Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyen de bai toan phan ung cong hidro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.68 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI TẬP LUYỆN TẬP Phản ứng cộng –tách hidro – cracking Câu 1: Hỗn hợp A gồm hidro và một anken có tỉ khối hơi so với hidro bằng 6. Nung nóng hỗn hợp A với Ni thu được hỗn hợp B không làm mất màu dung dịch brom và có tỉ khối so với hidro là 8. Công thức của anken ban đầu là: A. C2H4 B. C4H8 C. C5H10 D. C3H6 Câu 2: Một bình kín chứa 0,04 mol C2H2, và 0,06 mol H2 ,it bột Ni. Nung nóng bình sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn tòan bộ khí Y vào dung dịch brom dư thì có 0,896 lít hỗn hợp khí C bay ra .Tỉ khối của C so với H 2 bằng 4,5. Vậy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng lên là A. 0,6gam B. 1,2gam C. 0,8 gam D. 0,84 gam Câu 3: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H 2 là 10,08. Tính giá trị của m và thành phần thể tích hỗn hợp khí Z. A. m= 0,328 gam và Z chứa 35,14% thể tích H2 B. m= 0,268 gam và Z chứa 64,86% thể tích H2 C. m = 0,58 gam và Z chứa 35,14% thể tích H2 D. m= 0,252 gam và Z chứa 64,86% thể tích H2 Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3-CH=CH-CH3. Câu 5: Hỗn hợp X gồm H2, propan và propin (propan và propin có cùng số mol). Cho từ từ hỗn hợp X đi qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H 2 là: A.11 B.12 C.14 D.22 Câu 6: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 (trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4) đi qua Ni nung nóng (hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc), biết tỉ khối hơi của Y đối với H 2 là 6,6. Nếu cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng lên tối đa là A. 6,6 gam B. 2,7 gam C. 4,4 gam D. 5,4 gam Câu 7: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp X chứa C 2H2 và H2 (xúc tác Niken) thu được hỗn hợp Y, tỉ khối của X so với Y bằng 0,75. Thể tích Hidro đã phản ứng (đo ở đktc) là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. X được nung trong bình kín có xúc tác là Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y, Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br 2 aM. Giá trị của a là: A. 3 B. 2,5 C. 2 D. 5 Câu 9: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H 2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là A. 65,00%. B. 46,15%. C. 35,00% D. 53,85%. Câu 10: Cho etan qua xt (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H 2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br 2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là bao nhiêu? A. 0,24 mol B. 0,6 mol C. 0,40 mol D. 0,32 mol Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm H 2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là: A. 25%. B. 50%. C. 20%. D. 40%. Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hidro là x. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có 16 gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của x là: A. 9,67. B. 14,5. C. 29. D. 19,33. Câu 13: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO 2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng A. 5,60. B. 13,44. C. 8,96. D. 11,2. Câu 14: Cho cân bằng CO + 2H2 ⇄ CH3OH. Tỉ khối hơi của hỗn hợp ban đầu và hỗn hợp sau phản ứng so với không khí ( M = 29) lần lượt là 0,5 và 0,6. Thành phần thể tích của CH 3OH trong hỗn hợp sau phản ứng là: A. 8,98% B. 7,98% C. 9,98% D. 10,0%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 15: Một bình kín có dung tích là V lít chứa hỗn hợp A gồm metan và axetilen có tỉ khối so với hidro là 10,5. Nung nóng A ở nhiệt độ cao để A bị nhiệt phân tạo ra axetilen và hidro thu được hỗn hợp B. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Áp suất trong bình sau phản ứng nhỏ hơn áp suất trong bình lúc đầu. B. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp B không phụ thuộc vào hiệu suất phản ứng nhiệt phân . C. Tỉ khối của hỗn hợp B so với hỗn hợp A luôn lớn hơn 1. D. % thể tích của metan trong B là 50%. Câu 16: Cracking V lít butan thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với hidro là 17. Hiệu suất phản ứng cracking là: A. 50% B. 70,6% C. 58,6% D. 100% Câu 17: Cracking hoàn toàn 1 thể tích ankan A thu được 3 thể tích hỗn hợp B đo ở cùng điều kiện. Trong B chỉ chứa hidrocacbon và chúng có số nguyên tử C bằng nhau. Công thức phân tử của A là: A. C3H8 B. C4H10 C. C6H14 D. C8H18 Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2 có M X = 23,5. Trộn V(lít) X với V1(lít) hiđrocacbon Y được 260 gam hỗn hợp khí Z. Trộn V1(lít) X với V(lít) hiđrocacbon Y được 223 gam hỗn hợp khí F. Biết V1 – V = 44,8 (lit); các khí đều đo ở đktc. Công thức của Y là: A. C4H8 B. C3H6 C. C4H10 D. C2H6 Câu 19: Một hỗn hợp R (gồm hai anken liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một lượng hidro dư) có tỉ khối hơi so với hidro là 6,875. Nung hỗn hợp trên với Ni đến phản ứng hoàn toàn (H = 100%) thu được hỗn hợp khí R’ có tỉ khối hơi so với hidro là 55/6. Xác định CTPT hai anken: A. C2H4 và C3H6 B. C5H12 và C5H10 C. C4H8 và C3H6 D. C4H8 và C5H10 Câu 20: 0,2 mol hỗn hợp X chứa 2 hidrocacbon được chia thành 2 phần bằng nhau: P1 lội qua nước Brom dư không thấy có khí thoát ra. P2 đốt cháy thu được 8,8g CO2. 2 hidrocacbon đó là: A. C2H4 và C3H6 B. C2H2 và C4H8 C. C2H2 và C2H4 D. C3H6 và C3H4 Câu 21: Cho 15 gam một anđehit đơn chức X tác dụng với hidro (Ni, t 0C) được 15,8 gam hỗn hợp gồm rượu và anđehit dư. Hiệu suất phản ứng hidro hóa là: A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 22: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol propenal và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Số mol H 2 trong hỗn hợp B bằng A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20. Câu 23: Hỗn hợp A gồm 0,12 mol acrolein (propenal) và 0,22 mol H 2. Cho lượng hỗn hợp A trên đi qua ống sứ có chứa Ni làm xúc tác, đun nóng, thu được hỗn hợp hơi B. Hỗn hợp B có tỉ khối so với hiđro bằng 22,375. Hiệu suất phản ứng cộng giữa acrolein với H2 là A. 80,24% B. 81,82% C. 83,33% D. 85,67% Câu 24: Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 16,5. Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. (coi các phản ứng chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất) Giá trị của C% là: A. 1,305% B. 1,407% C. 1,043% D. 1,208% Câu 25: Hỗn hợp X gồm Ankan A và H2 có tỷ khối hơi của X so với H2 là : 29. nung nóng X để cracking hoàn toàn A thu được hh Y có tỷ khối hơi so với H2 là :16,111 . Xác định công thức phân tử của A: A. C4H10 B. C5H12 C. C3H8 D.C6H14 Câu 26: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là: A. 100% B. 70% C. 65% D. 80%. Câu 27: Khi cracking ankan A thu được hỗn hợp B gồm 2 ankan và 2 anken. Tỉ khối hơi của B so với Hidro là 14,5. Nếu dẫn hỗn hợp B qua dung dịch Brom dư thấy khối lượng khí giảm đi 55,52% về khối lượng. Công thức phân tử của A và %V của metan trong hỗn hợp B là A. C4H10 và 35%. B. C5H10 và 15%. C. C4H10 và 35%. D. C5H12 và 30%. Câu 28: Khi nhiệt phân metan người ta thu được axetilen và hidro. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm ba chất: metan, axetilen và hidro có tỉ khối so với hidro là 6. Hiệu suất phản ứng là A. 33,3%. B. 66,7%. C. 37,5%. D. 50%. Câu 29: Tiến hành cracking hoàn toàn butan thu được hỗn hợp khí gồm ba ankan và hai anken có tỉ khối hơi so với hidro là 18,125. Tính phần trăm số mol butan đã tham gia phản ứng cracking. A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 50%. Câu 30: Cho 4,2 gam anđehit X tác dụng hết với H2(xt) thu được rượu Y. Cho rượu Y phản ứng với Na dư thu được 0,84 lít H2 (đktc). Xác định CTPT của X.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. C2H5CHO B. C2H3CHO C. (CHO)2 D. C3H7CHO Câu 31: Oxi hóa 4 gam ancol đơn chức X bằng CuO (nung nóng) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm anđehit, ancol dư và nước. Tên của X và hiệu suất phản ứng là: A. metanol, 75%B. etanol, 80% C. etanol, 75% D. metanol, 80% Câu 32: Oxi hóa một ancol đơn chức, mạch hở X có công thức tổng quát làC nH2nO (n  3) thu được hỗn hợp Y gồm ancol và anđehit. Cho Y tác dụng với Na dư được 0,075 mol H 2. Mặt khác, cho Y tác dụng với hidro có Niken xúc tác thì cần dùng hết 0,85 mol H2. Hiệu suất phản ứng oxi hóa là: A. 70% B. 76,9% C. 85% D. 64,7%.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×