Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dao duc 5 Bao ve tai nguyen thien nhien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.36 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Môn: ĐẠO ĐỨC – Lớp 5A BÀI: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2) Tiết: 31 Tuần: 31 Thời gian: 40 phút Ngày soạn: 3/ 4/2013 Ngày dạy: 8/ 4/ 2013 Người dạy: Huỳnh Thị Thiện Thanh Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Lâm. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: + Tìm hiểu được một số tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. + Thực hiện được một số việc làm cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * HS bày tỏ được những thái độ tình cảm đồng tình hoặc lên án phê bình hành động có lợi hoặc có hại cho tài nguyên thiên nhiên. + Tham gia bảo vệ tài nguyên – Quý trọng tài nguyên. * Có hành vi sử dụng tiết kiệm phù hợp các tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Phương pháp: Xử lý tình huống, thực hành. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi tình huống. - Phiếu bài tập. - Phiếu thực hành tiết kiệm điện, nước.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian 1’ 5’. Hoạt động dạy 1. Ổn định lớp: Giới thiệu đại biểu 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi lần lượt 2 HS, hỏi: + Vì sao chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?. + Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?. Hoạt động học. + HS 1: Vì tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người ( như đất, nước, không khí,…), tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc biến mất. Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + HS 2: Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chúng ta cần sử dụng tiết kiệm hợp lý, giữ gìn các tài nguyên, tránh lãng phí và chống ô nhiễm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4’. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Dạy học bài mới: a. Khám phá: - Yêu cầu HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.. 7’. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV sử dụng các tranh, ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên chính của Việt Nam như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu,… - GV nói: Như chúng ta đã biết tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không phải là vô hạn. Nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm và hợp lý, nó sẽ cạn kiệt và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con người. Vậy để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chúng ta cần phải làm gì? Ở tiết học hôm nay chúng ta sẽ học qua bài: “ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – Tiết 2”. - GV gọi HS nhắc lại tên đề bài. b. Kết nối: Hoạt động 1: Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tâp 4. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân , xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Yêu cầu HS trình bày kết quả: GV đọc lần lượt từng ý với mỗi ý gọi 1 HS lên bảng gắn băng giấy ghi ý đó vào cột: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoặc không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho phù hợp. Bảo vệ tài nguyên Không bảo vệ tài nguyên - GV kết luận: + (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + (b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.. - 2-3 HS nêu: Tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển,…. - 2 – 3 HS nhắc lại.. - 1 HS đọc. - HS làm việc cá nhân.. - HS lắng nghe, đối chiếu với kết quả đã làm của mình để gắn ý kiến cho đúng, các HS nhận xét, góp ý.. - HS nêu các ý ở cột: Bảo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV hỏi: Qua bài tập này em nào có thể nêu vệ tài nguyên thiên nhiên cho những việc nên làm và không nên làm và không phải bảo vệ tài để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? nguyên thiên nhiên.. 12’. - GV kết luận: Chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống lâu dài, không làm tổn hại đến thiên nhiên. - GV nói: Các em đã biết được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vậy để vận dụng các việc làm ấy vào cuộc sống như thế nào? Cô và các em cùng qua hoạt động tiếp theo xử lý tình huống. Hoạt động 2: Xử lý tình huống. * Mục tiêu: Biết thực hiện một số việc làm cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ có ghi các tình huống và yêu cầu HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống ghi trong bảng phụ. Thời gian thảo luận 5 phút. + Tình huống 1: Lớp em đến tham quan vườn quốc gia. Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quý trong rừng mang về làm kỷ niệm. Em sẽ làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm. - GV liên hệ: Qua tình huống trên, các em phải biết bảo vệ các loại hoa và cây xanh ở nhà, trong sân trường. Không nên dẫm đạp lên các bồn hoa, không hái hoa, bẻ các cành cây mà nên trồng thêm hoa và cây xanh để góp phần khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. + Tình huống 2: Nhóm bạn Lan đi dã ngoại ở biển, sau khi ăn uống xong. Lan đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác. Nếu có mặt trong nhóm bạn Lan em sẽ làm gì?. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV liên hệ: Đa số các em ở đây đều gần. - 1 HS đọc tình huống. - HS thảo luận nhóm, giải quyết tình huống. + Em sẽ khuyên các bạn không hái hoa để bảo vệ rừng. Chọn và nhặt vài chiếc lá đã rụng làm kỷ niệm cũng được, hoặc chụp ảnh bông hoa đó.. + Em sẽ khuyên các bạn sau khi ăn uống phải thu gom rác lại rồi tìm thùng rác để vứt. Động viên nhau cùng cố gắng đi tiếp. Làm như thế sẽ bảo vệ biển không bị ô nhiễm, giữ được cảnh biển sạch sẽ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> biển vì vậy dù ở nhà hay ở trường khi ăn quà vặt, các em nên để rác đúng nơi quy định. Để bảo vệ môi trường sống của chúng ta luôn xanh, sạch đẹp. - GV nêu câu hỏi để kết luận: Chúng ta cần làm gì với tài nguyên thiên nhiên để sử dụng được lâu dài? - GV hỏi: + Với hành động phá hoại tài nguyên thiên nhiên chúng ta phải có thái độ như thế nào?. 8’. + Với hành động bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên chúng ta phải có thái độ như thế nào? c. Thực hành: Hoạt động 3: Báo cáo về tình hình bảo vệ tài nguyên ở địa phương. * Mục tiêu: Biết tham gia bảo vệ và quý trọng tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, liệt kê các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ các tài nguyên đó vào phiếu bài tập. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. GV giúp HS ghi nhanh lên trên bảng các ý kiến một cách tổng hợp. - Yêu cầu nhắc lại các tài nguyên ở địa phương và những biện pháp bảo vệ. - GV sử dụng các tranh, ảnh đã sưu tầm để dẫn chứng cho các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. - GV kết luận: Địa phương ta có tài nguyên thiên nhiên cần được bảo vệ, các em hãy gương mẫu thực hiện giúp tài nguyên ở quê hương được duy trì lâu dài, giúp ích nhiều cho con người. - GV liên hệ: Chắc các em cũng đã biết ở huyện của chúng ta có một hệ sinh thái san hô ở Rạn Trào – Xuân Tự. Trước đây thì bị người dân khai thác thủy hải sản quá mức với phương pháp khai thác mang tính hủy diệt, làm sụt giảm và tuyệt diệt các loài có giá trị thương mại cao. Ngày nay thì được. - Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên, sử dụng hợp lí, tiết kiệm. + Cần nhắc nhở để mọi người không phá hoại tài nguyên thiên nhiên, nếu cần báo với công an hoặc chính quyền. + Cần ủng hộ và thực hiện theo.. - Các HS làm việc cá nhân, liệt kê các tài nguyên vào phiếu bài tập. - Một số HS trình bày. Mỗi lần chỉ nêu một tài nguyên và biện pháp. Các bạn khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. - 1 HS nhắc lại các tài nguyên và biên pháp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chính quyền thành lập khu bảo tồn thì không còn người dân khai thác san hô trái phép. Số lượng các loài hải sản trong khu vực cũng gia tăng, vùng san hô ở Rạn Trào cũng được hồi sinh mạnh mẽ. Các em cần phải bảo vệ tài nguyên vô giá ấy ccho thế hệ mai sau. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS tự lên kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện, nước ở gia đình và nhà trường trong thời gian một tuần và ghi kết quả vào phiếu. SỬ DỤNG ĐIỆN. 3’. Ở nhà Cách sử dụng. Ở trường. Theo dõi thực hiện. Cách sử dụng. T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN …. …. …. …. …. …. …. …. Theo dõi thực hiện. T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN …. …. …. …. …. …. …. …. SỬ DỤNG NƯỚC Ở nhà Cách sử dụng. Ở trường. Theo dõi thực hiện. Cách sử dụng. T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN …. …. …. …. …. …. …. …. Theo dõi thực hiện. T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN …. …. …. …. …. …. …. ….

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×