Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai viet so 1 lop 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.51 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH. KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2013 – 2014 BÀI VIẾT SỐ 1 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề). I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Đọc – hiểu văn bản văn học. + Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 1 - LỚP 11 Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Chủ đề 1. Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Tổng cộng. Vận dụng thấp. Vận dụng cao Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí 1 10. 10 điểm = 100%. 1. 10 điểm 10. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. Cộng. = 100%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 (BÀI VIẾT SỐ 1 – Nghị luận xã hội) Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề). Suy nghĩ của Anh, chị vể lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. - Hết –.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> V- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu. Nội dung cần đạt. 1. Yêu cầu về kĩ năng 10 điểm Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội- một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề được nghị luận: câu nói của Đức Phật. - Khái quát vấn đề: con người sống ai cũng phải hòa nhập vào tập thể, phải biết sống vì người khác. b. Thân bài: - Giải thích quan niệm: Quan niệm sống được đặt ra trong luận đề: + “Giọt nước” và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó không bao giờ biến mất. - Phân tích, chứng minh: + Trong cuộc sống, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể sống được, tồn tại được. Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng đồng, vô tâm với xã hội,… thì tất nhiên, ta sẽ ko phải nhận dc những phiền toái do người khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó. (Lấy dẫn chứng). + Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình (Lấy dẫn chứng). + Từ xa xưa đến nay, con người sống vì cộng đồng, đoàn kết, nhờ sự đoàn kết ấy con người mới chống lại đucợ sự khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại và phát triển (Lấy dẫn chứng). - Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người.. Thang điểm. 1. 1,5. 1,0. 2,5. 2,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. Kết bài: - Khẳng định sự đúng đắn của câu nói. - Cảm nhận của bản thân. 2,5. 1,5 VI- PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................ Người biên soạn đề. Trần Thị Vân Anh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×