Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

10 van cau hoi hoa hoc Phan 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.67 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 10.. 22. Lọc chì trong máu bằng từ trường Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa tìm ra phương pháp lọc ra khỏi máu các kim loại nặng nguy hiểm bằng cách sử dụng các thụ thể mang từ tính. Tiến sĩ Jong Hwa Jung, làm việc tại khoa Hóa, ĐH quốc gia Gyeongsang, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các thụ thể đặc biệt này sẽ kết hợp chặt chẽ với các ion chì và sau đó có thể được lấy ra dễ dàng bằng nam châm, mang theo lượng chì mà nó đã thu được. Bằng phương pháp này họ đã có thể lấy ra được 96% lượng ion chì trong các mẫu máu thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phát kiến mới có thể mang lại một giải pháp lọc máu hiệu quả, an toàn trong điều trị nhiễm độc chì Trong một bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, Angewandte Chemie International Edition, tiến sĩ Jong cho biết: “Về lý thuyết, quá trình tẩy độc diễn ra tương tự như một quá trình thẩm tách máu. Máu được dẫn ra khỏi cơ thể và đưa vào một khoang đặc biệt chứa các hạt từ tính tương thích sinh học. Các hạt từ tính này có thể được lấy ra khỏi máu bằng cách sử dụng từ trường. Máu đã lọc sạch sau đó được đưa trở lại vào cơ thể”. Ở các nước phát triển, nhiễm độc chì thường có nguyên nhân nghề nghiệp, nhất là đối với những đối tượng không.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> được trang bị bảo hộ lao động tốt, ví dụ như những người thợ sơn hoặc những người bán xăng dầu. Còn ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam thì nhiễm độc chì có thể xuất phát từ sự ô nhiễm môi trường, tái chế rác thải công nghiệp,… Đôi khi trẻ em cũng là đối tượng bị nhiễm độc chì do người lớn bất cẩn trong việc chăm sóc. Những trẻ nhiễm độc chì có thể sẽ bị thiếu máu, yếu cơ hoặc thậm chí là tổn thương não. Do đó các phương pháp tẩy độc an toàn có ý nghĩa rất quan trọng. Theo Báo Đất Việt (Reuters) 23. Vật liệu siêu bền từ tơ nhện Tơ nhện vốn đã cứng và nhẹ hơn thép, song giờ đây các nhà khoa học lại tìm ra cách tăng độ cứng của nó lên ba lần bằng cách cho thêm một lượng nhỏ kim loại..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tơ nhện là loại polymer bền nhất trong tự nhiên Kỹ thuật này có thể giúp chúng ta tạo ra loại sợi siêu cứng và các vật liệu cao cấp trong lĩnh vực y tế (chế tạo xương và gân nhân tạo). “Nó cũng giúp chúng tôi sản xuất chỉ siêu bền dành cho các ca phẫu thuật”, Seung-Mo Lee, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Max Planck về cấu trúc vật lý vi mô (Đức), phát biểu. Lee và cộng sự phát hiện ra rằng việc bổ sung kẽm, titan và nhôm vào tơ nhện sẽ giúp nó tăng độ cứng và khả năng dát mỏng. Nhóm nghiên cứu đã phủ một lớp kim loại cực mỏng bên ngoài sợi tơ nhện và tạo điều kiện để một số ion.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> kim loại xâm nhập vào sợi. Sau khi lọt vào bên trong, ion kim loại sẽ tương tác với cấu trúc protein của tơ. Lee cho biết ông sẽ thử cho thêm một số chất khác như Teflon (một loại polymer nhân tạo), để xem chúng có giúp tơ nhện cứng và dai hơn hay không. Trước đó, một số nghiên cứu cho thấy nguyên tử kim loại tồn tại trong những phần cứng nhất trên cơ thể vài loài côn trùng. Chẳng hạn, hàm của châu chấu và kiến xén lá đều chứa nhiều kẽm. Kim loại này giúp hàm của chúng cứng và dai. Giới khoa học đã chú ý tới tơ nhện từ lâu song sản xuất nó ở quy mô lớn không phải việc dễ dàng, vì nhện có xu hướng ăn thịt nhau nếu sống trong điều kiện nuôi nhốt. Do đó, nhiều chuyên gia vật liệu đã tìm kiếm cách chế tạo tơ mà không cần nhện bằng cách bắt chước kỹ thuật xe tơ của chúng. Theo VnExpress 24. Biến kim loại thành trong suốt Natri là kim loại mềm, nhẹ, màu trắng bạc, có phản ứng hóa học mạnh nên không thể tìm thấy ở dạng tự do trong thiên nhiên. Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> với nước, tạo ra hydro và các ion hydroxit. Nếu được chế thành dạng bột đủ mịn, Natri sẽ tự bốc cháy trong nước. Tuy nhiên, nó không bốc cháy trong không khí có nhiệt độ dưới 115oC.Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc vừa phát hiện ra dạng trong suốt của Natri (Na) sau khi đưa nguyên tố này vào môi trường có áp suất cao.. Na sẽ trở nên trong suốt dưới áp suất cực lớn “Chúng ta đều biết rằng dưới sức nén đủ lớn tất cả vật chất đều trở nên rắn như kim loại. Trên sao Thổ và sao Mộc, ngay cả hidro cũng biến thành kim loại do tác động của áp suất và nhiệt độ cực lớn”, Artem Oganov, giáo sư bộ môn tinh thể học lý thuyết của Đại học Stony Brook (Mỹ) cho biết..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Dưới áp suất khí quyển Natri có màu trắng. Tuy nhiên, giáo sư vật lý Yanming Ma của Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) dự đoán rằng cấu trúc tinh thể bất thường của Natri khiến nó trở nên trong suốt và có khả năng cách điện dưới áp suất cao. Ma đã chứng minh được rằng dưới sức nén cực lớn, nguyên tử Natri đẩy các điện tử (electron) bên ngoài vào các “hố” nằm giữa những nguyên tử. “Khi lọt vào những hố này electron không thể thoát ra. Chúng có vai trò giống như các nguyên tử giả mạo và điều đó khiến trạng thái rắn biến mất”, giáo sư Ma giải thích. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi áp suất tăng lên trên mức 1 triệu atm, Natri chuyển dần sang màu đen. Ở mức 2 triệu atm, Natri biến thành màu đỏ trong suốt. Nếu áp suất tiếp tục tăng, kim loại này vẫn trong suốt nhưng không còn màu sắc. “Phát hiện này rất quan trọng vì nó giúp giới khoa học hiểu rõ những đặc tính của vật chất trong môi trường áp suất cao, đặc biệt là trên các ngôi sao và siêu hành tinh. Điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất là mức áp suất để sự biến đổi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×