Ánh sáng trong chụp ảnh đêm
Nhiếp ảnh là nghệ thuật sử dụng ánh sáng. Khi chụp ảnh ban đêm hay chụp
trong điều kiện thiếu sáng, các tay máy gặp khá nhiều khó khăn khi ánh sáng mặt
trời không còn là nguồn sáng hữu ích. Vậy làm thế nào để tận dụng tốt các nguồn
sáng khi chụp ảnh đêm?
Pha trộn các nguồn sáng:
Thế nào là “ánh sáng pha trộn”. Thông thường trong một khung cảnh luôn
có nhiều hơn một nguồn sáng. Bạn có thể lấy một nguồn sáng làm nguồn sáng
chính (mặt trăng, ánh đèn trên phố) và các nguồn sáng khác là phụ (pháo hoa, ánh
đèn flash…). Mục đích là cân bằng các nguồn sáng này. Tuy nhiên, cân bằng hiếm
khi là bằng nhau -thường thì bạn muốn phơi sáng của một nguồn sáng là khoảng
1/2 đến ¼ so với nguồn sáng còn lại. Dưới đây là một vài ví dụ:
Một cửa hang (ngoài trời) đã được cân bằng sáng với nguồn sáng đặt ở
trong hang. Trong bức ảnh này, hang động được thể hiện nhiều hơn với ánh sáng
vàng, nguồn sáng phụ là ánh sáng xanh ngoài cửa hang. Hai nguồn sáng này có độ
sáng tương đối đồng đều.
Đây là một nguồn sáng pha trộn được lấy làm nguồn sáng chính (tia nắng
xuyên vào) và một nguồn sáng phụ (ánh đèn flash). Đèn flash được bật trong 4
giây để ánh sáng tràn khắp hang. Nếu không sử dụng đèn flash, hang động sẽ quá
tối, bạn không nhìn thấy các bức tường.
Đây có lẽ là trường hợp cân bằng sáng khó nhất. Độ phơi sáng thích hợp để
chụp ánh đèn thành phố có thể là 6 giây ở f/8. Ở một thời điểm nào đó pháo hoa sẽ
xuất hiện song không cần khẩu độ mở. Nếu bạn mở ống kính (ví dụ 3 giây ở f/5.6),
pháo hoa sẽ bị chói, nếu đóng ống kính (ví dụ 12 giây ở f/11) các tia pháo hoa
trông quá mảnh. Khá khó khăn để cân bằng sáng trong bức ảnh này.
Thành phố (30 giây hoặc ít hơn)
Thành phố gần như luôn sáng đèn. Phơi sáng tương đối đơn giản – bạn cân
bằng ánh đèn thành phố với các yếu tố khác – thường là bầu trời hoặc các yếu tố ở
phông nền. Lấy được càng nhiều màu sắc càng tốt. Tất nhiên bạn sẽ cần đến tripod
hoặc là mặt phẳng cứng khi phơi sáng trong một thời gian lâu như vậy.
Pháo hoa (4 – 12 giây)
Một trong những chủ đề thú vị nhất của chụp ảnh đêm là pháo hoa.
Chụp pháo hoa khá tốn phim nhưng lại vô cùng thú vị. Một công thức mà
bạn có thể áp dụng là khẩu độ mở f/8 với phơi sáng 4 đến 12 giây. Tỉ lệ thành
công khi phơi sáng là 50/50 – sử dụng đèn của máy ảnh cùng với cable release
(nút bấm nối với máy ảnh bằng dây cáp), mở cửa trập khi pháo hoa chuẩn bị đến
đỉnh đẹp và giữ cửa trập mở cho đến khi ánh sáng tràn đủ vào ảnh. Tripod là dụng
cụ bắt buộc khi chụp ảnh pháo hoa.
Pháo hoa màu xanh lam thường bị mờ nhòe nên khó chụp, trong khi đó
pháo hoa màu xanh thường là loại sáng nhất. Lý tưởng nhất là kết hợp được cả
pháo hoa màu tối và pháo hoa màu sáng trong cùng một khung hình, nhưng bạn
không cần chụp chúng ở cùng một thời điểm – chỉ cần trong khoảng thời gian 4 –
12 giây mở cửa trập.
Dưới đây là chùm ảnh pháo hoa tuyệt đẹp trong Cuộc thi pháo hoa quốc tế
vừa diễn ra tại Đà Nẵng
Nếu thông số ISO là 200, đặt khẩu độ mở f/11. ISO 400 đặt khẩu độ mở
f/16. Nếu bạn đặt khẩu độ mở không chính xác, pháo hoa trong ảnh sẽ bị quá chói
hoặc quá mờ nhạt – bạn không thể bù bằng cách phơi sáng trong thời gian dài hay
ngắn hơn.
Trong nhiếp ảnh, nếu điều kiện cho phép thì tiếp cận càng gần càng tốt. Ở
đây nghĩa là zoom vào. Nếu bạn vẫn để khẩu độ mở f/8 thì thời gian phơi sáng sẽ
nhỏ hơn 4 giây.
Pháo hoa đồ chơi (Sparklers) (3 giây)
Một kiểu pháo hoa xinh xắn dễ thương thường được dùng trong tiệc sinh
nhật.
Bạn có thể để phơi sáng khoảng 3 giây ở khẩu độ mở f/16, ISO 400 (f/8,
ISO 100). Mẹo nhỏ: sử dụng đèn flash đồng bộ sau (rear curtain sync) (máy ảnh
đánh đèn flash ngay trước khi cửa trập đóng).
Lửa trại (6 – 30 giây)
Lửa trại cho ánh sáng rất đẹp. Bạn có thể để phơi sáng 6 giây, ISO 50, khẩu
độ mở f/1.4, đủ để chiếu sáng những người ngồi quanh đống lửa.
Nhưng không nhất thiết bạn phải chụp khi trời tối hẳn. Bạn có thể nhóm
một đống lửa to hơn hay pha trộn với các nguồn sáng khác. Đầu tiên, chụp ảnh khi
mặt trời vừa lặn, chút ánh sáng còn sót lại đủ cho bạn chụp. Tiếp theo, bạn có thể
xếp vài cái đèn dầu xung quanh để rõ mặt người.
Hoặc bạn cũng có thể phơi sáng lâu hơn. Sử dụng ISO 100, f/4 ở 30 giây sẽ
cho ra những bức ảnh rất khác biệt. Người ngồi cạnh đống lửa bị mờ đi một chút
nhưng khung cảnh lại sáng lên nhờ ánh sáng từ đống lửa.
Đèn flash (120 giây)
Không có mặt trời, cửa trập có thể mở lâu tùy thích. Ví dụ bức hình dưới
đây được chụp với phơi sáng 2 phút, khẩu độ mở f/1.4 và ISO 50. Máy ảnh đặt
trên tripod. Không có tấm phản sáng – ánh sáng sắc nét và khó kiểm soát.
Trăng và sao (300 giây)
Ở khoảng cách xa như thế này thì các ngôi sao không tỏa ánh sáng lung
linh như trong truyện. Bạn có thể để phơi sáng 5 phút, khẩu độ mở f/1.4 và ISO 50.