Giao dịch bảo đảm: những kẽ hở và rủi ro
TS. Nguyễn Quốc Vinh
Giảng viên Học viện Tư pháp – Bộ Tư pháp
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 29-12-2006 hướng dẫn
thi hành Bộ luật Dân sự 2005 về các giao
dịch bảo đảm (Nghị định 163) đã ban
hành và có hiệu lực được hơn hai năm.
Bài viết này phân tích một số quy định
chưa hợp lý hoặc còn thiếu sót của Nghị
định 163 nhìn từ góc độ vận dụng trên
thực tiễn hoặc khi đối chiếu với các quy
định của một số văn bản quy phạm
pháp luật khác như Luật Nhà ở 2005.
Về thỏa thuận thứ tự ưu tiên thanh toán
Khoản 2 điều 6 Nghị định 163 quy định
rằng: “Các bên cùng nhận bảo đảm bằng
một tài sản có quyền thỏa thuận về việc
thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho
nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ
được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo
đảm của bên mà mình thế quyền”. Ở đây
chúng ta có thể chia quy định này thành
hai vế. Vế thứ nhất cho phép các bên liên
quan thỏa thuận thay thế thứ tự ưu tiên khi
tài sản bảo đảm được xử lý (mặc dù bên
được thế quyền ưu tiên đăng ký giao dịch
bảo đảm sau bên bị thế quyền). Vế thứ hai
quy định rằng phạm vi được ưu tiên thanh
toán chỉ “trong phạm vi bảo đảm” của bên
bị thế quyền.
Theo vế thứ nhất, quy định này có nghĩa là
nếu một tài sản được dùng bảo đảm cho
hai hoặc nhiều nghĩa vụ(1) thì các bên
được bảo đảm có quyền thỏa thuận về thứ
tự được ưu tiên thanh toán khi tài sản bảo
đảm được xử lý. Trên thực tế, thỏa thuận
về thứ tự thanh toán khi tài sản bảo đảm
được xử lý là khá phổ biến, đặc biệt trong
lĩnh vực ngân hàng.
Ví dụ, doanh nghiệp A thế chấp với doanh
nghiệp B là doanh nghiệp mẹ của A tài sản
là một nhà máy với tài sản, máy móc trong
đó để bảo đảm cho khoản vay V1. Hợp
đồng thế chấp cho khoản vay V1 đã được
thực hiện và đăng ký với một trung tâm
đăng ký giao dịch, tài sản (thuộc Cục Đăng
ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư
pháp) (Trung tâm đăng ký tài sản). Đồng
thời, doanh nghiệp A thế chấp chính tài
sản này với ngân hàng C cho khoản vay
V2 (tất nhiên, với điều kiện được sự chấp
thuận của cả B và C). Thông thường, để
bảo vệ quyền lợi của mình, ngân hàng C sẽ
yêu cầu doanh nghiệp A và doanh nghiệp
B cùng mình giao kết một thỏa thuận ba
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
1
bên trong đó doanh nghiệp B đồng ý cho
ngân hàng C thế quyền ưu tiên thanh toán
trong trường hợp tài sản bảo đảm được xử
lý. Thỏa thuận ba bên về thứ tự ưu tiên
thanh toán trên là phù hợp với thực tiễn
đang áp dụng tại Việt Nam cũng như trên
thế giới và phù hợp với quy định tại vế thứ
nhất của khoản 2 điều 6 Nghị định 163.
Tuy nhiên, ngoài thỏa thuận về thay đổi
thứ tự ưu tiên thanh toán theo vế thứ nhất
nói trên, trên thực tế thỏa thuận ba bên sẽ
còn quy định rằng: “khoản tiền thu được
khi xử lý tài sản thế chấp sẽ được ưu tiên
thanh toán trước cho toàn bộ nghĩa vụ của
doanh nghiệp A với ngân hàng C (bao gồm
khoản vay gốc, tiền lãi, lãi phạt, các khoản
phí ngân hàng…). Khoản tiền còn lại sau
khi thanh toán cho ngân hàng C sẽ được
thanh toán cho doanh nghiệp B”.
Như vậy, so sánh thỏa thuận ba bên này
với vế thứ hai của khoản 2 điều 6 Nghị
định 163 (được ưu tiên thanh toán trong
phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế
quyền) chúng ta thấy một điểm khác biệt
rất lớn giữa quy định của pháp luật và thỏa
thuận trên thực tế của ba bên. Đó là trong
khi thỏa thuận ba bên cho phép bên thế
quyền (ngân hàng C) được ưu tiên thanh
toán cho mọi quyền lợi của nó phát sinh từ
hợp đồng vay V2 thì Nghị định 163 chỉ
cho phép thế quyền trong phạm vi quyền
lợi của B với A phát sinh từ hợp đồng vay
V1. Câu hỏi đặt ra là vì sao vậy? Vì sao
Nghị định 163 chỉ cho phép phạm vi thế
quyền giới hạn trong nghĩa vụ thứ nhất
(V1)? Thỏa thuận ba bên như trên có bị vô
hiệu hay không khi nó rõ ràng vi phạm quy
định của Nghị định 163? Và nếu nhìn vào
căn nguyên của vấn đề thì nhà làm luật can
thiệp vào quyền tự định đoạt của các bên
(A, B và C) để bảo vệ quyền và lợi ích của
ai?
Nếu diễn giải theo quy định tại khoản 2
điều 6 nói trên thì thứ tự thanh toán khi xử
lý tài sản bảo đảm sẽ là: (1) ngân hàng C
trong phạm vi khoản vay V1 (theo quy
định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 163);
doanh nghiệp B trong phạm vi khoản vay
V1 (cũng theo quy định này); và (3) lại là
ngân hàng C trong phạm vi V2 – V1 (sau
khi thanh toán cho (1) và (2) nói trên).
Nhìn vào thứ tự thanh toán này, chúng ta
thấy một điều rõ ràng: đó là sự khó hiểu và
khó lý giải. Vì sao mà phạm vi thế quyền
ưu tiên thanh toán luôn chỉ là V1 chứ
không phải là V2 như thỏa thuận ba bên?
Trong phạm vi hiểu biết của mình về một
số hệ thống pháp luật điển hình như Anh
và Nhật Bản thì thỏa thuận ba bên trên đây
là thỏa thuận dân sự
(2)
thuần túy. Vì không
có sự hiện diện của lợi ích công cộng/lợi
ích cộng đồng hay mục đích bảo vệ bên
ngay tình trong giao dịch loại này nên
không có căn cứ để Nhà nước (thông qua
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
2
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
3
nhà làm luật) can thiệp vào quyền tự quyết
của các bên
(3)
. Nói cách khác, chúng ta
không hề thấy yếu tố lợi ích công cộng
hoặc lợi ích của bên ngay tình trong thỏa
thuận ba bên trên đây. Thỏa thuận này chỉ
đơn giản cho phép một bên thay thế bên
kia để hưởng một quyền nào đó (quyền
được ưu tiên thanh toán từ một bên thứ
ba). Trong thỏa thuận này, thật khó có thể
chứng minh được sự tồn tại của hai yếu tố
lợi ích công cộng hay bảo vệ quyền lợi của
bên ngay tình để nhà làm luật cần phải can
thiệp vào.
Vì vậy, khi một quy định không có lý do
để chứng minh sự tồn tại hợp lý của nó (vì
sao phạm vi thế quyền ưu tiên thanh toán
chỉ trong phạm vi nghĩa vụ đầu tiên V1),
khuyến nghị cơ quan làm luật nên sửa đổi
khoản 2 điều 6 Nghị định 163 hoặc dự
thảo thông tư theo hướng hoặc bỏ quy
định: “Bên thế quyền ưu tiên thanh toán
chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi
bảo đảm của bên mà mình thế quyền”
trong nghị định hoặc sửa đổi dự thảo thông
tư: “Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ
được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo
đảm của bên mà mình thế quyền, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Như vậy sẽ phù hợp hơn với thực tiễn, tôn
trọng quyền tự quyết của các bên trong
một giao dịch dân sự thuần túy và tương
thích với chuẩn mực thế giới.
________________________________
(1)
Lưu ý: việc thế chấp một tài sản cho
điều này được thừa nhận theo điều 324 Bộ
luật Dân sự 2005 (“BLDS”).
(2)
Dân sự trong trường hợp này mang
nghĩa không phải giao dịch hành chính
hoặc hình sự trong đó Nhà nước là một
bên giao dịch, hành xử để bảo vệ quyền lợi
của cộng đồng.
(3)
Có thể nói tại mọi hệ thống pháp luật,
nhà nước chỉ can thiệp (vô hiệu) vào hợp
đồng nếu (i) hợp đồng đó gây thiệt hại đến
lợi ích công cộng (như BLDS của chúng ta
gọi là “vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội”); hoặc (ii) để bảo vệ
bên ngay tình. Nếu thiếu hai yếu tố này, sự
can thiệp của nhà nước là không cần thiết
(không được phép).
(*)
Tác giả là tiến sĩ luật, hiện là giảng viên
Học viện Tư pháp – Bộ Tư pháp
Theo: Saigon Times Online
______________
Bài post trên đây được sử dụng với mục
đích chia sẻ thông tin, nghiên cứu trao
đổi… Bài post không vì mục đích
thương mại hay bất kỳ các hình thức
sinh lời nào khác.!