Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

De thi thu DH mon Ngu van 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.34 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD -ĐT KHÁNH HÒA Trường THPT Hoàng Văn Thụ. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Môn : Ngữ văn Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: " Đến đây ta đã hoàn toàn ra khỏi thế giới thực và cả thế giới mộng của ta. Xa lắm rồi. Ta thấy những gì xung quanh ta? Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm, linh động như một người hay đúng hơn như một yêu tinh. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng nao nức dục tình. Hàn Mạc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê người...Ta rùng mình, ngơ ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trước mắt. Trời đất này thực của riêng Hàn Mạc Tử ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được. Nghĩ thế ta bỗng thương con người cô độc. Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp". ( Trích " Thi nhân Việt Nam"_ Hoài Thanh_ NXB Văn học, Hà Nội_ 1999, trang 198) 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn ngữ liệu trên? (0.5 đ) 2. Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử đã được tác giả Hoài Thanh miêu tả như thế nào? (0.25 đ). Theo em, điểm độc đáo của Hoài Thanh khi viết về trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là gì? (0.25 đ). 3. Trong câu " Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm, linh động như một người hay đúng hơn như một yêu tinh", thành phần " Trăng, toàn trăng " đóng vai trò gì? (0.25 đ). 4. Từ " lục lọi " trong câu " Ta rùng mình, ta ngơ ngác, ta đã lục lọi trong khắp đáy lòng ta..." được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0.25 đ). 5. Nếu phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp, câu " Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp " thuộc kiểu câu nào? (0.25 đ). Nêu tác dụng của nó trong đoạn ngữ liệu trên? (0.25 đ). 6. Nêu ngắn gọn (không quá 10 từ) tình cảm của tác giả bộc lộ trong đoạn ngữ liệu trên? (0.5 đ). 7. Đoạn ngữ liệu này thuộc phong cách ngôn ngữ nào trong các phong cách ngôn ngữ đã học? (0.25 đ). Hãy đặt cho nó một nhan đề? (0.25 đ). II. Phần làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: "... Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học. Người Việt không biết tự hào về người Việt ... Người Việt đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng..." (Trích thư của một du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam_ Dẫn theo Vietnam. net_ ngày 25/3/2014). 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2 (4.0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau: 2a. Cảm nhận của anh (chị) về những khám phá, phát hiện về đời sống và nghệ thuật của nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 2b. Bàn về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai_ NXB Giáo dục, 2008, trang 40 cho rằng:"...Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người" và " bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc". Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên? Hết. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×