BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN
Đề Tài:
SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VỀ VẤN ĐỀ LÀM THÊM
ĐƯỢC VÀ MẤT
Nhóm sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên
Đặng Thị Mỹ Linh
31201020344
Nguyễn Thị Cúc
31201022094
Phùng Thị Khánh Ly
31201020367
Mã Lớp
:
21D1STA50800505
Giáo viên hướng dẫn
:
Hà Văn Sơn
HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2021.
Page 1
T
LỜI MỞ ĐẦU
rong xã hội hiện nay, vấn đề việc làm ln là một vấn đề nóng, nó đã ăn sâu
vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang
khơng ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp
của họ trong tương lai. Đất nước ta đang trong giai đoạn dân số vàng, nguồn
lao động dồi dào và nhiệt huyết, sinh viên là một phần quan trọng trong số đó. Họ có thể
lực, trí lực rất dồi dào.
Là một sinh viên của Đại học Kinh tế, các bạn lại càng năng động và càng nhiệt
huyết hơn nữa. Đa phần sinh viên chung và các bạn sinh viên UEH nói riêng, ngày nay
đều muốn được cọ xát với thực tế, muốn thử sức mình, muốn rèn luyện bản thân, và một
trong những con đường nhanh nhất là đi làm thêm. Sinh viên đi làm thêm ngồi vì thu
nhập để trang trải cuộc sống, họ cịn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn,
học hỏi thực tế nhiều hơn….Và sở dĩ việc làm thêm trở thành xu thế là vì đối với sinh
viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức
thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc sau tốt
nghiệp.
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài “làm
thêm của sinh viên Kinh tế” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn, qua những
kết quả nghiên cứu sẽ biết được các bạn được gì và mất gì nhằm đưa ra những lời
khuyên, giải pháp hữu ích cho các bạn.
Trong suốt quá trình nghiên cứu và trình bày nhóm chúng em đã rất cố gắng, song
không thể nào tránh khỏi những sai sót, điểm hạn chế. Nhóm chúng em rất mong nhận
được những nhận xét, góp ý từ giảng viên để có thể làm tốt hơn trong những dự án, tiểu
luận trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn!
Page 2
MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1:TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN VÀ CÂU HỎI THẢO LUẬN................................5
I.
Định nghĩa vấn đề nghiên cứu thống kê và mục đích chọn đề tài..................................5
1.
Định nghĩa vấn đề nghiên cứu thống kê.......................................................................5
2.
Mục đích chọn đề tài.....................................................................................................5
II.
Phương pháp nghiên cứu................................................................................................6
1.
Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................6
2.
Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................6
3.
Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................6
III.
Bảng câu hỏi khảo sát.....................................................................................................7
CHƯƠNG 2:NỘI DUNG CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU..........................................................10
I.
Một số thơng tin đáp viên.................................................................................................10
1.
Tên...............................................................................................................................10
2.
Giới tính......................................................................................................................10
3.
Năm học......................................................................................................................10
4.
Q nhà.......................................................................................................................11
II.
1.
Báo cáo, phân tích các kết quả nghiên cứu khảo sát..................................................11
Thu nhập của sinh viên do gia đình chu cấp...............................................................11
Page 3
2.
Nhóm người đi làm
thêm…………………………………………………………………….13
3.
Lý do chính thúc đẩy các bạn đi làm thêm..................................................................14
4.
Các công việc đã và đang làm của sinh viên..............................................................15
5.
Cơng việc các bạn đang làm có liên quan đến ngành học không ?............................15
6.
Thời gian/ca làm và số ngày làm/tuần........................................................................16
7.
Mức lương...................................................................................................................18
8.
Mức độ hài lòng của bạn với mức thu nhập đạt được................................................19
9.
Nguồn cung cấp thông tin việc làm.............................................................................20
10.
Thời điểm sinh viên bắt đầu đi làm.............................................................................21
11.
Kết quả học tập của bạn kì vừa rồi của các bạn.........................................................22
12.
Tính đến thời điểm khảo sát, vừa đi học vừa đi làm, kết quả học tập của các bạn chịu
tác động như thế nào?...........................................................................................................22
13.
Mức độ hài lịng của các bạn về cơng việc hiện tại....................................................24
14.
Làm thêm, được và mất...............................................................................................24
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP............................................................................................27
I.
Đảm bảo sức khỏe.............................................................................................................27
II.
Quản lí thời gian............................................................................................................27
III.
Chọn cơng việc phù hợp với chuyên ngành................................................................28
IV.
Tận dụng lợi ích.............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................28
Page 4
CHƯƠNG 1:
I.
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN VÀ CÂU HỎI THẢO LUẬN
Định nghĩa vấn đề nghiên cứu thống kê và mục đích chọn đề tài.
1.
Định nghĩa vấn đề nghiên cứu thống kê.
1.1. Định nghĩa thống kê học.
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống phương pháp con số của các hiện tượng
số lớn tìm bản chất và tính quy luật trong những điều kiện nhất định. Tổng thể thống kê là
hiện tượng số lớn gồm các đơn vị cần quan sát và phân tích mặt lượng.
1.2. Định nghĩa vấn đề nghiên cứu “việc làm thêm của sinh viên”.
Việc làm thêm là một cơng việc mang tính chất khơng chính thức, khơng thường xun,
khơng cố định giờ làm, khơng ổn định bên cạnh một cơng việc chính thức.
Người có nhu cầu với các công việc làm thêm thường là các bạn học sinh, sinh viên,
các bà nội trợ,…Và ở đây nhóm chúng em đã chọn đối tượng là các bạn Sinh viên UEH để
nghiên cứu các vấn đề về mặt lợi và mặt hại liên quan đến công việc Partime.
2.
Mục đích chọn đề tài.
Đối với thời sinh viên, ai từng trải qua cũng sẽ biết rằng ngoài việc học ở trên trường ra
thì vấn đề về tiền bạc và tích lũy, rèn luyện các kinh nghiệm, kĩ năng sống cũng rất được các
Page 5
bạn quan tâm đến. Câu hỏi “Chi tiêu như thế nào cho hợp lí ?” khi mà tiền trọ hàng tháng,
tiền ăn, tiền mua giáo trình, photo tài liệu, tiền đi lại, tiền học Tiếng Anh,…là điều mà các
bạn sinh viên tỉnh ln phải đối mặt. Cịn có, “Làm thế nào để có nhiều kĩ năng, nhiều vốn
sống,…? Và ngồi việc chọn các CLB tham gia các hoạt động thì chắc chắn việc làm thêm
là lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên.
Dù vậy, khi lựa chọn đi làm thêm cũng làm cho khơng ít các bạn cảm thấy lo lắng, liệu
cơng việc làm thêm có tốt hay khơng, cơng việc là thích hợp,…Cùng là sinh viên và cũng có
2/3 thành viên nhóm đã đi làm thêm nên phần nào thấu hiểu được những lo ngại của các
bạn. Đồng thời, nhóm muốn tìm hiểu sâu hơn các vấn đề và suy nghĩ của các bạn sinh viên
UEH về việc làm thêm hiện nay, từ đó có một số đóng góp nhỏ để các bạn có sự lựa chọn
đúng đắn hơn. Từ những suy nghĩ đó, nhóm đã chọn đề tài: “ Sinh viên Đại học Kinh tế về
vấn đề làm thêm - Được và Mất”.
II.
Phương pháp nghiên cứu.
1.
Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích những ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập và đời sống của
sinh viên UEH. Qua đó, đề ra một số giải pháp và cách thức để giúp cho sinh viên đi làm
thêm có được kết quả học tập của mình tốt hơn và rèn luyện được những kĩ năng hữu ích
cho sau này.
2.
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu mà nhóm đã khảo sát hướng đến các bạn sinh viên các khóa của
Đại Học Kinh Tế được chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: sinh viên đã và đang đi làm thêm.
Nhóm 2: sinh viên không đi làm thêm.
3.
Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng:
Page 6
3.1. Nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn đầu nghiên cứu, thăm
dò ý, nghiên cứu các tài liệu và hoạt động, tìm hiểu ý kiến thành viên nhóm với đối tượng
sinh viên có đi làm, khơng đi làm thêm để khám phá các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả đó,
thiết kế phiếu câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
3.2. Nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về kết quả
học tập, các kĩ năng sống, vốn sống,… của 2 đối tượng sinh viên bao gồm sinh viên có đi
làm thêm và sinh viên khơng đi làm thêm thông qua bộ công cụ là bảng câu hỏi khảo sát,
bảng kiểm chi tiết thu được.
3.3. Phương pháp lấy mẫu.
Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là khảo sát trực tuyến biểu mẫu câu hỏi được thiết
lập qua tính năng Google Biểu Mẫu. Việc thực hiện lấy mẫu qua form khảo sát online giúp
mọi thao tác trở nên thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều trong mùa
dịch Covid-19 hiện tại. Ngoài ra phương pháp này giúp nhóm thống kê các câu trả lời một
cách rõ ràng và nhanh.
Bảng khảo sát được thực hiện từ ngày 25 tháng 05, đến ngày 26 hoàn tất và mỗi thành
viên nhóm thực hiện đưa phiếu đến các bạn sinh viên qua bạn bè, các nhóm học tập, các
group học tập của trường,…
Đến hết ngày 31 tháng 05 nhóm chính thức đóng link khảo sát và thu thập được quy
mơ mẫu là 225. Trong đó: 132/225 sinh viên có đi làm thêm và 93/225 sinh viên không đi
làm thêm
III.
Bảng câu hỏi khảo sát.
1. Tên của bạn là gì?
Page 7
2. Giới tính của bạn là?
a.Nữ
b.Nam
3. Bạn là sinh viên ở tỉnh hay Tp. Hồ Chí Minh?
a.Tỉnh
b. Tp. Hồ Chí Minh
4. Bạn là sinh viên năm mấy?
a.Năm nhất
b.Năm hai
c.Năm ba
d.Năm tư
5. Bạn được ba mẹ chu cấp bao nhiêu tiền tiêu vặt mỗi tháng?
a.<1.000.000
c.2.000.001 – 3.000.000
b.1.000.000 – 2.000.000
d.>3.000.000
6. Số tiền đó đủ cho bạn dùng khơng?
a.Thiếu
b.Vừa đủ
c.Dư
7. Bạn có đi làm thêm khơng?
a.Có
b.Khơng
8. Thời gian tự học trong ngày của bạn thường là bao nhiêu? (giờ/ngày)
a.1-2
b.3-4
c.5-6
d. 7-8
e.>8
9. Đâu là lí do chính khiến bạn đi làm thêm?( nếu bạn đang làm thêm)
a. Thiếu tiền sinh hoạt
b. Đỡ gánh nặng cho gia đình
c. Giết thời gian rảnh
d. Muốn có thêm nhiều kinh nghiệm
Page 8
e. Do bạn bè rủ
f. Khác:….
10. Bạn đã và đang làm cơng việc gì?
a. Chỉ dự định làm
b. Gia sư
c. Phục vụ
d. Bán hàng
e. Cộng tác viên
f. Khác:
11. Công việc làm thêm có liên quan đến ngành nghề bạn đang học khơng?( nếu bạn
đang làm thêm)
a. Có
b. Khơng
12. Số ngày làm/tuần của bạn là bao nhiêu?
a.1 ngày
b. 2 ngày
c.3 ngày
d.4 ngày
e.5 ngày
13. Lương bạn nhận trong một tháng là?
a.< 500.000
b.500.000 – 1.000.000
c.1.000.001 -1.500.000
d.>1.500.000
14. Mức độ hài lòng của bạn với mức lương đó? (1-5)
Khơng hài lịng
rất hài lịng
15. Bạn bắt đầu đi làm thêm vào năm mấy? (nếu bạn có đi làm)
Page 9
a. Năm nhất
b. Năm hai
c.Năm ba
d.Năm tư
16. Kết quả học tập kì vừa rồi của bạn? Điểm trung bình là bao nhiêu ?
a.Xuất sắc
b. Giỏi
c. Khá
d.Trung bình
Điểm trung bình:…..
17. Tính tới thời điểm hiện tại, vừa đi học vừa đi làm, kết quả học tập của bạn như thế
nào? (nếu bạn đi làm thêm)
a. Vẫn vậy
b. Tăng lên
c. Giảm xuống
18. Bạn có muốn tiếp tục cơng việc này?
a. Có
b.khơng
19. Mức độ hài lịng của bạn với cơng việc hiện tại? (1-5)
khơng hài lịng
rất hài lịng
20. Bạn nhận thấy mình có thêm lợi ích nào khi đi làm thêm:
a. Kĩ năng giao tiếp tốt
b. Kĩ năng sắp xếp công việc
c. Kĩ năng sắp xếp thời gian
d. Kĩ năng xử lí tình huống trong cơng việc
e. Có thêm nhiều mối quan hệ
f. Biết cách chi tiêu hợp lí
g. Khác:
Page
10
21. Cơng việc hiện tại đem lại ảnh hưởng gì trong cuộc sống cũng như học tập?
a. Cơng việc đó làm hạn chế thời gian học.
b. Giờ làm không phù hợp với giờ học.
c. Cơng việc địi hỏi có xe máy
d. Công việc ảnh hưởng đến sức khoẻ
e. Điều kiện việc làm kém
f. Khơng hồ nhập được mơi trường làm việc
g. Phải làm công việc nặng
22. Hãy cho biết mức độ tán thành về quan niệm “ sinh viên phải đi làm thêm”? (1-5)
hoàn toàn phản đối
hoàn toàn tán thành.
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU
I.
Một số thơng tin đáp viên.
1.
Tên.
2.
Giới tính
Page
11
Biểu đồ trịn-Tỷ lệ giới tính
Nam
Nữ
23.56%
76.44%
Tỷ lệ về giới tính của các bạn trả lời khảo sát là: nữ (172/225) và nam (53/225).
3.
Năm học
120
100
80
60
40
20
0
Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư
3.1.Đồ thị thể hiện năm đang học của sinh viên
4. Quê nhà
Các bạn ở tỉnh khác lên Hồ Chí Minh để học Đại Học chiếm tỷ lệ rất cao, cụ thể là:
Tỉnh khác: 183/225
Tp. Hồ Chí Minh: 42/225
Page
12
18.67%
81.33%
Tỉnh khác
II.
Tp.Hồ Chí Minh
Báo cáo, phân tích các kết quả nghiên cứu khảo sát.
1. Thu nhập của sinh viên do gia đình chu cấp.
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình và sống xa nhà hay khơng mà sinh viên có số tiền
chu cấp khác nhau. Rõ ràng khoảng tiền 1tr-4tr mà gia đình gửi cho các bạn là phổ biến
nhất chiếm 71.11%. Có lẽ với tình hình giá cả như hiện nay, đây là số tiền khá phù hợp
với mức sinh hoạt của các bạn sinh viên.
Số tiền
Số sinh viên
1.000.0002.000.0002.000.000
3.000.000
45
63
1.500.000
2.500.000
(Kết quả thu được từ phiếu khảo sát)
0-1.000.000
26
5.00.000
3.000.0004.000.000
52
3.500.000
4.000.0005.000.000
39
4.500.000
= 2.646.670
Biểu đồ thu nhập của sinh viên do gia đình chu cấp
70
60
50
40
30
20
10
0
0
0.
00
Page
13
05.
00
0.
00
4.0
0
3.
00
0.
00
04.0
0
0.
00
0
0
0.
00
03.
00
0.
00
2.
00
1.
00
0.
00
01.
00
02.
00
0.
00
0.
00
0
0
Số sinh viên
Và sau đó, nhóm đã khảo sát rằng: ”Số tiền đó đủ cho bạn chi tiêu khơng?” thì có
59.8% bạn cho rằng với số tiền gia đình chu cấp là vừa đủ cho chi tiêu, sinh hoạt trong
tháng, chỉ có 12.10% bạn là sử dụng số tiền này trong tháng còn dư, nếu các bạn biết
cách quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, vẫn có 28% bạn chi tiêu khơng đủ với số tiền đó. Cũng
dễ hiểu với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, giá cả các mặt hàng cũng tăng lên cao
nên chi tiêu của các bạn cũng tăng lên.
Dư
Vừa đủ
Thiếu
0
0.1
0.2
0.3
0.4
1.1. Đồ thị thể hiện mức độ chi tiêu ứng với số tiền
Page
14
0.5
0.6
2. Nhóm người đi làm thêm
Nhóm
Tần
Tần
Nam- có làm thêm
Nam- khơng làm
số
27
26
suất
.12
.115
thêm
Nữ- có làm thêm
Nữ- khơng làm
105
67
.467
.298
thêm
0.5
0.45
0.4
0.35
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0.00%
0
46.20%
40.90%
8.30%
4.60%
Page
15
Từ biểu đồ ta có thể thấy nữ đi làm thêm chiếm tỉ lệ cao nhất 46.7%, nam không đi
làm thêm chiếm tỉ lệ thấp nhất 11.5%, một phần cũng là do các bạn nữ có nhu cầu về tiền
nhiều hơn để chi trả cho các khoản như mỹ phẩm, quần áo, trang sức,......hoặc khơng
muốn xin gia đình về các khoản mua sắm này. Cịn về các bạn nam có vẻ đã cảm thấy đủ
với số tiền này nên không cần đi làm.
3. Lý do chính thúc đẩy các bạn đi làm thêm.
Lí do đi làm thêm
Thiếu tiền sinh hoạt
Đỡ gánh nặng cho cha mẹ
Muốn có thêm kinh nghiệm
Do bạn bè rủ
Kiếm nhiều tiền
Muốn có thêm chi tiêu cho bản thân
Giết thời gian rảnh
Khác
3.1.
Đồ thị thể hiện các lí do đi làm thêm
Page
16
Tần suất %
13,6%
48,5%
19,7%
3%
13,6%
3%
9,1%
3,1%
Thiếu tiền sinh hoạt
Đỡ gánh nặng cho cha mẹ
Tận dụng thời gian rảnh
Muốn có thêm nhiều kinh nghiệm
Do bạn bè rủ
Kiếm nhiều tiền
Muốn có thêm chi tiêu cho bản thân
Khác
Từ kết quả thống kê cho thấy các bạn đi làm thêm chủ yếu là muốn đỡ gánh nặng cho gia
đình tần suất chiếm gần như là một nửa: 48,5% và với niềm mong muốn cải thiện bản
thân bằng những trải nghiệm thực tế cũng rất cao 19.7%. Đối với sinh viên bên cạnh thời
gian học ở trường thì đi làm kiếm thêm thu nhập để chi trả cũng là việc nên làm để học
hỏi kinh nghiệm và có thêm tiền cũng làm cho mức sống cao hơn.
4. Các công việc đã và đang làm của sinh viên.
Công việc đã và đang làm
Chỉ đang dự định làm
Gia sư
Phục vụ
Bán hàng
Cộng tác viên
Khác
Tần suất
29%
15.08%
30.08%
20.16%
2%
3.68%
Page
17
(Số liệu thống kê được)
Khác
Cộng tác viên
Bán hàng
Tần suất %
Phục vụ
Gia sư
Chỉ đang dự định làm
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
4.1. Đồ thị thể hiện công việc của sinh viên đi làm thêm
Từ bảng khảo sát việc làm cho thấy các sinh viên đi làm phục vụ nhiều nhất chiếm
30.08% , điều này có thể dễ dàng hiểu được bởi phục vụ ai cũng làm được, khơng cần
trình độ chun mơn hay học vấn q cao. Tiếp theo là công việc bán hàng chiếm 20.16%
- đối với các sinh viên UEH thì đây là cơng việc khá tốt và cần thiết, bởi dù là bán hàng
cho chủ hay tự kinh doanh online nhỏ thì và gia sư chiếm 15%, hai công việc này cũng
khá là vừa sức đối với sinh viên.Các cơng việc cịn lại chiếm tỉ lệ ít hơn vì địi hịi kiến
thức cao và kĩ năng chuyên môn.
5. Công việc các bạn đang làm có liên quan đến ngành học khơng ?
Lựa chọn
Có
Khơng
Tổng
Tần số
28
105
132
Page
18
Tần suất %
21,2%
78,8%
100%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
Có
Khơng
5.1. Đồ thị thể hiện mức độ liên quan giữa cơng việc làm thêm và ngành học
Nhóm đã thực hiện một câu hỏi khảo sát nhỏ xem giữa công việc bạn đang làm
thêm và ngành bạn đang học có liên quan với nhau khơng thì là phần lớn khơng liên quan
(chiếm 78,8%). Lí do vì các bạn vẫn là sinh viên, vẫn đang học hỏi kiến thức từ đại học
chưa có kĩ năng chun mơn nhiều để đáp ứng với cơng việc mình đang học.
6. Thời gian/ca làm và số ngày làm/tuần.
6.1. Thời gian/ca.
(Số liệu thu được qua khảo sát)
Thời gian/ca
<3 tiếng
3-6 tiếng
6-9 tiếng
>9 tiếng
Tần số
37
72
21
2
Trung bình
Độ lệch chuẩn
4,23
2.11
6.1.1. Đồ thị biểu diễn thời gian làm/ca.
Vấn đề về thời gian rất quan trọng vì các bạn phải linh hoạt trong việc sắp xếp thời
gian đi học và đi làm. Thời gian làm từ 3-6 tiếng chiếm tỉ lệ cao nhất 54,5% và >9 tiếng
là ít nhất 1,6%. Thời gian đi học, học bài và làm thêm phải hợp lí để khơng bị trì trệ việc
học thì 3-6 tiếng để làm thêm và trung bình giờ làm là 4.23 giờ con số tương đối hợp lý
đối với các bạn sinh viên, nhằm đảm bảo cho thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi
được cân bằng.
Page
19
6.2.
Số ngày làm/tuần.
(Số liệu thu được từ khảo sát)
Số ngày làm/tuần
1
2
Tần số
27
39
32
26
8
3
4
5
Biểu đồ về số ngày làm/tuần
5
4
Tần số
3
2
1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
6.2.1. Đồ thị thể hiện số ngày đi làm/tuần
Vấn đề về số ngày làm trong một tuần dường như phân tán khá đều, cao nhất là 2
ngày chiếm 39/132 và thấp nhất là 5 ngày với 8 lựa chọn. Do chỉ là công viêc partime
nên số ngày làm thường rất ít để đảm bảo lịch học trên trường, tự học, cũng như các hoạt
động sinh hoạt khác của các lạc bộ.
7. Mức lương.
Page
20
Mức lương nhận được trong 1 tháng
<500.000
500.000-1.000.000
1.000.000-1.500.000
>1.500.000
Tần suất
11,4%
18,9%
23%
41,7%
(Số liệu thu được từ kết quả thống kê)
60
50
40
30
20
10
0
<500.000
500.000-1.000.000
1.000.000-1.500.000
>1.500.000
7.1 Đồ thị biểu diễn mức lương trong một tháng của sinh viên.
Nhìn chung, vể mức lương thì lớn hơn 1.500.000VND chiếm cao nhất 55/132 và
<500.000 chiếm thấp nhất 15/132. Vì đây là cơng việc làm thêm nên số tiền này cũng phù
hợp với sinh viên để trang trải thêm. Theo nhu cầu về tiền và cơng việc khác nhau mà
mỗi người có thời gian đi làm và mức lương nhận được khác nhau.
8. Mức độ hài lòng của bạn với mức thu nhập đạt được.
Khi đánh giá đối với mức thu nhập nhận được từ công việc làm thêm với các mức
Tần suất
độ từ 1-5 tương ứng với ‘khơng hài lịng’ đến ‘rất hài
Mức độ Tần số
phần trăm
lòng’ ; biết rằng các mức độ ít nhất từ 3 trở lên thể hiện sự
1
8
6.10%
2
10
7.60%
3
40
30.30%
4
51
38.60%
5
23
17.40%
Page
21
hài lòng. Và qua kết quả khảo sát thu được thì có đến hơn 86% các bạn sinh viên hài lịng
với mức lương mà mình kiếm được.
Điều đó đã chứng tỏ rằng mức thu nhập đã giúp cho các bạn sinh viên cải thiện được
phần nào mức sống cho tiêu dùng cá nhân và đỡ đần cho cha mẹ.
Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về mức thu nhập
60
50
40
Tần số
30
20
10
0
1
2
3
4
5
9. Nguồn cung cấp thơng tin việc làm.
Có thể nói nguồn cung cấp thông tin việc làm cũng là cơ sở quan trọng để các bạn
Nguồn thông tin
Tần số
quyết định có đi làm thêm hay khơng, đó chính
Từ bạn bè
47%
là nguồn thơng tin có được về cơng việc đi làm
Đọc quảng cáo
36.36%
Làm chỗ người thân
11.36%
thêm. Đôi khi các bạn vẫn chưa có ý định làm
Hợp tác với bạn bè
5.30%
thêm, nhưng vơ tình lại biết được thơng tin
cơng việc phù hợp và khá tốt cũng sẽ khuyến khích các bạn đi làm thêm.
Kết quả thu được có sự chênh lệch khá rõ, có tới gần 47% sinh viên hiện đang làm
thêm cho biết bạn bè giới thiệu công việc để xin đi làm thêm, tiếp đến là các bạn đọc
quảng cáo (tờ rơi, facebook, bản tin,…) với 36.36%, có 11.36% sinh viên hiện đi làm
thêm ở chỗ người thân, và chỉ có 5.3% sinh viên hợp tác nhau để cùng làm công việc như
bán hàng online, dự án khởi nghiệp,….
Trước khi đi xin việc, ai cũng muốn biết rõ về công việc mà mình sắp làm, do đó
Page
22
khi có thơng tin từ bạn bè, bạn có thể hỏi rõ hơn về mọi thứ là lương bao nhiêu, giờ làm
như thế nào, cơng việc có an tịan hay không và nhận được câu trả lời đáng tin cậy. Đọc
quảng cáo cũng giúp các bạn có thơng tin về nhiều cơng việc khác nhau, có thể so sánh
đối chiếu giữa các công việc khác nhau trước khi quyết định. Nhưng đọc quảng cáo thì
thơng tin chung chung, khơng cụ thể, đôi lúc rất khác so với thực tế. Do vậy sinh viên
vẫn tin vào bạn bè nhiều hơn.
Nguồn thông tin
50%
45%
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
Tần số
Từ bạn bè
Đọc quảng cáo
Làm chỗ người thân Hợp tác với bạn bè
10. Thời điểm sinh viên bắt đầu đi làm.
Qua biểu đồ minh họa, chúng ta dễ dàng nhận thấy được các bạn sinh viên chủ yếu đi
Năm học
Số lượng
làm thêm ở nhóm năm nhất với 59/132 và năm
Năm nhất
59
hai 47/132. Đối bạn năm nhất tuy chỉ vừa mới
Năm hai
47
Năm ba
26
bước lên con đường đại học, bắt đầu sống tự lập
Năm tư
0
với nhiều điều mới và xa lạ, nhưng các bạn
cũng đã bắt đầu tìm cho mình nguồn thu nhập. Điều đó chứng tỏ rằng các sinh viên năm
nhất chương trình học và lịch học cịn khá nhẹ so với năm 2 năm 3 hoặc cũng phần nào
thấy được các bạn trẻ thời nay rất năng động và dạn dĩ hơn rất nhiều so với nhiều thế hệ
anh chị trước. Và theo đó, cũng có trường hợp năm nhất đã đi làm thêm có lẽ điều kiện
gia đình khó khăn, với mức học phí của trường đại học gấp nhiều lần ở cấp THPT như
vậy thì khơng tránh khỏi các bạn có ý định phụ giúp ba mẹ phần nào.
Page
23
Còn đối với các bạn năm 2 tỷ lệ đi làm thêm của các cũng rất cao. Nhưng ở đây
không cao hơn sinh viên năm nhất có thể là do phần lớn mẫu khảo sát được các bạn năm
nhất làm phần lớn.
Biểu đồ lượng sinh viên đi làm theo năm học
19.70%
Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư
44.70%
35.60%
11. Kết quả học tập của bạn kì vừa rồi của các bạn.
(Số liệu thu được từ điều tra)
Kết quả số liệu thu được, kết quả học tập của các bạn sinh viên học kì trước rất tốt. Số
lượng các bạn đạt xếp loại Khá trở lên chiếm tỷ lệ
rất lớn 122/132. Số liệu đó đồng nghĩa với việc
các bạn sinh viên UEH rất chú trọng đến việc học
tập và kết quả học. Và dưới đây là biểu đồ minh
Xếp loại
Xuất sắc
Giỏi
Khá
Trung bình
Số sinh viên
3
32
87
10
họa:
Biểu đồ kết quả học tập kì trước
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Số sinh viên
Xuất sắc
Giỏi
Khá
Page
24
Trung bình
12. Tính đến thời điểm khảo sát, vừa đi học vừa đi làm, kết quả học tập của các bạn
chịu tác động như thế nào?
Loại ảnh hưởng
Giảm xuống
Vẫn thế
Tăng lên
Tần số
33
90
9
Tần suất %
25%
68.18%
6.82%
(Số liệu thu được)
Nhìn chung, kết quả học tập của các bạn khơng đổi, thậm chí cịn có bạn tăng lên
(9/132), theo kết quả khảo sát trong 9 bạn có kết quả học tập tăng lên sau khi làm thêm
thì có đến 7/9 bạn đang làm cơng việc liên quan đến ngành đang học. Khi làm công việc
liên quan đến ngành học sẽ góp phần khơng nhỏ vào kiến thức chuyên môn về ngành học,
các bạn sẽ được tiếp cận một cách thực tế nhất. Đó là một dấu hiệu đáng mừng khi mà
các không chỉ tạo cho mình được nguồn thu nhập mà vẫn đảm bảo cân bằng được việc
vừa học làm.
Tuy nhiên, cũng còn 25% các bạn sẽ bị ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm cho kết
quả học tập giảm xuống. Đó là điều không bạn sinh viên nào muốn, nhưng không thể
tránh khỏi việc ảnh hưởng đến sức khỏe hay chiếm thời gian học tập của các bạn khi đi
làm.
Page
25