Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bao cao tong ket 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.82 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĨNH HẬU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số: 50 /BC- THCSVH. Vĩnh Hậu, ngày 24 tháng 5 năm 2013. BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012 – 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 - 2014. Căn cứ công văn số 5289/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2012 của Bộ GD-ĐT về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013”; Căn cứ công văn số 1153/HD-SGDĐT ngày 18/9/2012 của Sở GD-ĐT Bạc Liêu về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 20122013; Căn cứ hướng dẫn số 412/SGDĐT-GDTr ngày 09/5/2013 về việc hướng dẫn báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của Sở Giáo dục-Đào tạo Bạc Liêu; Trường THCS Vĩnh Hậu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014 như sau. A. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC NĂM HỌC 2012-2013 I. Học sinh, giáo viên, loại hình trường lớp 1. Quy mô phát triển a) Tổng số học sinh cuối năm học 520 em/13 lớp (đầu năm học là 542 em/13 lớp) Trong đó: - Lớp 6: 217/101 nữ - Lớp 7: 153/ 76 nữ - Lớp 8: 81/ 33 nữ - Lớp 9: 69/ 36 nữ - Số HS nữ: 246 , tỉ lệ: 47,3 % - Số HS dân tộc: 157, tỉ lệ: 30.2 % - Số học sinh giảm: 22 em,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong đó : + 13 em bỏ học tỉ lệ 2.4 % ( do học lực yếu và hoàn cảnh gia đình khó khăn) so với năm học trước giảm 2 %. b) Nhận xét Trường nằm trong địa bàn xã đặc biệt khó khăn (đang hưởng chính sách 135 của chính phủ). Dân tộc thiểu số chiếm gần 32% tổng dân số cùng với kết cấu cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém đặc biệt là giao thông. Kinh tế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Một số bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng về giáo dục nên sự quan tâm việc học tập của con em mình còn hạn chế. Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có những biện pháp hiệu quả cao để kịp thời vận động các em bỏ học tới trường. Vì vậy tỷ lệ bỏ học tuy có giảm nhưng còn cao. Nhà trường có biện pháp khắc phục trong năm học sau. 2. Quy mô loại hình trường THCS Là trường loại III Khối Khối 6. Khối 7. Khối 8 Khối 9 Cộng. Lớp 6A 6B 6C 6D 6E 7A 7B 7C 7D 8A 8B 9A 9B 13. Sĩ sỗ 46 44 42 42 43 37 39 39 38 45 36 35 34 520. Nữ 23 18 21 16 18 28 15 19 14 27 8 25 11 243. Dân tộc 6 22 21 21 21 5 12 14 13 3 4 7 8 157. Ghi chú. 3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tổng số cán bộ giáo viên: 35/22 Trong đó: Cán bộ quản lý: 2/0 Giáo Viên: 30/19 ; Chuẩn: 04, Trên chuẩn: 25; Dưới chuẩn: 01 Nhân viên: 3/3 100% CBGV có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, công tác. II. Công tác chỉ đạo dạy học 1. Thực hiện kế hoạch dạy học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a) Chỉ đạo kế hoạch giáo dục, chương trình SGK: Trường đã tổ chức thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo về việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học và thực hiện giảm tải nội dung PPCT, thực hiện dạy học tích hợp kỹ năng sống và bảo vệ môi trường , tổ chức thực hành thí nghiệm và sử dụng ĐDDH đúng quy định, đạt kết quả khá tốt. Giáo viên đã từng bước hoàn thiện phương pháp và nắm vững nội dung chương trình, phương pháp sử dụng ĐDDH. Trong năm học đã xây dựng và tổ chức 04 chuyên đề về dạy học theo phương pháp mới đồng thời thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, nhiều vấn đề mới và khó được trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Bên cạnh đó học sinh cũng từng bước hoàn thiện việc học tập và nghiên cứu phương pháp mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất còn thiếu (chưa có phòng chức năng) một số thiết bị dạy học không đảm bảo chất lượng, một số học sinh không theo kịp nội dung chương trình nhất là học sinh yếu, phương pháp học tập của một số học sinh chưa phù hợp nhất là học sinh khối 6: b) Công tác chỉ đạo dạy học tự chọn * Thuận lợi: -Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lên kế hoạch cho việc dạy và học tự chọn. Dạy và học bám sát và nâng cao song song với chương trình chính khoá theo đúng chỉ đạo của phòng giáo dục. - Phòng học đầy đủ theo quy định. - Giáo viên tích cực giảng dạy * Khó khăn: - Học sinh ở xa trường, giờ học tự chọn trái buổi nên một số hs đi học chưa đồng đều. c) Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Nhà trường đã cử giáo viên cốt cán bộ môn đi tập huấn theo kế hoạch của phòng GD&ĐT, sở GD và các đồng chí này về tập huấn lại cho giáo viên. Nhà trường thực hiện giảng dạy thống nhất theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ giáo dục ban hành. d)Thực hiện các nội dung giáo dục điạ phương trong một số môn:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch và xây dựng nội dung chương trình địa phương để giáo dục cho các em về địa phương có lồng ghép ở một số môn học Ngữ văn, lịch sử, địa lý, GDCD.... . đ)Triển khai dạy học tích hợp giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các môn học * Thuận lợi: - Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã cử giáo viên cốt cán bộ môn tham gia các lớp tập huấn về tích hợp giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm do sở giáo dục tổ chức. - Các giáo viên sau khi đi tập huấn về đã triển khai lại cho các giáo viên chưa đi tập huấn. * Khó khăn: - Thời gian truyền tải đầy đủ những kiến thức về tích hợp môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm còn ít. * Kết quả: Mặc dù có những khó khăn, nhưng nhà trường đạt hiệu quả khá cao trong việc giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. e) Tổ chức chỉ đạo tăng cường thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất khá đảm bảo cho việc dạy học 2 buổi/ ngày. - Được sự cho đồng ý của Phòng GD&ĐT Hòa Bình. * Khó khăn: - Kinh tế địa phương còn khó khăn, học sinh còn phải phụ giúp gia đình nên việc học tập của các em không đều, đủ. * Kết quả: Nhà trường đạt kết quả khá cao trong việc dạy học trên, chất lượng được nâng lên. Một số tiết tự chọn, NGLL, HS yếu kém trái buổi đạt kết quả cao hơn. g) Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) và đổi mới kiểm tra, đánh giá(KTĐG) kết quả học tập của học sinh; Xây dựng nguồn học liệu mở, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy * Thuận lợi: - Thực hiện khá tốt sự chỉ đạo của cấp trên về đổi mới đổi mới PPDH, cử giáo viên tham gia tập huấn đổi mới kiểm tra đánh gia theo ma trận đề..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Các giáo viên sau khi đi tập huấn về đã triển khai lại cho các giáo viên chưa đi tập huấn. - Tham gia hội thi ra ma trận đề cấp huyện và đã đạt được:.. giải. * Khó khăn: - Một số giáo viên trình độ vi tính còn hạn chế. * Kết quả: - Việc áp dụng công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên vào trong giảng dạy còn hạn chế. f) Tổ chức đánh giá hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn; biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá theo ma trận đề; tích hợp giảng dạy giá trị về kỹ năng sống trong môn giáo dục công dân,.. - Nhà trường đã triển khai thông tư 21, thông tư 30 cho toàn thể cán bộ giáo viên nắm rõ việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên ngay từ đầu năm học, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong nhà trường. - Tổ chức cho các giáo viên tham gia các lớp tập huấn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá theo ma trận đề. - Nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên giảng dạy môn công dân tích hợp tốt giảng dạy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2.Thực hiện quy chế chuyên môn a) Thực hiện ba công khai trong nhà trường - Nhà trường đã thực hiện ba công khai theo tinh thần công văn chỉ đạo của cấp trên. b) Đổi mới công tác quản lý chuyên môn + Phân công các giáo viên có năng lực và tay nghề khá giỏi vào các lớp cuối cấp, đầu cấp bồi dưỡng thường xuyên kịp thời đối với giáo viên về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như các cuộc vận động của ngành + Thống nhất soạn giảng theo phương pháp dạy học mới. Theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Các tổ khối đã lên kế hoạch, mở các chuyên đề đặc biệt là việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học, học sinh được.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> rèn luyện toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ). Đã phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu qua các đợt. + Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc soạn giảng, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Đặc biệt là việc kiểm tra theo dõi thực hiện giảng dạy theo chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT. + Duy trì việc kiểm tra hồ sơ, ký duyệt hồ sơ hàng tuần (tổ), hàng tháng (trường). Soạn bài trước một tuần và ký duyệt giáo án phải thể hiện được sự hoạt động của thầy và trò cũng như phát huy được tính tích cực của học sinh. Đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học được khai thác triệt để. + Ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng cắt xén, dồn ép, đảo lộn chương trình. Nghiêm chỉnh thực hiện 2 không với 4 nội dung mà ngành phát động. c) Tổ chức kiểm tra học kì II, thi học sinh giỏi, tham gia các hoạt động chuyên môn khác - Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và ra các quyết định thành lập các ban coi, chấm, ra đề, in sao.. theo đúng quy định và diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Kết quả của học sinh chưa đạt theo kế hoạch. - Việc tổ chức chọn ôn học sinh giỏi cấp trường để tham gia cấp huyện, tỉnh diễn ra nghiêm túc, đúng quy định, đúng quy chế. Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh đạt được 01 giải nhì và 4 giải khuyến khích. d) Chỉ đạo đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp - Nhà trường chỉ đạo đánh giá giáo viên theo thông tư 30 của Bộ giáo dục ban hành. 4.Thực hiện các hoạt động giáo dục a) Hoạt động giáo dục nghề phổ thông Nhà trường phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức 02 lớp học nghề phổ thông cho học sinh khối 8,9 (01 lớp nghề điện dân dụng, 01 lớp nghề nấu ăn). Phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức thi cho các em. Có 88 em tham gia thi, đậu 88/88 em. b) Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Trường đã thực hiện tốt chương trình hướng nghiệp cho học sinh 9 hoạt động giáo dục riêng theo lớp và theo chương trình của Bộ giáo dục. c)Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - HĐGDNGLL gắn liền với các ngày lễ lớn các chủ điểm trong năm học như 20/11, 22/12, 8/3 26/3… Nhằm giáo dục truyền thống, tìm hiểu luật giao thông, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS …và tích hợp với các môn GDCD, lịch sử, địa văn, ...... Nhà trường đã tổ chức được 124 HĐGDNGLL. - Thành lập đội tuyển thể thao cấp trường, cấp huyện,cấp tỉnh.. - Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nên ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế. - Soạn giảng theo phương pháp mới giáo viên giữ vai trò chủ đạo học sinh tự giác tích cực chủ động trong học tập. - Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các phương pháp đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới. d) Tổ chức ôn thi TN THCS Căn cứ vào kế hoạch của cấp trên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức ôn thi TN THCS theo đúng kế hoạch. e) kết quả học kì II Nhà trường đã tổ chức ôn tập và tổ chức thi học kì II, đúng quy chế. Lên điểm kịp thời. Nhà trường đã triển khai quy chế 58 đến tất cả các giáo viên. Chất lượng các môn so với năm trước đã tăng song chưa đạt kế hoạch đề ra. Kết quả cụ thể có danh sách kèm theo. III. Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, học sinh tích cực 1. Phổ cập giáo dục THCS - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch PCGDTHCS đúng độ tuổi tại địa phương * Thuận lợi: + Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT, Đảng uỷ, UBND xã cùng các ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã. + Lòng nhiệt tình, luôn quan tâm đến công tác PC THCS ở tập thể giáo viên trong trường. * Khó khăn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ dân trí còn thấp đã ảnh hưởng phần nào đến việc vận động con em đến trường. + Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông còn yếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động học sinh đến trường, dân cư sinh sống không tập trung. - Các biện pháp thực hiện Báo cáo kịp thời các kết quả đạt được cũng như các giải pháp về ban chỉ đạo xã để có kế hoạch thực hiện kịp thời, phù hợp. Tham mưu với UBND xã một số biện pháp chống bỏ học giữa chừng và đưa học sinh trở lại lớp. - Tổng số trẻ ở độ tuổi 11-14 tuổi phải phổ cập là là 664, số đã hoàn thành CTTH là 630, đạt tỉ lệ: 94,88%. - Cơ sở vật chất: Xã có 01 trường THCS với 14 phòng học ( trong đó có 01 phòng chức năng) đều là phòng lầu, 320 bộ bàn ghế 02 chỗ ngồi với 520 học sinh, biên chế 13 lớp. Nhìn chung cơ sở vật chất đủ điều kiện để thực hiện cho việc giảng dạy các môn học chính khóa và ngoại khóa. - Tổng số Học sinh lớp 9 năm học 2011-2012 là 82 em được công nhận hoàn thành chương trình THCS là 80 em, đạt tỉ lệ: 96.3 %. Các năm trước đó tỷ lệ này đều đạt 100% (tính 03 năm liền kề). Tỷ lệ này so với năm 2010 thấp hơn do tình hình học sinh bỏ học nhiều, mặt khác công tác vận động học sinh ra học các lớp phổ cập trong các năm gần đây không được duy trì. * Đối chiếu với Quyết định số 26/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 05/07/2001 của Bộ GD & ĐT thì đơn vị xã Vĩnh Hậu đạt chuẩn Quốc gia về công tác PCGD. THCS năm 2013. - Chỉ tiêu phấn đấu năm 2013 và 2014 nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch, biện pháp giữ vững danh hiệu đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. - Kiến nghị các ngành cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng ,đẩy nhanh phát triển kinh tế giảm tỷ lệ hộ nghèo nâng mức sống của nhân dân, tuyên truyền công tác PCGD và sự chỉ đạo của của ban chỉ đạo mạnh mẽ hơn 2. Trường đạt chuẩn quốc gia (CQG).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Chỉ đạo xây dựng trường đạt CQG. + Thuận lợi: Trường đã xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí của Bộ, ngành. Trường đã tự đối chiếu theo chủ quan đã đạt được các tiêu chí như chất lượng dạy và học, diện tích khuôn viên trường học, cảnh quan môi trường và công tác xã hội hóa giáo dục, trình độ đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo viên có thể đáp ứng theo tiêu chuẩn . + Khó khăn: Tuy nhiên một số tiêu chí chưa đạt như cơ sở vật chất về phòng chức năng trang thiết bị dạy học, sân chơi, hàng rào, đội ngũ nhân viên còn thiếu tỉ lệ hs bỏ học còn cao. + Các biện pháp: Nhà trường tiếp tục tham mưu với cấp trên xây dựng các phòng chức năng, mua trang thiết bị dạy học,... mặt khác nhà trường tìm biện pháp giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. + Kết quả: Lộ trình trường đến năm 2015 về cơ bản đủ các tiêu trí đạt chuẩn Quốc gia. 3. Đánh giá phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực” Trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng năm học, cuối năm có tổ chức đánh giá, xét đề nghị khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc. Trường đã tổ chức thực hiện xây dựng môi trường cảnh quan nề nếp đảm bảo trường lớp luôn xanh- sạch -đẹp- an toàn, tổ chức các hoạt động như trồng và chăm sóc cây xanh, vườn hoa,..... HS cũng tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường giữ vệ sinh nhà trường, lớp học và cá nhân.GV đã tích cực đổi mới PPDH. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh như hái hoa dân chủ, TDTT... Tổ chức cho HS thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng - Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” nâng cao chất lượng giáo dục. - Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> IV. Xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm, tự làm trang thiết bị dạy học Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: a) Đánh giá kết quả đầu tư, đáp ứng yêu cầu phục vụ dạy và học: + Thuận lợi: Được trang bị đồ dùng dạy học. Đội ngũ giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạy học khi lên lớp. Số phòng học đủ đảm bảo cho học sinh học và vui chơi Tình hình cung ứng SGK: Đáp ứng đủ nhu cầu của GV, và học sinh Lượng SGK cho HS mượn còn dư vì nhiều học sinh đã tự trang bị. Riêng môn Công nghệ 9 phần nấu ăn còn thiếu, thiếu sách bài tập, sách tham khảo các môn. Được sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT những năm qua xây dựng với tổng số phòng 18 trong đó:. + Thư viện:. 01. + Văn phòng:. 01. + Phòng thiết bị:. 01. + Phòng thực hành: 01 + Phòng học:. 13. + Phòng họp. 01. + Khó khăn: Cơ sở vật chất còn thiếu (chưa có phòng chức năng) một số thiết bị dạy học không đảm bảo chất lượng, do đồ dùng thiết bị được cấp rất lâu lên đã hư hỏng khá nhiều Những công trình cải tạo, sửa chữa: Nhà trường đã xây dựng 02 bồn hoa. b) Các giải pháp: - Kiến nghị cấp trên tiếp tục xây dựng các phòng chức năng. - Khuyến khích giáo viên tăng cường tự làm đồ dùng dạy học khi lên lớp. - Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục IV. Đánh giá chung 1.Kết quả đạt được a) Ưu điểm. - Phần lớn giáo viên tích cực, nhiệt tình, giàu lòng yêu nghề mến trẻ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Công tác quản lý nền nếp hành chính chuyên môn ngày càng đi vào chiều sâu và đạt mức tốt. - Trường có nền nếp dạy học khá tốt, chất lượng đại trà ở mức khá. - Đa số học sinh có ý thức, trách nhiệm, có tinh thần tự giác học tập, rèn luyện. - Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ngày một quan tâm đến phong trào giáo dục.. b) Hạn chế: - Chưa có hàng rào xung quanh trường, sân chơi và các phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. - Đội ngũ nhân viên phục vụ hành chính như văn phòng, thiết bị, y tế học đường… còn thiếu. - Một vài giáo viên chưa thật nhiệt tình trong công tác, việc soạn giảng còn có giáo viên mang tính hình thức, đối phó, qua loa. - Một vài giáo viên có nhà ở quá xa trường học nên phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện giờ giấc, chất lượng giờ dạy. - Một bộ phận học sinh chưa thể hiện động cơ học tập đúng đắn, thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tác phong. - Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà xa, giao thông không thuận tiện… nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập, rèn luyện. 2. Bài học kinh nghiêm: Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường phải chặt chẽ và hiệu quả hơn. VI. Kiến nghị: - Đề nghị các cấp có thầm quyền xây dựng các phòng chức năng. B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 – 2014 I. Nhiệm vụ trọng tâm Tiếp tục thực hiện chủ đề “tập chung đổi mới công tác tổ chức, quản lý, phối hợp, hoạt động, trong thực hiện nhiệm vụ chủ yếu ở cấp đơn vị trường học; nhằm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng thực và hiệu quả giáo dục- đào tạo ở địa phương”.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường giáo dục thể chất, lao động, hướng nghiệp, học nghề PT, dạy tự chọn. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “Là đạo đức, là văn minh”. Tổ chức tốt nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp” và các phong trào khác được phát động trong toàn ngành. II. Phương hướng thực hiện 1. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục tăng cường nề nếp, kỷ cương và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. - Kiểm diện sĩ số hàng ngày, giáo dục ý thức học tập tích cực, vượt khó, không bỏ giờ, bỏ buổi đi học đúng giờ, nghỉ có lý do, xin phép. - Duy trì nề nếp chuyên môn theo quy định của ngành. Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn như: Thao giảng, chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, ngoại khoá…nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng trong giảng dạy. - Xây dựng các quy định về quản lý trường học chặt chẽ. Đảm bảo nội dung chương trình theo quy định. 100% CBGV thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực. Đánh giá trung thực chất lượng giảng dạy. 2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - Soạn giảng theo phương pháp mới giáo viên giữ vai trò chủ đạo học sinh tự giác tích cực chủ động trong học tập. - 100% đồ dùng được cấp và tự làm được sử dụng trong các giờ giảng, tiết học theo đặc thù của bộ môn. - Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các phương pháp đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới. 3. Giáo dục học lực, hạnh kiểm - Học lực: thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc soạn giảng, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Duy trì việc kiểm tra hồ sơ, ký duyệt hồ sơ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tăng cường việc thanh kiểm tra, dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm. Chấm, trả bài, lấy điểm đúng quy định Phát huy ý thức tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Khai thác hiệu quả sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bảng con, phiếu học tập…trong dạy học. - Hạnh kiểm: tăng cường, quản lý, theo dõi tính chuyên cần trong học sinh, đồng thời động viên khuyến khích học sinh tích cực học tập rèn luyện nhằm hạn chế học sinh bỏ học, trốn tiết… Tăng cường biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, chậm tiến… Mở các chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh. Cập nhật thông báo kết quả rèn luyện của học sinh qua sổ liên lạc hàng tháng. Đối với học sinh cá biệt phải có biện pháp kết hợp giữa gia đình và xã hội. 4. Giáo dục thể chất, lao động, hướng nghiệp, học nghề PT, dạy tự chọn Trường đã có kế hoạch tập luyện TDTT để dự thi vòng tỉnh, vẫn duy trì và hoạt động thể dục chính khoá. Giáo lưu thi đấu với các đơn vị bạn. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh vó thành tích cao.. Trường luôn giáo dục ý thức xây dựng và làm giàu đẹp quê hương đất nước (trồng cây, vệ sinh …) - Thành lập tổ tư vấn nghề cho học sinh những kiến thức cơ bản và hướng đi chọn nghề sau trung học phổ thông và THCS. - Lên kế hoạch cho việc dạy và học tự chọn ngay từ đầu năm học và dạy bám sát, nâng cao song song với chương trình chính khoá. 5. Công tác quản lý, giảng dạy - Thành lập hội đồng thực hiện đề án “Tiếp tục sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2012- 2015 của Ban chỉ đạo tỉnh Bạc Liêu” theo sự hướng dẫn của phòng GD&ĐT Hòa Bình . - Giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên và các bộ phận thường xuyên kiểm tra đôn đốc. - Phân công các giáo viên có năng lực và tay nghề khá giỏi vào các lớp chọn và cuối cấp. Bồi dưỡng thường xuyên kịp thời đối với giáo viên về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như các cuộc vận động của ngành. - Phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Tổ chức các chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi đồ dùng dạy học, 6. Công tác kiểm tra Trường thành lập tổ kiểm tra: Hiệu trưởng là tổ trưởng, các thành viên: P.hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, CT công đoàn, Bí thư đảng, đoàn. Kiểm tra: Tăng cường công tác tự kiểm tra về chuyên môn, chủ nhiệm, hồ sơ sổ sách, nề nếp, thực hiện quy chế. 7. Công tác thi đua - Ngay từ đầu năm học nhà trường thành lập hội đồng thi đua, - Tổ chức đăng ký các danh hiệu thi đua cho cá nhân và tập thể. - Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể đối với từng bộ phận,đoàn thể, CBCNVC và học sinh. - Đảm bảo tính dân chủ, khách quan trong thi đua khen thưởng kịp thời, thoả đáng, những cá nhân tập thể có thành tích tốt. Đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế ./. HIỆU TRƯỞNG ( Đã ký) Nơi nhận: - PGD&ĐT - UBND xã - Lưu VP. Lương Ngọc Nam.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×