Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.27 KB, 16 trang )

Sinh Viên : Trần Thanh Hoàng
Khoa: CNTP
Lớp : DH06BQ
Mssv : 06125048

I/ Salmonella là gì:
_ Salmonella là vi khuẩn gây bệnh đường ruột có thể mọc trong thực phẩm và gây
nhiễm bệnh thực phẩm. Có 3 lồi phổ biến nhất là S.typhi murium, S.cholera,
S.ententidis.
_ Tại Bắc Mỹ, Salmonella typhimurium và Salmonella enteridis là hai chủng
thường gặp nhất.
_ Tại Việt Nam, bệnh thương hàn do Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A,
B, C gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể có biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa,
ruột trở nên mỏng và có thể bị lủng đi. Cần phải được chữa trị tại bệnh viện.
_ Salmonella là trực khuẩn Gram (-) không có nha bào, hiếu khí hoặc kị khí tuỳ
tiện, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ phát triển từ 5-


45oC thích hợp ở 37oc, ph thích hợp ở ph= 7,6, nhưng nó có thể phát triển được ở
pH từ 6-9 . Với pH lớn hơn 9 hoặc nhỏ hơn 4,5 vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, khả
nǎng chịu nhiệt của vi khuẩn kém: ở 50oC trong 1 giờ, ở 70oC trong 15 phút và
100oC trong 5 phút.
_ Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại
thực phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sị, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa
sống...) nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc cịn hơi tươi sống.
II/ Salmonella được tìm thấy ở đâu?
_ Salmonella hiện diện tự nhiên trong ruột, trong phân của các lồi động vật như
heo, bị, gia cầm, rùa, rắn, các lồi bị sát, v.v...
_Thịt bị, thịt heo, thịt gà, trứng gà, sữa tươi không được hấp khử trùng
(unpasteurized), cá, tơm, sị, ốc, rau cải hoa quả, giá sống, v.v trái cantaloupe,...
đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella.


_Vi khuẩn Salmonella có rất nhiều chủng huyết thanh hay serovar
_Một số động vật và đơi khi cũng có người, tuy bị nhiễm Salmonella nhưng không
biểu lộ ra thành triệu chứng bệnh. Đây là những ổ bệnh reservoirs, carriers có
mang thường xuyên vi khuẩn và đi lây nhiễm cho những các người và động vật
khác.
_Thịt có thể bị nhiễm tại lị sát sanh, hoặc lúc được chế biến.

2


III/ Điều kiện gây độc của Salmonella:
_ Lần đầu được phát hiện cách đây hơn 100 năm do một người bị chết khi ăn thịt
bị nhiễm khuẩn. Các vụ ngộ độc thường hay gặp nhất chủ yếu do Salmonella
typhimurium, Cholerae suis và Enteritidis, thuộc loại vi khuẩn gram âm, thường
gặp nhiều trong thực phẩm bị ơ nhiễm, có trong phân người và động vật.
_ Khi nhiễm vào cơ thể với số lượng lớn, Salmonella gây ngộ độc sau thời kỳ ủ
bệnh từ 12-24 giờ, với các triệu chứng thường thấy như đau bụng, tiêu chảy, toàn
thân bị lạnh rồi sốt, nơn và suy nhược cơ thể. Thường ít gây tử vong, nhưng nếu
sức đề kháng của người bệnh quá yếu, lại khơng được cấp cứu kịp thời có thể bị tử
vong.
_ Những thức ăn gây ngộ độc phần lớn có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia
cầm, trứng, sữa bị nhiễm khuẩn. Đun nóng sẽ làm giảm hiệu lực hoạt động của
Salmonella, nên thức ăn chế biến nguội, hoặc chế biến nóng để ăn nguội dễ bị
nhiễm và ngộ độc hơn.
_ Thịt thường bị ô nhiễm Salmonella ngay khi động vật còn sống (là chủ yếu),
hoặc sau khi giết mổ, pha thành thịt...
_ Trong cơ thể, Salmonella thường ở phủ tạng (gan, lách, hạch lymphô) nên tỷ lệ
vi khuẩn trong phủ tạng động vật thường cao hơn trong thịt. Salmonella cịn có cả
trong thịt gia cầm, cá, sị, ốc, ở trong túi mật, gan và buồng trứng...


3


_ Gà, vịt dễ bị ô nhiễm Salmonella ở buồng trứng, đường đẻ trứng. Khi trứng thốt
ra ngồi, Salmonella có thể qua các lỗ nhỏ li ti trên mặt vỏ trứng mà nhiễm vào
trong quả trứng. Trứng vịt, ngỗng, ngan dễ bị xâm nhiễm hơn là trứng gà, vì gà
thường đẻ vào ổ nơi cao ráo, còn ngan, vịt thường đẻ ở chuồng nền đất hoặc ở
ruộng nên dễ bị nhiễm bẩn từ phân và đất.
_Thịt xay hay băm nhỏ tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi
băm nhỏ, cấu trúc mô bị phá vỡ và Salmonella có sẵn trên bề mặt thịt, thâm nhập
sâu vào bên trong thịt và lan ra toàn bộ khối thịt băm. Mặt khác dịch trong thịt tiết
ra tạo điều kiện ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.
_Thức ăn nguội, không đun lại trước khi ăn hoặc thức ăn có hàm lượng nước cao
thường gây độc nhiều nhất.
_ Cần chú ý, thức ăn bị nhiễm Salmonella, dù ô nhiễm nặng, vi khuẩn phát triển
với số lượng lớn, nhưng protid khơng bị phân giải, đặc tính sinh hóa của thức ăn
khơng bị thay đổi nên trạng thái cảm quan khó phát hiện thấy sự thay đổi.
_ Nên đề phịng ơ nhiễm Salmonella với thức ăn đã chế biến, tốt nhất là bảo quản
lạnh. Muối thực phẩm với nồng độ 6-8% sẽ ức chế được sự phát triển của
Salmonella, nhưng khơng tiêu diệt được vi khuẩn. Hun khói cũng khơng phải là
phương pháp diệt khuẩn. Do đó biện pháp tốt nhất đề phịng Salmonella là nấu
chín thực phẩm trước khi ăn và thực hiện đúng quy chế vệ sinh thực phẩm trong
các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, dự trữ thực phẩm, chế biến trong dịch vụ
ăn uống và thường kỳ kiểm tra khám sức khỏe cho các công nhân trực tiếp chế
biến dịch vụ thực phẩm, không để người mang vi khuẩn gây bệnh trực tiếp tiếp
xúc với thực phẩm.
_ Thức ǎn phải bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn vì khả nǎng gây ngộ độc của
Salmonella yếu.
_ Vi khuẩn vào cơ thể phải phóng ra một lượng độc tố lớn. Vấn đề này phụ thuộc
nhiều vào phản ứng cơ thể của từng người. Điều này giải thích hiện tượng nhiều

người cùng ǎn một loại thức ǎn như nhau nhưng có người bị ngộ độc có người
khơng bị, có người bị nhẹ, có người bị nặng... Thơng thường thì nhưng người già,
người yếu và trẻ em nhỏ bao giờ cũng bị nặng hơn.
4


_ Salmonella theo thức ǎn vào đường tiêu hóa và phát triển ở đó, một số khác đi
vào hệ bạch huyết và tuần hồn gây nhiễm trùng huyết. Nhưng vì Salmonella là vi
khuẩn ưa môi trường ruột nên lại nhanh chóng trở về ruột gây viêm ruột. Nội độc
tố sẽ được thoát ra khi vi khuẩn bị phân hủy trong máu cũng như ở ruột, gây
nhiễm độc cấp bằng một hội chứng rối loạn tiêu hóa khá nặng nề, nhưng chi sau 12 ngày bệnh nhân nhanh chóng trở lại bình thường khơng để lại di chứng. ở người
già yếu và trẻ nhỏ có thể nặng hơn, đơi khi có tử vong. Có một vài tác giả như
Gartner (1988) cho rằng: Salmonella có thể gây ngộ độc bằng ngoại độc tố. Độc tố
này được tiết ra trong thức ǎn và chịu được nhiệt độ cao nhưng sau đó đã có nhiều
tác giả khác chứng minh và bác bỏ thuyết này.
IV/ Những triệu chứng khi bị nhiễm Salmonella:
_ Nói chung, triệu chứng nhiễm Salmonella cũng tương tự như các trường hợp ngộ
độc khác, đôi khi cũng hơi giống bệnh cảm cúm. Bắt đầu bằng đau bụng quặn thắt,
tiêu chảy, có thể có máu, sốt nóng, nơn mửa xuất hiện 12 giờ tới 72 giờ sau khi ăn,
và bệnh kéo dài một tuầnlễ.
_Thơng thường đa số người bị nhiễm khuẩn có thể hết bệnh mà không cần phải
chữa trị, đặc biệt ngoại trừ tường hợp mất nước nhiều. Bệnh cũng có thể rất nặng ở
người già cả, ở trẻ em, và ở những người có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì
một chứng bệnh nào khác.
_Trường hợp có nhiễm trùng huyết septicemia, bệnh nhân cần phải được điều trị
khẩn cấp tại bệnh viện bằng kháng sinh, dịch truyền, chữa trị phù trợ supportive
treatment cũng như cần được theo dõi các biến chứng. Kháng sinh sử dụng có thể
là Ampicillin, Gentamycin,Ciprofloxacin,Trimethoprim,Sulfamethoxazole,v.v...
_Hiện tượng đề kháng kháng sinh cũng rất thường thấy xảy ra đối với một số
chủng loại Salmonella.

_Một số ít ca có thể biến chuyển sau 3 - 4 tuần với những biểu lộ như viêm kết
mạc, đỏ mắt, xót mắt conjunctivitis, viêm niệu đạo hay ống thoát tiểu urethritis
làm cho đái rát và viêm khớp reactive arthritis. Viêm khớp có thể trở thành mãn
5


tính, kéo dài cả năm và khó trị dứt được
_Tất cả ba triệu chứng vừa nêu được gọi là được gọi chung là hội chứng Reiter’s
hay Reiter’s syndrome.
_Hội chứng Reiter’s có thể thấy xuất hiện trong các ca nhiễm vi khuẩn
Salmonella, Shigella,Yersinia và Campylobacter.

* Cơ chế giúp cho salmonella có thể tồn tại trong cơ thể người:
_ Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Salmonella sống sót nhờ chiến thuật hợp tác được
mã hóa trong gene của chúng. Tất cả vi khuẩn có cấu tạo gene giống hệt nhau,
nhưng chúng sẽ tách thành hai nhóm nhỏ hơn.
_ Chia tách xong, một nhóm trú ngụ bên trong hốc ruột và chờ đợi, trong khi
nhóm kia tấn cơng các các tế bào ở thành ruột. Khi các tế bào bị tấn công, hệ miễn
dịch của cơ thể sẽ đáp trả và vi khuẩn bị tiêu diệt. Tuy nhiên, sự hy sinh của chúng
không vơ nghĩa, bởi chúng đã kịp gây nên tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng để

6


quét sạch nhiều vi sinh vật trong ruột. Khi những kẻ cạnh tranh biến mất, nhóm vi
khuẩn cịn lại có thể sinh sôi nảy nở để mở rộng phạm vi viêm nhiễm.
_ Hai nhóm vi khuẩn có cấu trúc gene giống hệt nhau, nhưng tại sao chỉ một số có
xu hướng hy sinh bản thân? Sự khác biệt phát sinh từ quá trình sắp xếp ngẫu nhiên
các protein và các phân tử khác trong giai đoạn phân chia tế bào. Vì thế mà tất cả
vi khuẩn đều có những gene quy định hành vi tự hủy diệt, nhưng chỉ một số thể

hiện những gene đó.
_ Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự thích nghi hợp lý. Nếu hai nhóm vi khuẩn
có cấu trúc gene khác nhau, những gene quy định hành vi hủy diệt sẽ nhanh chóng
biến mất. Thay vào đó, nếu một tỷ lệ vi khuẩn nhất định được “lập trình” để chấp
nhận hi sinh, đồng loại của chúng sẽ có cơ hội sống sót (và những người vơ tình
đưa chúng vào dạ dày sẽ phải trả giá).

Vi khuẩn salmonella tiphymurium ( màu đỏ) tấn công các tế bào ở thành ruột

V/ Các bệnh do Salmonella gây ra:
5.1. Bệnh sốt thương hàn:
_Sốt thương hàn là một bệnh lý cấp tính có số do vi trùng Salmonellae Typhi gây
ra. Vi khuẩn có trong nước, thức ăn bị nhiễm và khi đó nó sẽ lây sang người khác
7


sống gần gủi. Tỉ lệ mắc bệnh thương hàn ở Mỹ đã giảm rõ rệt kể từ năm 1900. Sự
tiến bộ này là do sự cải thiện tốt hơn về môi trường sống. Mehico và Nam Mỹ là
những nơi thường gặp bệnh thương hàn. Ấn Độ Pakistan và Ai-Cậpcũng là nơi có
nguy cơ cao về bệnh thương hàn.
*Tại sao mắc bệnh thương hàn?
_Bệnh sốt thương hàn là do lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị
nhiễm. Bệnh nhân bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua
phân, ở giai đoạn cấp các chất thải(phân ) có chứa nồng độ vi trùng rất cao.
_Ngồi ra, thức ăn bị hư hỏng. ơi thiu cũng là nguồn chứa vi trùng đáng chú ý. Chỉ
có 3-5% trở thành người mang trùng sau giai đoạn bệnh cấp. Một số bệnh nhân bị
bệnh nhẹ, có thể họ không nhận biết được. Những người này về lâu dài có thể trở
thành người mang trùng. Vi trùng thương hàn sinh sôi trong túi mật, ống mật hay
trong gan và đi vào trong ruột. Vi trùng thương hàn có thể sống sót vài tuần trong
nước hay chất thải khơ. Những người mang trùng mãn tính này thường khơng có

triệu chứng và là nguồn lây bệnh sốt thương hàn trong nhiều năm.
*Vi trùng nào gây ra bệnh thương hàn và bệnh thương hàn được chẩn đoán
như thế nào?
_Sau khi ăn hoặc uống nước bị nhiễm, vi trùng Salmonella xâm nhập vào ruột và
tạm thời đi vào dòng máu. Vi trùng sẽ được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu
ở gan, lách và tuỷ xương. Khi đó vi trùng sẽ sinh sôi nảy nở trong tế bào của
những cơ quan này và quay lại dòng máu. Người bệnh bị thương hàn có những
triệu chứng gồm: sốt, khi vi trùng từ cơ quan vào lại trong máu . Vi trùng xâm
nhập vào túi mật, hệ thống ống mật, và mô limpho trong ruột. Tại đây, vi trùng
sinh sôi nảy nở với số lượng lớn. Khi vi trùng vào trong ruột, nó có thể được chẩn
đốn bằng cách lấy phân đem đến phịng xét nghiệm để cấy. Một xét nghiệm khác
là xét nghiệm Widal giúp phát hiện và lượng giá kháng thể của vi trùng thương
hàn trong máu và trong nước tiểu.
*Triệu chứng của bệnh sốt thương hàn :
_Thời kỳ ủ bệnh của sốt thương hàn thường là từ 1 đến 2 tuần và thời gian bị bệnh
kéo dài khoảng 4-6 tuần. Người bệnh có triệu chứng chán ăn, ăn khơng ngon, nhức
đầu, đau nhức toàn thân, sốt và thờ ơ. Ở một số bệnh nhân, chụp X-quang có thể
thấy sung huyết phổi, đau bụng và cảm thấy khó ở là thường gặp. Sốt trở nên hằng
định.
_Bệnh cải thiện từ tuần thứ hai và thứ ba nếu khơng có biến chứng. Khoảng 10%
8


bệnh nhân bị tái phát triệu chứng sau khi cảm thấy khoẻ hơn từ 1 đến hai tuần.
Hiện nay tái phát rất thường gặp ở những người đã điều trị bằng kháng sinh.
*Sốt thương hàn được điều trị như thế nào và tiên lương bệnh ra sao?
_Sốt thương hàn được điều trị bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi trùng
Salmonella . Trước khi sử dụng kháng sinh, tỉ lệ tử vong của bệnh là 10%. Tử
vong xảy ra là do vi trùng thương hàn gây nhiễm trùng lan rộng, viêm phổi, xuất
huyết tiêu hoá (chảy máu đường ruột) hay thủng ruột. Trong thời đại có nhiều

kháng sinh hiệu quả như hiện nay thì tỉ lệ tử vong do bệnh sốt thương hàn giảm
xuống cịn 1-2%.
_Có một số kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt thương
hàn.Chloramphenicol là thuốc được chọn lựa xưa nhất từ nhiều năm nay. Bởi gì
thuốc rất ít tác dụng phụ, chloramphenicol có thể được thay thế bằng nhiều kháng
sinh khác có tác dụng. Nếu tái phát, bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh.
_Giai đoạn mang trùng, tỉ lệ nhiễm bệnh là 3-5%, những người này có thể được
điều trị bằng kháng sinh lâu ngày. Thường bác sĩ sẽ cắt túi mật, nơi bị nhiễm trùng
mãn tính, sẽ chữa khỏi được giai đoạn mang trùng, để không trở thành nguồn lây
cho người khác.
_Đối với những người đi du lịch đến những vùng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt
thương hàn thì hiện nay chủng ngừa là hữu ích.
5.2. Bệnh dịch tễ học:
_ Nguồn truyền nhiễm chủ yếu là súc vật như: bò, lợn bị bệnh phó thương hàn, gà
đi phân trắng... Bệnh viêm ruột phó thương hàn ở trâu bị thường do SalmonellaTyphi Murium và Salmonella-enteritidis. Chim câu, chuột nhắt, chuột cống cũng
là nguồn truyền nhiễm. Nhưng nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất là bệnh viêm
ruột phó thương hàn và bệnh thương hàn ở trâu bị vì bệnh này khó chẩn đốn ở
động vật. Nguồn nguy hiểm thứ hai là súc vật khỏe về lâm sàng nhưng có mang và
đào thải vi khuẩn ra ngồi theo phân, đơi khi theo nước tiểu. Với người bệnh sau
khi khỏi còn tiếp tục đào thải vi khuẩn sau vài chục ngày nữa, có khi kéo dài đến
10-12 tháng. Nguồn đào thải vi khuẩn nguy hiểm là gà, vịt, ngan, ngỗng.
VI/ Quy trình kiểm tra định tính Salmonella:
6.1/ Tiến hành trong phịng thí nghiệm:
Lấy mẫu:

9


• Sản phẩm thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh: lấy mẫu từ 1 vùng bề mặt
càng rộng càng tốt.

• Mẫu bột khô hoặc ngũ cốc: lấy ưu tiên theo khối lượng.
• Mẫu gia cầm: lấy nguyên con, ưu tiên lấy ở phần da, cổ( ít nhất 25cm2 ).
• Mẫu bề mặt: dùng tăm bông vô trùng lấy theo diện tích bề mặt ở nhiều vị trí
( ít nhất 25cm2 ).
Bước 1: Tiền tăng sinh:
_ 25gr thực phẩm + 225ml peptone đệm, đem đồng nhất và ủ ở 370 trong 24h.
• Mẫu gia cầm tươi sống: đặt gia cầm trong 1 bao nhựa lớn, thêm vào 1 lít
mơi trường tăng sinh pepton đệm. Lắc bằng máy lắc trong khoảng 30’ để
mơi trường thấm vào tồn bột mẫu.
• Mẫu sữa bột: 25gr mẫu + 225ml pepton đệm, để yên trong 60’ ở nhiệt độ
phịng. Sau đó lắc cho đến khi sữa tan hồn tồn.
• Mẫu casein, phomat, bơ và các sản phẩm tương tự khác: thực hiện đồng
nhất mẫu ở nồng độ pha loãng 1/100 trong pepton đệm, biện pháp này làm
giảm nồng độ các hợp chất ức chế sự tăng trưởng của Salmonella.
Bước 2: Tăng sinh chọn lọc:
_ Môi trường tăng sinh chọn lọc gồm có: RV, Selenite, tetrathionate broth … cấy
0.1ml từ dịch tăng sinh vào 10ml RV ủ ở 440C/ 24h. Lấy 1ml từ dịch tăng sinh vào
10ml các môi trường khác, ủ 370C/ 24h.
Bước 3: Phân lập:
_ Từ những ống tăng sinh dương tính, cấy phân lập vào các môi trường phân lập
chọn lọc XLD agar, BPLS agar.. ủ 370C/ 24h.
Môi trường
RV
Selenite
Tetrathionate

Tăng sinh (-)
Giữ nguyên màu xanh
Giữ nguyên màu nâu
Giữ nguyên màu xanh


Tăng sinh (+)
Chuyển từ xanh sang trắng
Chuyển từ nâu trong sang đục
Chuyển từ xanh sang trắng

Bước 4: Nhận diện khuẩn lạc:

Salmonella

Đặc điểm khuẩn lạc trên mơi trường
XLD
BPLS
Khuẩn lạc có cùng màu
Hồng tới đỏ, trong suốt,

10


với mơi trường, trong
suốt có khi có tâm đen.

chuyển mơi trường sang
màu đỏ đậm hơn.

6.2/ Sử dụng bộ kit Genequencetm xác định sự có mặt của Salmonella trong
thực phẩm:
Thử nghiệm
_ Thử nghiệm lai DNA sử dụng đầu dò DNA đặc biệt cho Salmonella có thể gắn
trực tiếp với horseradish peroxidase. Điểm cuối mầu sử dụng để xác định

Salmonella spp. Trong thực phẩm sau khi làm giầu môi trường nuôi. Nếu giá trị
hấp thụ nhỏ hơn 0.10 A thì mẫu khơng có Salmonella (âm tính), nếu giá trị hấp thụ
≥0.1 mẫu có Salmonella (dương tính).
Phương pháp:
1.
Làm giàu các mẫu thực phẩm.
2. Thêm 0.4 ml các mẫu đa xlàm giầu (0.2 ml từ mỗi ống nuôi cấy), 0.4
ml các mẫu so sánh âm và dương vào mỗi ống nghiệm 12 x 75 mm tách rời
có dán nhãn.
3.
Thêm 0.1 ml thuốc thử lysis vào mỗi ống mẫu. Lắc trong 5 giây, sau
đó làm ấm ở 65oC trong 5 phút.
4.
Chuyển 0.145 ml của mẫu đã lysed vào các giếng đã định.
5.
Thêm 0.125 ml dung dịch lai đầu dò Salmonella vào mỗi giếng, lắc
trong 2 phút để trộn và ấm ở 45oC trong 1 giờ.
6.
Rửa sạch giếng 5 lần bằng đệm rửa.
7. Thêm 0.15ml dung dịch chất nền tạo mầu vào mỗi giếng và làm ấm ở
nhiệt độ phòng trong 20 phút.
8. Thêm 0.05ml dung dịch hãm vào mỗi giếng.
9.
Đọc mật độ quang ở 450 nm sử dụng bộ đọc thanh hay bản.
Kết quả
Thông số kỹ thuật của sản phẩm
Độ nhạy:
1-5 CFU/26g
Thời gian thử:
1 giờ 53 phút (sau khi làm

giàu)
Số test/kit
tới 93
Phê chuẩn
AOAC-RI#30201

VII/ Biện pháp phòng ngừa sự lây nhiễm Salmonella:

11


_ Rửa tay thường xuyên bằng savon trước khi chuẩn bị làm thức ăn.
_ Dụng cụ nhà bếp, dao, thớt phải được rửa kỹ lưỡng bằng nước javel pha 5ml
trong 750ml nước.
_ Rửa thật kỹ rau quả trước khi ăn.
_Trữ lạnh thức ăn ở nhiệt độ dưới 4 độ C (40 F) làm vi khuẩn phát triển chậm lại.
_ Đông lạnh thịt và cá ở nhiệt độ -18ºC (0F) ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển vi
khuẩn Nhiệt độ nguy hiểm thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ +4 độ C đến +60
độ C hay từ 40ºF đến 140ºF.
_ Cất thịt và rau cải trong những ngăn riêng biệt, tránh làm cho nước thịt dính vào
rau cải.
_ Nấu thật chín thức ăn, thịt thà cá mắm rồi hãy dùng là thượng sách nhất.
_ Không nên ăn hột gà la cót, khơng chín có thể có chứa vi khuẩn Salmonella
enteridis.
_ Nhà có trẻ em dưới một tuổi khơng nên ni rùa rắn, và các lồi bị sát vì chúng
có thể chứa Salmonella.
_ Rửa tay kỹ lưỡng sau khi hốt phân hoặc sờ mó súc vật.
_ Những người đã bị nhiễm Salmonella nên tránh làm công việc chuẩn bị biến chế
thức ăn cho người khác.


VIII/ Một số hình ảnh về bệnh do Salmonella sinh ra:

12


Gà con bị yếu, phân dính vào hậu mơn do tiêu chảy nhiều

Viêm ruột, có các mảng trắng trên niêm mạc ruột

13


Viêm phúc mạc, cơ tim, màng tim có Fibrin

Viêm khớp sưng đỏ, có mủ

Nang trứng phát triển bất thường bên trong buồng trứng

Nang trứng phát triển bất thường bên trong buồng trứng
14


Lòng đỏ trứng lưu lại ở gà con mới nở chết

Gan có điểm hoại tử trắng

lấm
IX/ Tài liệu tham khảo:
_ />_ />_ />_ />ncatID=CAT031225152400F&nsubcatID=SCA031225153753C&newsID=21&m
enuID=4


Mục Lục
Trang
I. Salmonella là gi?........................................................................................1
II. Salmonella tìm thấy ở đâu........................................................................2
III. Điều kiện gây độc của Salmonella...........................................................3
IV. Những triệu chúng khi nhiễm Salmonella................................................5
* Cơ chế giúp Salmonella tồn tại trong cơ thể................................................6
V. Các bệnh do Salmonella gây ra.................................................................7

15


5.1/ Bệnh sốt thương hàn.............................................................................7
5.2/ Bệnh dịch tễ học...................................................................................9
VI. Quy trình kiểm tra Salmonella................................................................9
6.1/ Trong phịng thí nghiệm.......................................................................9
6.2/ Sử dụng bộ Kit xác định Salmonella...................................................10
VII. Biện pháp phòng ngừa sự lây nhiễm của Salmonella............................11
VIII. Một số hình ảnh về bệnh do Salmonella gây ra...................................12
IX. Tài liệu tham khảo.................................................................................14

16



×