Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.96 KB, 4 trang )
10 quy tắc quản lý xung đột với sếp
Đừng bao giờ phản ứng trong lúc tức giận. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi
không thể kìm chế bản thân thì hãy bỏ đi và trở lại khi đã ‘hạ hỏa’. Công sở
không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng.
Dưới đây là 10 quy tắc quản lý xung đột:
1: Giữ bình tĩnh
Đừng bao giờ phản ứng trong lúc tức giận. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi
không thể kìm chế bản thân thì hãy bỏ đi và trở lại khi đã ‘hạ hỏa’. Công sở
không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng.
2: Công kích vấn đề chứ không phải cá nhân
Khi bạn chỉ trích hoặc tấn công cá nhân ai đó thì cũng tương tự như bạn
đang chấp nhận rủi ro như đốt một cây cầu (không đường quay trở lại). Tập
trung vào những vấn đề thực thụ. Bạn biết công ty thực sự trả lương cho bạn
để làm những gì rồi đấy.
3: Hãy cởi mở và trung thực
Khoảnh khắc bạn nghiến răng, khoanh tay và đóng chặt tâm trí sẽ bị cho là
hành động bướng bỉnh trẻ con. Nhưng nếu bạn vẫn cởi mở và tỉnh táo thì
bạn sẽ kiềm chế được việc gì nên làm trong hoàn cảnh khó khăn.
4: Đừng mất quan điểm
Hãy cố nhớ rằng bạn đang được trả lương cho công việc, không phải để lao
vào một trận chiến. Công sở là công việc, khách hàng, sản phẩm… bạn biết
rồi đấy. Nó không phải là việc cá nhân của bạn hoặc của sếp.
5: Cố đồng cảm
Đặt mình vào hoàn cảnh của sếp và cố hiểu quan điểm của ông ấy hoặc bà
ấy. Nếu bạn không thể làm được như vậy hoặc bạn không chắc đó là gì thì
hãy hỏi bởi những suy đoán của bạn có thể là sai. Nếu sếp của bạn cũng làm
như vậy thì chắc chắn bạn cũng bớt bị căng thẳng.
6: Chọn cách dễ nhất
Chọn cách dễ nhất không có nghĩa là im lặng khi điều gì đó cần được nói ra.
Nó có nghĩa nói ra vào thời điểm và địa điểm hợp lý và với thái độ tôn trọng