Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP,HCM KHOA TOÁN – TIN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.87 KB, 3 trang )




CƠ SỞ DỮ LIỆU – BÀI TẬP 3 RÀNG BUỘC TOÀN VẸN (LT)

Nội dung yêu cầu:
Ràng buộc toàn vẹn

Bài 1: QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ HỌC CHUYÊN ĐỀ
Phòng giáo vụ tại một trường đại học muốn tin học hóa việc quản lý đăng ký học các chuyên đề của
sinh viên. Sau đây là kết quả của việc phân tích thiết kế ứng dụng trên:
1. SINHVIEN (MASV, HOTEN, PHAI, NGAYSINH, DCHI, MANGANH)
Tân từ: Mỗi sinh viên có một mã số duy nhất, một họ tên, thuộc một phái, có một ngày sinh, một địa
chỉ và học một ngành duy nhất.
2. NGANH (MANGANH, TENNGANH, SOCD, TSSV)
Tân từ: Mỗi ngành có mộ
t mã ngành duy nhất, có một tên ngành duy nhất. SOCĐ cho biết số chuyên
đề mà 1 sinh viên theo học ngành có mã là MANGANH phải học. TSSV cho biết tổng số sinh viên đã
từng theo học ngành này.
3. CHUYENDE (MACD, TENCD, SOSVTĐ)
Tân từ: Mỗi chuyên đề có một mã duy nhất và có một tên duy nhất. SOSVTĐ cho biết số sinh viên tối
đa có thể chấp nhận được mỗi khi có 1 lớp mở cho chuyên đề có mã là MACD.
4. CD_NGANH (MACD, MANGANH)
Tân từ: Mỗi chuyên đề có thể được học bởi nhiều ngành và mỗi ngành phải họ
c nhiều chuyên đề. Mỗi
ngành học tối đa là 8 chuyên đề.
5. CD_MO (MACD, NAM, HOCKY)
Tân từ: Mỗi bộ của quan hệ trên thể hiện một chuyên đề được mở ra trong một năm của một học kỳ.
Thông thường, số sinh viên của ngành mạng là không nhiều nên đối với ngành “Mạng máy tính”
không được mở cùng một chuyên đề trong 2 học kỳ liên tiếp của cùng một năm.
6. DANGKY (MASV, MACD, NAM, HOCKY)


Tân từ: Mỗi bộ của quan hệ trên thể hiện việc đăng ký học một chuyên đề của một sinh viên vào một
năm của một học kỳ nào đó.
Một sinh viên chỉ đựơc đăng ký vào các chuyên đề thuộc ngành học của sinh viên đó mà thôi. Mỗi
năm có 2 học kỳ. Sinh viên chỉ được đăng ký tối đa là 3 chuyên đề trong một học kỳ mà thôi.

Câu 1: Hãy xác định khóa chính của các lựơc đồ quan hệ trên.
Câu 2: Hãy liệt kê tất cả những ràng buộ
c tòan vẹn nhận diện được, nêu rõ ràng buộc thuộc lọai nào,
phát biểu, biểu diễn hình thức, bối cảnh và tầm ảnh hưởng.

Bài 2: QUẢN LÝ THỰC ĐƠN VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO

Cho lược đồ CSDL quản lý thực đơn và theo dõi kết quả học tập của một trường mẫu giáo:
1.LOP (MALOP, TENLOP, NIENKHOA, KHOI)
Tân từ: Mỗi lớp có một mã lớp duy nhất, một tên lớp duy nhấ
t và niên khoá cho biết lớp thuộc khóa
học nào. Có 3 khối: Mầm, Chồi, Lá. Niên khoá luôn luôn có 5 ký số, gồm 2 ký số cuối của 2 năm liên
tiếp nhau, ví dụ: 98-99, 02-03. Mã lớp là một chuỗi gồm 2 ký số đầu của niên khóa mà lớp đó thuộc
về, tên khối và 1 ký số cho biết số thứ tự lớp, ví dụ: lớp đầu tiên thuộc khối mầm của niên khoá 98-99
có mã lớp là 98MAM1.
2.TRE (MATRE, TENTRE, TENCHA, TENME, DCHI, DT, MALOP)
Tân từ: Mỗi trẻ khi vào học 1 lớp có một mã duy nhất. Cần lưu lại thông tin của trẻ gồm tên cha mẹ,
địa chỉ và điện thoại liên lạc. MALOP cho biết trẻ thuộc lớp nào.
3.MONAN (MAMA, TENMA, LOAI, DAM, BEO, DUONG, NANGLUONG)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP,HCM
KHOA TOÁN – TIN HỌC

2

Tân từ: Mỗi món ăn có 1 mã duy nhất, có một tên duy nhất và thuộc 1 loại. Có 2 loại món ăn: chính
hoặc phụ. Một thực đơn phải gồm 3 hoặc 4 món chính và ít nhất 1 hoặc có thể tối đa là 2 món phụ.
Mỗi một khối lượng thức ăn tính trên khNu phần 1 trẻ (không phân biệt tuổi) cần lưu lại lượng đạm
(DAM), chất béo (BEO) đường (DUON G) (đều tính bằng g (gam))và năng lượng mà món ăn này
cung cấp (N AN GLUON G) (tính bằng Kcal).
4.THUCDON (MATD, MAMA)
Tân từ: Một bộ dữ liệu cho biết một món ăn có mã là MAMA thuộc về thực đơn có mã là
MATD. Một thực đơn phải cung cấp tối thiểu là 300g đạm, 80g béo, 200g đường và 400
Kcal. Lượng chất béo không được vượt quá 100g và lượng đường tối đa là 250g cho mỗi thực đơn.
5.NGAY_TD (NGAY, MATD, KHOI)
Tân từ: Một bộ dữ liệu cho biết vào một ngày N GAY, nhà ăn của trường đã áp dụng thực đơn có mã là
MATD cho khối KHOI. Trường chỉ áp dụng 1 mã thực đơn cho toàn khối trong 1 ngày. Các khối khác
nhau có thể dùng thực đơn khác nhau trong ngày. N goài ra, chỉ được dùng lại thực đơn cho 1 khối sau
tối thiểu là 4 ngày.
6.NGAY_KQ (MATRE, NGAY, CO_MAT, DANHGIA)
Tân từ: Một bộ dữ liệu cho biết trẻ có mã là MATRE, vào một ngày N GAY có đi học hay không:
COMAT =1 (có mặt); COMAT =0 (vắng). DAN HGIA cho biết trong ngày trẻ sinh hoạt và tiếp thu bài
học như thế nào. Có 3 bậc đánh giá: A, B, C. N ếu trẻ vắng mặt thì trường DAN HGIA không có giá trị.
7.THANG_KQ (THANG, NAM, MATRE, CAO, CANNANG, BONGSEN)
Tân từ: Một bộ dữ liệu cho biết vào cuối tháng THAN G của năm N AM, trẻ có mã là MATRE có chiều
cao là CAO và cân nặng là CANNAN G có đạt được bông sen hay không: BON GSEN =1: có bông
sen; BON GSEN = 0; không có bông sen.Trẻ sẽ được cắm bông hồng nếu trong tuần có tối thiểu là 5/6
ngày được đánh giá loại A và không có ngày nào bị đánh giá loại C. Trong tháng trẻ sẽ được bông sen
nếu tất cả các ngày tuần trong tháng đều được cắm bông hồng.

Câu 1: Hãy xác định khóa chính của các lựơc đồ quan hệ trên.
Câu 2: Hãy liệt kê tất cả những ràng buộc tòan vẹn nhận diện được, nêu rõ ràng buộc thuộc lọai nào,
phát biểu, biểu diễn hình thức, bối cảnh và tầm ảnh hưởng.



Bài 3: PHÂN PHỐI THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT
Một công ty phân phối thực phNm và nước giải khát có một hệ thống phân phối rộng khắp các siêu thị
và cửa hàng ở khắp cac quận huyện của thành phố bao gồm nhiều loại hàng, mặt hàng thực pham và
nước giải khát. Công ty muốn có số liệu thống kê bất kỳ lúc nào liên đến cac đợt khuyến mãi trong
năm. Sau đây là kết quả của việc phân tích thiết kế ứng dụng trên :

1/ LOẠI_HÀNG (MALOẠI, TÊNLOẠI)
Tân từ: Mỗi loại hàng có một mã so duy nhất, một tên loại hàng đó.

2/ MẶT_HÀNG (MAMH, TÊNMH, ĐƠNGIÁ, ĐVT, MÃLOAI)
Tân từ: Mỗi mặt hàng có một mã mặt hàng duy nhất , có một tên mặt hàng , đơn giá, đơn vị tính và
thuộc một loại mặt hàng.

3/ DMQH (MÃQH, TENQH)
Tân từ: Mỗi quận huyện liên quan trong hệ thống co một mã duy nhất và một tên duy nhất.

4/ ĐIỂM_BÁN (MAĐB, TÊNĐB, ĐIẠCHỈ, ĐIỆN THOAI, MÃQH)
Tân từ: Mỗi điểm bán có một mã số duy nhất, một tên điểm bán, một địa chỉ, điện thoại và thuộc vào
một quận huyện duy nhất.

5/ HÌNH_THỨC_KM (MÃHT, TÊNHT)
3
Tân từ: Mỗi hình thức khuyến mãi co một mã duy nhất và một tên duy nhất. Có 4 hình thức khuyến
mãi:
a) cho không : người mua sẽ được cho thêm một đơn vị mỗi lần mua một món hàng đang được khuyến
mãi (ví dụ : các loại nước ngọt như coca, sprite, ... đang được khuyến mãi, mỗi khi mua 1 gói 6 hộp
coca thì sẽ được nhận thêm 1 hộp).
b) giảm giá
c) dùng thử tại chỗ
d) hình thức khác


6/ ĐỢT_KM (MAĐƠT, MAHT, NGÀYBĐ, NGÀYKT)
Tân tư: Mỗi đợt khuyến mãi có một mã đợt duy nhất, liên quan đến một hình thức khuyến mãi duy
nhất, có một ngày bắt đầu khuyến mãi và một ngày kết thúc khuyến mãi. Một đợt khuyến mãi có thể
kéo dài tư 7 ngày đến 30 ngày tối đa, và đơn vị tính cho thời gian khuyến mãi là theo tuần.

7/ ĐỢTKM_LOẠIHG (MÃĐỢT, MÃLOẠI)
Tân từ: Mỗi đợt khuyến mãi có thể nhắm đến nhiều loại mặt hàng khác nhau.

8/ CHI_PHÍ_KM (MAĐB, MÃĐỢT, MÃMH, NGÀY, CHIPHÍKM, SLBÁN)
Tân tư: Mỗi bộ của quan hệ trên thể hiện thông tin tại một đợt khuyến mãi, ứng với một điểm bán và
một mặt hàng trong một ngay sẽ có một chi phí khuyến mãi và có được số luợng bán. Chi phí khuyến
mãi không được vượt quá 10% thành tiền (SLBÁN * ĐƠN GIA).

Yêu cầu:

Câu 1: Hãy xác định khóa chính của các lựơc đồ quan hệ trên.
Câu 2: Hãy liệt kê tất cả những ràng buộc tòan vẹn nhận diện được, nêu rõ ràng buộc thuộc lọai nào,
phát biểu, biểu diễn hình thức, bối cảnh và tầm ảnh hưởng.









×