Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bí quyết vượt qua trở ngại với truyền thông xã hội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.91 KB, 6 trang )

Bí quyết vượt qua trở ngại với
truyền thông xã hội

Ít ai nhận ra chúng ta quá thiếu các hình thức tạo ấn tượng với đối
tượng tiếp nhận thông tin; còn quá nhiều trở ngại và đang rất cần các nhà
quản lý đứng ra tháo gỡ bế tắc.

Dẫu biết rằng nhiệm vụ của các phương tiện truyền thông là thu hút được
sự quan tâm của công chúng nhưng ít ai nhận ra chúng ta quá thiếu các hình thức
tạo ấn tượng với đối tượng tiếp nhận thông tin; còn quá nhiều
trở ngại và đang rất
cần các nhà quản lý đứng ra tháo gỡ bế tắc.

Trên thực tế, nhiều tổ chức đã thực sự cố gắng để tìm ra các phương pháp
cải thiện hiệu quả hoạt động, tìm tòi cách thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng và
cải tiến chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Dưới đây là gợi ý cho một số
trở ngại
phổ biến mà các tổ chức gặp phải được đúc rút từ thực tế:
1. Xung đột văn hóa
Truyền thông xã hội có sự tương tác vô cùng lớn tới công chúng. Tuy
nhiên, sức ảnh hưởng của truyền thông lớn bao nhiêu thì sức tàn phá của nó cũng
lớn bấy nhiêu. Nguy cơ này cũng có thể xảy ra trong nội bộ một tổ chức. Nếu
khách hàng có tầm ảnh hưởng lớn đến một tổ chức thì giờ đây, đội ngũ nhân viên
cũng có sức ảnh hưởng không kém.
Sự thực này có thể dẫn đến cú sốc văn hóa với một tổ chức vốn được xây
dựng trên nền tảng văn hóa, thứ bậc, có cấp quản lý trung gian và một loạt các
hình thức khích lệ đi kèm. Không biết từ khi nào, người ta đã coi sự thay đổi là
một mối nguy.
Giải pháp:
Bạn cần nỗ lực kiếm tìm trong tổ chức của mình những cá nhân có hoài bão
đem lại sự thay đổi tốt đẹp cho tổ chức. Hãy khuyến khích và giúp họ biến hoài


bão, niềm đam mê đó thành lợi ích cho tổ chức của bạn. Chẳng hạn, thông qua tài
khoản Twitter, quản lý bộ phận dịch vụ khách hàng của Comcast (Comcast là
công ty chuyên cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, Internet và điện thoại) – Frank
Eliason đã rút ngắn dần khoảng cách giữa nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ
bằng cách giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng nhanh nhất có thể qua mạng xã
hội.
Để vượt qua những cú sốc văn hóa, không giải pháp nào tốt hơn việc các
nhà quản lý tự tìm ra và khích lệ các cá nhân có tư tưởng cấp tiến tiến hành những
thay đổi tích cực cho tổ chức của mình.
2. Hệ thống quy định
Nững tiến bộ không ngừng của công nghệ không khỏi làm các nhà làm luật
phải đau đầu. Đội ngũ các nhà làm luật luôn phải cảnh giác cao độ trong kỷ
nguyên
truyền thông xã hội. Và nhiệm vụ của phòng pháp chế ở mỗi tổ chức
chính là bảo vệ tổ chức của mình trước sự tấn công của những hành vi không
mong muốn. Nhưng trên thực tế, những công việc liên quan tới các quy định và
quy trình nhiêu khê hơn bạn tưởng rất nhiều.
Giải pháp:
Bạn cần đề cập những vấn đề liên quan đến quy định và luật lệ đến những
người thuộc đúng chức trách ngay từ ban đầu. Bạn cũng cần sự hỗ trợ từ cấp quản
lý cao nhất nếu công việc đòi hỏi những phê duyệt vượt ngoài khuôn khổ thông
thường.
Chẳng hạn, để hỗ trợ nhân viên thúc đẩy các chiến lược
truyền thông xã
hội
mang tính tiên phong cho tập đoàn, chủ tịch tập đoàn Dell – ông Michael Dell
- đã chỉ đạo từ cấp quản lý cao nhất cho tới các bộ phận liên quan phải tạo điều
kiện thuận lợi nhất có thể để bộ phận này hoàn thành nhiệm vụ (và đương nhiên có
sự thông suốt về mặt chính sách). Điều đó cho thấy, chỉ cần có sự thông suốt về
chính sách thì việc gì cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều mà không cần có sự can

thiệp trực tiếp của người đứng đầu.
Trong một ví dụ khác, gần đây, khi đề xuất với người quản lý nhẵn hàng
The Art of Shaving – bộ sản phẩm cạo râu của P&G - tài trợ cho phong trào
Movember, tôi khuyên anh ta tốt hơn hết hãy đưa vấn đề này tới phòng pháp chế
trước tiên. (Movember là một phong trào diễn ra thường niên tại Ailen, Anh,
Canada, Tây Ban Nha và Mỹ từ năm 2004 nhằm nâng cao nhận thức và quyên góp
quỹ phòng chống các căn bệnh nguy hiểm ở nam giới).
Nhờ làm theo gợi ý này mà họ đã có được sự chỉ dẫn rất rõ ràng về cách
thức và trình tự tiến hành hoạt động từ thiện. Mọi việc trở nên thuận lợi và trơn tru
rất nhiều. Từ đó có thể thấy, để vượt qua những trở ngại không đáng có từ hệ
thống các quy định, bạn cần có sự kết hợp giữa đường lối lãnh đạo và sự hợp tác
thông suốt của các bộ phận có liên quan.
Sợ rủi ro
Để trở thành một doanh nghiệp nổi danh đồng nghĩa với việc bạn phải chấp
nhận nhiều rủi ro. Và trong bối cảnh hiện nay, không ai muốn làm điều đó cả. Khi
vắng đi những cá nhân có sự quyết đoán thúc đẩy cải tổ thì tổ chức của bạn sẽ chỉ
gồm những con người chỉ luôn e sợ và biết đâu đấy, họ còn được khen thưởng vì
sự an phận theo đúng khuôn khổ này.
Tuy nhiên, sợ rủi ro là mối nguy hại với mọi tổ chức lớn đặc biệt là những
công ty đang đứng trước sự tấn công dữ dội của những đối thủ có quy mô nhỏ hơn
nhưng lại linh hoạt hơn.
Giải pháp:
Thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được rủi ro nếu chấp
nhận bỏ ra chi phí “thử nghiệm” để biết được rằng nếu mình bắt tay thực hiện một
kế hoạch nào đó thì đâu là những khả năng có thể xảy ra để học hỏi, thu lượm dữ
liệu rồi mới quyết định có làm tiếp hay không và có quyết định đầu tư thêm nữa
hay không?

×