Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tài liệu ôn tập luật thương mại quốc tế 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.97 MB, 28 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước, tập quán
quốc tế có liên quan
Phần I. Nhận định đúng sai, nêu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận (4 điểm)
1. Theo CISG 1980, trong mọi trường hợp, một sự trả lợi chấp nhận trễ hạn của người
được chào hàng gửi đến cho người chào hàng ban đầu không được coi là một chấp nhận
chào hàng.
2. Theo ADA, một trong những biện pháp chống bán phá giá mà WTO cho phép các
quốc gia áp dụng đối với hàng hóa bị kết luận đủ điều kiện áp dụng biện pháp chống bán
phá giá là biện pháp tạm thời không được thông quan vào quốc gia tiến hành điều tra.
3. Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên
họp khơng đồng ý thì quyết định mới khơng được thơng qua theo nguyên tắc đồng thuận.
4. Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Phần II. Bài tập (6 điểm)
Sau khi gia nhập WTO, quốc gia A quyết định xây dựng chiến lược nhằm tạo điều
kiện thiết lập và phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nội địa. Theo đó, QG A quyết
định ban hành các chính sách sau:
Chính sách 1: Đưa ra yêu cầu về hạn chế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ các
thành viên WTO. Theo đó mỗi năm, mức hạn ngạch nhập khẩu mà QG A áp dụng cho sản
phẩm ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO tối đa là 1000 chiếc đối với ơ tơ con có dung
tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên (chủ yếu là xe hạng sang) và 5000 chiếc đối với ô tơ con có
dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở xuống.
Chính sách 2: Cấm việc phân phối ơ tơ nhập khẩu qua mạng lưới các nhà bán lẻ, chỉ
cho phép bán mặt hàng này qua hình thức chào hàng qua điện thoại hoặc internet trong khi
khơng áp dụng chính sách tương tự đối với ơ tơ nội địa.
Chính sách 3: Tăng thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu nếu Cục quản lý cạnh
tranh nhận thấy có sự gia tăng đột biến lượng ô tô nhập khẩu và việc này gây tổn hại cho
ngành sản xuất ô tô nội địa.


Anh chị hãy đánh giá sự phù hợp của mỗi chính sách của quốc gia A với các quy định
của WTO.
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương

1


ĐỀ THI CUỐI KỲ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: Quản trị kinh doanh K38
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Phần I. Nhận định đúng sai, giải thích (4 điểm)
1. CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980.
2. Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu
sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hồn
giá chào.
3. Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch.
4. Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế
chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu.
Phần II. Bài tập (6 điểm)
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo đó, Việt
Nam cam kết đối với các thành viên về việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với dòng sản
phẩm sữa tươi nhập khẩu từ các thành viên WTO với mức thuế trần là 10%. Tuy nhiên trên
thực tế, khi ban hành biểu thuế cụ thể thì mức thuế nhập khẩu sữa tươi được áp dụng đối
với các thành viên WTO là không như nhau. Cụ thể, mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm
sữa tươi từ Thái Lan là 5%, Hoa Kỳ 8% và Nhật Bản mức thuế là 8%.
1. Cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đã vi phạm các quy định của WTO, Hoa
Kỳ và Nhật Bản đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quan
điểm của anh chị chính sách thuế của Việt Nam có vi phạm quy định của WTO hay khơng?

Và trong những trường hợp nào thì chính sách thuế của Việt Nam được xem là phù hợp?
2. Tháng 2/2008, Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm
sữa tươi của các thành viên WTO được nhập khẩu vào thị trường của mình. Các quốc gia
trong WTO có sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Việt Nam đã khởi kiện Việt Nam ra trước
cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi: Chính sách hạn ngạch của Việt Nam có vi phạm WTO
khơng? Trường hợp nào thì được áp dụng?
GV ra đề: TS Lê Thị Nam Giang

2


ĐỀ THI HẾT MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: HC34B - HS34B
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Xem xét tình huống giả định 1:
Cơng ty TNHH Hồng Long - Việt Nam nhập một lơ hàng thiết bị chữa cháy có xuất
xứ Thái Lan do nhà xuất khẩu Đài Loan - Công ty Manilla cung cấp theo Hợp đồng được
hai bên ký kết và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2011.
1. Đây có phải là Hợp đồng mua bán Quốc tế hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
2. Lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan khi nhập vào Việt Nam có được
hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi? Nêu cơ sở pháp lý? (2 điểm)
Xem xét tình huống giả định 2:
Quốc gia A và Quốc gia B là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Ngày 27 tháng 12 năm 2011, Quốc gia B yêu cầu tham vấn với Quốc gia A về quy
định đối với “Phí ơ nhiễm mơi trường” do A ban hành ngày 25/8/2011 trong đó có quy
định áp 2 loại phí đối với hàng nhập khẩu:
a. Các mặt hàng nhập khẩu có chứa các chất mà khi sử dụng sẽ gây tổn hại tới mơi
trường bị áp phí từ 0,5 - 5% trị giá hàng nhập khẩu, và
b. Thu phí đối với bao bì hộp hoặc nhựa của sản phẩm (trừ các sản phẩm sữa) với

mức phí 0,80 - 3,00 USD/bao bì.
Sinh viên hãy trả lời những câu hỏi sau (có nêu cơ sở pháp lý)
1. Tham vấn là gì?
2. Biện pháp của Quốc gia A đã gây ra hệ quả pháp lý gì dẫn đến việc quốc gia B yêu
cầu tham vấn?
3. Hãy tư vấn cho quốc gia A để áp dụng biện pháp này hợp pháp theo quy định của
Tổ chức Thương mại thế giới - WTO.

3


ĐỀ THI HẾT MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: Quản trị luật 37
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế và
tập quán quốc tế có liên quan
Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Nêu cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận? (4
điểm)
1. Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng
những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngồi sau khi hàng
hóa chính thức được thơng quan.
2. Thành viên WTO khơng được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng
hóa nhập khẩu.
3. Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này
khơng có tính riêng biệt.
4. Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi
phạm trong mọi trường hợp.
Câu 2: Tự luận (2 điểm)
Trình bày hậu quả pháp lý của miễn trách theo quy định của Công ước viên 1980.
Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Ngày 24/3/2015 Công ty A của Canada gửi email đến công ty B của Mỹ - nhà sản
xuất clathrate (thành phần nguyên liệu hóa học chính để sản xuất thuốc chống đơng máu
wafarin sodium) đề ngị công ty B gửi 1 số lượng nhỏ clathrate để A nghiên cứu và nếu
được sẽ lấy hàng với giá X số lượng Y.
Ngày 26/3/2015, Công ty B một mặt gửi số lượng nhỏ clathrate mà A yêu cầu đồng
thời gửi thư đến cơ quan thuộc chính phủ Mỹ Food and Drug Administration xác nhận
mình sẽ là nhà cung cấp clathrate cho công ty của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, A
nhận thấy clathrate không đạt đủ tiêu chuẩn để sản xuất thuốc nên ngày 29/3/2015. A fax
cho B thông báo rằng họ không lấy hàng với số lượng lớn Y. Công ty B khởi kiện công ty
A vi phạm hợp đồng, yêu cầu Tòa án buộc công ty A tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng
cách mua hàng và thanh toán tiền cho B.
Biết rằng việc gửi thư lên cơ quan quản lý dược phẩm FDA thể hiện sự chấp nhận
giao kết hợp đồng theo tập quán ngành hàng dược phẩm.
1. CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp
dụng.
2. Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên.
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Hoàng Thái Hy và ThS Đặng Huỳnh Thiên Vy

4


5


ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: CLC 38C
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản luật, điều ước quốc tế
Phần I. Câu hỏi lý thuyết (2 điểm)
Theo anh chị, trong khuôn khổ WTO, các nước đang và kém phát triển có nên được

phép duy trì mức thuế quan cao hơn hiện nay để hạn chế sự thiệt hại đối với nền kinh tế
vốn kém sức cạnh tranh hơn các thành viên WTO khác khi mở cửa thị trường khơng? Vì
sao?
Phần II. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm)
Nhận định 1: Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế.
Nhận định 2: Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường,
một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu.
Nhận định 3: Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng
lực chủ thể của các bên trong hợp đồng.
Phần III. Bài tập (5 điểm)
Trước khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quốc gia A
(ở khu vực châu Á) đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng là 50%. Khi
đàm phán gia nhập WTO, A cam kết sẽ cắt giảm mức thuế này xuống cịn 30% theo lộ
trình 4 năm từ khi gia nhập. Tháng 1/2007 A trở thành thành viên của WTO. Anh chị hãy
trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ cơ sở pháp lý:
Câu hỏi 1: Khi nào các cam kết trên của A phát sinh hiệu lực?
Câu hỏi 2: Tháng 5 năm 2007, A ban hành mức thuế 35% đối với sản phẩm ống thép
dùng trong xây dựng. Quy định này có bị coi là vi phạm cam kết gia nhập WTO của A hay
không?
Câu hỏi 3: Từ trước khi gia nhập WTO, A đã áp thuế nhập khẩu ở mức 10% đối với
sản phẩm thép tấm cán mỏng nhập khẩu từ thị trường hai nước láng giềng với A là B và C.
Liệu A có thể duy trì mức thuế này sau khi trở thành thành viên của WTO không?
Câu hỏi 4: Tháng 12/2012, Bộ Thương mại nước A nâng mức thuế nhập khẩu sản
phẩm thép tấm cán mỏng lên 80% lấy lý do bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hành động
này của A có vi phạm cam kết không? Hãy nêu các điều kiện để A áp thuế này theo quy
định của WTO?
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương

6



7


ĐỀ THI LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: AUF 37
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Phần I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
Nhận định 1: Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một
chấp nhận chào hàng.
Nhận định 2: Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
Nhận định 3: Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì khơng làm nên
chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
Nhận định 4: Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi
nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi
thông báo chấp nhận chào hàng.
Phần II. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau
Nhận định 1: Trình bày sự khác biệt giữa các Hiệp định thương mại đa phương
(multilateral) và các hiệp định thương mại đa biên (plurilateral) của WTO? Nêu ví dụ? (1
điểm)
Nhận định 2: Các tiêu chí thường được sử dụng để xác định sản phẩm tương tự theo
quy định tại Điều I và III của GATT là gì? (2 điểm)
Nhận định 3: Việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định GATT và
trong hiệp định GATS khác nhau ở điểm nào? (1 điểm)
Nhận định 4: Nêu 3 điểm khác nhau giữa biện pháp chống bán phá giá và biện pháp
chống trợ cấp (biện pháp đối kháng)? (2 điểm).


8


ĐỀ THI LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: Thương mại 36A
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Nhận định đúng, sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
1. Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm.
2. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là
từ chối chào hàng.
Câu 2: Lý thuyết
1. Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia?
2. So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối
kháng)
PHẦN II. BÀI TẬP
Quốc gia A cho rằng mình có tranh chấp với quốc gia B về chủ quyền đối với vùng
biển và quần đảo P. Năm 2014, A đặt giàn khoan dầu ở vùng biển, nhiều tàu của A kéo đến
chủ động đâm va vào tàu của B ở khu vực quanh quần đảo, trong khi tàu của B đến tuyên
truyền, phản đối hành vi của A ở khu việc này. Trên đất liền, một số phần tử quá khích ở
B đập phá một số công ty do công dân của A đầu tư tại B. Chính quyền của B đã có những
hành động bảo vệ nhà đầu tư của A và xét xử những phần tử q khích này.
Theo luật WTO, A có thể viện dẫn tình trạng mâu thuẫn trên để cấm nhập khẩu các
mặt hàng của B, cấm sử dụng các dịch vụ của B hoặc cấm xuất khẩu hàng từ A sang B
được khơng? Nếu khơng, tại sao? Nếu có, dựa trên cơ sở nào? B có thể có những cách phản
ứng thế nào?

9



10


11


ĐỀ THI MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: CLC 38A
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản luật, điều ước quốc tế
Phần I. Lý thuyết (5 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Nhận định sau đây đúng hay sai và Giải thích ngắn gọn, nêu rõ
cơ sở pháp lý (nếu có)
1. Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng khơng thể bị thu
hồi.
2. Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực
tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
3. Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp
dụng đương nhiên.
Câu 2 (2 điểm): Tự luận
“Thương mại tự do” có mang lại lợi ích cho tất cả mọi người không? Những yếu tố
nào ảnh hưởng đến kẻ thắng và người thua trong thương mại quốc tế ngày nay?
Phần II. Bài tập (5 điểm)
Bên bán (nhà cung cấp thịt gia súc sơ chế - Anh) và bên mua (Công ty VISSAN Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thịt bò vào ngày 14/4/2015. Ngày giao hàng là 15/5/2015
+ 1 - 2 tuần, theo hợp đồng, hàng phải được gửi đến kho của VISSAN tại TPHCM, Việt
Nam.
Sau khi hợp đồng được giao kết thành cơng, giá thịt bị tại Anh tăng đột biến và nhà
cung cấp của bên bán không thể giao hàng cho họ trong thời điểm dự kiến vì vậy bên bán
cũng khó đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn cho VISSAN.

Vào đầu tháng 6/2015, chính phủ Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bị vì
phát hiện thịt bò xuất xứ từ Anh nhiễm vi rút gây bệnh bò điên.
Theo lệnh cấm này, thịt bò nhập khẩu có xuất xứ từ tất cả các nước thuộc châu Âu
sau ngày 7/6/2015 sẽ không được thông quan.
Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển cập cảng trong vòng 5 ngày kể từ ngày 2/6
sẽ vẫn được phép đưa hàng vào bên trong biên giới.
Vì hàng hóa khơng được giao đúng hạn nên lệnh cấm nhập khẩu khiến cho bên bán
không thể tiếp tục giao hàng. Bên mua lúc này đề nghị bên bán gửi hàng đến kho hàng thứ
hai của họ tại Cambodia.

12


Người bán từ chối đề nghị này với lý do hợp đồng vơ hiệu do lệnh cấm của chính phủ
Việt Nam thuộc trường hợp bất khả kháng.
Anh chị hãy cho biết:
1. Lệnh cấm này của Chính phủ Việt Nam có phù hợp với Luật WTO mà nước này
là thành viên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
2. Biết rằng Anh không tham gia Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (CISG), xác định giao dịch trên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
CISG khơng và CISG có thể được áp dụng điều chỉnh giao dịch này trong trường hợp nào?
Nêu rõ cơ sở pháp lý?
3. Giả sử CISG được áp dụng, người bán có được miễn trách trong trường hợp này
hay không?
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương

13


14



15


ĐỀ THI MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: Dân sự 37
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
PHẦN I. LÝ THUYẾT (4 điểm)
Câu 1: Nhận định đúng sai, nêu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận (2 điểm)
1. Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp
nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ
sung đó.
2. Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của
người được đề nghị.
Câu 2: Tự luận (2 điểm)
Trình bày ngắn gọn và cho ví dụ về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước
Viên năm 1980 (CISG)
PHẦN II. BÀI TẬP (6 điểm)
Tháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO. Trước
yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của các thành viên WTO khác được nhập khẩu vào A từ
mức thuế 50% (mức thuế trước khi A cam kết cắt giảm cho các thành viên WTO) xuống
còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ
yếu là sản phẩm của các Doanh nghiệp của quốc gia B và C.
Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo
hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị
trường B. Trong khi đó sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi vào A được miễn thuế nhập
khẩu (thuế nhập khẩu là 0%).

Hãy cho biết: Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức
thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành
viên WTO là 20% khơng? Tại sao?
Tình tiết bổ sung: Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương.
Tháng 01 năm 2015, Hiệp hội sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của Quốc gia A u
cầu Chính phủ có những biện pháp bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước.

16


Do việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà
(20%) từ thời điểm A gia nhập WTO (tháng 10/2008) đến nay, tổng lượng thuốc lá điếu xì
gà nhập khẩu vào A tăng đột biến từ 1000 tấn (năm 2008) lên mức 15000 tấn (năm 2015).
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu đã gây tổn hại trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà tại quốc gia A. Các Doanh nghiệp của A không những
bị mất thị phần mà cịn có khả năng phá sản nếu tình hình khơng được cải thiện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của các Doanh nghiệp trong nước, chính phủ quốc gia A quyết
định ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) đối với sản phẩm xì gà của các Doanh
nghiệp nhập khẩu đến từ quốc gia B và C trong vòng 2 năm ở mức chỉ 1000 tấn mỗi năm.
Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B và C cho rằng căn cứ vào quy định
của WTO, A khơng được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên
WTO.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của WTO, Quốc gia A có thể áp dụng hạn ngạch đối với sản
phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu đến từ B và C hay không và trong những trường hợp
nào?

17



18


19


ĐỀ THI MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: Thương mại 36B
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Nhận định đúng, sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
1. Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thơng
quan xuất khẩu.
2. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
Câu 2: Tự luận
1. Nêu và phân tích các ngoại lệ chính đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc?
2. So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và tự vệ?
PHẦN II. BÀI TẬP
Thị trường của quốc gia A tràn ngập nông sản và thực phẩm kém chất lượng nhập
khẩu từ quốc gia B.
A có thể hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm này hay khơng? Nếu có, dựa
trên cơ sở nào?
Có thể dùng những biện pháp nào (kể cả biện pháp pháp lý và biện pháp khác)?
Biện pháp pháp lý nhằm hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ, nếu được áp dụng, phải thỏa
mãn điều kiện nào để phù hợp với luật WTO?

20



21


ĐỀ THI 2016 MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: HS38B - HC38B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế và tập
quán thương mại quốc tế
Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? Nêu cơ sở pháp
lý? (4 điểm)
1. Không thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại để chống lại hàng hóa có xuất xứ
từ một thành viên đang phát triển nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành
viên này là 2%.
2. Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận.
3. Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống
bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá.
4. Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem
xét các báo cáo Amicus Curiae.
Câu 2: Tự luận (2 điểm)
Phân tích chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
trong khn khổ WTO. Cho ví dụ cụ thể chứng minh?
Câu 3: Bài tập (4 điểm)
Ngày 23/5/2015 Công ty Nexo (trụ sở tại Philippines - chưa là thành viên của CISG)
gửi chào hàng cho công ty Gila (trụ sở tại Singapore - thành viên CISG, đã tuyên bố bảo
lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 200 bếp nướng điện Magic Home với giá 100 USD/bếp.
Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày Gila
nhận được chào hàng.
Trường hợp 1: Các bên khơng có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực
hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã
dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng này? (1

điểm)
Trường hợp 2: Các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2015
Gila nhận được chào hàng này và fax sang cho Nexo cùng ngày. Bản fax có nội dung cụ
thể như sau:
(1) yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 95 USD/bếp

22


(2) bổ sung điều khoản bên bán có trách nhiệm phải bảo hành hàng trong 12 tháng kể
từ ngày bên mua nhận hàng
(3) giao hàng theo điều kiện CIF Singapore port, Incoterms 2010
(4) yêu cầu Nexo giao hàng vào ngày 5/7/2015.
Nhận được fax của Gila, Nexo không trả lời. Ngày 05/07/2015, Gila thông báo với
Nexo rằng Gila đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ Nexo. Gila yêu cầu Nexo phải
giao hàng ngay nếu không Gila sẽ khởi kiện địi bồi thường do hành vi khơng giao hàng
đúng hạn của Nexo. Anh chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của Nexo
có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao? (3 điểm)

23


ĐỀ THI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp: CLC 38B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước, tập quán
quốc tế có liên quan
Phần I. Lý thuyết (6 điểm)
Câu 1: Nhận định đúng sai, nêu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận (3 điểm)
1. Thành viên đang phát triển có thị phần nhập khẩu hàng hóa (so với tổng lượng

hàng hóa nhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại) là 2% thì được loại
trừ khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp tự vệ thương mại.
2. Khi cam kết kết quả của nhà xuất khẩu được chấp nhận thì thủ tục điều tra chống
bán phá giá sẽ chấm dứt ngay lập tức.
Câu 2: Tự luận (3 điểm)
Bằng các kiến thức của mình về mơn học. Anh chị hãy bình luận quan điểm sau đây
của Thomas Macaulay: “Khơng có một lý do duy nhất mang lại cho một dân tộc sự thịnh
vượng hoặc đau khổ. Khơng có một người bạn nào của thương mại tự do lại ngốc nghếch
tới mức nói rằng thương mại tự do là điều duy nhất có giá trị trên thế giới này: rằng tơn
giáo, chính phủ, cảnh sát, quản trị tư pháp, chỉ tiêu công, quan hệ đối ngoại chẳng có liên
quan gì đến sự thịnh vượng của dân tộc đó”.
Phần II. Bài tập (4 điểm)
Cơng ty VILIX của Việt Nam gửi thư chào bán một số mẫu túi da cho Công ty Hagu
của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vịng 15 ngày kể từ thời điểm gửi đi
(ngày 5/1/2013).
Nhận được chào hàng ngày 10/1/2013, Công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung
chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ thuộc về trọng tài của Phòng Thương mại
Quốc tế (ICC).
Anh chị hãy cho biết:
1. Trong trường hợp nào, CISG được áp dụng?
2. Giả sử CISG được áp dụng trong tình huống này:
a) Trả lời của HAGU có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
b) Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận được
vào 23/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?
Giảng viên ra đề: ThS Lê Tấn Phát

24



25


×