Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tam guong nha giao tai thanh pho Hoa Kien Tuy Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.14 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TẠI ĐƠN VỊ Người viết : Thu Hương Đơn vị : Tổ Công Đoàn trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên ĐỀ CÂU CHUYỆN TẤM GƯƠNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI: “ Đóa hoa vàng” Người ta thường bảo ngôn từ có thể giết chết tâm hồn và làm đau thể xác lẫn nhau. Theo bản thân tôi thấy thật đúng là như thế, trong cuộc sống hiện tại có bao nhà văn nhờ ngôn từ đã tái hiện cuộc đời hiện thực của bao nhân vật, đã đi vào lòng người và trở thành bất hủ như nhà văn Nam Cao người mà tôi ngưỡng mộ. Tôi không giỏi như một nhà văn, nhưng tôi rất muốn tái hiện những gì trong cuộc sống, những con người mà tôi thán phục. Nhưng có lẽ vốn ngôn từ của tôi có giới hạn, nên tôi không thể làm được điều mà nhà văn đã làm. Biết là như thế, nhưng hôm nay, có dịp viết tôi vẫn muốn viết lên những gì mà tôi đã nghĩ. Tôi là một cô giáo và tôi rất vui khi được làm nghề nghiệp mà từ bé tôi đã có ước mơ. Giờ ngồi nhìn lại quãng thời gian mà mình đã làm việc, tôi tự nhận thấy rằng công việc của một người giáo viên thật sự không dễ dàng, sản phẩm làm ra là tri thức là hiểu biết của một con người, là thế hệ trẻ là tương lai của đất nước. Là vốn quý nhất của mỗi gia đình. Người giáo viên không chỉ có năng lực là đủ mà phải có nghệ thuật ứng phó với mọi hoàn cảnh, phải có cái tâm với nghề nghiệp, phải thật sự say mê và yêu công việc mà mình đang làm. Thì thật sự mới là một người giáo viên đáng kính trong lòng dân. Và tôi nhận thấy tất cả mọi giáo viên là đồng nghiệp của tôi ai cũng là những người luôn cố gắng phấn đấu dạy hết mình để những em học sinh lớp mình phụ trách luôn đạt chất lượng giáo dục cao. Bản thân tôi cũng như các thầy cô khác, nhưng có một người bạn trong những người bạn đồng nhiệp của tôi đã làm tôi thật sự ngưỡng mộ đó là cô giáo Đặng Thị Minh Hoa. Và vì sao người bạn đồng nghiệp này đã có những chuỗi ngày, đã để lại trong lòng tôi sự thán phục như thế. Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe: -Năm 2000, tôi bắt đầu về dạy ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, và cũng từ cái ngày ấy, tôi trở thành một người bạn thân với cô giáo Hoa, cô Hoa có một thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn, mái tóc thường để dài suông mượt, nói chuyện rất vui vẻ, hòa đồng với bạn bè đồng nghiệp. Luôn tạo cho mình sự trẻ trung mà không phải ai cũng có thể làm được. Thật sự mà nói, cuộc sống của người giáo viên, cũng như bao ngành nghề khác trong khoảng thời gian của những năm về trước quá khó khăn. Thế mà khi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> bước chân vào ngôi nhà cô Hoa đang ở, không ai không thể không thể ngỡ ngàng và thầm thán phục cho sự sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp của cô. Cô giỏi lắm! Ban ngày đi dạy, ban đêm tranh thủ may thêm đồ gia công. Nói về việc yêu thương con cái tất cả huy sinh cả niềm vui, nổi buồn của mình lo cho con gái với cô có lẽ là số một. Dẫu biết rằng ai cũng là người yêu thương và lo cho con của mình. Nhưng thật sự có mấy ai, chồng không may bị bệnh hiểm nghèo, qua đời khi con chưa được lên ba mà ở vậy cả đời, không đi thêm bước nữa để dành trọn tình thương, chăm sóc và lo cho con gái hết mực như cô giáo Hoa bạn tôi. Căn nhà cô ở hôm nay thật sự cũng chẳng mấy ai đủ vợ, đủ chồng mà đầy đủ như thế. Cô làm việc dưới góc nhìn của tôi thật sự cô không biết mệt mỏi. Khi nào đến nhà cô chơi, tôi cũng thấy cô bận rộn bao nhiêu là công việc. Nhưng con người chúng ta sống chỉ vật chất thì chưa đủ, cái cuộc sống tinh thần phải là máu thịt, phải biết chia sẻ, cảm thông thì mới thật sự hạnh phúc. Cái tình cảm của con người và con người với cô thật sâu đậm. Cô là một người rất có tình nghĩa, có trách nhiệm với nghề, là một người bạn đồng nghiệp đáng kính trong lòng tôi. Ngồi nhìn lại những chuỗi ngày cô đã miệt mài vì công việc, nhìn sự yêu nghề nhiệt huyết với nghề trong cô mà tôi càng kính trọng và nể cô hơn. Trong cuộc sống để làm vừa lòng người khác thì dễ, nhưng để cho người ta kính nể thật sự từ trái tim, không diễn tả được nên lời thì càng khó biết bao. Xã hội nào cũng vậy, cơ quan nào cũng vậy, sự tiêu cực luôn thấp thoáng diễn ra, có như thế mới có những lá đơn khiếu kiện. Người ta bảo thi đua là yêu nước, có thi đua mới có cơ hội đánh thức tìm năng, tìm ẩn của mỗi con người, cô Hoa luôn thể hiện sự yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể. Cô luôn dám nói, dám làm, dám thẳng thắn phê bình và tự phê bình nhưng việc làm sai, trái thiếu trách nhiệm của các bạn đồng nghiệp. Những việc làm như thế, không phải trong những buổi hội họp ở trường, giáo viên nào cũng có thể mạnh dạn nói ra những tâm tư, tình cảm, bức xúc của mình, để bạn bè đồng nghiệp cùng chia sẻ, cảm thông và cùng nhau tiến bộ như cô giáo Hoa. Tôi đã có lần xúc động và thật sự xúc động với những việc làm của cô. Cô đã không ít lần dẫn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu, về nhà mình lo cho từng bữa cơm, tranh thủ chỉ giúp cho em, để cho em học hành tiến bộ. Đó là em Nguyễn Bá Sung,.. Giờ em là học sinh lớp tôi. Cô giúp đỡ từ trái tim, sự cảm thông tự đáy lòng, không nhận tiền phù lao của phụ huynh, bởi lẽ cô quá cảm thông về nổi khó nhọc và vất vả của em Sung. Em không có cha, mẹ thường xuyên phải đi làm xa nhà, e ở nhà với bà ngoại, ngoại đã già, phải sống nhờ vào tiền trợ cấp khó khăn hộ nghèo của xã. Giờ em đã là học sinh lớp 4, nhưng khi nhắc về cô, bà ngoại em Sung luôn bày tỏ lòng biết ơn, và sự kính trọng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong xã hội ngày nay, trong sự hòa nhập vào sự phát triển của thế giới, phụ nữ Việt Nam ngày càng biết hoàn thiện bản thân hơn: tự tin, năng động, sáng tạo mới gặt hái được những thành quả đáng tự hào. Song, đôi lúc tôi cảm thấy chạnh lòng, lòng nhiệt huyết của con người không phải nhiệt huyết, năng động sáng tạo hết mình thì dễ dàng đạt được những gì mình đã mơ. Nghị lực vượt khó của con người rồi nó cũng có giới hạn. Cô đã từng là giáo viên giỏi cơ sở, dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, viết chữ đẹp thành phố công nhận… Nhưng những năm gần đây, cô không còn đăng kí thi đua nữa. Bởi lẽ, trong cuộc sống này luôn có những điều khó nói, bởi vậy nên tôi không tiện nói ra trên trang giấy này. Năm học 2012-2013, cô được tất cả giáo viên trong tổ 2&3 bình bầu là phụ nữ: “Hai giỏi”. Giáo viên trong tổ ai cũng phải công nhận cô đảm đang, cô giỏi giang, điểm thi đua cô đứng ở vị trí cao là thế. Trong tổ, cô thật xứng đáng với cái danh hiệu đã bầu. Nhưng không hiểu sao? Khi được công Đoàn phòng khen tặng, giáo viên được khen cũng là giáo viên trong tổ 2&3, nhưng người được khen chẳng phải là cô. Thử hỏi cuộc sống như thế, thì làm sao không thấy buồn! Mà có như thế thì mới gọi là cuộc sống. Người ta khi sinh ra và lớn lên, ai cũng luôn tìm cho mình một công việc để mưu sinh. Cô chọn nghề dạy học và luôn làm việc hết mình vì nghề nghiệp mà mình đã chọn. Làm việc hết mình không phải vì mục đích để được khen. Nếu để vì khen thì cô đã đăng kí nhiều danh hiệu thi đua. Mà cô luôn say mê làm việc vì trách nhiệm với tổ quốc, với ngành. Đến một khi nhìn nhận lại chính mình, so với các bạn đồng nghiệp thì mình thật sự đáng khen, nhưng chẳng được khen. Dẫu cô có buồn nhưng không bao giờ nản chí. Dù cuộc sống có thế nào, cô cũng luôn cố gắng chăm làm, yêu nghề thể hiện bằng cả trái tim mà tất cả những người dân xã Hòa Kiến, ai đã một lần gửi con học lớp của cô, cũng không thể không trầm trồ và thán phục ở cô điều ấy. Bản thân tôi có lẽ yêu nghề chẳng khác chi cô. Nhưng tôi vẫn có những điều hạn chế . Bởi thế tôi rất thích được chia sẻ với cô những điều trong cuộc sống gia đình, cũng như về hiểu biết chuyên môn, và những kiến thức ngoài xã hội. Tôi đã học hỏi ở cô rất nhiều về sự chiến đấu với bản thân để vượt qua nhưng khó khăn, học hỏi cả sự chăm làm và yêu lao động. Nhà của cô luôn gọn gàng, ngăn nắp. Cô là một người hiếu khách, tới nhà, cô luôn tiếp đón niềm nở, chia sẻ chân tình, nên cả trường ai cũng mến cô. Tôi nghỉ là thế. Nhưng nếu có ai không thích cô, chắt có lẽ bởi những lí do tế nhị, khó nói. Cuộc đời là thế, đừng vì chút lợi ích của bản thân mà bán rẻ cả niềm tin người khác dành cho mình. Phải biết chia sẻ, cảm thông, biết tha thứ, biết dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình để khắc phục sửa đổi, biết đấu tranh vì lẻ phải thì mới là những con người mới mà xã hôi đang cần, và là những người giáo viên mẫu mực được đồng nghiệp tin yêu và xã hội công nhận, nhân dân tôn vinh, học trò noi gương. Một người giáo viên như thế mới thật sự là một người giáo viên đáng kính mà xã hội đang cần. Và tôi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thấy ở cô có cả những tư chất mà tôi đã nói. Với tôi, cô không chỉ là một đồng nghiệp, mà còn là một người bạn, một người chị mà tôi thật sự thán phục. Thán phục không những về năng lực chuyên môn mà cả về phẩm chất. Cô xứng đáng là một người phụ nữ Việt Nam năng động, sáng tạo trong thời đại mới. Cô thật sự là một món quà tặng của tạo hóa đã dành cho những người thân của cô trên trái đất nạy. Tôi nghĩ bố mẹ cô sẽ vui mừng biết bao khi được sinh ra cô trên cuộc đời, mang cho cô hình hài và đặt cho cô một cái tên thật dễ thương “ Đặng Thị Minh Hoa” với một niềm tin cô sẽ là một bông hoa đẹp, dịu dàng tỏa hương thơm ngát cho đời. Thật không phụ lòng kỳ vọng của cha mẹ, cô có duyên và thông minh thật. Cô thật dịu dàng và khéo léo, lại có năng khiếu văn nghệ bẩm sinh, đặc biệt là có một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm dễ thu hút lòng người. Tính cách cô thật rất phù hợp với cái nghề mà cô đang chọn. Cô đã chọn nghề, không những hôm nay mà quay về cả những ngày trong quá khứ. Cô không ít lần tâm sự, dẫu hoàn cảnh thế nào cô cũng luôn nhiệt huyết với cái nghề dạy học mà cô đã chọn. Mặc dù không ít sự khó khăn trong những năm tháng, đất nước tình hình chung nghề giáo là nghề mà đồng lương không đủ sống, mỗi gia đình của người giáo phải bương chải làm thêm bao nghề phụ mới nuôi nổi gia đình. Nhưng cô vẫn không ngừng phấn đấu, học tập, tu dưỡng bản thân, vượt qua rào cản khó khăn về vật chất để theo học các lớp chuyên tu, từ Cao đẳng đến Đại học. Tốt nghiệp năm 2002, với tấm bằng đại học Đại học loại khá, trong những năm tháng khó khăn như thế, thật không dễ dàng gì mà ai cũng đạt được. Với tôi cô thật sự đáng khen! Nói như thế không có nghĩa là cô thật sự cô không có chỗ để cho người ta không thích. Trong xã hội chuyện người với người không thích với nhau là điều bình thường. Người thẳng thắn thường hay mích lòng người khác, sống để cho người ta thương thì dễ hơn nghìn lần, sống để cho người ta không có điều để khinh. Cô Hoa dù ở hoàn cảnh nào, bản thân tôi nhận thấy cô luôn giữ vững lập trường có những hành động, cử chỉ, đấu tranh đem lại sự công bằng trong mỗi thành viên trong tập thể . Đôi khi tôi tự hỏi lòng mình một người có trách nhiệm, yêu nghề như cô luôn thể hiện một cách tận tâm tự đáy lòng về sự yêu thương học sinh, lo cho các em từng li từng tí. Cô giỏi về mọi mặt, từ phong trào Đoàn Đội, đến nữ công gia chánh, cả về văn hóa chi tiêu. Cô nói năng lưu loát. Không ít lần bản thân tôi tự hỏi, vì sao một người giỏi giang như cô lại không được đứng vào hàng ngũ của Đảng, để có nhiều cơ hội rộng mở hơn, được hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam thân yêu mà tôi đang sống. Người ta thường bảo con người có tài phải đi đôi với có đức, thì mới thật sự là những con người hoàn hảo được xã hôi tôn vinh và thật sự kính trong. Cô luôn biết che chở, cảm thông cho những người có hoàn cảnh khó khăn, khi nghe ai ốm đau, cô luôn là người nhắc nhở tiên phong đi thăm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trước. Sự giúp đỡ của cô luôn chứa đựng sự chân thành mà tập thể trường có lẽ ai cũng biết. Dù cuộc sống xã hội đôi khi diễn ra không như luật định, pháp luật mà nhà nước đã ban hành, Nhưng nghị lực để sống tốt, sống đẹp luôn là lòng trách ẩn trong con người cô. Với trách nhiệm là tổ phó tổ chuyên môn tổ 2&3, việc làm của cô luôn hoàn thành tốt thật khó có chỗ để chê. Từ chữ viết, cách viết biên bản, nội dung ý kiến trong từng cuộc họp, sự đóng góp ý kiến về chuyên môn, Công 0đoàn trường,,.. lời nói luôn rõ ràng, sự góp ý luôn chân thành tất cả vì sự phát triển của ngành. Cô luôn nhiệt huyết với nghề luôn sẵn sàn giúp đỡ đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ. Tôi thật sự thán phục sự yêu nghề từ trái tim của cô. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, còn gia đình giáo dục con cái bằng những chuẩn mực đạo đức và khuôn phép truyền thống của gia đình họ tộc. Nghĩ thế nên cô luôn sống mẫu mực làm gương cho con cháu. Cô luôn bao dung, vị tha, gần gũi, động viên khi con mệt mỏi, buồn phiền nhưng rất nghiêm khắc, không chiều chuộng bỏ qua những sai lầm khi con mắc phải. Với cuộc sống gia đình cô luôn luôn biết cách thấu hiểu, luôn luôn biết cách sẻ chia. Gia đình cô là một gia đình hạnh phúc. Với tôi, cô thật sự là một con người đáng ngưỡng mộ. Cô là một tấm gương sáng xứng đáng để tôi noi theo. Thật không uổng công trong cuộc đời tôi có một người bạn, một người đồng nghiệp biết sẻ chia như thế! Giờ đây, có dịp nhìn lại những chặng đường, cuộc đời và sự nghiệp mà cô đã đi qua, làm tôi nhớ tới câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Thật vậy, chính vì lòng yêu thương con người, yêu thương học sinh, yêu quý gia đình đã giúp người cô giáo Minh Hoa nhỏ nhắn, xinh xắn trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thành phố Tuy Hòa có đủ sức mạnh và nghị lực, luôn vượt qua những khó khăn và làm nên nhiều điều kỳ diệu như thế. Cô thật sự xứng đáng là một người phụ nữ: “Hai giỏi” trong lòng đồng nghiệp và nhân dân tin yêu Bài 2: ĐỀ CÂU CHUYỆN TẤM GƯƠNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI: Thầy hiệu phó trường tôi Trường tôi thuộc khu vực thành phố Tuy Hòa, nhưng mà là một trong nhưng trường nằm trong khu vực xã quản lí không phải thuộc phường. Bởi thế cuộc sống người dân ở đây chủ yếu là làm nông, kinh tế so với vùng nội thị thì phần lớn còn rất nhiều vất vả. Người thầy giáo trẻ Huỳnh Phúc Trí, sinh ra và lớn lên ở vùng này, thầy chính là những học trò cũ từ ngôi trường nhỏ bé này, chấp cánh cho thầy những ước mơ và trở thành người tri thức và đưa thầy về phục vụ lại nhân dân nơi đây. Hơn ai hết, thầy là người thấu hiểu cảnh vất vả và khó nhọc của những người dân quê ở vùng nôn thôn. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Nhà thầy có năm anh em trai, mỗi người điều có nghị lực vượt khó và thể hiện.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> được thành quả của chính mình. Hai người là bác sĩ, một người là hiệu trưởng trường tiểu học đã qua đời, một người là công chức nhà nước, còn thầy chính là hiệu phó chuyên môn ngôi trường tôi đang dạy. Với tôi sự giàu sang về vật chất trong mỗi gia đình trong xã hội không làm tôi thán phục bằng khi nhìn thấy một gia đình ai đó có cuộc sống khó khăn nhưng biết vượt qua số phận để trở thành tài. Bởi thế nên với tôi gia đình thầy Trí chính là tấm gương sáng cho tôi noi theo về những con người trong xã hội giàu và tràn đầu nghị lực đến thế! Tốt nghiệp Đại học tiểu học chính quy trường Đại học Sư phạm Quy nhơn, về dạy ba năm sau thầy trở thành hiệu phó chuyên môn, thế là thầy trở thành một hiệu phó chuyên môn khi tuổi đời còn rất trẻ. Người ta thường bảo: Thế hệ trẻ là tương lai và là những nhân tài cho đất nước. Thật không uổng phí cho những năm tháng miệt mà đèn sách. Thầy về trường là hiệu phó, là lãnh đạo, là đồng nghiệp của tôi. Nhưng thấp thoáng trong tôi thầy có lần như một thầy giáo trẻ của tôi về tin học. Một khi đã làm thì thầy luôn cố gắng nổ lực và làm hết mình. Thầy miệt mài nghiên cức các chương trình áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Những năm chập chững áp dụng áp dụng giáo án điện tử vào dạy học. Với tôi thật vất vả, có lần chỉ không biết sử dụng lệnh in, tôi mất cả hàng vài trăm trang giấy chỉ vì không biết sự dụng lệnh máy in. Đánh được dòng chữ, biết cách chèn chữ, sửa ô, sửa cột thì cũng thật là vất vả. Và không ít lần như vậy nhờ thầy và chính thầy là người đã hướng dẫn cho tôi. Những lúc như thế với thấy tôi thật mang ơn, và cảm phục. Trong giao tiếp, thầy nói chuyện không được văn hoa, lời nói luôn mộc mạc dễ gần, câu nói luôn chứa đựng sự chất phát của những người dân quê. Người ta thường bảo: Hành động, cử chỉ lời nói thể hiện được tích cách của mỗi con người. Và trong cuộc sống ta cần gì nào? Những con người vừa có tài, vừa có đức. Nếu xã hội luôn có nhiều con người như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao và đó sẽ là khác khao của bao người. Lời nói luôn xuất phát từ cái tâm chân thành sẽ làm ấm áp, thỏa lòng người khác và họ sẻ thấy vui, dẫu cho lời nói ấy là một lời xin lỗi chẳng phải câu nói cám ơn! Thầy trí không quá tuyệt vời như nhưng con người tôi đã nói. Nhưng thầy là một người cũng rất được đáng khen. Thầy biết chia sẻ cảm thông với những nổi khó khăn của đồng nghiệp. Những lần con tôi ốm đau, thầy luôn biết cách động viên và dành cho nhưng lời thăm hỏi chân thành. Tình cảm của con người là gì? Là xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống . Nó sẽ đi vào lòng người và trở thành bất hủ khó quên. Quan hệ giữa người và người thầy Trí là người tốt, vui vẻ, hòa đồng dễ gần. Trong công việc, thầy luôn làm việc có lí, có tình. Biết khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình. Làm người lãnh đạo thể hiện là một người công minh trong công việc, có trách nhiệm với những việc mình đã làm: “ Cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư” Thì khó biết bao. Tất cả cũng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> chỉ có cái tâm trong sạch mới có thể làm được mọi điều. Đừng để cứ làm xong việc rồi lại giật mình với câu nói giá như. .. Bản thân tôi luôn khác khao dưới mái trường này có những điều công bằng xảy ra. Chỉ có những điều công bằng thì mới có thể thôi thúc tất cả mọi người đều hăng say và phấn đấu. Vì thi đua là yêu nước, chỉ có thi đua mới có cơ hội đánh thức khả năng tìm ẩn của mỗi con người. Hạnh phúc là đấu tranh. Luôn biết đấu tranh để dành lại những điều công minh, khi ấy lòng người mới thanh thản và thật sự hạnh phúc. Khen và nêu gương một người thật khó. Bởi vậy nên tôi luôn chỉ tìm những đều tích cực để khen. Thầy trí có nhiều cố gắng trong công việc. Hàng năm thầy luôn là người được các cấp khen dưới mái trường này. Con người sinh ra và lớn lên ai cũng có nhưng giây phút lỗi lầm. Nhưng biết cách cố gắng và vượt qua khó khăn là cũng thật đáng khen. Từ ngày có vợ, có gia đình. Tôi thấy thầy Trí thật có trách nhiệm và thương yêu vợ con. Cuộc sống vợ chồng thật hạnh phúc. Đặt biệt tôi khen thầy ở điểm thầy rất mực thương yêu mẹ của mình, lo cho mẹ già từng li, từng tí. Những lần có cơ hội và tâm sự cùng thầy. Tôi thật sự xúc động với cái tình yêu thương thật sâu nặng của một người con trai dành cho mẹ. Thầy thấu hiểu và cảm thông sự vất vả, khó nhọc của mẹ tảo tần làm việc ngày đêm để nuôi cho anh em thầy đi học. Thầy thật đáng khen. Với tôi luôn cầu mong, những điều tốt đẹp trong cuộc sống này hãy đến với thầy. Bài 3: Đề câu chuyện: “Cô giáo Nguyễn Thị Diễm Hồng trường tôi” Tôi sinh ra và lớn lên, theo ước nguyện của mẹ cha và đã chọn nghề dạy học. Bởi với những bậc sinh thành nghề giáo là một trong nhưng nghề cao quý trong xã hội. Và đúng là như thế, hành động, cử chỉ lời nói của một người giáo viên chính là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Sản phẩm người giáo viên làm ra, là tri thức là hiểu biết của một con người, là tài sản quý nhất của mỗi gia đình trong xã hội. Tôi yêu nghề giáo mà tôi đã chọn, các bạn đồng nghiệp trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân của tôi đang dạy vẫn thế. Trong những người đồng nghiệp đáng kính ấy với tôi cô giáo Hồng thật có nhiều điểm đáng khen và nêu gương. Cô Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Cha cô là một người chiến sĩ cách mạng lão thành, đã ngoài 90 tuổi, nhưng đã hơn 68 năm tuổi Đảng. Hiện nay, đang an hưởng đồng lương hưu khi tuổi về già. Người luôn dạy cho cô những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Sống phải luôn biết phấn đấu và yêu thương, hết lòng vì sự nghiệp đã chọn. Không phụ lòng tin yêu của cha. Trong cuộc sống cô đã đạt những gì mình mong muốn. Cô có một thân hình cân đối và xin xắn, một mái ấm gia đình hạnh phúc. Năm nay đã ngoài tuổi 35, nhưng vẫn còn rất trẻ. Trong công việc cô đã có nhiều thành tích thật đáng khen: nhiều năm liền là giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> giỏi cấp trường, cấp thành phố, giáo viên giỏi cơ sở, được UBND thành phố cấp bằng khen,.. Trong giảng dạy cô luôn là một người hết sức chu đáo và kỉ tính. Những kỉ niệm thật khó quên cô đã để lại sâu sắc trong lòng tôi, chính là những lần thao giảng cấp tổ, cấp trường, cấp thành phố mà cô đã dạy. Tiết dạy luôn có những điều đáng khen, những điều nổi bậc thật đáng học hỏi. Tiến trình giờ học luôn diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhưng bao giờ cũng tạo cho học sinh cơ hội hăng say, chăm chú nghe giảng và phạt biểu xây dựng xây dựng bài. Luôn biết cách sử dụng những đồ dùng dạy học tự làm, sáng tạo ứng dụng cao trong thực tế. Phong cách chững chạc, giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng, chuyển ý mạch lạc thật đáng khen. Luôn biết tạo ra môi trường học tập vui vẻ, học sinh là trung tâm tự tìm ra kiến thức mới, biết cách ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, luôn biết cách lồng ghép dạy cho học sinh kĩ năng sống tốt và sống đẹp. Cô Hồng đã từng là tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1. Cô luôn làm việc chu đáo và khoa học. Biết cách chia sẽ với các bạn đồng nghiệp về chuyên môn. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ, trường, ngành.. được phân công. Trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, cô là một người sống có nghĩa, có tình, biết cách sẽ chia và cảm thông. Khi nghe ai ốm đau, khó khăn, cô luôn là người tiên phong giúp đỡ và thăm hỏi. Tôi còn nhớ rất rõ, những năm tháng cô Nguyễn Thị Kim Mai, không may bị bệnh hiểm nghèo, khi ấy con gái cô Hồng chưa đầy 5 tháng tuổi. Hàng tuần, cô Mai phải dạy cho lớp cô một tuần một buổi vì chế độ con mọn. Nhưng không cô Mai không phải đi dạy vì bệnh quá nặng, vì tình thương, lòng trắc ẩn của con người quá sâu đậm. Cô Hồng phải gửi con nhà trẻ và đi hơn mười cây số từ nhà đến trường để dạy thay, tự nguyện giúp cô Mai một tuần một buổi trong một thời gian khá dài để cô Mai hưởng nguyên lương, trang trải tiền bạc quá khó khăn vì ốm đau bệnh tật. Thử hỏi một người như thế có xứng đáng là người tốt trong lòng đồng nghiệp hay không? Về chuyên môn cô luôn biết cách cố gắng và phấn đấu. Học thêm các lớp liên thông và tin, anh. Các phong trào ở trường cô luôn tham gia và đóng góp. Luôn tích cực trong mọi hoạt động. Biết cách gần gũi, chia sẽ với phụ huynh kiệp thời. Cô Diễm Hồng là một trong những cô giáo được phụ huynh quan tâm và tin yêu. Những buổi hội họp chuyên môn, công đoàn, hội đồng… Cô luôn là người có những ý kiến đống góp chân thành. Luôn đặt lợi ích tập thể lên trên. Làm việc vì cái tâm trong sạch. Mong muốn những.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> điều tốt đẹp: Công bằng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” dưới mái trường tiểu học thân yêu mà cô đang dạy. Với gia đình cô là một người con hiếu thảo, một người vợ nết na. luôn biết cách sống chu đáo và trách nhiệm. Được chồng yêu thương, cha mẹ, anh em chồng yêu quý. Một mái ấm gia đình hạnh phúc trong xã hội. Với tôi cô thật đáng khen và cần được nêu gương.. Bài 4: ĐỀ CÂU CHUYỆN TẤM GƯƠNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI: Đề: Minh Hoa cô giáo tôi yêu Hôm nay, có dịp viết bài kể về tấm gương người tốt trường tôi. Ngồi ngẫm nghĩ về thời gian đã qua, trong trường mỗi người ai cũng có những tích cách riêng. Nói về công việc, trong cuộc sống hôm nay, được làm nghề giáo viên ai cũng yêu công việc của mình. Chỉ điều mỗi người có mỗi cách thể hiện riêng. Công việc với công việc thì dễ trở thành người được khen thương hơn nghìn lần để trong sâu thẩm của mỗi con người thán phục và cảm thấy ấm áp, thấy vui khi nhắc đến tên. Nếu một con người hoàn hảo trong những con người hoàn hảo ở ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân này thì tôi sẽ chọn cô giáo: Đặng Thị Minh Hoa. Tôi chọn cô Hoa bởi lẻ, trong cuộc sống gia đình nếu tôi có gì trắc trở, nếu có đôi lần khó khăn chính cô Hoa đã không ít lần đã giúp đỡ tôi. Cô luôn hỏi thăm tôi, dành cho tôi những lời khuyên chân thành, những tình cảm khó có người đồng nghiệp nào có thể chia sẽ và thông cảm cho tôi đến thế. Cô không những xem tôi là đồng nghiệp mà là như một người em gái. Tôi cảm ơn vì đã được về dạy chung trường với cô. Cô rất giỏi về chuyên môn, công nghệ thông tin trong cách soạn giảng giáo án điện tử. Hiện nay, lớp trẻ là những người tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều, giáo viên trẻ giỏi công nghệ là điều đương nhiên, nhưng một người đã ngoài tuổi 40 như cô mà giỏi như thế thì thật đáng khen. Cô luôn tìm tòi chăm chỉ nghiên cứu trong công việc. Ở trường trong đội ngủ giáo viên học chung lớp, chung trường với cô những năm sư phạm ngày xưa thì chỉ có cô là người cố gắng học, vượt qua mọi sự khó khăn thiếu thốn những năm về trước,luuon tham gia các lớp học. Cuối cùng, năm 2007, cô đã được tấm bằng Đại học chuyên tu loại khá. Ở trường cô là tổ phó tổ chuyên môn tổ 2 &3, cô làm việc luôn chu đáo, sổ sách luôn sạch sẽ, nội dung phổ biến chi chép trong từng cuộc họpluôn chu đáo, rõ ràng. Tôi thật sự ngưỡng mộ về chữ viết của cô. Cô viết chữ rất đẹp, từ chữ hoa, đến những chữ in nghiêng có từng nét thanh nét đậm thật thích nhìn. Cô giỏi những không ích kỉ. Những lúc gặp khó khăn nhờ cô giúp đỡ những gì cô làm được, cô luôn vui vẻ và giúp đỡ ngay..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Người tài giỏi thì không ít, nhưng nhờ họ giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, thì cũng chẳng mấy người làm được. Cô hoa chân tình và biết chia sẽ nên tôi thích cô ở điểm đó. Trong giờ dạy cô luôn nói năng dịu dàng và hết mực thương yêu học sinh. Cô rất có tâm với nghề nghiệp. Năm học này cô chủ nhiệm lớp 2A, có nhiều em học kém, chữ viết xấu, cô không ít lần về nhà rất trể vì phải nán lại chờ và chỉ từng li, từng tí cho các em học yếu hiểu được bài. Cô đảm đang từ việc trường đến việc nhà, Chồng mất sớm cô ở vậy nuôi con, tất cả cuộc đời cô, niềm vui nổi buồn cô điều chia sẻ và dành trọn cho đứa con gái thân yêu của mình. Cô nói năng lưu loát, trong cuộc họp hội đồng, họp chuyên môn…. luôn có những đóng ý kiến đóng góp chân thành và thẳng thắn của cô. Tài ăn nói của cô làm tôi thật sự ngưỡng mộ. Cô luôn phấn đấu và làm việc hết mình. Trong phong trào Đội, những nghi thức, hiểu biết về Đội có lẻ ở ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân này cô là người hiểu biết nhất. Cô bẩm sinh đã là người có năng khiếu văn nghệ. Nhìn cách cô làm việc trong phong trào Đội giúp đỡ thầy tổng phụ trách Đội là tôi ngưỡng mộ nhất. Cô có hiểu biết rất rộng trong cuộc sống cũng như chuyên môn. Nói thì nhiều nhưng điều mà tôi thích nhất ở cô là cô luôn là người biết chia sẻ, thăm nom đồng nghiệp kiệp thời khi gặp khó khăn. Cô giáo Hoa trường tôi là như thế đấy! Một người bạn đồng nghiệp thật đáng thán phục trong lòng tôi. Bài 5: ĐỀ CÂU CHUYỆN TẤM GƯƠNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI: Thầy hiệu phó trường tôi Mỗi con người sinh ra trên cuộc đời, ai cũng mong cho mình lớn lên trở thành một người tài giỏi giúp ích cho đời. Có một công việc ổn định, và có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Nói khen một con người thật khó bởi lẽ đã là con người ai cũng có những điều hạn chế. Nên ta phải biết tìm những điểm tích cưc trong con người họ mới có thể noi gương. Bởi lẻ trên đời không có một ai thật sự hoàn hảo mà không có chỗ đáng chê. Nhưng người ta mắc phải sai lầm do vô tình không tính toán thì mới có thể bỏ qua, nhưng lỗi lầm có chủ quan xem thường pháp luật thì thật sự khó có thể xem như không có gì . Vì sao nêu gương mà phải nói đến điều đó, vì đó thật sự là nổi lòng của tôi , nên tôi không thể viết khác được. Tôi ngưỡng mộ và khen thầy Trí . Bởi thầy là một người tài giỏi, một người hiệu phó chuyên môn có năng lực. Thầy được làm hiệu phó chuyên môn khi tuổi đời còn rất trẻ. Thế nhưng ai cũng phải công nhận rằng thầy là người có năng lực. Có đức phải có tài, kèm theo một tâm hồn mới chinh phục sự ngưỡng mộ của mọi người bằng cả trái tim. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học, cuộc sống bố mẹ gắng với ruộng đồng. Với những năm khó khăn trong thời kì bao cấp. Nhưng có một gia đình tất cả con cái trở thành là những con người tri thức ở.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> cái xã hội khó khăn này thì thật sự một điều đáng để chinh phục. Ai biết về gia đình thầy Huỳnh Trí chắc một điều không khỏi chạch lòng những điều tôi nói là đúng. Tốt nghiệp trường đại học sự phạm quy nhơn ngành cử nhân sư phạm tiểu học, với tâm bằng đai học chính quy thì dễ , nhưng khi ứng dụng vào thực tế cuộc sống để đạt được đúng nghĩa từ giỏi lại càng khó hơn. Về một phương diện nào đó , tôi thấy thầy rất yêu công việc của mình về vấn đề công nghệ thông tin, tri thức và chuyên môn. Văn chương để làm gì vì sao phải biết yêu chương. Hiểu biết nhiều về nó mới có cuộc sống thật mặn mà và đẹp đẽ. Cuộc đời này sự thật mà nói cái nghèo về vật chất nó thật đáng sợ nhưng cái nghèo cằn cỗi cô đơn trong tâm hồn về thể chất tinh thần thì đáng sợ hơn gấp bội lần. Cùng một công việc nhưng vì sao người này giải quyết sự việc lại trở nên đơn giản và nhẹ nhàng còn người kia thì nó lại trở nên mọi điều không thể tha thứ và bỏ qua. Tôi khen thầy trí trong cách ứng sự lời nói luôn xuất phát vì cái tâm trong sạch không mang thấp thoáng vì phần danh lợi. Thầy làm việc đôi khi có phần không chu đáo. Nhưng những lần như thế chỉ cần đồng nghiệp phát hiện, ý kiến thì thầy thấy ngay sơ xuất của mình và tìm cách sửa đổi. Thầy Trí là như thế đó nên được đồng nghiệp tin yêu và kính trọng. Cách đây năm năm chuyện giỏi công nghệ thì thật làm cho người ta nể phục. Hàng ngày, thầy đến trường làm việc trên chiếc máy tính nghiên cứu tìm tòi nhiều kiến thức mới công nghệ thông tin phục vụ cho trường cho chuyên môn. Sự chịu khó làm việc để đạt kết quả trong công việc của thầy thật đáng để khen. Với tôi thầy trí thật làm tôi cảm phục, bởi đức tính biết cảm thông chia sẻ, những khi giáo viên trong trường không may làm sai điều gì.. đến cuộc họp chuyên môn thầy luôn khuyên nhắc bằng giọng chân tình, không cửa quyền và xem thường đồng nghiệp,. Thầy xác định nhiệm vụ đất nước giao, biết được trách nhiệm và cương vị của mình trong công việc, biết kính trọng những người đi trước. CHƯA XONG Bài 6: ĐỀ CÂU CHUYỆN TẤM GƯƠNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI: Hôm nay, có dịp viết bài kể về tấm gương người tốt trường tôi. Ngồi ngẫm nghĩ về thời gian đã qua, trong trường mỗi người ai cũng có những tích cách riêng. Nói về công việc, trong cuộc sống hôm nay, được làm nghề giáo viên ai cũng yêu công việc của mình. Chỉ điều mỗi người có mỗi cách thể hiện riêng. Công việc với công việc thì dễ trở thành người được khen thương hơn nghìn lần để trong sâu thẩm của mỗi con người thán phục và cảm thấy ấm áp, thấy vui khi nhắc đến tên. Nếu một con người hoàn hảo.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trong những con người hoàn hảo ở ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân này thì tôi sẽ chọn cô giáo: Đặng Thị Minh Hoa. Tôi chọn cô Hoa bởi lẻ, trong cuộc sống gia đình nếu tôi có gì trắc trở, nếu có đôi lần khó khăn chính cô Hoa đã không ít lần đã giúp đỡ tôi. Cô luôn hỏi thăm tôi, dành cho tôi những lời khuyên chân thành, những tình cảm khó có người đồng nghiệp nào có thể chia sẽ và thông cảm cho tôi đến thế. Cô không những xem tôi là đồng nghiệp mà là như một người em gái. Tôi cảm ơn vì đã được về dạy chung trường với cô. Cô rất giỏi về chuyên môn, công nghệ thông tin trong cách soạn giảng giáo án điện tử. Hiện nay, lớp trẻ là những người tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều, giáo viên trẻ giỏi công nghệ là điều đương nhiên, nhưng một người đã ngoài tuổi 40 như cô mà giỏi như thế thì thật đáng khen. Cô luôn tìm tòi chăm chỉ nghiên cứu trong công việc. Ở trường trong đội ngủ giáo viên học chung lớp, chung trường với cô những năm sư phạm ngày xưa thì chỉ có cô là người cố gắng học, vượt qua mọi sự khó khăn thiếu thốn những năm về trước,luuon tham gia các lớp học. Cuối cùng, năm 2007, cô đã được tấm bằng Đại học chuyên tu loại khá. Ở trường cô là tổ phó tổ chuyên môn tổ 2 &3, cô làm việc luôn chu đáo, sổ sách luôn sạch sẽ, nội dung phổ biến chi chép trong từng cuộc họpluôn chu đáo, rõ ràng. Tôi thật sự ngưỡng mộ về chữ viết của cô. Cô viết chữ rất đẹp, từ chữ hoa, đến những chữ in nghiêng có từng nét thanh nét đậm thật thích nhìn. Cô giỏi những không ích kỉ. Những lúc gặp khó khăn nhờ cô giúp đỡ những gì cô làm được, cô luôn vui vẻ và giúp đỡ ngay. Người tài giỏi thì không ít, nhưng nhờ họ giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, thì cũng chẳng mấy người làm được. Cô hoa chân tình và biết chia sẽ nên tôi thích cô ở điểm đó. Trong giờ dạy cô luôn nói năng dịu dàng và hết mực thương yêu học sinh. Cô rất có tâm với nghề nghiệp. Năm học này cô chủ nhiệm lớp 2A, có nhiều em học kém, chữ viết xấu, cô không ít lần về nhà rất trể vì phải nán lại chờ và chỉ từng li, từng tí cho các em học yếu hiểu được bài. Cô đảm đang từ việc trường đến việc nhà, Chồng mất sớm cô ở vậy nuôi con, tất cả cuộc đời cô, niềm vui nổi buồn cô điều chia sẻ và dành trọn cho đứa con gái thân yêu của mình. Cô nói năng lưu loát, trong cuộc họp hội đồng, họp chuyên môn…. luôn có những đóng ý kiến đóng góp chân thành và thẳng thắn của cô. Tài ăn nói của cô làm tôi thật sự ngưỡng mộ. Cô luôn phấn đấu và làm việc hết mình. Trong phong trào Đội, những nghi thức, hiểu biết về Đội có lẻ ở ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân này cô là người hiểu biết nhất. Cô bẩm sinh đã là người có năng khiếu văn nghệ. Nhìn cách cô làm việc trong phong trào Đội giúp đỡ thầy tổng phụ trách Đội là tôi ngưỡng mộ nhất. Cô có hiểu biết rất rộng trong cuộc sống cũng như chuyên môn. Nói thì nhiều nhưng điều mà tôi thích nhất ở cô là cô luôn là người biết chia sẻ, thăm nom đồng nghiệp kiệp thời khi gặp khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Cô giáo Hoa trường tôi là như thế đấy! Một người bạn đồng nghiệp thật đáng thán phục trong lòng tôi. Bài 7: ĐỀ CÂU CHUYỆN TẤM GƯƠNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI: Đề: Cô Đặng Thị Minh Hoa người bạn tôi yêu Cô Đặng Thị Minh Hoa năm nay đã ngoài 45tuổi, tuy tuổi đã gần 50 nhưng trông cô còn rất trẻ. Mái tóc dài suông mượt trẻ trung như những cô gái trẻ đôi mươi, giọng nói dịu dàng truyền cảm, thích nhất là những lúc tâm tình kể chuyện phiếm nhau nghe, cô luôn có những ngôn từ hài hước, âm vần phối hợp nhịp nhàng từng câu chữ, làm cho cuộc trò chuyện thật vui nhộn và sống động hẳn lên. Nên nơi nào có cô giáo Hoa là nơi ấy có những tiếng cười vui rộn rã. Trong công việc cô làm việc vô cùng chu đáo, hiện nay cô đang làm tổ phó tổ chuyên môn 2&3, cô luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao, chữ viết đẹp tuyệt vời, thể hiện trên từng con chữ, nét thanh, nét đậm làm người đọc thật thích nhìn. Người ta thường bảo nét chữ là nết người thật đúng là như thế. Từng nét chữ cô Hoa chính là tấm gương để cho học sinh cô noi theo, cô viết chữ đẹp thế , nên học sinh lớp cô viết chữ so với các lớp khác cùng khối cũng đẹp hơn rất nhiều. Năm học này lớp cô đoạt cả hai giải nhất nhì về học sinh viết chữ đẹp cấp trường. Cô xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam năng động, sáng tạo trong thời đại mới, luôn tích cực học tập nghiên cứu, nâng cao kiến thức và rèn luyện tay nghề. Học tập các lớp liên thông và chuyên tu, và đã đạt được những thành quả đáng tự hào với tấm bằng tốt nghiệp đại học loại khá thật đáng khen. Trong những cuộc hội họp, cô luôn biết cách chia sẻ những tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống cho chị em bạn bè, đồng nghiệp cùng tiến bộ. Thể hiện rõ nhất là những lần thao giảng Hội giảng cấp trường, cấp thành phố của những bạn cùng trường, không những trong trường mà cả những bạn đồng nghiệp khác trong thành phố. Cô là người tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có chí tiến thủ không ngại khó. Trong các cuộc Hội họp chuyên môn,cũng như công đoàn, hội đồng …Cô luôn là người mạnh dạn tiên phong, ý kiến bày tỏ quan điểm của mình, dũng cảm chứng minh những việc làm sai trái của đồng nghiệp để bảo vệ lẽ phải. Có tinh thần tự lực cao, luôn khiêm tốn khi thành công, bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại. Cô xứng đáng là một người phụ nữ đảm đang, quán xuyến công việc gia đình và chi tiêu có văn hóa. Trong công việc luôn chăm.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> chỉ và sáng tạo, giỏi giang mọi bề để tạo một thu nhập ổn định. Hiện nay, cô có một mái ấm gia đình hạnh phúc được mọi người tôn vinh và ngưỡng mộ, do chính bàn tay cô gây dựng và tạo nên. Cô sống rất có nghĩa tình, biết chia sẽ cảm thông khi bạn bè đồng nghiệp gặp khó khăn. Cô Hoa xứng đáng là người bạn đồng nghiệp để tôi noi gương và tin yêu. Bài 8: Cảm xúc riêng tôi. Biết nói gì khi kể về cô giáo Đặng Thị Minh Hoa người có thể gọi là tấm gương để cho lòng tôi soi rọi và học hỏi. Để chia sẻ cái cảm xúc nhỏ nhoi riêng tư của riêng mình, có lẽ tôi chỉ có thể tái hiện cuộc đời cô với những gì mà tôi đã biết. Tôi không giỏi giang như một nhà văn, nhưng một chút cái ngôn ngữ được gọi là…cũng đủ để tôi tái hiện cái dòng cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình về cô giáo Minh Hoa. Năm 1988, cô tốt nghiệp THSP hệ 12 + 2 ở trường THSP Phú Khánh, về nhận nhiệm sở tại trường Cấp I, II Hòa Kiến, nay là trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - thành phố Tuy Hòa. Trải qua 26 năm công tác ở mái trường tiểu học Hòa Kiến thân yêu này, đã từng gắn bó với biết bao học sinh và đồng nghiệp, được phân công dạy đủ hết các lớp 1, 2, 3, 4, 5; còn làm cả công tác văn thư, Tổng phụ trách đội, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, và còn kiêm nhiệm công việc các đoàn thể như Bí thư; phó bí thư Chi đoàn; gặp biết bao nhiêu nỗi vất vả, khó nhọc vì đường sá, lụt lội, trời mưa, con nhỏ….; trăn trở với bao lo toan về chất lượng giảng dạy, ….. Cô làm việc với tất cả sự nổ lực và phấn đấu không ngừng, không mệt mỏi. Về Hòa Kiến nhận công tác được một năm. Qua năm sau, cô Hoa lập gia đình với một đồng nghiệp cùng đơn vị. Số phận đã không mỉm cười với cô. Chồng cô mang trong mình cơn bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời vào năm 1993, để lại cho cô một con thơ mới 21 tháng tuổi. Hạnh phúc lứa đôi với cô coi như là chấm hết. Thế là từ đó, cô chú tâm vào công việc của Nhà trường và xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Đi xe đạp với một quãng đường dài đến thế! Mà sao cô cứ ngày lại ngày hai buổi đến trường. Mỗi khi hè đến lòng lại trào dâng một nỗi buồn thật khó tả và mong chóng hết hè để được đến trường, được gặp lại học sinh, đồng nghiệp, được làm việc để quên đi nỗi buồn về tình cảm lứa đôi, lấy công việc làm niềm vui cho bản thân. Khoảng thời gian này, cô là một giáo viên Tổng phụ trách đội. Cô luôn làm việc thật vô tư và đầy bận rộn, cũng không cần danh hiệu thi đua; lại tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố môn Thể dục lớp 3. Bên cạnh đó, cô luôn được lãnh đạo cho.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tham gia dự giờ, thăm lớp giáo viên trong trường khi họ được nhà trường kiểm tra toàn diện. Mỗi khi giáo viên trong trường có Hội giảng, được kiểm tra, cô đều giúp họ vẽ tranh, làm đồ dùng dạy học…. Ở trường, khi có giáo viên nào nghỉ dạy, cô được cử đi dạy thay nhưng là dạy dùm, không nhận một đồng tiền tăng thay nào cả. Ở nhà, cô còn phải nhận may đồ gia công để kiếm thêm tiền mà trang trải công việc trong gia đình. Cô làm việc bận rộn đến nỗi không có thời gian để chăm sóc con được chu toàn. 5 năm con học dưới mái trường tiểu học, chỉ biết nhắc nhở, bảo ban, khuyên nhủ mà không chỉ được cho con một chữ nào…. Đến năm 2002, tôi tốt nghiệp Đại học tiểu học chuyên tu( là người thứ hai trong trường - sau Hiệu trưởng) và có cả bằng A Anh văn và Tin học. Cô không làm Tổng phụ trách Đội nữa và bắt đầu công việc giảng dạy của mình. Cô thầm nhủ với lòng mình là lấy sự nghiệp giảng dạy để làm mục tiêu phấn đấu, vươn lên; công việc bận rộn sẽ giúp cô quên đi nỗi buồn về tình cảm đôi lứa, là động lực để cô được sống mà lo cho con ăn học. Thế là hàng năm cô đều đăng kí thi đua, tham gia các phong trào Hội giảng được phân công và đạt thành tích. Trong cuộc đời làm cô giáo, chỉ trừ duy nhất có 1 năm cô nghỉ hộ sản, còn tất cả tôi đều đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Những năm không làm Tổng phụ trách, ra đứng lớp, nhiều năm liền gặt hái được nhiều thành tích đáng kể, được khen là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố; khen có bài soạn tốt, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, danh hiệu giáo viên có Giáo án tốt - viết chữ đẹp, …. Nhưng từ khi có sự thay đổi về vấn đề khen thưởng trong thi đua, …. Đúng. Kể từ khi ấy, cô đã không còn đăng kí thi đưa nữa, mục tiêu làm việc của cô đã được thu gọn lại. Cô làm việc tất cả vì học sinh thân yêu; làm việc một cách vô tư, …. Một người giáo viên làm việc, phấn đấu hết mình, luôn quan tâm, giúp đỡ cho đồng nghiệp. Các giáo viên trong trường khi có việc gia đình, nếu nhờ được giáo viên khác hay cô dạy giúp thì được Nhà trường cho nghỉ không trừ lương. Vậy mà khi con cô bị bệnh, cô phải xin nghỉ dạy để đưa con vào Sài Gòn chữa bệnh thì không được cho phép ai dạy giúp, mà do Nhà trường phân công dạy thay rồi trừ lương. Trong công việc, có những vấn đề đã được đưa vào nghị quyết nhưng việc đó chỉ đem lại quyền lợi chính đáng cho bản thân cô thì cũng bị bát bỏ. Trong cuộc họp, cô góp ý một cách chân tình; góp ý đúng đắn thì được xem là nhiều chuyện, là chống đối, là cãi lại lãnh đạo. Bản tính cô trời đã sinh ra vậy thì biết làm thế nào. Trong mắt mọi người, chuyện giao tiếp với cô là chỉ để cho có..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Dần dần, ngôi trường tiểu học thân yêu ngày nào không còn là ngôi nhà thứ hai của tôi nữa, đến trường đối mặt với đồng nghiệp thì với cô như một nỗi ám ảnh; như một cực hình, thấy mọi thứ đều trở nên giả dối. Tìm được một người để tâm sự nỗi niềm riêng tư của gia đình thật là khó. Cô tâm sự, rãnh rỗi sao khi xem những hành động lời nói của những nhân vật trong phim, thấy nhân vật trong phim có chuyện buồn, tựa vai đồng nghiệp, bạn bè mà khóc để vơi đi nỗi buồn tôi lại thấy mà thèm. Tâm sự với tôi ở cô là thế. Buồn thì nói vậy thôi, chứ cơm, áo gạo tiền, lương bỗng của một người giáo viên không đơn giản nói buồn, nói chán là buông xuôi tất cả. Hành động lời nói đôi khi tức giận, và cách nói lẫy nhau trong giao tiếp nhất thời chẳng giống những điều mình đã nói. Rồi mình cũng và phải làm vì nếu một người thật sự có lương tâm, phải và phải làm như thế. Cô Hoa trở nên tự tin hơn với những nổi buồn khó tả mà người khác đã cho mình. Cái lẽ sống vì đời , vì người , vì nghề, vì là một con người phải biết giữ gìn phẩm giá, Đã đúc rèn cho tâm hồn, thể xác cô là một người dũng mãnh, gánh vác cả việc phụ nữ và đàng ông trong một gia đình. Vì cô giỏi, cô có tình người nên tôi nêu gương cô là thế. Cầu mong cuộc sống này những điều tốt đẹp hãy đến với cô. Cô xứng đáng là phụ nữ hai giỏi trong thời đại mới: năng động, sáng tạo mà xã hội đang cần và tôn vinh hôm nay. Một ngày yên lắng tôi đi đến Chùa thấp nén hương và được đối ẩm cùng Sư Thầy trụ trì . tôi nói : Thưa Thầy con cảm thấy chán khi con người ngày càng tranh giành tiền tài danh vọng Thưa Thầy con cảm thấy tức tối khi có những kẻ a dua chạy theo đám giàu sang mà quên đi đạo lý lúc bần hàn Thưa Thầy con cảm thấy buồn khi con người sống như ngày dần vô cảm Thưa Thầy con cảm thấy nhụt khi những kẻ ranh ma luôn tỏ ra mình chính nghĩa Thưa Thầy con muốn đi tu. Thầy nói : ở đời con cứ học thuộc 8 chữ này đi rồi con hãy định đoạt. Thầy cát nghĩa cho tôi : 1./ Hiếu: là hiếu thảo. Hiếu thảo với đấng sinh thành với người có công ơn dưỡng dục 2./ Đễ: là kính trọng. phải biết kẻ trên người dưới và trân trọng những gì chân chính..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3./ Trung: là trung thành. trung thành với dân tộc với quốc gia ,ra công báo đáp giữ gìn chính nghĩa 4./ Tín: là nhiệm. làm người phải có tín nhiệm, dừng để thất tín, sai hẹn. 5./ Lễ: tức là lễ phép. học sống khiêm nhường. người sống không lễ nghĩa sẽ xử sự với nhau như thú vật mà thôi. 6./ Nghĩa: là nghĩa khí. dũng cảm mà làm vì đạo nghĩa với cộng đồng không vì mưu đồ hay mưu cầu đền ơn đáp nghĩa. 7./ Liêm: là liêm khiết. bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham cầu, phải có tinh thần chí công vô tư, và biết quên mình mà làm chuyện ích chung. 8./ Sỉ: là hổ thẹn. phải biết hổ thẹn với lỗi lầm ,hổ thẹn để sửa chửa mà hướng tâm chân thiễn mỹ. Nếu con học và tâm hành như 8 chữ trên có nghĩa là con đã đi tu ,tu không hẳn phải vào Chùa con à !.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×