Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Thăng Long và các triều vua doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.84 KB, 12 trang )

1. LONG MẠCH
Long mạch được tạo nên do sự vận hành của âm dương, thiên địa, ngũ hành,
can chi, bát quái đầy vẻ huyền bí nhưng các nhà phong thủy nhìn qua có thể
biết được đất nào là đất long mạch? Long mạch loại đại địa cuộc cao quý
đứng đầu địa linh được chia ra can long (thân), chi long (cành), cước long
(nhánh)...
Can long: đất đế vương, đất kinh sư (nơi đóng đô).
Chi long: đất lập tỉnh, phủ lỵ.
Cước long: đất lập huyện, quận lỵ. Đại can long có hình thế khúc chiết vững
vàng là yếu tố tiên quyết để lập quốc, hình thành một quốc gia.
Long mạch tạo nên sự vận hành của khí, tương quan với trời, đất, chòm sao,
địa hình... Khí có chỗ bế, chỗ mở, chỗ phát tán, nơi ngưng tụ, có khi hung,
khi kiết, biến đổi tùy thời. Long mạch là địa linh, đại can long là cực địa
linh, muốn gắn bó lâu dài với nó phải lấy nhân nghĩa làm nền tảng bởi "Đức
trọng quỷ thần kinh". Nếu chỉ biết bạo lực, hung tàn, đàn áp và khủng bố thì
sợ e không bền bởi: "Thiện tất thọ lão, ác tất tảo vong".
Sau đây chúng tôi xin ghi lại đôi nét lịch sử qua các triều đại, để chúng ta có
thể nhìn thấy quy luật lịch sử rất công bằng đã và đang vận hành chi phối
mọi sự tồn vong của các triều đại mà không hề miễn trừ bất cứ một triều đại
nào.
2. ĐÔI NÉT LỊCH SỬ QUA CÁC TRIỀU ĐẠI:
Nhà Hồng Bàng: (2879 TTL-258 TTL): 2621 năm 20 đời vua:
Lộc Tục Kinh Dương Vương cháu 4 đời Vua Thần Nông làm vua nước Xích
Quỷ, truyền ngôi cho con là Sùng Lãm Lạc Long Quân. Lạc Long Quân
phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương đóng
đô ở Phong Châu thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên bây giờ, truyền ngôi
được 18 đời. Họ Hồng Bàng bắt đầu từ vua Kinh Dương Vương đến vua
Hùng Vương thứ 18 gồm 20 đời kéo dài 2.621 năm. Như vậy 18 đời Vua
Hùng Vương nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu phải có ít nhất 2.000
năm? Một con số huyền sử không xác thực, nhưng ý nghĩa mà huyền sử
muốn nói là nguồn gốc Rồng Tiên cao quý của dân tộc, thời đại lập quốc của


nước Văn Lang thái bình thịnh trị qua hàng nghìn năm và kinh đô Phong
Châu là một đại can long, đại long mạch.
Nhà Thục (257 TTL-207 TTL) 50 năm 1 vua 1 đời:
Thục Phán An Dương Vương đặt tên nước là Âu Lạc đóng đô ở Phong Khê
(thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc An, Bắc Việt) hiện còn dấu tích thành Cổ
Loa.
Nhà Triệu (207 TTL-111 TTL) 96 năm 5 vua 5 đời:
Triệu Đà Triệu Vũ Vương đặt tên nước là Nam Việt đóng đô tại Phiêng
Ngung trên bờ Tây Giang gần Quảng Châu, Trung Hoa bây giờ.
Trưng Nữ Vương (40-43): 3 năm 1 vua 1 đời: đóng đô ở Mê Linh (làng Hạ
Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên bây giờ).
Nhà Tiền Lý (544-602): 58 năm: 3 vua:
* Lý Bôn xưng Nam Việt Đế (544-548) đặt tên nước Vạn Xuân đóng đô ở
thành Long Biên làm vua 4 năm.
* Triệu Việt Vương: (549-571) 22 năm: 1 vua 1 đời: tức Triệu Quang Phục
xưng vương đóng đô ở thành Long Biên.
Hậu Lý Nam Đế: (571-602) 31 năm: 1 vua 1 đời: tức Lý Phật Tử xưng đế
hiệu đóng đô ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc tỉnh Hưng Yên).
Đời nhà Đường (618-907) bên Tàu, nước ta bị đô hộ:
Vua Đường đổi An Nam thành Tĩnh Hải phong cho Cao Biền làm Tiết Độ
Sứ. Cao Biền trị dân có phép tắc nên được kính phục gọi tôn lên là Cao
Vương. Cao Biền cho đắp lại thành Đại La 4 mặt cao hơn 2 trượng ở bờ
sông Tô Lịch, 4 mặt có đường đê bao bọc dài hơn 2.000 trượng, cao 1, 5
trượng, dày 2 trượng. Trong thành cho dân làm nhà hơn 400.000 nóc. Ông là
người ưa dùng phép phù thủy, sách VNSL ghi: "Tục lại truyền rằng Cao
Biền thấy bên Giao Châu ta lắm đất đế vương, thường cứ cỡi diều giấy đi
yểm đất, phá những chỗ sơn thủy đẹp, và hại mất nhiều long mạch. "
Nhà Ngô: (939-965): 26 năm: 4 vua:
* Tiền Ngô: Ngô Quyền (939-944) xưng vương mở đầu thời đại tự chủ,
đóng đô ở Cổ Loa (huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên) làm vua 5 năm: đặt

quan chức, chế triều nghi, định sắc phục, chỉnh đốn chính trị, vua mất thọ 47
tuổi.
* Dương Tam Kha (945-950) cướp ngôi xưng là Bình Vương làm vua 5 năm
* Hậu Ngô (950-965): Ngô Xương Văn xưng là Nam Tấn Vương (15 năm)
mời anh là Ngô Xương Ngập cùng làm vua xưng là Thiên sách vương (4
năm). Nhà Ngô rơi vào loạn thập nhị sứ quân.
Nhà Đinh (968-980) 12 năm 2 vua 2 đời:
Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng Đế (làm vua 11 năm) đặt tên nước là
Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư cho xây cung điện, chế triều nghi, định
phẩm hàm quan văn võ.
Nhà Tiền Lê (980- 1009) 29 năm 3 vua 2 đời: Lê Hoàn xưng là Đại Hành
Hoàng Đế, đóng đô ở Hoa Lư.
Nhà Lý: (1010-1225) 215 năm gồm 9 vua 9 đời:
Lý Công Uẩn lên ngôi Lý Thái Tổ, tháng bảy năm Thuận Thiên nguyên niên
(1010) dời đô về thành Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long tức Hà Nội
bây giờ, cải Hoa Lư làm Trường An Phủ, và Cổ Pháp làm Thiên Đức Phủ.
Vua Lý Thái Tổ sùng đạo Phật, trọng đãi người tu hành, lấy tiền kho làm
chùa đúc chuông. Năm 1018, vua sai quan Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc
sang Tàu thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng. Vua Tống
phong làm Giao Chỉ quận vương, sau gia phong Nam Bình Vương. Chiêm
Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, việc bang giao được yên trị. Trong
nước có đôi ba nơi làm loạn, nhà vua phải thân chinh đi dẹp mới yên. Các
hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân đi đánh giặc. Các công
chúa thì coi việc thu thuế. Nhà vua lưu tâm việc sửa sang trong nước: đổi
phép cũ của nhà Tiền Lê, chia nước ra làm 24 lộ. Định ra 6 hạng thuế. Vua
trị vì được 18 năm, thọ 55 tuổi.
Năm 1044 Vua Lý Thái Tông đánh chiếm kinh đô Phật Thệ (làng Nguyệt
Bậu, xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên) bắt Vương phi Mị Ê, các cung nữ
cùng 5.000 người và 30 con voi đem về. Vua Lý Thánh Tông làm vua 18
năm, đổi tên nước là Đại Việt, năm 1069 đánh Chiêm bắt vua Chiêm là Chế

Củ, Chế Củ dâng 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình, Quảng
Trị) để chuộc tội. Vua Lý Nhân Tông khởi đầu đắp đê Cơ Xá, năm 1075 Lý
Thường Kiệt sang đánh Tàu giết 10 vạn người, bắt người lấy của mang về.
Chiêu Thánh Công Chúa mới 7 tuổi lên ngôi là vua Lý Chiêu Hoàng chỉ hơn
1 năm thì bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Nhà Trần: (1225-1400) 175 năm 12 vua 8 đời:
Năm 1225 Trần Cảnh lên ngôi Trần Thái Tông làm vua 38 năm đóng đô ở
Thăng Long chia nước làm 12 lộ, đắp đê 2 bên bờ sông Hồng gọi là Đỉnh
Nhĩ Đê đặt quan chánh phó coi việc đê. Thời Trần Thánh Tông năm 1272 Lê
Văn Hưu làm xong bộ Đại Việt Sử 30 quyển chép từ Triệu Võ Vương đến
Lý Chiêu Hoàng, nước ta có quốc sử từ đấy. Năm 1257, 1284, 1287 quân
Mông Cổ sang đánh nước ta. Năm 1383 Chế Bồng Nga đánh chiếm Thăng
Long.
Năm 1396, Hồ Quý Ly bắt vua Trần Thuận Tông dời đô vào thành Tây Đô
(thuộc xã Yên Tôn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hiện còn di tích) .
Thành Thăng Long gọi là Đông Đô. Hồ Quý Ly bắt vua Trần Thuận Tông
nhường ngôi cho con mới 3 tuổi làm vua là Trần Thiếu Đế đi tu tiên ở cung
Bảo Thanh, núi Đại Lại (Thanh Hóa), sau Quý Ly sai người giết vua Trần
Thuận Tông, năm 1400 bỏ Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.
Nhà Hồ: (1400-1407) 7 năm 2 vua 2 đời:
Năm 1400 Hồ Quý Ly xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng, đổi quốc hiệu là
Đại Ngu (Hồ thuộc dòng dõi nhà Ngu bên Tàu) làm vua được 1 năm nhường
ngôi cho con để làm Thái Thượng Hoàng.
Nhà Hậu Trần: (1407-1413) 6 năm 2 vua 2 đời: Giản Định Đế và Trần Quý
Khoách kháng chiến chống giặc Minh thất bại.
Nhà Hậu Lê (1428-1527) 99 năm 10 vua 6 đời:
Sai giết Trần Cao chết rồi, Bình Định Vương Lê Lợi có công dẹp giặc Minh
lên ngôi vua là Lê Thái Tổ năm 1428, đặt quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở
Thăng Long làm vua được 5 năm: chia nước làm 5 đạo. Xã 10 người gọi là
tiểu xã, xã 50 người gọi là trung xã, xã 100 người gọi là đại xã. Nước ta xưa

nay không có bản đồ, đến đời vua Lê Thái Tông, vua sai quan các đạo vẽ địa
đồ núi sông, ghi chép sự tích gởi về bộ Hộ để làm quyển địa dư nước ta. Đến
đời Vua Lê Thánh Tông (vị minh quân) vua sai Ngô Sĩ Liên làm bộ Đại Việt
Sử ký chia làm 2 bản 15 quyển chép từ đời Hồng Bàng đến đời vua Lê Thái
Tổ. Cuối đời Hậu Lê loạn lạc: Trịnh Duy Sản giết vua Lê Tương Dục lập
vua Lê Chiêu Tông rước vào Tây Đô; Nguyễn Hoằng Dụ đem binh về đốt
phá kinh thành Thăng Long, Trần Cao đem quân sang chiếm Đông Đô tự
xưng làm vua, triều đình họp binh đánh, Trần Cao bỏ chạy... Vua Lê Chiêu
Tông nhờ Mạc Đăng Dung dẹp loạn, Mạc Đăng Dung chuyên quyền, vua bỏ
chạy lên Sơn Tây, Mạc Đăng Dung lập vua Lê Cung Hoàng rước về ở Gia
Phúc tỉnh Hải Dương. Năm 1524 Mạc Đăng Dung đem quân vào Thanh Hóa
đánh Trịnh Tuy bắt vua Chiêu Tông về Đông Hà sai người giết đi, năm 1527
bắt các quan nhà Lê thảo chiếu truyền ngôi cho mình, Cung Hoàng và bà
Hoàng Thái Hậu đều bị giết.
Bắc Triều Nhà Mạc (1527-1592) 65 năm 5 vua 5 đời:
Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi lên làm vua là Mạc Thái Tổ được 3
năm thì nhường ngôi cho con về Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng. Nhà Mạc
đến năm 1592 thì bị Trịnh Tùng dứt, nhưng Mạc Kính Cung và con cháu 2
đời được nhà Minh bênh vực còn giữ được đất Cao Bằng.
Nam Triều Nhà Lê Trung Hưng: (1532-1599) 66 năm, 4 vua:
Năm 1532 Nguyễn Kim tôn Lê Duy Ninh lên ngôi là Lê Trang Tông ở Ai
Lao về đóng ở Sầm Châu (Thanh Hóa), năm 1543 chiếm Tây Đô (Thanh
Hóa), năm 1545 lập hành điện ở đồn Vạn Lại (huyện Thụy Nguyên, tỉnh
Thanh Hóa), Trịnh Kiểm giữ binh quyền.
Nhà Hậu Lê thời Trịnh Nguyễn phân tranh: (1600-1788) 188 năm 12 vua 8
đời:
Vua Lê Kính Tông lên ngôi làm vua được 19 năm thì bị Trịnh Tùng giết.
Đến đời vua Lê Mẫn Đế niên hiệu Chiêu Thống năm 1788 bị Tây Sơn đánh
bại chạy sang Tàu cầu cứu.
Đời Nhà Trịnh (Chúa Trịnh): (1592-1786) 194 năm 10 chúa 8 đời:

Trịnh Tùng tranh quyền của anh nối nghiệp Trịnh Kiểm, năm 1592 dứt nhà
Mạc lấy lại thành Thăng Long, rước vua Lê ra. Năm 1599 thông sứ tốt với
nhà Minh chịu nhường đất Cao Bằng cho con cháu nhà Mạc, tự xưng Bình
An Vương phù Lê lập nên nghiệp chúa Trịnh. Nhà Trịnh đánh nhau với chúa
Nguyễn 7 lần, năm 1775 sai Hoàng Ngũ Phúc vào đánh chiếm Phú Xuân,
Quảng Nam, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Năm 1786 Nguyễn Huệ ra
đánh Bắc Hà bắt được Chúa Trịnh Khải, Khải tự vẫn.
Nhà Nguyễn (Chúa Nguyễn): (1558-1777) 219 năm 9 chúa, 9 đời:
Năm 1558, Chúa Tiên Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận
Hóa đóng dinh tại xã Ái Tử, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1570
dời vào làng Trà Bát cùng huyện gọi là Cát Dinh, làm Chúa được 55 năm.
Năm 1626 chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời vào làng Phúc An huyện
Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên đổi chỗ tư sở thành phủ. Năm 1636, chúa
Thượng Nguyễn Phúc Lan dời phủ vào làng Kim Long huyện Hương Trà
tỉnh Thừa Thiên. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn dời phủ về làng Phú
Xuân tức Cố Đô Huế bây giờ gọi là chính dinh. Chỗ phủ cũ làm Thái Tông
Miếu thờ chúa Hiền. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Chu sai người sang
cống vua Thanh để xin phong, nhưng Thanh triều nói rằng nước Nam còn họ
Lê nên không phong được. Nguyễn Phúc Chu tự xưng là Quốc Chúa đúc ấn
Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo để truyền quốc bảo đến đời

×