Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.76 KB, 13 trang )

Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính
Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính.
Sau khi chụp ảnh thì bạn có nhiều cách để làm “copy” ảnh từ thẻ nhớ vào
máy tính hay ghi lên đía CD-ROM, DVD-ROM…Cách phổ biến nhất là dùng
ngay chiếc máy ảnh của bạn với dây cáp kèm theo và phần mềm chuyên dụng của
máy. Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần đầu tư thêm thiết bị và giao
diện cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm của nó lại nằm ở tốc độ chuyển
giao thông tin, đa phần các máy dCam, BCam và một số dSLR hiện tại chỉ có giao
diện USB 1.1 với tốc độ 12 Mb/giây trên lý thuyết. Nếu bạn có một chiếc thẻ 512
Mb đầy ảnh thì thời gian chuyển giao ảnh sẽ khá lâu đấy.

Giải pháp thứ 2 là mua một chiếc “8 in 1 Card Reader” (hay thỉnh thoảng
vẫn thấy đề là “9 in 1” nhưng thật ra cũng đều là loại đầu đọc được nhiều loại thẻ
mà thôi) với đường truyền USB 2.0. Ở đây NTL muốn nhấn mạnh tới yếu tố kỹ
thuật USB 2.0 vì nhiều loại “Card Reader” cũ chỉ có USB 1.1 mà thôi. Tốc độ
chuyển giao thông tin của USB 2.0 là 480 Mb/giây! Kết quả thì bạn đã có thể tự
rút ra được rồi.
Nếu bạn dùng máy tính xách tay và không muốn phải mang theo đủ mọi
thứ dây cáp nối thì bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc “PCMCIA 6-in-1 PC Card
Adapter”.

Sử dụng đúng cách và bảo quản
NTL đã nghe khá nhiều thông tin đại loại như không nên dùng thẻ nhớ trên
nhiều máy ảnh khác nhau vì sẽ bị…hỏng. Điều này là không chính xác. Nếu bạn
tháo lắp thẻ nhớ đúng cách thì cấu trúc của nó không hề bị thay đổi cho dù nó
được dùng với nhiều loại máy ảnh khác nhau. Khi lắp thẻ nhớ vào máy ảnh bạn
lưu ý để cho các khe trượt của thẻ CF khớp với các gờ của máy ảnh nhé và sau đó
nhẹ nhàng ấn thẻ nhớ vào trong. Tương tự cho lúc tháo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh,
bạn cần bấm nút đẩy thẻ nhớ ra một cách dứt khoát và nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý
với các loại đầu đọc thẻ của Tầu nhé, giá rẻ nhưng thiết kế không chính xác sẽ làm
hỏng các chân thẻ (pins) đấy.


Nếu bạn không sử dụng máy ảnh lâu ngày thì nên tháo thẻ nhớ ra khỏi máy,
cất vào trong hộp nhựa của thẻ và để nơi khô ráo. Thẻ nhớ tuyệt đối phải được
tránh bụi và độ ẩm cao.

Với một vài hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, NTL hy vọng đã giải đáp
được phần nào những thắc mắc của các bạn về dùng thẻ nhớ khi chụp ảnh.
Thân,
(Hình ảnh minh hoạ của hãng Sandisk)
Cùng với việc phát triển rầm rộ của kỹ thuật số và các phương pháp lưu trữ
khác nhau thì có một vấn đề mới cũng đã nảy sinh, đó chính là vấn đề bảo mật cho
các dữ liệu thông tin trên thẻ nhớ. Có lẽ đối với người sử dụng máy ảnh số nghiệp
dư thì nó lại không thật quan trọng nhưng đối với các PRO thì nó lại vô cùng cần
thiết nhất là khi các hợp đồng được ký dưới sự bảo trợ của pháp luật và bảo hiểm.
Hãng Lexar vừa cho ra một loại thẻ nhớ nhà nghề có khả năng bảo mật cao
là "Professional Series Memory Cards" cùng với kỹ thuật mã hoá "Encryption
Technology" để đáp ứng như cầu này. Một phần mềm đơn giản và dễ sử dụng cho
phép bạn cài đặt mức độ bảo mật trên thẻ nhớ và máy ảnh. Như thế các hình ảnh
lưu trũ trên thẻ nhớ chỉ có thể đọc được bằng một chiếc máy ảnh có cài đặt bảo
mật tương đương hay đọc bằng máy tính với tên người sử dụng và mã khoá. Cho
đến thời điểm này thì đây là hệ thông bảo mật duy nhất cho thẻ nhớ trên thế giới.
Chiếc dSLR đầu tiên áp dụng công nghệ này là chiếc Nikon D2X.
Kỹ thuật bảo mật mới của Lexar này có kỹ thuật mã hoá 160 bit (một trong
những kỹ thuật bảo mật hiệu quả nhất và được ứng dụng rộng rãi hiện hành) cùng
với SHA-1 (Secure Hash Algorithm), một chuẩn đã được NIST (National Institute
of Standards and Technology) thông qua.
Kỹ thuật số bây giờ thay đổi như chong chóng, chỉ cần vài tháng là các
thông số kỹ thuật đã thay đổi. Để bổ sung cho bài viết "Thẻ nhớ: không còn bí ẩn"
NTL xin được cung cấp thêm cho các bạn những thông tin mới nhất từ hội chợ
trang thiết bị nhiếp ảnh Photokina đang diễn ra tại Cologne - Đức.
SanDisk Extreme ™ III là loại thẻ nhớ nhanh nhất trên TG hiện tại với tốc

độ đọc và ghi (hai thao tác này được tiến hành song song nhờ vào kỹ thuật mới
ESP-Enhanced Super-Parallel Processing) là 20Mb/s! với thẻ CF và 18 Mb/s với
MS. Với mục tiêu nhằm vào các nhiếp ảnh gia PRO và nghiệp dư nhiều kinh
nghiệm, gam thẻ nhớ SanDisk Extreme ™ III có dung lượng từ 1Gb đến 4Gb. Môi
trường hoạt động của nó từ -25°C đến 85°C. Loại thẻ mới này có bảo hành 10 năm
tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, các vùng còn lại thời gian sẽ ngắn hơn. Mỗi
chiếc thẻ nhớ này sẽ có kèm theo phần mềm RescuePRO ™ giúp bạn khôi phục lại
dữ liệu ảnh trong trường hợp bạn đã xoá nhầm ảnh. Giá cả theo như thông báo là:
CF 1Gb 139,99$; CF 4Gb 559,99$; SD 1Gb 139,99$; MS 1Gb 279,99$; MS 2Gb
559,99$.
Loại thẻ SanDisk Ultra II không có thay đổi trong tốc độ đọc và ghi
(10Mb/s và 9Mb/s) nhưng nó đạt tới dung lượng 8Gb với thẻ CF, 4Gb với MS và
2Gb với SD. Báo giá:
Ultra II CF 256MB - 2GB $49.99 - $249.99 €44.00 - €245.00 (giá hiện tại)
4GB $479.99 €465.00 (vào tháng 10)
8GB $959.99 €930.00 (vào tháng 11)
Ultra II MS PRO 256MB – 1GB $74.99 - $249.99 €73.00 – €259.00 (giá
hiện tại)
2GB – 4GB $479.99 - $959.99 €495.00 - €990.00 (vào tháng 11)
Ultra II SD 256MB – 512MB $64.99 - $89.99 €45.00 - €72.00 (giá hiện tại)
1GB – 2GB $119.99 - $239.99 €119.00 - €239.00 (vào tháng 11)
Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
Có lẽ một trong những câu hỏi hay được nhiều người đặt ra trước khi quyết
định từ giã cách chụp ảnh bằng phim truyền thống để bước vào thế giới của kỹ
thuật số là: máy ảnh kỹ thuật số (DSLR) khác máy ảnh Cơ (SLR) ở chỗ nào?
Có lẽ cũng khỏi cần phải nói tới những tiện dụng và những khả năng kỳ
diệu của kỹ thuật số đang mang lại cho cuộc sống của chúng ta hàng ngày nữa.
Riêng trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì bước đột phá này cũng rất ngoạn mục.
Nhìn thoáng qua tấm hình trên đây chắc bạn cũng đã nhận ngay ra sự khác
biệt của kỹ thuật số rồi nhỉ. Thay vào vị trí quen thuộc của phim âm bản hay

dương bản là một mạch điện tử cảm quang nom rất...đơn giản. Ta cũng không cần
phải mở nắp máy phía sau ra để lắp phim nữa mà một mảnh nhựa nhỏ với những
mạch điện tử ly ti đã khẽ khàng lách vào bên sườn máy ảnh thay cho những cuộn
phim cồng kềnh làm nhiệm vụ lưu giữ ảnh. Còn một bộ phận cực kỳ quan trọng
nữa mà chúng ta không nhìn thấy ở đây, một yếu tố mang tính quyết định cho sự
khác biệt giữa các đại gia máy ảnh về chất lượng, đó là phần mềm xử lý ảnh - như
một bộ xử lý nhỏ của máy tính - nằm ngay trong thân máy ảnh.

×