56
ĐỘC CHẤT TRONG SẢN XUẤT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mô tả được quá trình xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong
cơ thể.
2. Liệt kê được các nguyên nhân gây nhiễm độc trong lao động sản xuất
3. Trình bày được các nguyên tắc chẩn đoán, xử trí và dự phòng nhiễm
độc trong lao động sản xuất.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát môi trường lao động
và tình trạng sức khỏe trong việ
c phòng nhiễm độc hóa chất.
1. Mở đầu
Ngay từ khi con người biết sử dụng chất độc vào sinh hoạt và sản xuất
cũng như khi chất độc được dùng vào mục đích quân sự, độc học đã ra đời
và phát triển để đáp ứng yêu cầu dự phòng và điều trị các trường hợp nhiễm
độc. Ngành độc chất học phát triển đặc biệt nhanh vào những năm của thế
kỷ
hai mươi. Ngày nay, chất hóa học ngày càng được ứng dụng vào việc
phục vụ đời sống con người thì vấn đề độc chất học nói chung càng phải
chú trọng phát triển.
Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất
độc đối với cơ thể và đề ra những biện pháp dự phòng, điều trị và khắc
phục hậu quả của nhiễm độc.
- Ngày nay, người ta biết có nhiều loại chất với liều lượng nhất định là
thuốc điều trị nhưng với liều cao là chất độc.
Chất độc là chất với liều rất nhỏ trong những điều kiện nhất định có
thể gây nên những rối loạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, thậm chí gây
nhiễm độc có thể dẫn tới tử vong. Như vậy giới h
ạn giữa chất độc và chất
không độc được phân biệt bởi liều lượng. Có tác giả đề nghị giới hạn giữa
chất độc và không độc là liều 100 mg/kg, nghĩa là chất nào có khả năng gây
57
nhiễm độc từ liều dưới 100 mg/kg được coi là chất độc.
Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều lượng
nhất định gây ảnh hưởng tới các hệ thống sinh học của cơ thể.
- Chất độc có trong môi trường lao động và liên quan chặt chẽ với một
nghề nghiệp nào đó là chất độc nghề nghiệp, bệnh do chất độ
c nghề nghiệp
gây ra là nhiễm độc nghề nghiệp.
2. Dịch tễ học nhiễm độc
- Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm 1952 là vụ dịch điển hình được
mô tả trong lịch sử, Đó là do hàm lượng SO
2
trong không khí tăng cao do
khí thải của nhà máy.
- Các nhà máy xí nghiệp hàng năm có các vụ nhiễm độc khí Co ,Pb,
Hg, AS...
- Các vụ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, số tử
vong cũng tăng cao.
- Vụ dịch xuất huyết ở trẻ em do sử dụng phấn rôm có chứa chất
chống đông tại Thành phố Hồ Chí Minh được phát hiện đo thiết kế nghiên
cứu ca bệnh- đối chứng.
- Hàng năm có khoảng 200.000 chất hóa học được phát hiện ra và có
khoảng 20.000 chất được đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình nhiễm độc.
3. Nguyên nhân gây nhiễm độc trong sản xuất
3.1. Do chủ quan
- Thiếu hiểu biết về chất độc
- Không tuân thủ quy trình quản lý và sử dụng chất độc
- Không sử dụng trang thiết bị phòng độc
Sức khỏe người lao động không tốt, người lao động mắc các bệnh làm
c
ơ thể tăng cảm nhiễm với chất độc.
3.2. Do khách quan
- Công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu gây phát tán chất độc, gây ô
nhiễm môi trường lao động.
- Nhà xưởng kém thông khí
58
- Môi trường làm việc nóng, ẩm
- Tính chất lý học của chất độc:
+ Khả năng bay hơi càng thấp càng có tính độc cao.
+ Độ hoà tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ, hệ số hoà tan
cao thì độc càng mạnh.
Tính chất hóa học của chất độc quyết định khả năng tác dụng độc, đặc
biệt là cấu trúc hóa học của chất độc.
4. Sự xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chết độc trong c
ơ thể
4.1. Sự xâm nhập
4.1.1 Đường tiêu hóa
a) Qua miệng: một số chất độc xâm nhập vào cơ thể qua ăn uống có
thể được hấp thu ngay tại niêm mạc miệng. Các chất độc hấp thu được qua
niêm mạc miệng rất nguy hiểm bởi chúng không bị ảnh hưởng của dịch dạ
dày và không được qua gan khử độc trước khi đi vào tuần hoàn chung.
b) Qua dạ dày: nhiều chất hóa học có tính acid y
ếu được hấp thu
nhanh chóng qua dạ dày.
c) Ruột non: tốc độ hấp thu các chất khuếch tán qua thành ruột cũng
được quyết định bởi hằng số phân ly và tính tan được trong lipid của chúng.
4.1.2. Đường hô hấp
Hô hấp là đường vào chính của nhiều chất độc công nghiệp. Chất độc
hít phải vào phổi có thể đi vào tuần hoàn chung ngay.
Diện tích các phế nang được ước lượng là khoảng 80m
2
. Trong phế
nang, không khí chỉ được tách ra khỏi máu mao mạch qua một vách có
chiều dày từ 1/10 đến 1/20 cm. Chính vì vậy nhiều chất độc ở dạng hơi, khí
dung dễ dàng qua các vách phế nang để vào máu. Mức tiếp xúc của cơ thể
với chất độc (T) sẽ phụ thuộc vào nồng độ (c) của chất độc trong không khí
môi trường và thời gian tiếp xúc (t), được tính theo công thức:
T = c. t
Các chất hấp thu theo đường phổi sẽ theo hệ thố
ng tuần hoàn tới thẳng
các cơ quan khác nhau (não, thận) mà không qua gan như các chất vào bằng
đường tiêu hóa.
59
4.1.3. Đường da
Việc vận chuyển qua da có thể được thực hiện bằng hai đường chính:
đường qua biểu bì và đường qua nang lông, tuyến bã. Vận chuyển qua biểu
bì thì không nhanh bằng đường qua nang lông, tuyến bã nhưng vì diện tích
biểu bì lớn hơn, nên ở da sự hấp thu chủ yếu diễn ra qua đường biểu bì.
Sự vận chuyển qua biểu bì thực hiện chủ yếu bằng khuếch tán thụ
động và hàng rào chính đối với khuếch tán là l
ớp sừng.
4.2. Sự hấp thu của chất độc vào máu
Chất độc hấp thu vào máu với tốc độ và số lượng khác nhau phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: tính chất vật lý và hóa học của chất độc (độ hoà tan
trong nước hay trong lipid, khả năng liên kết với các cấu trúc đặc hiệu và
không đặc hiệu...), tình trạng cơ thể (tuổi, giới, thể tạng, màng tế bào, thành
mạch, tuầ
n hoàn tại chỗ...), các yếu tố bên ngoài (có mặt của các yếu tố làm
tăng hấp thu, các chất hoà tan, điều kiện tại chỗ...). Vì vậy có chất độc xâm
nhập nhưng sự hấp thu vào máu không hoàn toàn
4.3. Sự phân bố của chất độc trong cơ thể
4.3.1. Sự phân bố
Sau khi hấp thu vào máu và bạch mạch, chất độc được phân bố đến cơ
quan tổ chức, tế bào bằng cơ chế
đối lưu hoặc khuếch tán (do chênh lệch về
nồng độ). Quá trình phân bố kết thúc khi chất độc tập kết tại vị trí tấn công
đặc hiệu. Quá trình phân bố chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
- Sự phân bố mao mạch và cung cấp máu trong cơ quan, tổ chức.
- Tình trạng của màng mao mạch tại chỗ.
- Cấu trúc, chức năng của màng tế bào.
- Ái lực hóa học giữa ch
ất độc với các cấu trúc đặc hiệu.
Một số chất độc được tích luỹ dưới dạng không hoạt động trong một
số tổ chức, ví dụ: các hợp chất phospho hữu cơ tích luỹ trong tổ chức mỡ,
hợp chất chì, asen tích luỹ trong tổ chức xương... Từ các vị trí này, chất độc
có thể giải phóng trở lại ở dạng hoạt động. Một số
chất độc có khả năng
liên kết với protein huyết tương ngay sau khi hấp thu vào máu như: chất
độc yperit, CS, chất độc thần kinh...
Chất độc có khả năng vượt qua màng tế bào để tác động vào những
60
cấu trúc bên trong, đồng thời cũng có thể quay trở ra dịch ngoại bào hoặc
máu.
4.3.2. Sự kết hợp giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu
Vị trí tấn công đặc hiệu còn được gọi là tế bào đích hoặc thụ thể
(receptor). Có thể có một số lượng lớn xâm nhập vào cơ thể nhưng chỉ
những phân tử chất độc nào kết hợp vớ
i tế bào đích mới gây ra tác dụng
độc. Nghĩa là giữa chất độc và vị trí tấn công phải phù hợp về mặt cấu trúc.
Lực kết hợp càng chặt, số lượng thụ thể bị chiếm chỗ càng nhiều thì tác
dụng của chất độc càng mạnh. Do đó, cường độ tác dụng của một chất độc
phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Ái lực hóa học gi
ữa chất độc và thụ thể.
- Nồng độ chất độc tại chỗ.
- Sự phù hợp về mặt cấu trúc của hai thành phần tham gia có bị các
yếu tố khác làm thay đổi không.
- Một số điều kiện tại chỗ: pH, nồng độ các chất điện giải...
Như vậy chất độc được phân bố trong cơ thể, một phần tích luỹ lại
trong các tổ
chức, một phần được tác dụng với các receptor.
4.4. Biến đổi của chất độc trong cơ thể
Chất độc chịu sự tác động của các yếu tố trong cơ quan, tổ chức và bị
biến đổi, chuyển hóa. Có những chất độc vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu
cho đến khi thải trừ ra ngoài. Phần lớn các chất đều bị thay đổi về mặt cấu
trúc hóa họ
c cũng như tính chất ban đầu. Có một số chất độc thông qua quá
trình biến đổi sinh hóa chuyển thành sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn
để rồi thải trừ ra khỏi cơ thể. Trái lại, có một số chất độc bị thay đổi tính
chất trở thành dạng có hoạt tính hóa học mạnh hơn và độc hơn trong cơ thể.
Sự tương tác giữa chất độc với cơ
thể thường thông qua các phản ứng
sau:
- Phản ứng liên hợp
- Phản ứng khử ôxy
- Phản ứng ôxy hóa khử
- Phản ứng thuỷ phân