Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đặc điểm, tính chất và các loại độc tố của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.65 KB, 16 trang )

Họ và tên: Võ Thị Châu Hà
Lớp: DH06BQ
MSSV: 06125026
Môn học: Vi Sinh thực phẩm

Staphylococcus aureus
(Tụ cầu vàng)
I.

Giới thiệu:
1. Lịch sử:
Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) do Robert Koch (1843-1910) phát
hiện năm 1878 phân lập từ mủ ung nhọt và đến năm 1884 được Rosenbach nghiên
cứu tỉ mỉ. Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae
2. Phân bố:
- Staphylococcus aureus có trong tự nhiên như trong đất, nước và khơng
khí đặc biệt là ở người, chủ yếu là ở vùng mũi, họng ( 30%), nách, mụn
nước trên da, các vùng da trầy xướt và tầng sinh môn. Tỷ lệ mang vi
khuẩn cao hơn ở các nhân viên y tế, bệnh nhân lọc máu, có bệnh tiểu
đường type 1, chích xì ke, nhiễm HIV, mắc bệnh da mãn tính. Sau 2 tuần
nằm viện, tỉ lệ này lên đến 30%-50% và thường nhiễm chủng kháng
thuốc.
- Bị lây nhiễm từ người chế biến, động vật bị nhiễm bệnh
- Được xếp vào nhóm vi khuẩn cơ hội vì sự có mặt rộng rãi và thường
xuyên trong mô và chờ đợi điều kiện thuận lợi để xâm nhập.
3. Đặc điểm chung:
- Vi khuẩn Staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn kị khí hay hiếu khí
tùy ý. Trong vết thương và
máu thường thấy hình dạng
giống chùm nho.
- Thường sinh sắc tố màu vàng


hay màu da cam.
- Vi khuẩn Staphylococcus có
thể sống trong mơi trường
muối và có thể phát triển
trong các loại thực phẩm có muối như chả (ham). Các độc tố của


-

Staphylococcal có khả năng đề kháng nhiệt, và ngay cả nấu chínS cũng rất
khó tiêu diệt chúng.
Staphylococcus aureus là một vi khuẩn được xem là khá nguy hiểm vì
chúng có khả năng sản xuất ra nhiều độc tố có thể làm cho người bị nhiễm
dễ mắc bệnh.
Các sản phẩm thực phẩm thường có Staphylococci : thịt và các sản phẩm
từ thịt, cá và các sản phẩm từ cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, salad,
pudding, cream
Hình: Tế bào vi khuẩn Staphylococus aureus

II.

Đặc tính sinh học:
1. Điều kiện sinh trưởng:
Điều kiện để Staphylococus aureus phát triển và sản sinh độc tố
Các thông số
Nhiệt độ
Hoạt độ nước
pH

Staphylococus phát triển

7-48ºC
Phát triển tốt ở 37ºC
0.83->0.99 hiếu khí
0.90->0.99 kị khí
4-10
Phát triển tốt ở 6-7

Sản sinh độc tố
Phát triển tốt ở
Phát triển tốt ở 40-45ºC
0.85->0.99 hiếu khí
0.92->0.99 kị khí
4-9.6
Phát triển tơt ở 7-8

2. Các yếu tố độc lực:
Trên lâm sàng việc phân biệt các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh và khơng gây
bệnh thường dựa vào sự hiện diện của men Coagulase. Men này gắn với


prothrombin trong huyết tương và hoạt hóa q trình sinh fibrin từ tiền chất
fibrinogen. Enzyme này cùng với yếu tố kết cụm (clumping factor), một enzyme
vách vi khuẩn, giúp tụ cầu vàng tạo kết tủa fibrin trên bề mặt của nó. Tính chất
này là yếu tố bệnh sinh cực kỳ quan trọng và yếu tố cũng đóng vai trị quan trọng
trong chẩn đốn.
Tụ cầu vàng cịn sản xuất nhiều yếu tố độc lực khác có liên quan đến
cấu tạo của vách vi khuẩn.


Vỏ polysaccharide: một số chủng tụ cầu vàng có thể tạo vỏ

polysaccharide. Vỏ này cùng với protein A có chức năng bảo vệ
vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.



Hầu hết các chủng tụ cầu vàng đều có khả năng tổng hợp một
loại protein bề mặt (protein A) có khả năng gắn với mảnh Fc của
các globuline miễn dịch. Chính nhờ hiện tượng gắn độc đáo này
mà số lượng mảnh Fc giảm xuống. Vì mảnh Fc của các globuline
miễn dịch có vai trị quan trọng trong hiện tượng opsonin hóa:
chúng là các receptor cho các đại thực bào. Q trình gắn trên
giúp tụ cầu vàng tránh khơng bị thực bào bởi đại thực bào.
Hình: Cấu tạo vách tế bào Staphylococus arueus

Ngoài ra phần lớn các chủng tụ cầu đều có khả năng sản xuất một
chất kết dính gian bào. Nhờ chất này, vi khuẩn tạo được một lớp
màng sinh học bao phủ chính nó và vi khuẩn có thể phát triển trong
lớp màng nhầy niêm mạc.


3. Các yếu tố độc lực ngoại bào
Ngoài coagulase và yếu tố kết cụm, tụ cầu còn sản xuất một số men
quan trọng góp phần tạo nên độc lực mạnh mẽ của chủng vi khuẩn này.


Hyaluronidase: men này có khả năng phá hủy chất cơ bản của tổ
chức, giúp vi khuẩn có thể phát tán trong tổ chức.




Hemolysine và leukocidine: phá hủy hồng cầu (tan máu) và gây
chết các tế bào hạt cũng như đại thực bào.



Exfoliatine: là các men phá hủy lớp thượng bì. Men này gây tổn
thương da tạo các bọng nước. Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell
do tụ cầu.



Năm độc tố ruột (Enterotoxine A, B, C, D, E) bền với nhiệt. Các
độc tố ruột này đóng vai trị quan trọng trong ngộ độc thực phẩm.



Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc: là nguyên nhân gây nên hội
chứng sốc nhiễm độc, một hội chứng sốc trầm trọng.

Hầu hết các chủng tụ cầu đều sản xuất được men penicillinase (betalactamase). Men này phá hủy vòng beta-lactam, cấu trúc cơ bản của các
kháng sinh như penicilline G, Ampicilline và Ureidopenicilline, làm cho
các kháng sinh này mất tác dụng.
Cơ chế tác động lên cơ thể con người:


III.

Các hội chứng bệnh:

Tụ cầu vàng gây 2 hội chứng là nhiễm trùng và nhiễm độc.

- Hội chứng nhiễm độc: biểu hiện lâm sàng hội chứng nhiễm độc là do
tác dụng của một hay nhiều độc tố vi khuẩn mà có khi khơng cần phải
có sự hiện diện của vi khuẩn. Các biểu hiện nhiễm độc bao gồm: hội
chứng sốc do độc tố (TSST : Toxic Shock Syndrome Toxin), hội chứng
tróc da do tụ cầu hay ngộ độc thức ăn do tụ cầu. Các quá trình nhiễm
độc do tụ cầu trải qua 4 bước: sự xâm nhập chủng vi khuẩn sinh độc tố,
sản xuất độc tố, hấp thu độc tố và gây nhiễm độc.
- Hội chứng nhiễm trùng: các biểu hiện nhiễm trùng là do vi khuẩn tăng
sinh, xâm nhập hay phá hủy các mô của ký chủ, dẫn đến hậu quả là gây
ra đáp ứng viêm tại chỗ hoặc toàn thân trong hầu hết trường hợp. Khả
năng nhiễm trùng của tụ cầu là nhờ vào việc chúng sản xuất ra các yếu
tố độc lực giúp vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong cơ thể ký chủ.
Các quá trình nhiễm trùng phức tạp hơn bao gồm: xâm nhập, vi khuẩn
vượt qua hàng rào niêm mạc hay biểu mô, vi khuẩn bám vào chất cơ
bản ngoại bào, tránh né hay trung hòa các yếu tố đề kháng của ký chủ
và phá hủy mô ký chủ.
IV.

Biểu hiện nhiễm độc do tụ cầu vàng:

- Hội chứng sốc do độc tố (TSST): đây là tình trạng nhiễm độc cấp tính,
đe dọa tính mạng với các biểu hiện sốt, tụt huyết áp, phát ban ngoài da,
rối loạn chức năng đa cơ quan và tróc vảy da vào đầu thời kỳ lui bệnh.
Bệnh là do tác dụng của các độc tố tụ cần vàng, chủ yếu là do TSST-1,
kế đến là staphylococcal enterotoxin B. Bệnh thường liên quan đến kinh
nguyệt, người sử dụng các dụng cụ ngừa thai và khi sinh nở. Ngoài ra,
bệnh có thể do bội nhiễm các san thương da do bỏng, côn trùng đốt,
thủy đậu và vết mổ hay do bội nhiễm sau cúm gây bệnh cảnh viêm
xoang cấp. Bệnh khởi phát với sốt cao và nhiều triệu chứng khác như
nơn ói, đau bụng, tiêu chảy, đau cơ, đau họng và nhức đầu. Chóng mặt



thường do hạ huyết áp tư thế hay hạ huyết áp thật sự. Vệt đỏ đặc hiệu
ngoài da khu trú hay toàn thân hay nhanh hoặc kéo dài. Tri giác thường
bất thường tương ứng với mức độ tụt huyết áp. Nhiều trường hợp có
biểu hiện xung huyết kết mạc, họng đỏ, phù ngoại biên.
Thay đổi cận lâm sàng gồm tăng urea máu, giảm albumin máu, hạ
calcium máu, hạ phosphate máu, tăng creatin phosphokinase, tăng hay
giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Bệnh cảnh điển hình là biểu hiện của biến chứng do kém tươi
máu ở các cơ quan như rối loạn chức năng thận và cơ tim, quá tải dịch,
hội chứng suy hô hấp người lớn. Sau vài ngày các biểu hiện này sẽ hồi
phục và sau khoảng 1 tuần bệnh nhân sẽ bị tróc da nơng vùng thân
mình, mặt và tứ chi, tiếp theo sẽ tróc da dày vùng bàn tay, bàn chân và
các ngón. Di chứng muộn thường gặp bao gồm hoại thư ngoại biên, mất
lơng, móng có thể hồi phục, yếu cơ, suy nhược kéo dài và rối loạn tâm
thần kinh.
Điều trị bao gồm dẫn lưu chỗ sản xuất toxin, truyền dịch và dùng
kháng sinh kháng tụ cầu.
- Hội chứng tróc da do tụ cầu: bệnh gây ra do các chủng tụ cầu sản sinh
exfoliative toxin. Dạng nặng nhất của bệnh gọi là bệnh Ritter ở trẻ sơ
sinh hay hoại tử biểu bì do độc tố ở các đối tượng lớn. Khởi phát bằng
ban đỏ vùng quanh hốc mắt và quanh miệng lan đến thân mình rồi đến
các chi. Thường gặp phù quanh hốc mắt. Trẻ em thường có biểu hiện
sốt, bứt rứt hay lừ đừ. Trong vòng vài giờ đến vài ngày các bóng nước
nhăn rồi lột da dần. Vùng lột da đỏ và bóng lống nhưng khơng có mủ
và cũng khơng có hiện diện tụ cầu. Tương tự như bỏng, giai đoạn này
bệnh nhân bị mất nước điện giải và bội nhiễm vi khuẩn. Trong vòng 48
giờ, vùng tróc da khơ và bắt đầu tróc vảy thứ phát. Hồi phục hồn tồn
trong vịng khoảng 10 ngày. Tử vong do giảm thể tích và nhiễm trùng

huyết xảy ra khoảng 3% trẻ em nhưng đến 50% người lớn.
Điều trị bao gồm dùng kháng sinh kháng tụ cầu, bồi hoàn nước
điện giải, chăm sóc tại chỗ vùng lột da.


-

Ngộ độc thức ăn do tụ cầu: Là bệnh điển hình nhất do độc tố ruột bền với
nhiệt của tụ cầu. Sau khi ăn các thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn
nhiễm tụ cầu đã được nấu chín. Có thể phân thành hai thể:

Viêm dạ dày ruột: nguyên nhân do ăn phải các thức ăn nhiễm độc tố tụ
cầu. Bệnh thường xảy ra trong thời gian ngắn với triệu chứng nơn mửa dữ
dội, tiêu chảy phân tóe nước, khơng sốt. Bệnh thường lành nhanh chóng và
khơng cần điều trị kháng sinh.
Viêm ruột non-đại tràng: nguyên nhân do thức ăn nhiễm một lượng lớn
vi khuẩn tụ cầu (>105 vi khuẩn/g thức ăn) hoặc do vi khuẩn tăng sinh
trong lòng ruột (có đến 2-30% số người mang vi khuẩn này trong ruột).
Triệu chứng bệnh lý ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu
chảy kéo dài hơn và cần phải điều trị kháng sinh
Thời gian ủ bệnh của tụ cầu vàng ngắn hơn thời gian ủ bệnh của nhóm
vi khuẩn đường ruột gây ngộ độc thức ăn khác, chỉ 1-6 giờ (trung bình
2-3 giờ). Triệu chứng ngộ độc thức ăn do tụ cầu xuất hiện bao gồm nơn
ói, đau quặn bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy không kèm theo máu và ít mất
nước hơn so với tả và E. coli. Khơng có sốt hay phát ban, đây là đặc
điểm để phân biệt giữa ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng với các nhóm
vi khuẩn khác, thần kinh người bệnh bình thường. Phần lớn trường hợp
tự khỏi và hồi phục trong vòng 8-24 giờ sau khởi phát. Trường hợp
nặng có thể bị giảm thể tích và tụt huyết áp.
Ngun nhân nhiễm bệnh là do tụ cầu sản xuất ra độc tố

staphylococcal enterotoxin gây nhiễm độc thức ăn. Độc tố này bền vững
với nhiệt nên khi nấu thì tụ cầu bị giết nhưng độc tố này vẫn tồn tại.
Thực phẩm bị ô nhiễm tụ cầu do nhiều nguyên nhân. Tụ cầu từ người và
bò khi phát triển ở thức ăn là dễ sản sinh ra độc tố ruột nhất. Ở 12 oC15oC, tụ cầu phát triển chậm. Ở 20oC-22oC, chúng phát triển nhanh, ở
37oC thì rất nhanh. Thời gian để thức ăn ơ nhiễm tụ cầu càng kéo dài thì
số lượng tụ cầu sinh sôi nảy nở càng nhiều gấp bội và số lượng độc tố
sinh ra càng lớn. Những thức ăn có hàm lượng nước cao, nhiều glucid
hay lipid và protein thì tụ cầu dễ bài xuất độc tố. Nhiệt độ càng cao, thời
gian hình thành độc tố ruột càng ngắn và hầu hết vụ ngộ độc thực phẩm
cấp tính đều do Staphylococcus aureus gây ra.


V.

Biểu hiện nhiễm trùng do tụ cầu vàng:

Ngõ vào thường nhất là da và các phần phụ của da, hay gặp trong
các bệnh da mãn tính như chàm và vẩy nến, vết rách da do chọc chích
hay trầy xướt các phần phụ của da như nang lơng và móng. Ngồi ra, tụ
cầu vàng cịn có thể xâm nhập qua đường hơ hấp sau khi hít sặc, tắc
nghẽn hay giảm chức năng nhung mao trong viêm phế quản mãn hay
nhiễm siêu vi cấp tính. Đặt nội khí quản cũng có thể đưa tụ cầu từ
thường trú ở đường hô hấp trên đến đường hô hấp dưới.
- Nhiễm trùng da và mô mềm: Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây nhiễm
trùng da và mơ mềm thường gặp nhất, các biểu hiện có thể gặp gồm:
+ Viêm nang lông.
+ Nhọt da: thường ở mông, mặt hay cổ.
+ Hậu bối: thường gặp ở vùng sau cổ, vai , hơng và đùi, điển hình
xảy ra ở đàn ông trung niên hay già yếu.
+ Viêm quanh móng.

+ Tróc bóng nước ở trẻ em.
+ Viêm mơ tế bào: có khi do tụ cầu vàng nhưng thường do liên
cầu tan huyết β gây ra hơn.
- Nhiễm trùng hô hấp: Tụ cầu vàng đến nhu mô phổi qua 2 đường hít từ
đường hơ hấp trên hay lan theo đường máu gây:
+ Viêm phổi, biến chứng tràn mủ màng phổi.
+ Viêm họng xuất tiết kèm phát ban và có thể gây nhiễm độc tồn
thân.
+ Viêm khí quản ở trẻ em kèm theo biểu hiện nhiễm độc toàn
thân.
+ Viêm xoang mãn.


+ Viêm xoang bướm.
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương:
+ Abcès não sau viêm nội tâm mạc.
+ Viêm màng não mủ.
+ Tràn mủ dưới màng cứng.
+ Abcès ngoài màng cứng tủy sống hay trong não.
+ Viêm tắc tĩnh mạch nội sọ, nhiễm trùng sau viêm xoang, viêm
xương chũm hay nhiễm trùng mô mềm ở mặt. Viêm tắc tĩnh mạch
xoang hang biểu hiện bởi dấu hiệu thần kinh khu trú, đặc biệt là liệt các
dây thần kinh sọ. Viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc biểu hiện bởi yếu tay
và chân, thay đổi tri giác.
- Nhiễm trùng tiểu: thường xảy ra sau khi soi bàng quang hay đặt thơng
tiểu. Cịn trong các trường hợp khác nếu tìm thấy sự hiện diện của tụ
cầu vàng trong nước tiểu dù cho số lượng ít chứng tỏ có tình trạng du
khuẩn huyết và vi khuẩn đến thận bằng đường máu có hay khơng kèm
theo abcès.
- Nhiễm trùng cơ xương: tụ cầu vàng là nguyên nhân thường gặp nhất

của cốt tủy viêm cấp ở người lớn và cũng là một trong các nguyên nhân
hàng đầu ở trẻ em. Ở người lớn vị trí hay gặp là thân đốt sống, ở trẻ em
vị trí hay gặp là các hành xương dài giàu mạch máu. Ngoài ra, tụ cầu
vàng cũng hay gây cốt tủy viêm mãn trên các vùng chấn thương hay
vùng phẫu thuật cũ, gây viêm khớp nhiễm trùng ở người lớn, thường
gặp ở khớp gối, hông và khớp cùng chậu, gây viêm mủ cơ (thường nhất
là abcès cơ chậu).
- Du khuẩn huyết: biến chứng của du khuẩn huyết do tụ cầu vàng bao
gồm abcès các tạng trong ổ bụng, abcès não, viêm màng não, viêm
khớp nhiễm trùng, cốt tủy viêm, abcès ngồi màng cứng, phình mạch
nấm. Tỷ lệ tử vong là 11%-43%.


VI.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán nhiễm trùng S. aureus dựa trên phân lập được chúng
có trong mủ hay trong các dịch cơ thể. Chẩn đốn nhiễm độc tụ cầu
vàng thường khó khăn hơn cho nên chủ yếu là dựa vào lâm sàng. Trong
trường hợp nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, cần cấy lên mơi trường thích
hợp để xác định enterotoxin. Ở những trường hợp không phân lập được
mầm bệnh, ta nên định lượng kháng độc tố trong máu bệnh nhân.
VII.

Điều trị:

Điều trị cơ bản bao gồm dẫn lưu chỗ tụ mủ, cắt lọc mô hoại tử,
loại bỏ dị vật và sử dụng kháng sinh.
- Chọn lựa kháng sinh: cần làm kháng sinh đồ cho từng bệnh nhân và

dùng gamma-globuline chống tụ cầu. Mặc dù hầu hết các chủng S.
aureus gây bệnh đều kháng với Penicilline nhưng hiện nay người ta vẫn
sử dụng các Penicilline và Cephalosporine kháng với β-lactamase trong
điều trị nhiễm trùng S. aureus. Penicilline vẫn còn sử dụng nếu vi khuẩn
còn nhạy cảm. Nafcilline và oxacilline là 2 loại Penicilline kháng βlactamase được chọn lựa điều trị bằng đường tiêm các trường hợp
nhiễm tụ cầu nặng. Nên chọn sử dụng cephalosporine thế hệ thứ nhất
(như cephazoline) vì giá rẻ và phổ tác dụng rộng. Nếu bệnh nhân không
dung nạp với kháng sinh nhóm β-lactam thì nên thay bằng vancomycine
và clindamycine chích. Dicloxacilline và cephalexine là kháng sinh
dạng uống được khuyến cáo dùng trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ
hay điều trị tiếp tục hoặc có thể thay bằng clindamycine trong hầu hết
các trường hợp. Khơng có khuyến cáo sử dụng Quinolones vì có khả
năng xuất hiện kháng thuốc trong khi điều trị.
- Đường vào và thời gian điều trị kháng sinh:
+ Nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh nồng độ cao như nhiễm
trùng nội mạc mạch máu, nhiễm trùng các mơ có mạch máu nghèo nàn
kể cả ổ abcès, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương cần phải dùng
kháng sinh đường chích.
+ Du khuẩn huyết cần điều trị bằng nafcilline 12g/ngày.


+ Các trường hợp cần nồng độ kháng sinh trong huyết thanh cao sao
cho nồng độ thuốc ở các mô mới đạt mức cần thiết như trong viêm nội
tâm mạc hay cốt tủy viêm, phải dùng kháng sinh đường chích trong suốt
thời gian điều trị.
+ Kháng sinh uống được sử dụng trong các trường hợp khơng có du
khuẩn huyết và cũng không cần nồng độ kháng sinh trong máu cao như
các nhiễm trùng da, mô mềm và đường hô hấp trên.
+ Thời gian điều trị cốt tủy viêm cấp người lớn tối thiểu là 4 tuần dùng
kháng sinh chích. Đối với cốt tủy viêm mãn tính thường dùng kháng

sinh chích trong 6-8 tuần, sau đó dùng kháng sinh uống vài tháng.
+ Thời gian điều trị viêm nội tâm mạc cấp bằng kháng sinh chích là 4
tuần (6 tuần đối với van tim nhân tạo).
VIII.

Phòng bệnh:

Áp dụng biện pháp chung như: nâng cao sức khỏe, cải thiện điều
kiện lao động và sinh hoạt, tăng cường vitamin, đề phòng các chấn
thương, mệt mỏi. Thực hiện tốt các chế độ vệ sinh trong các nhà hộ
sinh, ngoại khoa, ở các nhà trẻ cũng như các cơ sở sản xuất thực phẩm
nhất là các nhà máy sản xuất đồ hộp, giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng
nước nóng và xà phịng. Thực hiện khử trùng buồng bệnh và theo dõi
nhân viên y tế mang tụ cầu gây bệnh.
Ở các cơ sở công nghiệp có thể dùng thuốc mỡ bảo vệ da đề
phịng viêm mủ da, dùng cồn-iod hoặc thuốc nhuộm để xử lý các vi
chấn thương. Ở những người bị bỏng cần bảo vệ không cho các vi
khuẩn hoại sinh xâm nhập vào da bị tổn thương. Trong một số trường
hợp người ta khuyên nên phòng đặc hiệu bằng cách gây miễn dịch với
giải độc tố tụ cầu để tránh những rủi ro trong các chấn thương hoặc
nhiễm tụ cầu khuẩn.


IX. Phương pháp định tính và định lượng S. aureus theo
TCVN 5156-90:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện và đếm số S.
aureus trong 1 g thịt và trên 100 cm 2 và các sản phẩm của thịt dùng làm
thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc.
- Ngun tắc: căn cứ vào đặc tính sinh hóa để xác định vi khuẩn. Pha
loãng mẫu thử ở các nồng độ khác nhau, ria cấy trên môi trường chọn

lọc để đếm và tính số vi khuẩn.
- Yêu cầu chung: các dụng cụ, môi trường,…thao tác phải vô trùng.
- Chuẩn bị mẫu thử: thịt lạnh đông phải giải đông tự nhiên ở nhiệt độ
trong phòng cho đến khi đạt 13oC-15oC. Đồ hộp phải cọ rửa sạch vỏ
ngồi, lau khơ, ủ 37oC từ 5-7 ngày.
- Chế huyền phù ban đầu: nếu
+ Đếm số vi khuẩn trong 1 gam sản phẩm: cân 100-225 g (khơng
lấy mỡ,lấy cả chất lỏng nếu có) nghiền trước trong cối sứ, nghiền
nhuyễn tiếp trong máy xay thịt từ 2-3 phút với tốc độ
10.000 vòng/phút, vừa nghiền vừa bổ sung dần 9 phần môi trường nước
thịt hoặc B.H.I(10-1).
+ Ðếm số vi khuẩn trên 100 cm 2 sản phẩm: dùng những miếng
giấy thấm vơ khuẩn có kích thước 5x5 cm đã được làm ướt bằng nước
muối đẳng trương rồi dán lên bề mặt sản phẩm ở các vị trí khác nhau từ
4-8 miếng (100-200 cm2). Sau 2 phút chuyển toàn bộ giấy thấm vào
bình đã đựng sẵn 10-20 ml mơi trường nước thịt hoặc nước thịt BHI và
10-15 viên bi thủy tinh. Lắc cho tan giấy, tùy theo khối lượng mẫu thử
cần sử dụng mà pha loãng thành 1:1 (1 ml = 1 cm2).
-

Đếm số vi khuẩn: từ huyền phù ban đầu tiếp tục pha loãng 10 lần (10 -1,
10-2, 10-3…) (tùy mức nhiễm khuẩn mà quyết định). Mỗi nồng độ cấy
vào 2 đĩa môi trường thạch Telurit-glycin một khối lượng bằng nhau
trong khoảng từ 0.1-1ml (tùy mức nhiễm khuẩn mà quyết định), dàn
đều trên mặt thạch hoặc trộn đều trong thạch nóng lỏng ở 45 oC, đặt úp
đĩa mơi trường, ủ 37oC/24-48 giờ, đọc kết quả.


Khuẩn lạc S. aureus tròn, mặt nhẵn, viền mép gọn, màu đen, có
vịng bao quanh màu trắng đục, sau 48 giờ chuyển thành màu trắng rộng

khoảng 3mm, còn các tụ cầu khuẩn khác màu xám nhạc.
Căn cứ vào hình dạng và màu sắc trên mà đếm. Nếu nghi ngờ thì
phân thành 2 nhóm: điển hình và khơng điển hình. Chọn trong mỗi
nhóm 5 khuẩn lạc để giám định phản ứng đơng vón huyết tương mà xác
định tỷ lệ (theo phụ lục B, TCVN 5155-90).
- Giám định tính chất sinh hóa:
+ Trên mơi trường Chapman: cấy khuẩn lạc điển hình vào 2 đĩa
môi trường, ủ 37oC/24 giờ, đọc kết quả
Khuẩn lạc S. cereus tròn, hơi đục, mặt nhẵn, viền mép gọn, màu
vàng.
+ Thử phản ứng đơng vón trên phiến kính: nhỏ 1 giọt nước muối
lên phiến kính, dùng que cấy lấy vi khuẩn điển hình vừa đủ trộn thành
huyền dịch đục đều, nhỏ tiếp 1 giọt huyết tương vào và thêm thí nghiệm
đối chứng âm tính (1 giọt nước muối và 1 giọt huyết tương). Đọc kết
quả bằng kính lúp hoặc kính hiển vi.
+ Thử phản ứng đơng vón trong ống nghiệm (chỉ làm khi phản
ứng đơng vón trên phiến kính âm tính): cấy vi khuẩn điển hình vào mơi


trường nước thịt BHI, ủ 37oC/20-24 giờ. Sau đó chuyển 0.1ml canh
khuẩn vào ống nghiệm cỡ 10x75 mm đã chứa sẵn 0.3 ml huyết tương
pha loãng theo tỷ lệ 1 phần huyết tương:3 phần nước. Làm thêm thí
nghiệm đối chứng âm tính (0.1 ml nước muối và 0.3 ml huyết tương pha
loãng) trộn đều, ủ 37oC, đọc kết quả sau 2, 4, 6, 8 và 24 giờ.
Chú thích: nếu dùng huyết tương đơng khơ thương phẩm thì theo
hướng dẫn của nơi sản xuất.
Hình: Gram+ của vi khuẩn Staphylococus aureus

- Tính kết quả:
+ Căn cứ vào kết quả giám định tính chất sinh hóa

+ Dựa vào cơng thức để tính số vi khuẩn:
X gam = Số khuẩn lạc đếm được/khối lượng ni cấy x bội số pha
lỗng
X 100 cm2 = 100 x Số khuẩn lạc đếm được/khối lượng nuôi cấy x bội số
pha loãng.


Mục lục:
I.

Giới thiệu
1. Lịch sử
2. Phân bố
3. Đặc điểm chung

II.

Đặc tính sinh học

1. Điều kiện sinh trưởng
2. Các yếu tố độc lực
3. Các yếu tố độc lực ngoại bào
III.

Các biểu hiện nhiễm bệnh

IV.

Các biểu hiện nhiễm độc do tụ cầu vàng


V.
VI.
VII.
VIII.

Các biểu hiện nhiễm trùng do tụ cầu vàng
Chẩn đoán
Điều trị
Phịng bệnh

IX. Phương pháp định tính và định lượng S. aureus theo TCVN
5156-90:


Tài liệu tham khảo:
Dinges MM, Orwin PM, Schlievert PM. Exotoxins of Staphylococcus aureus. Clin
Microbiol Rev. 2000; 13: 16-34
Hof H, Doerries R. Staphylokokken. Medizinische Mikrobiologie. Georg Thieme
Verlag. Stuttgart. 2002. 275-284

/>%E1%BA%A9n
/>reus.htm



×