Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai viet so 6 lop 11 VA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ - LỚP 11 NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN NGỮ VĂN Mã nhận diện câu hỏi: CHTL Môn học: Ngữ Văn Thông tin chung: - Lớp 11 - Chủ đề: Văn học, Làm văn. - Chuẩn cần đánh giá: + Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản. + Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết. + Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS. - Mức độ tư duy: Từ nhận biết, thông hiểu, đến vận dụng cao để viết bài Làm văn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT * Mục tiêu kiểm tra - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. * Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: + Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản. + Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết. + Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức Làm văn: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 - LỚP 11 Mứ c độ. Nhận biết. Thông hiểu. Chủ đề 1. Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.. Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Tổng cộng. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.. 1. Viết bài văn nghị luận văn học về tâm trạng nhân vật trữ tình trong tác phẩm văn học 1 4.0 6.0. Cộng. 10 điểm = 100% 10 điểm = 100%. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2013 - 2014 BÀI VIẾT SỐ 6 (Bài viết ở nhà). Câu 1 (4 điểm): Em có suy nghĩ gì về phát biểu của Nick Vujicic: “Tôi là một điều kì diệu. Bạn cũng là một điều kì diệu?” Câu 2 (6 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. - HẾT V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1. Ý. 1. Nội dung cần đạt Điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh nắm vững yêu cầu làm bài văn nghị luận xã hội. - Giải thích được ý nghĩa bài thơ, bàn luận được vấn đề. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát vấn đề: 0,5 - Dẫn dắt câu nói của Nick Vujicic. b. Thân bài: * Giải thích: - “Điều kì diệu”: là những điều lạ thường trong cuộc sống. Nó thường đem đến sự ngạc nhiên, thán phục của mọi người. => Câu nói khẳng định: mỗi cá nhân đề có thể làm nên sự lạ thường trong cuộc sống. * Bình luận: 2,0 - Điều kì diệu thường được biết do tạo háo làm ra (vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên...) hoặc do một cá nhân có phẩm chất,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. 3 2. khí chất đặc biệt làm nên (thiên tài). - Điều kì diệu ko phải ở đâu xa mà nó nằm ngay trong con người bạn. Nếu mỗi cá nhân khong ngừng nỗ lực vượt lên nghịch cảnh trong cuộc đời, vượt qua định mệnh nghiệt ngã của số phận thì khi đó bản thân đã làm nên điều kì diệu của chính cuộc đời mình. - Điều kì diệu sẽ có khi mỗi người biết tạo niềm tin, thắp sáng khát vọng, giữ trong tim một tình yêu cuộc sống đến mãnh liệt. - Dẫn chứng: Nick Vujicic là một “điều kì diệu”: khuyết tật tứ chi nhưng anh hòa nhập và cuộc sông với một niềm tin yêu cuộc sống. + Tấm gương sáng ở Việt Nam: Nguyễn Ngọc Ký... * Mở rộng bàn bạc: - Mỗi người đều tiềm ẩn trong mình một khả năng, phẩm chất, khí chất đặc biệt. Nếu chúng ta biết phát triển, trau dồi nhất định sẽ làm nên những điều kì diệu. - Điều kì diệu sẽ mỉm cười với tất cả những ai có nghị lực, biết nâng niu, trân trọng cuộc đời. c- Kết bài - Khẳng định nội dung của câu nói trên là hoàn toàn đúng. - Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về nghị lực sống. 1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài NLVH; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, có các luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần làm rõ những nội dung sau: a. Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích trong bài thơ. - Hồn thơ Huy Cận; Tràng giang là bài thơ hay. - Bốn câu kết của bài rất đặc sắc, khái quát được bút pháp nghệ thuật cũng như tư tưởng chủ đạo của bài thơ. b. Vẻ đẹp 2 câu thơ đầu: - Tạo dựng được bức tranh phong cảnh tráng lệ: + Nghệ đối lập giữa cái mênh mông với cái nhỏ bé cô đơn: lớp lớp mây cao >< cánh nhỏ. + Từ ngữ gợi hình ảnh sinh động, gợi màu sắc đẹp: Lớp lớp, đùn, núi bạc, bóng chiều sa,... - Nghệ thuật điểm xuyết cánh chim nhỏ vào cảnh hoàng hôn mang phong cách thơ cổ. - Đây là bức tranh tâm trạng: nỗi cô đơn thấm thía, con. 1,0. 0,5. 0,5. 5,0. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> người nhỏ nhoi, buồn trước không gian vô cùng của vũ trụ. c. Vẻ đẹp hai câu cuối: - Vẫn có cảnh thiên nhiên nhưng chủ yếu là tâm trạng nhớ thương da diết. + Khai thác nghệ thuật: từ ngữ gợi cảm lòng quê, dợn dợn => lòng nhớ thương quê hương lan toả, xao động mãi trước cái mênh mông vời con nước. + Dợn dợn: gợi cảm giác, tình yêu quê hương như xoáy sâu vào lòng người. - Âm hưởng thơ đường trong câu thơ mới: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà - So sánh với thơ Thôi Hiệu để thấy được sự sáng tạo của tác giả: buồn hơn, nhạy cảm hơn. - Nỗi nhớ quê hương da diết đã nâng tình cảm, cảm xúc của nhà thơ lên ý nghĩa nhân văn cao đẹp. d. Kết thúc vấn đề: Khẳng định vị trí của đoạn thơ trong toàn bài và ý nghĩa chung của bài thơ: "Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc" (Xuân Diệu). 3. Gợi ý cho điểm - Điểm 6: Đáp ứng đầy các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu. - Điểm 4 - 5: Đáp ứng các yêu cầu trên nhưng bài viết còn hạn chế về cảm xúc, còn mắc một vài lỗi trong hành văn. - Điểm 3: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2 - 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt quá yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài. V- PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. Người biên soạn đề kiểm tra. ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ................................................... Trần Thị Vân Anh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×