Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Thành công là như thế nào phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.96 KB, 4 trang )

Thành công là như thế nào phần 2

Song hành với sự thành công là sự hy sinh
Ai yêu mến nghệ thuật thứ bảy và ủng hộ cho điện ảnh Việt Nam, không thể không
nhớ đến Ngọc Hiệp, cô diễn viên làm nên tên tuổi một thời từ những vai diễn lam
lũ, xấu xí.
Ngọc Hiệp không phải là một diễn viên có nhan sắc. Nếu bất ngờ gặp ngoài đời
thường, chẳng ai nghĩ cô là một diễn viên nổi tiếng. Điều làm nên tên tuổi của cô
chính là sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và hết lòng.
Thậm chí, đôi lúc người ta còn tặng cô hai chữ "hy sinh" vì nghệ thuật. Thế nhưng,
mỗi lần nghe đến hai chữ đó, Ngọc Hiệp lại cười nhẹ nhàng: "Mình làm cho vai
diễn của mình, cho mình, tại sao phải coi là hy sinh?"
Câu trả lời đơn giản ấy chính là điều làm cho người nghe phải ấn tượng về cô. Cô
không coi là diễn, là cái gì xa lạ tách rời mà như một phần cuộc sống bình thường
của mình.
Thế nhưng, nói như thế không có nghĩa là không nhắc đến yếu tố hy sinh trong
những thành công của một con người.
Dường như không bao giờ chúng ta muốn buông xuôi hai tay. Các mục tiêu đặt ra
sẽ luôn thúc đẩy, đòi hỏi ở bạn một nghị lực vượt qua những buông xuôi, chấp
nhận, lười biếng, nuông chiều bản thân. Những ước mơ sẽ khiến bạn vượt qua sự
yếu đuối của chính mình để làm người dẫn đầu, người đón phong ba bão táp và
chịu đựng thử thách...Đó chính là sự hy sinh lớn nhất để trở thành người thành đạt.
Câu chuyện của bạn tôi là một ví dụ. Chị là vợ của một đại gia nổi tiếng trong
TP.HCM. Nhà chị giàu "không để đâu cho hết". Ấy thế mà vào lứa tuổi 40, khi con
cái đã tương đối trưởng thành, chị bắt đầu đi học trở lại. Trước đó, chị đã nghỉ học
gần 15 năm để ở nhà, chăm sóc cho gia cha mẹ, làm hậu phương cho chồng.
Ai cũng cười khi biết chị muốn đi học, cho rằng chị "rảnh chuyện". Chồng chị
cũng chẳng mấy thích thú. Anh muốn chị thường xuyên ở nhà, chăm sóc con cái,
nhà cửa và làm người vợ đẹp cho anh hãnh diện với bạn bè.
Không được ủng hộ, chị vẫn âm thầm phấn đấu học tập. Chị tất bật ngược xuôi sao
cho việc nhà, việc chăm sóc chồng con và hai người mẹ già đều chu toàn.


Rồi chị tốt nghiệp đại học, lấy luôn bằng thạch sĩ Ngôn ngữ của một trường đại
học nước ngoài tại Việt Nam và được nhiều trường đại học mời đi dạy.

Muốn thành công con người phải luôn không ngừng nỗ lực để vươn lên

Như thế nào mới gọi là thành công?
Giờ đây, chồng chị rất hãnh diện về chị. Chị không phải khó khăn đi dạy như hồi
đầu chưa được anh đồng ý nữa. Anh cho xe đưa đón chị đi dạy và hết sức trân
trọng công việc của chị.
Tôi nghĩ, chị thật sự là người phụ nữ thành đạt, trong cả gia đình lẫn ngoài xã hội.
Vậy như thế nào mới gọi là thành công? Vì sao đến cuối bài tôi mới đưa ra câu hỏi
này? Bởi hình như trên đời này có rất nhiều điều được gọi là thành công, nhưng
thật ra, nó chỉ là bề nổi của cuộc sống.
Trong khi đi tìm tư liệu, trò chuyện, hỏi han về hai chữ thành công, tôi đã gặp rất
nhiều khái nhiệm mới về quan niệm này.
Ngay cả những người trẻ cũng đã bắt đầu xuất hiện những ý thức hoàn toàn mới
mẻ về thành công.
Một giám đốc trẻ nói với tôi: "Khi nhìn thấy nụ cười của mẹ tôi, một người phụ nữ
học hành chỉ mới hết cấp 2, nhưng đã hy sinh hết cho chúng tôi ăn học, đã phải tảo
tần trên đường phố để đổi lấy miếng cơm hàng ngày, tôi hiểu rằng mẹ tôi đã thấy
rất mãn nguyện với thành công của bà".
"Thành công của mẹ lại chính là ý chí, nghị lực mà bà đặt vào chúng tôi. Trước
thành công ấy, tôi thấy những thành quả của mình sao thật nhỏ bé..."
Còn đối với đôi vợ chồng trẻ đang ngồi trước mặt tôi đây, thành công là vượt lên
chính mình. Người vợ dịu dàng nắm tay người chồng có dáng vẻ hiền lành trong
khi anh kể lại cuộc đời mình: "Năm 12 tuổi, tôi bắt đầu gia nhập nhóm xã hội đen,
làm những công việc xấu xa và tội lỗi như bảo kê vũ trường, đâm thuê chém
mướn... Cha tôi hầu như không muốn nhìn mặt tôi. Mẹ tôi đã khóc không biết bao
lần, van xin tôi quay trở lại. Nhìn họ, tôi rất ăn ăn, nhưng một khi tay đã nhúng
chàm thì khó lòng mà dứt ra được. Rồi một lần, băng nhóm của tôi bị bắt. Tôi may

mắn chạy thoát. Cha mẹ tôi vì quá thương con nên cố gom góp tiền bạc gửi tôi
sang nước ngoài. Chỉ còn cách đó mới có thể giúp tôi đoạn tuyêtn quá khứ và làm
lại từ đầu. Năm đó tôi mới 18 tuổi.
Chân ướt chân ráo, tôi đến Canada vào một ngày một ngày mùa đông lạnh lẽo, với
vốn tiếng Anh bập bõm chẳng đủ để giao tiếp. Suốt 7 năm trời, tôi chăm chỉ học
hành, quyết thay đổi tương lai.
Sau khi tốt nghiệp, tôi về nước, làm việc cho một tập đoàn quốc tế. Không ai có
thể nhận ra tôi của ngày xưa. Giờ đây, tôi đã có gia đình, một người vợ yêu và sẵn
sàng chấp nhận quá khứ lầm lỗi của tôi. Nay tôi biết thế nào là yêu thương và quý
trọng những gì cuộc sống ban tặng. Tôi không dám nhận mình là người thành
công. Với tôi, vợ tôi mới là người thành công khi đã song hành cùng tôi vượt qua
những ngã rẽ cuộc đời".
Hình như chính từ điều tưởng rất bình thường ấy, người ta có thể nhìn thấy những
thành quả lớn lao. Để thành công, bạn cần rất nhiều yếu tốt, nhiều nỗ lực.
Không phải thành công nào cũng giống nhau. Và vì thế, không có bài học thành
công cho tất cả.

×