên đến bệnh viện với vị thế này, nhưng cũng có thể dùng băng tréo để
nâng lên, giảm áp trên xương đòn và giúp nạn nhân được dễ chịu hơn.
Gãy xương đòn thường xảy ra do bị ngã từ trên xe đạp hoặc ngã ngựa hơn là
tác động trực tiếp. Hãy dùng băng tréo ngân để chịu sức nặng của cánh tay và giảm
áp trên xương đòn. Điều quan trọng là phải kiểm tra xem có gãy xương hở không, vì
xương đòn nằm sát dưới da nên có thể xuyên qua da dễ dàng.
DÙNG BĂNG CHÉO ĐỂ NÂNG TAY
Băng chéo nâng có nhiều công dụng. Vừa được dùng trong điều trị gãy xương
đòn, băng này cũng giúp dễ chịu hơn trong điều trị ngón tay và bàn tay bị gãy hay gãy
nát, giúp giảm nhẹ trong điều trị các vết bỏng ở cánh tay, và giúp cầm máu bằng cách
nâng lên.
1 Đặt cánh tay bị thương với các ngón tay lên khoảng xương đòn ở bên không
bị thương.
2 Đặt tam giác với điểm tựa ở khuỷu tay bên bị thương.