Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tài liệu bài thơ "Vẽ quê hương" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 20 trang )



Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Mặt trời đỏ chót
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh…
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!

Bài thơ được chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Khổ thơ đầu: Giai đoạn chuẩn bị đồ
dùng vẽ tranh của em bé.
Đoạn 2: Khổ thơ tiếp theo: Bức tranh quê hương


qua ngòi bút chì màu xanh của em bé.
Đoạn 3: Khổ thơ tiếp theo : Bức tranh quê hương
qua ngòi bút chì màu đỏ của em bé.
Đoạn 4: Khổ thơ cuối: Tình cảm em bé dành cho
quê hương.
Bố
cục

Sông máng:
Cây gạo:
sông do người đào để lấy
nước tưới ruộng hoặc để
thuyền bè đi lại.
cây bóng mát,thường có ở
miền Bắc, ra hoa vào
khoảng tháng 3 âm lịch,
hoa có màu đỏ rất đẹp.


Đoạn 1: Khổ thơ đầu:
Giới thiệu hình ảnh em bé đang chuẩn bị màu
để vẽ tranh: bức tranh về quê hương.
Bức tranh quê hương được em bé vẽ bằng bút chì hai đầu:
một đầu màu xanh tươi, một đầu màu đỏ thắm.
Từ ngữ chỉ hành động “gọt”, “thử” mở ra trước mắt
người đọc hình ảnh em bé tỉ mỉ chọn màu.

Tác giả sử dụng những từ ngữ “gọt, thử” 1 cách sinh động
tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân quen.
Em gọt hai đầu

Em thử hai màu
Qua đó, diễn tả từng bước em
bé chuẩn bị vẽ nên bức tranh
quê hương.
Từ ngữ chỉ màu sắc “xanh
tươi”, “đỏ thắm” vừa làm rõ
thêm sắc độ của bức tranh
vừa nhấn mạnh quê hương
hiện ra trong tâm trí em bé
với hai màu xanh và đỏ.


Đoạn 2: Khổ thơ tiếp theo: Bức tranh quê
hương qua ngòi bút chì màu xanh của em bé.
Quê hương với em bé chính là làng xóm thân quen với
một màu xanh tươi mát:
Tre xanh
lúa xanh
sông máng xanh mát
trời mây xanh ngắt

Màu xanh được diễn tả với nhiều sắc độ khác nhau: xanh,
xanh mát, xanh ngắt càng tôn thêm vẻ đẹp cho bức tranh.
Bức tranh vẽ từ gần đến xa: tre, lúa rồi tới sông và bầu
trời tạo cho người đọc cảm giác một màu xanh trải dài và
có sự chuyển biến từ màu xanh này tới màu xanh khác.
Cụm danh từ “tre xanh, lúa xanh” gợi nên sự hài hòa
giữa màu xanh của tre và màu xanh của lúa. Cũng là một
màu xanh nhưng em bé vẫn nhận ra được sự đặc trưng
riêng của từng màu.

×