Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nhung la thu tro ve tu ben kia chien tuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.5 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Những lá thư trở về từ bên kia chiến tuyến
QĐND - Thứ Sáu, 12/10/2012, 12:4 (GMT+7)


<b>QĐND-Chiều thu 2012, tơi tìm đến căn nhà số 73, đường Trưng Nữ Vương (Hải</b>
<b>Châu, Đà Nẵng), tư gia của Trung tá Nguyễn Xuân Sanh, chủ nhân của những lá</b>
<b>thư thất lạc sang bên kia chiến tuyến sau 36 năm nay đã “trở về”.</b>


Ngày ấy, chàng trai quê Đồng Hới (Quảng Bình) Nguyễn Xuân Sanh, sau khi học xong
Trường Thể dục Thể thao Trung ương, về công tác tại quê hương, là cầu thủ bóng bàn đội
tuyển trẻ quốc gia, cầu thủ đội tuyển bóng chuyền tỉnh Quảng Bình. Năm 1963, Nguyễn
Xuân Sanh nhập ngũ vào Trung đoàn 170 Hải quân. Sau 18 tháng huấn luyện chuyên
ngành hàng hải và các hoạt động tác chiến, anh chính thức trở thành cán bộ đặc công
nước. Tháng 10-1966, Nguyễn Xuân Sanh gia nhập đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước”. Từ đấy, tên anh được gắn liền với chiến công của Bộ đội Đặc cơng nước tỉnh
Quảng Đà. Đó là những đêm hịa mình trong dịng nước đen thẫm, đánh sập cầu Thủy Tú,
cầu Vĩnh Điện, cầu Bà Rén… để cắt đứt liên lạc, chi viện của địch, tạo điều kiện để đơn
vị bạn lập công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bức thư gửi mẹ của Nguyễn Xn Sanh.


Ngày đó, ơng Sanh khơng nhớ rõ năm 1967 hay 1968, khi ông là Đội trưởng đơn vị đặc
cơng nước Quảng Đà, đóng qn tại thôn 1, xã Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam), đơn
vị có mã số hịm thư là 354-Thanh Khiết. Hơm ấy, nhân dịp có chiến sĩ Nguyễn Văn Sơn
(quê Thái Thụy, Thái Bình) ra miền Bắc cơng tác, Đội trưởng Sanh tranh thủ ghi mấy
dịng gửi về hậu phương. Trong đó, lá thư đầu tiên anh dành cho mẹ:


<i>Mẹ thân yêu của con!</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Nhưng nay thì chịu rồi, con sẽ hoãn tất cả lại để đợi ngày chiến thắng, ngày thống nhất,</i>
<i>giá lúc ấy mà gia đình ta sum họp thì vui sướng biết chừng nào. </i>



<i>Mẹ kính mến!</i>


<i>Độ này mẹ sống ra sao? Các em con có được học hành gì khơng? Chị Dục và các cháu</i>
<i>sống thế nào hở mẹ? Chắc độ này mẹ già lắm rồi? Con trông mãi làm thế nào mà gặp</i>
<i>được mẹ. Cịn con, sức khỏe vẫn bình thường, cơng tác, học tập, chiến đấu tốt. Mẹ đừng</i>
<i>có lo lắng gì về con. </i>


<i>Thơi mẹ nhé! Nhân tiện có đồng chí cùng đơn vị con ra Bắc công tác, con vội viết vài</i>
<i>dòng gửi chung thư với Khánh. Khánh sẽ viết thư gửi vào cho mẹ vì đồng chí ấy ra Hà</i>
<i>Nội nên luôn tiện. Con viết vội quá, mẹ thông cảm. Chào mẹ. Con yêu của mẹ.</i>


<i>Con Xuân Sanh</i>
<i>354-THANH KHIẾT</i>


Người ta thường nói, trong cuộc đời người đàn ơng có hai người đàn bà quan trọng nhất
là mẹ và vợ. Trung tá Nguyễn Xuân Sanh cũng không là ngoại lệ, người anh nghĩ đến sau
mẹ là cô xạ thủ Nguyễn Thị Khánh đang lặng lẽ chờ anh đến ngày chiến thắng trở về:
<i>Khánh em thân u!</i>


<i>Nhân tiện có đồng chí cùng đơn vị ra Bắc công tác, anh tranh thủ viết vài dòng về thăm</i>
<i>em.</i>


<i>Anh xa em đã bao nhiêu ngày rồi nhỉ, kể cũng khá lâu rồi. Anh viết cho em thư này là ba,</i>
<i>khơng biết em có nhận được không? Sao mà anh chưa nhận được thư, không biết có thất</i>
<i>lạc đâu khơng? Thế nào, độ này em có khỏe khơng? Cơng tác ra sao? Hiện đang ở</i>
<i>trường làm huấn luyện viên hay đã ra trường? Bất kỳ cơng tác gì cũng cố gắng phát huy</i>
<i>tính tiền phong của mình trong mọi lĩnh vực cơng tác đừng để người ta chê trách. Hơn</i>
<i>nữa, mình đang có một người anh thân thiết nhất đang công tác ở chiến trường miền</i>
<i>Nam, phải làm thế nào để xứng đáng với anh chứ? Tuy anh ở xa nhưng anh vẫn biết</i>
<i>được các sinh hoạt của em, anh nói thế khơng phải nói lại mà không phải để dọa em đâu.</i>


<i>Anh ở xa nhưng có đồng chí anh ở gần em và cung cấp tình hình cho anh. Nói chung,</i>
<i>những tình hình ở miền Bắc, anh đều nắm được, em cứ yên chí. Cịn sức khỏe của anh thì</i>
<i>vẫn bình thường. Em đừng lo cho anh, nghĩa là anh vẫn sống mạnh khỏe, công tác và</i>
<i>chiến đấu tốt. Ngày thống nhất, anh sẽ trở về với em. Nếu em không đợi được đến ngày</i>
<i>đó thì anh cũng khơng trách đâu. Em cứ suy nghĩ và hành động theo ý nghĩ của em,</i>
<i>không việc gì đâu. Anh rất thơng cảm với hồn cảnh và cuộc sống của em. Anh đã làm</i>
<i>cho cuộc sống của em phải liên lụy và chờ đợi. Em đã khổ nhiều, tình cảm thiếu thốn.</i>
<i>Nay anh yêu em, bắt em phải chờ đợi. Đáng lẽ người ta yêu nhau đầu gối tay ấp, luôn</i>
<i>động viên. Nhưng em lại yêu anh mà anh thì ở xa em, nay lại càng xa. Thật là một con</i>
<i>người đau khổ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Giờ này em đang làm gì? Em nhận thư anh lúc đang luyện tập, đang lên lớp hay đang</i>
<i>nghỉ trưa? Giờ này em có nghĩ đến anh khơng nhỉ? Thế em có biết anh đang làm gì</i>
<i>khơng? Anh đang sống giữa chiến trường miền Nam, xung quanh là quân giặc, loài mặt</i>
<i>người dạ thú đang ngày đêm tìm cách sát hại dân lành, nhưng tính mạng của chúng</i>
<i>chẳng được bao lâu nữa. Ngày chiến thắng, ngày sum họp sắp đến với chúng ta…</i>


Nếu nội dung thư có thể gợi lên cho độc giả sự liên tưởng đã bắt gặp ở đâu đó thì hành
trình của hai lá thư này mới là điều hy hữu. Hôm Nguyễn Văn Sơn lên đường, Sanh tiễn
chân đồng đội với hy vọng một ngày gần nhất mẹ và người yêu sẽ nhận được thư anh.
Gửi thư, chờ hồi âm, nhưng càng trông càng bặt tin, anh nghĩ rằng thư đã thất lạc là
chuyện bình thường của thời chiến. Nhưng một sự bất ngờ đã xảy ra khiến mỗi khi nhớ
đến ơng Sanh lại nghẹn lịng. Ấy là khi đất nước thống nhất, trên đường ra miền Bắc,
Nguyễn Xuân Sanh mới biết Sơn hy sinh khi chưa về đến đích, những tưởng hai lá thư
của Sanh thấm máu đồng đội đã hòa vào lòng đất mẹ. Nhưng tháng 9-2003, đại diện tổ
chức cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam (VVA), khi đến thăm Đà Nẵng đã bàn
giao cho cơ quan chức năng 2 lá thư của chiến sĩ Nguyễn Xuân Sanh gửi từ chiến trường
miền Nam ra miền Bắc. Theo thông tin VVA cung cấp, đây là những lá thư do cựu binh
Mỹ thu được từ thi thể của một chiến sĩ giải phóng tại một địa điểm cách Đà Nẵng 50
dặm về phía tây nam. Nguồn tin này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin


truyền thông và như một lẽ dĩ nhiên nó được hội tụ về căn nhà số 73, đường Trưng Nữ
Vương (Đà Nẵng). Ông bà Sanh-Khánh ngỡ ngàng nhận ra nét chữ thuở thanh xuân khi
mái đầu điểm sương. Từ bấy đến nay, lâu lâu, họ lại đem bức thư ra đọc cho con cháu
nghe và cùng ôn lại một thời đất nước “gian lao mà anh dũng”. Ơng Sanh cho biết: Đây
là bản photo, cịn bản gốc cơ quan chức năng đang lưu giữ.


Trung tá Nguyễn Xuân Sanh và bức thư “kỷ vật”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thư của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Sanh có thể được xem là một trong những trường
hợp như vậy, vì nó đã góp phần lý giải vì sao “tồn thắng ắt về ta”.


</div>

<!--links-->

×