Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐỒ ÁN: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH GIÁC SƠ ĐỒ TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP, ỨNG DỤNG GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 0A81902

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ MAY
---------***---------

ĐỒ ÁN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT MAY CƠNG NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH GIÁC SƠ ĐỒ
TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP, ỨNG DỤNG
GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 0A81902

Họ và tên sinh viên:

Hoàng Thị Thu Hồng

Mã sinh viên:

1750010201

Lớp:
GVHD:

DHM4-K2
Ngô Thị Thanh Mai

Hà Nội, tháng 10 năm 2020


2



LỜI CẢM ƠN
Khơng có sự thành cơng nào mà khơng gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những
người xung quanh. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở
giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý thầy cơ và bạn bè. Với tình cảm sâu sắc, chân
thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các
thầy cô và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết em xin gửi tới các thầy cô trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn
sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy
cơ, đến nay em đã có thể hồn thành tốt đồ án môn học “Phương
pháp nghiên cứu công nghệ sản xuất ngành may” với đề tài:“Nghiên
cứu phương pháp, quy trình giác sơ đồ trong sản xuất may công
nghiệp, ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902”
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo trường Đại học
Công nghiệp Dệt may Hà Nội, khoa Công Nghệ May đã đỡ em trong
suốt quá trình học tập và tạo điều kiện cho em có cơ hội nghiên cứu
chuyên sâu về đề tài này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Ngô Thị
Thanh Mai, trong suốt thời gian thực hiện đồ án đã quan tâm, giúp
đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu trong bản
đồ án này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của
một sinh viên, bài đồ án này khơng thể tránh được những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô

1



để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt
hơn cơng tác thực tế sau này.
Cuối cùng, em xin chúc Thầy, Cơ có thật nhiều sức khỏe và luôn
thành công trên mọi lĩnh vực.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Phần đánh giá:.....................................................................................................
Nội dung thực hiện:.............................................................................................
Hình
thức
bày:.............................................................................................
Tổng

hợp
quả:................................................................................................

trình
kết

Điểm bằng số:..............................Điểm bằng chữ:..............................................
Hà Nội, ngày.........tháng........năm..........
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

3


4


Nhận xét của giáo viên phản biện
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


Phần đánh giá:.....................................................................................................
Nội dung thực hiện:.............................................................................................
Hình
thức
bày:.............................................................................................

trình

Tổng
hợp
quả:................................................................................................

kết

Điểm bằng số:..............................Điểm bằng chữ:..............................................
Hà Nội, ngày.........tháng........năm..........
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

5


MỤC LỤC
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn....................................................................3
Nhận xét của giáo viên phản biện.....................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................7
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................8
I. MỞ ĐẦU......................................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................11

2. Tổng quan tài liệu..................................................................................12
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................14
4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................14
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
7. Bố cục....................................................................................................15
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................16
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁC SƠ ĐỒ.............16
1.1. Khái niệm...........................................................................................16
1.2. Điều kiện giác sơ đồ...........................................................................17
1.3. Yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ.........................................................17
1.4. Nguyên tắc khi giác sơ đồ..................................................................17
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giác sơ đồ.......................................................18
1.6. Tầm quan trọng của giác sơ đồ...........................................................18
1.7. Quy trình giác sơ đồ...........................................................................19
1.7.1 Quy trình giác sơ đồ thủ cơng...................................................19
1.7.2 Quy trình giác sơ đồ trên phần mềm Accumark........................23
6


1.7.2.1 Giới thiệu về phần mềm Accumark...................................23
1.7.2.2 Điều kiện giác sơ đồ trên phần mềm Accumark................24
1.7.2.3 Quy trình giác sơ đồ trên phần mềm.................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................44
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 0A81902 TRÊN
PHẦN MỀM GERBER...................................................................................45
2.1. Đặc điểm chung của mã hàng 0A81912.............................................45
2.2. Điều kiện thực hiện giác sơ đồ...........................................................46
2.3. Nội dung thực hiện giác sơ đồ mã hàng 0A81902.............................48
2.4. Quy trình thực hiện giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902......................48

2.5. Phương pháp thực hiện giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................66
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIÁC SƠ ĐỒ..............67
3.1. Đánh giá quy trình, phương pháp thực hiện.......................................67
3.2. Đánh giá kết quả thực hiện.................................................................67
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................72
PHỤ LỤC........................................................................................................72

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

Tên bảng biểu
Bảng thống kê chi tiết
Bảng tác nghiệp
Bảng thống kê chi tiết mã hàng 0A81902
Bảng thống kê số lượng màu, cỡ của mã hàng 0A81902
Bảng tác nghiệp vải chính A mã hàng 0A81902

Bảng tác nghiệp vải phối B mã hàng 0A81902
Bảng tác nghiệp vải lưới túi mã hàng 0A81902
Bảng tác nghiệp mex CE3033 và mex CM1033

8

Trang
19
20
47
48
49
50
50
51


DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10

1.11
1.12
1.13
1.14
1.15
1.16
1.17
1.18
1.19
1.20
1.21
1.22
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17


Tên hình ảnh
Xác định khung sơ đồ
Biểu tượng của hãng Gerber
Giao diện Accumark Explorer, Utilities
Giao diện Accumark Explorer
Hình ảnh giao diện mở ổ đĩa
Hình ảnh tạo miền mới
Hình ảnh bảng điền tên miền
Hình ảnh bảng mơi trường sử dụng
Hình ảnh bảng quy định dấu bấm
Hình ảnh bảng Rule Table
Hình ảnh giao diện bảng Model
Hình ảnh giao diện bảng Annotation
Hình ảnh giao diện bảng Annotation Format
Hình ảnh giao diện bảng Block Buffer
Hình ảnh giao diện bảng Lay Limits
Hình ảnh giao diện bảng Order
Hình ảnh giao diện thanh Model 1 bảng Order
Hình ảnh xử lý tác nghiệp đúng
Hình ảnh xử lý tác nghiệp sai
Hình ảnh lỗi xử lý của bảng tác nghiệp
Giao diện Marker Marking
Hình ảnh bảng cài đặt tham số giác
Hình ảnh mặt trước, mặt sau, mũ áo jacket mã hàng 0A81902
Miền lưu trữ dữ liệu đã giải nén file mẫu mã hàng 0A81902
Bảng Model mã hàng 0A81902
Bảng ghi chú mẫu Annotation của mã hàng 0A81902
Bảng quy định giác Lay Limits của mã hàng 0A81902
Bảng Order - sơ đồ 1 - vải chính A mã hàng 0A81902
Bảng Order - sơ đồ 2 - vải chính A mã hàng 0A81902

Bảng Order - sơ đồ 3 - vải chính A mã hàng 0A81902
Bảng Order - vải phối B mã hàng 0A81902
Bảng Order - vải lưới túi mã hàng 0A81902
Bảng Order - mex CE3023 mã hàng 0A81902
Bảng Order - mex CM1033 mã hàng 0A81902
Hình ảnh cài đặt tham số giác mã hàng 0A81902
Sơ đồ 1- vải chính A mã hàng 0A81902
Sơ đồ 2 - vải chính A mã hàng 0A81902
Sơ đồ 3 - vải chính A mã hàng 0A81902
Sơ đồ vải phối B mã hàng 0A81902
9

Trang
21
23
25
25
26
26
27
27
28
29
30
32
32
33
34
36
37

38
38
38
40
41
45
51
52
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
62
63
63


2.18
2.19
2.20

Sơ đồ vải lưới túi mã hàng 0A81902
Sơ đò mex CE3023 mã hàng 0A81902

Sơ đồ mex CM1033 mã hàng 0A81902

64
64
65

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đã giúp cho
các ngành công nghiệp nặng cũng như ngành công nghiệp nhẹ ngày một phát
10


triển. Trong đó, ngành cơng nghiệp dệt may đã được đẩy mạnh và giữ một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, trở thành một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Ngành dệt
may Việt Nam đã thu hút được rất đơng số vốn đầu tư từ nước ngồi, đã giải
quyết được vấn đề việc làm cho hàng ngàn lao động, giảm bớt tình trạng thất
nghiệp và đã đóng góp một phần lớn vào ngân sách nhà nước.
Đối với ngành may, Việt Nam là nước có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
39 tỷ USD năm 2019 theo báo cáo của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS).
Với kim ngạch xuất khẩu như vậy đã ghi tên ngành dệt may Việt Nam là nhà
xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Không
chỉ dừng lại ở việc sản xuất theo hướng CMT gia công sản phẩm cho khách
hàng nước ngoài, ngành dệt may của Việt Nam cũng đang dần phát triển theo
hướng tự động hóa, hướng tới thị trường nội địa, dịch chuyển theo hướng sản
xuất ODM với lợi nhuận cao gấp 2 lần theo phương thức sản xuất hiện tại.
Chính vì thế, các công ty, xưởng sản xuất hàng may mặc từ tư nhân, vốn đầu
tư nước ngoài đến doanh nghiệp nhà nước đã khơng ngừng đầu tư và phát
triển máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn để phục vụ cho sản xuất bán tự

động nhắm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó các cơng ty về cơng nghệ thông tin và phần mềm đã nghiên
cứu và đã cho ra những phần mềm để hỗ trợ trong sản xuất, đặc biệt là trong
quá trình thiết kế, nhảy mẫu và giác sơ đồ trên phần mềm vi tính đã và đang
được sử dụng trong sản xuất cơng nghiệp. Có rất nhiều phần mềm được
nghiên cứu ra như: Accumark, Lextra, Optitex...đã hỗ trợ rất nhiều cho các
doanh nghiệp may, trong đó phần mềm Accumark của cơng ty Gerber
technology nghiên cứu và phát triển là một trong những phần mềm có mặt
đầu tiên trên thế giới cùng với Lextra xuất phát từ nước Mĩ và đang được sử
dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều ưu điểm như: giao diện đơn giản, dễ sử
dụng, các lệnh trong đó được thiết kế thông minh, khoa học dễ sử dụng.

11


Đối với mỗi một mã hàng, giác sơ đồ là một trong các cơng đoạn của q
trình chuẩn bị mẫu ở khâu chuẩn bị sản xuất trong quy trình cơng nghệ sản
xuất may cơng nghiệp. Giác sơ đồ có một vai trị rất quan trọng, mang tính
quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả của các công đoạn kế tiếp
(cắt, may sản phẩm,…), giúp tiết kiệm tối đa nguyên phụ liệu cho doanh
nghiệp. Việc giác sơ đồ như thế nào để vừa đủ bán thành phẩm vừa tiết kiệm
được nguyên phụ liệu nhất chính là điều mà các doanh nghiệp cần. Khi chưa
có cơng nghệ, thiết bị máy móc hỗ trợ, với việc sản xuất hàng loạt thì giác sơ
đồ bằng thủ công vừa mất thời gian, độ chính xác khơng được cao nên hiện
nay việc dùng các phần mềm đã được đưa vào thay thế cho con người vừa tiết
kiệm thời gian mà độ chính xác cao hơn.
Xuất phát từ lý do về cơ sở lý luận, lý do về thực tiễn sản xuất và tầm
quan trọng của giác sơ đồ đối với sản xuất công nghiệp, em đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu và ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902“ đi sâu vào
nghiên cứu quy trình giác sơ đồ trên máy tính cho mã hàng 0A81902, nêu ra

ưu nhược điểm của quá trình thực hiện, từ đó đưa ra những đề xuất và giải
pháp cho quá trình giác sơ đồ được thuận tiện và chính xác, nâng cao hiệu
suất tại các doanh nghiệp may.
2. Tổng quan tài liệu
2.1 Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội (2019), Giáo trình
Cơng nghệ sản xuất may công nghiệp 1 (lưu hành nội bộ) cung cấp những
kiến thức cơ bản về công thức, cách giác sơ đồ trong sản xuất may cơng
nghiệp bằng thủ cơng. Trong đó đi sâu vào phương pháp giác sơ đồ áo vải
thường, vải tuyết, vải một chiều, vải kẻ dọc, kẻ caro. Giáo trình là sản phẩm
nghiên cứu của giảng viên trường đại học Cơng nghiệp dệt may Hà Nội tìm ra
phương pháp học phù hợp nhất với sinh viên trong trường với nội dung được
sắp xếp khoa học, dễ hiểu, với nhiều hình ảnh minh họa giúp cho việc tiếp
nhận kiến thức của sinh viên được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong giáo trình

12


chỉ đưa ra những kiến thức cơ bản, phương pháp giác thủ công, chưa đưa ra
được phương pháp giác trên phần mềm.
2.2 ThS Trần Thanh Hương, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh, Giáo trình thiết kế trang phục V (chương 4) Xây dựng
sơ đồ giác mẫu. Trình bày những nội dung cơ bản về các u cầu chung khi
giác sơ đồ, cơng thức tính phần trăm hữu ích, các yếu tố ảnh hưởng đến q
trình giác sơ đồ, các định mức giác sơ đồ thường gặp. Tuy nhiên, giáo trình
chỉ đưa ra cơ sở lý luận chung về giác sơ đồ mà chưa đưa ra được quy trình
giác cho các sản phẩm may cơ bản, chưa đi sâu vào phân tích chi tiết phương
pháp giác sơ đồ.
2.3 Nguyễn Thị Vân (2018), Khóa luận tốt nghiệp "Nghiên cứu xây dựng
quy trình thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ cho mã hàng trong sản xuất may
công nghiệp. Ứng dụng thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ cho mã hàng

J047170,0600 tại công ty cổ phần may Nam Định", Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu từ tài liệu
trên, đã cung cấp những kiến thức về cơ sở lý luận của giác sơ đồ thủ cơng và
trên máy tính khá chi tiết, đi sâu vào tìm hiểu cách thức tiến hành, quy trình
và các yếu tố ảnh hưởng đến giác sơ đồ, đặc biệt là giác sơ đồ trên máy tính.
Từ đó kế thừa được phương pháp, cách thức tiến hành giác sơ đồ cho mã hàng
nói chung và đi sâu để xây dựng quy trình, phương pháp giác cho một mã
hàng cụ thể.
2.4 Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội, Giáo trình Tin học
ứng dụng ngành may 2 (lưu hành nội bộ), đã đưa ra quy trình giác sơ đồ
cho các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket trên các loại vải khác nhau.
Giáo trình cũng đưa ra quy trình, hướng dẫn các bước vào thao tác lệnh trong
phần mềm Gerber giúp cho người học dễ dàng vận dụng, tìm hiểu các lệnh,
giáo trình cịn có hình minh họa trong từng bài học giúp người học dễ hình
dung hơn. Ngồi ra, việc giác sơ đồ trên máy tinh mang lại hiệu quả cao,
nhanh hơn, chính xác hơn, việc phát hiện lỗi và chỉnh sửa sơ đồ cũng trở nên
13


dễ dàng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên giáo trình chỉ mới đưa ra phương pháp giác
sơ đồ cho các mẫu cơ bản , chưa đưa ra được các mẫu phát triển có độ khó
cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902, áo jacket 1 lớp.
3.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xây dựng quy trình giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902.


-

Lập tác nghiệp cho mã hàng 0A81902.

-

Giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902.

4. Đối tượng nghiên cứu
-

Giác sơ đồ mã hàng 0A81902.

5. Phạm vi nghiên cứu
-

Mã hàng 0A81912, áo jacket 1 lớp.

6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: tổng hợp các tài liệu từ thực tiễn để hệ
thống hóa cơ sở lý luận, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến giác sơ đồ,
tổng hợp các kiến thức làm rõ cơ sở lý luận về giác sơ đồ ở chương 1.

-

Phương pháp quan sát: quan sát từ thực tế các doanh nghiệp, từ những
buổi học trên trường để phân tích, ứng dụng vào mã hàng 0A81902.


-

Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm giác sơ đồ hoàn chỉnh cho mã
hàng 0A81902.

7. Bố cục
14


Ngoài phần mở đầu, bố cục, danh mục đề tài tham khảo thì đề tài gồm 3
chương:
-

Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về giác sơ đồ.

-

Chương 2: Quy trình giác sơ đồ cho mã hàng 0A81902 trên phần mềm
Gerber.

-

Chương 3: Đánh giá và bàn luận về quy trình giác sơ đồ cho mã hàng
0A81902.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

15



CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁC SƠ ĐỒ
1.1. Khái niệm
1.1.1 Giác sơ đồ : giác sơ đồ hay còn được gọi là giác mẫu là quá trình sắp
xếp các chi tiết mẫu của một hay nhiều sản phẩm cùng cỡ hoặc khác cỡ vào
một diện tích cho trước tượng trưng cho tấm vải dùng để cắt sản xuất. Các chi
tiết phải được sắp xếp sao cho hiệu quả sử dụng nguyên phụ liệu là cao nhất.
1.1.2 Khổ sơ đồ : là chiều rộng của khung sơ đồ.
1.1.3 Đường đầu sơ đồ: là đường thẳng vng góc với hai đường biên của
vải hay giấy giác sơ đồ, là đường xuất phát khi tiến hành giác mẫu.
1.1.4 Đường cuối sơ đồ: là đường thẳng vng góc với 2 đường biên của sơ
đồ, đồng thời là đường thẳng giới hạn chiều dài sơ đồ, là vạch kết thúc khi
giác mẫu.
1.1.5 Đường cắt phá: là các đường cắt đi ngang sơ đồ.
1.1.6 Phần trăm hữu ích (hiệu suất sơ đồ): là tỉ lệ phần trăm diện tích được
sử dụng với diện tích sơ đồ. Phần trăm hữu ích càng cao thì càng có tính kinh
tế cao và ngược lại. Hiệu suất sơ đồ được tính theo cơng thức sau:
SM
I = SSđ x 100

Trong đó: I : hiệu suất giác sơ đồ hay phần trăm hữu ích
SM: diện tích bộ mẫu
SSđ: diện tích sơ đồ (dài x rộng)

1.2. Điều kiện giác sơ đồ.
16


-

Tài kiệu kỹ thuật, kế hoạch đơn hàng.


-

Bảng thống kê chi tiết của mã hàng.

-

Số lượng sản phẩm, cỡ, màu cần giác.

-

Tính chất của NPL.

-

Mẫu bán thành phẩm các cỡ.

-

Dụng cụ: vải, giấy giác sơ đồ, thước dây, thước thẳng, e ke vng, bút chì,
tẩy...hoặc phần mềm giác sơ đồ.

1.3. Yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ
-

Đảm bảo đúng định mức cho phép, định mức giác sơ đồ phải nhỏ hơn
hoặc bằng định mức của khách hàng.

-


Đúng, đủ các cỡ được ghép trong tác nghiệp.

-

Đúng khổ vải yêu cầu, đầu bàn vuông.

-

Các chi tiết đúng thông số, đúng dáng, đủ số lương chi tiết, đúng canh sợi.

-

Các chi tiết có đơi phải đối xứng.

-

Đường nét rõ ràng, đảm bảo đầy đủ thông tin mẫu, thông tin sơ đồ.

1.4. Nguyên tắc khi giác sơ đồ
-

Giác sơ đồ trong phạm vi định mức cho phép.

-

Đảm bảo đủ số lượng các chi tiết mẫu theo bảng thống kê chi tiết.

-

Các chi tiết phải đầy đủ thơng tin, đối xứng (nếu có).


-

Đối chiếu thông tin trên tài liệu kỹ thuật, trên mẫu phải đồng bộ.

-

Xếp mẫu bắt đầu từ mép bằng, đầu bàn.

-

Giác các chi tiết chính trước, phụ sau hoặc chính phụ xen kẽ nhau.
17


-

Các chi tiết có đường thẳng đi với nhau, các chi tiết có đường cong với
nhau, chi tiết to trước, chi tiết nhỏ sau.

-

Sắp xếp các chi tiết khoa học, dễ nhìn, dễ cắt, dễ kiểm tra, đảm bảo hiệu
suất sử dụng cao nhất.

-

Không để các chi tiết đuổi chiều, lệch canh sợi, xếp chồng lên nhau, đảm
bảo các chi tiết không thừa hoặc thiếu, đúng cỡ, đúng màu.


1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giác sơ đồ
-

Kinh nghiệm, trình độ chun mơn của người giác, người giác sơ đồ phải
có kinh nghiệm, biết cách sắp xếp hợp lý các chi tiết, giảm các chỗ trống
bất hợp lý trong sơ đồ.

-

Phầm mềm trên máy tính bị hỏng, lỗi.

-

Kiểu dáng sản phẩm có kết cấu phức tạp, khó thống kê chi tiết, hiệu suất
giác sơ đồ giảm, sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ thì hiệu suất giác sơ đồ
tăng.

-

Nếu một sơ đồ có ghép nhiều cỡ vóc thì hiệu suất giác sơ đồ sẽ tăng.

-

Nếu sơ đồ có nhiều chi tiết canh thiên thì hiệu suất sơ đồ sẽ giảm.

-

Tính chất của vải cũng ảnh hưởng đến hiệu suất giác sơ đồ. Ví dụ: vải uni,
vải bơng thì hiệu suất giác sơ đồ lớn, đối với vải kẻ dọc, vải caro, vải hoa
văn 1 chiều thì hiệu suất sơ đồ giảm.


1.6. Tầm quan trọng của giác sơ đồ.
-

Giác sơ đồ là cơ sở để tính định mức cho mã hàng.

-

Giúp cơng đoạn cắt bán thành phẩm công nghiệp được hiệu quả hơn, tiết
kiệm thời gian.

18


-

Giúp tiết kiệm được tối đa nguyên phụ liệu, giảm chi phí sản xuất, nâng
cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

1.7. Quy trình giác sơ đồ
1.7.1 Quy trình giác sơ đồ thủ cơng
-

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu

+ Yêu cầu của mã hàng, kết cấu sản phẩm.
+ Bảng thông số, bảng thống kê chi tiết, bảng thống kê số lượng sản phẩm,
màu sắc.
+ Yêu cầu của sản phẩm: giác vải thường, vải kẻ, vải tuyết hay vải hoa 1

chiều.
+ Khổ vải, màu, cỡ, số lương sản phẩm.
+ Các yêu cầu khác của khách hàng.
-

Bước 2: Lập bảng thống kê chi tiết

+ Thống kê theo loại nguyên liệu.
+ Số lượng chi tiết.
+ Tổng chi tiết.
Loại nguyên liệu
STT

Tên chi tiết

Số lượng

Bảng 1.1 Bảng thống kê chi tiết
-

Bước 3: Lập tác nghiệp giác sơ đồ

+ Phân tích dữ liệu.
19

Ghi chú


+ Lập biểu mẫu.
+ Tính tốn ghép cỡ, màu.

+ Tổng hợp kết quả.
Sơ đồ
1
2
3

Màu (cỡ)

Số lá vải

Số cỡ/sơ đồ

Ghi chú

Số sơ đồ in

Bảng 1.2 Bảng tác nghiệp
-

Bước 4: Giác sơ đồ : tùy thuộc vào loại nguyên liệu: vải trơn, vải tuyết,
vải hoa văn 1 chiều, kẻ... có thể giác sơ đồ sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật của mã hàng.

* Trình tự giác sơ đồ:
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ giác sơ đồ: mẫu cứng, giấy, thước thẳng, thước
dây, eke vng, bút chì, tẩy...


Mẫu cứng: kiểm tra số lượng chi tiết, các chi tiết đối xứng, khớp mẫu,
kiểm tra thông số, thông tin trên mẫu: tên mã hàng, tên nguyên liệu, tên

chi tiết, cỡ, canh sợi, nếu là vải kẻ phải xác định đường căn kẻ trên mẫu.



Giấy giác: khổ giấy lớn hơn khổ sơ đồ ít nhất 2cm, giấy giác phải đảm bảo
êm phẳng, không nhăn dúm.

+ Bước 2: Xác định khổ vải, đầu bàn.


Xác định khung sơ đồ hình chữ nhật có kích thước:
Rộng sơ đồ = Khổ vải - Biên vải
Dài sơ đồ = Định mức của mã hàng
20




Cần xác định mép đầu bàn và mép bằng của sơ đồ. Xếp các chi tiết bắt
đầu từ mép đầu bàn và mép bằng.
Dài sơ đồ

Đầu bàn

Rộng sơ đồ

Mép bằng
Hình 1.1 Xác định khung sơ đồ
+ Bước 3: Xếp các chi tiết mẫu lên giấy.



Xếp các chi tiết trong phạm vi định mức đã giới hạn bởi đầu bàn và khổ
vải.



Lựa chọn, xếp các chi tiết sao cho phù hợp. Ưu tiên đặt các chi tiết chính,
lớn trước; chi tiết phụ, nhỏ đặt sau; chính phụ xen kẽ nhau, chi tiết cong
lồi đặt với chi tiết cong lõm, chi tiết vát đi với chi tiết vát, vng đi với
vng.



Khi giác không được xếp các chi tiết quá sát với nhau hoặc chồng lên
nhau. Các chi tiết của cùng một sản phẩm không cách nhau quá xa, tránh
hiện tượng sai màu có thể do màu vải khơng đều.



Các chi tiết xếp đặt trên sơ đồ chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng định mức
giới hạn. Nếu lớn hơn phải được sự đồng ý của khách hàng.



Đối với vải tuyết, hoa văn 1 chiều, khi xếp đặt phải theo chiều quy định
trên mẫu.



Đối với vải kẻ, khi xếp chi tiết cần tính khoảng cách các đường căn kẻ để

đảm bảo đối kẻ theo yêu cầu.

+ Bước 4: Kiểm tra, vẽ sơ đồ.
21




Kiểm tra số lượng chi tiết, các chi tiết xứng, canh sợi.



Vẽ sơ đồ đúng theo mẫu giác, đủ vị trí dấu khớp.

+ Bước 5: Ghi thơng tin sơ đồ: tên sơ đồ, mã hàng, số bàn cắt, khổ vải,
chiều sơ đồ, số lương sản phẩm, cỡ/sơ đồ, ngày giác, người giác, người
kiểm tra.
 Ưu, nhược điểm của giác sơ đồ thủ công
-

Ưu điểm:

+ Trực quan, dễ quan sát.
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc, phần mềm.
+ Khơng yêu cầu người giác phải biết về các phần mềm.
+ Quy trình thực hiện đơn giản, khơng q phức tạp.
-

Nhược điểm:


+ Tốn thời gian thực hiện.
+ Độ chính xác khi vẽ mẫu không cao, các chi tiết hay bị lệch canh sợi do
đặt mẫu vẽ không đúng dáng.
+ Khi cần chỉnh sửa sơ đồ thì mất thời gian.
1.7.2 Quy trình giác sơ đồ trên phần mềm Accumark
1.7.2.1 Giới thiệu về phần mềm Accumark

Hình 1.2. Biểu tượng của hãng Gerber.

22


Để giảm bớt thời gian và công sức nên con người đã áp dụng các phương
pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp
may đã áp dụng các phần mềm công nghệ CAD/CAM vào sản xuất. Trên thị
trường có rất nhiều các phần mềm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh
nghiệp như: Lectra của Pháp, Germini của Ý, Opitex, Gerber Accumark của
Mỹ,… và tại Việt Nam có duy nhất phần mềm Garment SD, tuy nhiên ít được
sử dụng vì chưa có nhiều tính năng vượt trội như các phần mềm ngoại. Trong
đó, phần mềm Gerber Accumark được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Không
chỉ hỗ trợ trong việc thiết kế sản phẩm mà phần mềm cịn tối ưu hóa trong q
trình nhảy mẫu và giác sơ đồ.
Gerber Accumark là một trong những sản phẩm của công ty Gerber
Technology (Mỹ) – một trong những công ty hàng đầu trên thế giới trong việc
cung cấp các phần cứng, phần mềm phức tạp để tự động hóa và quản lý hiệu
quả các sản phẩm may mặc, nội thất,… Phần mềm Accumark được hãng đưa
ra thị trường năm 1997. Phần mềm hỗ trợ thiết kế mẫu, nhảy size, giác sơ đồ
các sản phẩm may mặc đã giải quyết được một số khó khăn cho ngành may
mặc, giảm thời gian, chi phí, cơng sức cho các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều
các doanh nghiệp may ở Việt Nam đang áp dụng Gerber Accumark vào sản

xuất.
Các chức năng của phần mềm:
+ Pattern Processing, Digitizing, PDS: Xử lý mẫu, số hóa, thiết kế mẫu.
+ Marker Creation, Editors: Tạo sơ đồ, giác sơ đồ.
+ Plotting and cutting: Vẽ sơ đồ và cắt.
+

Accumark Explore, Utilities: Quản lý dữ liệu và các tiện ích.

+ Documentation: Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm.
1.7.2.2 Điều kiện giác sơ đồ trên phần mềm Accumark.

23


×