Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Huong dan su dung eSSM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.65 MB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC SINH TRỰC TUYẾN (Essm) CẬP NHẬT VÀO HỆ THỐNG MÁY CHỦ TẠI SỞ GD&ĐT. Quảng Trạch, Tháng 09/2014.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG. 3. CÀIĐẶT(SETUP) CHƯƠNGTRÌNH 4 2. CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT 5 LÀM VIỆC VỚI CÁC CHỨC NĂNG CHI TIẾT 1.ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG 5 2.ĐỔI MẬT KHẨU 6 3.THÔNG TIN CẤU HÌNH 6 4.TỔ CHỨC LỚP HỌC 7 5.QUẢN LÝ THÔNG TIN GIÁO VIÊN 8 6.QUẢN LÝ THÔNG TIN HỌC SINH 10 6.1 Sắp xếp danh sách học sinh theo ABC 6.2 Học sinh chuyển lớp: 13 6.3 Học sinh chuyển trường: 13 6.4 Học sinh nghỉ học 14 6.5 Môn học miễn giảm 15 6.6 Danh sách học sinh đầu vào 16 7. XEM DANH SÁCH HỌC SINH: 17 8. TỔ CHỨC THI 18 8.1 Nhập điểm thi 20 8.2 Cập nhật danh sách bỏ thi 21 9. TỔ CHỨC MÔN HỌC 21 10. SỔ ĐIỂM 22 10.1 Xem điểm 23 10.2 Sửa điểm, xóa điểm 23 10.3 Điểm tổng kết 23 10.4 Nhập điểm từ bảng tính Excel 24 10.5 Nạp dữ liệu điểm từ tệp Excel 24 10.6 Kiểm tra và xử lý thiếu điểm 25 11THEO DÕI CHUYÊN CẦN 25 12BẢNG KÊ CHUYÊN CẦN 26 13TỔNG KẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 27 13.1 Kết chuyển lên lớp: 27 14. TIỆN ÍCH 29 14.1 Tải bản excel mẫu 30 14.2 Nhập dữ liệu bằng Excel 30 14.3 Cập nhật ảnh học sinh 30 14.3 Đồng bộ dữ liệu từ VEMIS. 31 14.3 Kết xuất dữ liệu ra XML. 32. 12. 5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GIỚI THIỆU CHUNG Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ nói chung và của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được ứng dụng rộng rãi, tin học là một phần không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội CNTT đã tạo nên một cuộc cách mạng trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Trước nhu cầu tất yếu và tầm quan trọng của CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GĐ&ĐT) đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, các trường học đều sôi nổi hưởng ứng và khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT. Mọi giáo viên đều tích cực, chủ dộng học tập để thích ứng và bắt nhịp với yêu cầu mới. Và nhận thức được tầm quan trọng đó chúng tôi đã xây dựng hệ thống phần mềm cập nhật dữ liệu trực tuyến cho hệ thống V.EMIS phân hệ Quản lý học sinh Thực trạng sử dụng phần mềm quản lý học sinh hiện nay Hiện nay, các trường Tiểu học, THPT, THCS, đều có chủ trương khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong dạy và học. Trước tiên là việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị phần cứng làm nền tảng cho việc ứng dụng CNTT. Các đơn vị đều được trang bị cơ sở vật chất như: máy tính, máy chiếu, màn chiếu, máy in,… để phục vụ công tác giảng dạy và học tập tuy nhiên các phần mềm phục vụ công tác quản lý mới chỉ dừng lại ở mức độ vừa, tình trạng sử dụng phần mềm quản lý, dạy học tràn lan, theo phong trào. Mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh hiện nay chủ yếu liên lạc một vài lần trong năm học như dịp đầu năm hay tổng kết năm học. Các phần mềm Quản lý học sinh chưa có tính năng đồng bộ dữ liệu lên cấp phòng, sở, đồng bộ dữ liệu với VEMIS của bộ giáo dục đào tạo. Ứng dụng phần mềm quản lý học sinh trực tuyến eSSM Phần mềm được viết tuân thủ theo các quy định mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo đối với từng cấp học. Cụ thể, hiện nay phần mềm được cập nhật theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD-ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học Tính năng vượt trội của phần mềm quản lý học sinh eSSM cập nhật dữ liệu V.EMIS trực tuyến : Sử dụng trực tuyến trên internet thông qua ứng dụng với giao diện thân thiện, được hỗ trợ hầu hết trên các hệ điều hành Dễ dàng thay đổi các thông số và dữ liệu trong hệ thống mọi lúc, mọi nơi. Các phân hệ sử dụng linh hoạt. Quy trình nhập điểm thuận tiện, dễ dàng và đa dạng. Hệ thống bảo mật và phân quyền chặt chẽ. Tăng tính kết nối giữa các cấp quản lý với nhà trường. Các tính năng chính: Quản lý thông tin học sinh Người sử dụng có thể thêm mới, chỉnh sửa, xóa học sinh trực tiếp từ hệ thống. Lưu trữ hình thẻ của học sinh, import danh sách học sinh từ excel. Quản lý danh sách học sinh qua nhiều năm học, tìm kiếm học sinh theo nhiều tiêu chí.., quản lý biến động của học sinh: Chuyển trường, chuyển lớp, xin nghỉ học, .. Kết nối chặt chẽ với các tính năng khác. của hệ thống như quản lý điểm, hạnh kiểm… Phần mềm cho các báo cáo thống kê về học sinh như tỷ lệ nam, nữ, dân tộc, tôn giáo…, in học bạ của học sinh.. Quản lý thông tin giáo viên Chức năng này cho phép người sử dụng có thể thêm mới, chỉnh sửa, xóa thông tin giáo viên trực tiếp từ hệ thống, quản lý phân công giảng dạy… thống kê, báo cáo liên quan đến giáo viên. Qui trình nhập điểm thuận tiện, dễ dàng và đa dạng Người sử dụng có thể kiểm soát và thay đổi hệ số điểm của mỗi môn học trong mỗi kiểu lớp. Việc phân bổ điểm linh động nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của các lớp chuyên, các lớp phân ban, lớp có đặc thù khác.. Cơ chế quản lý chặt chẽ việc nhập điểm:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đưa ra các báo cáo thống kê và lưu vết toàn bộ quá trình nhập điểm, chỉnh sửa điểm của từng giáo viên Việc nhập điểm của giáo viên có thể nhập bất cứ cứ nơi đâu, bất cứ nơi nào trên bất kỳ máy tính nào chỉ cần kết nối mạng internet. Tự động tính điểm trung bình học kỳ ngay khi có thêm bất kỳ cột điểm nào mới hoặc khi chỉnh sửa điểm. Quản lý thi Đây là một tập hợp các tính năng góp phần quản lý hoạt động thi cử của giáo viên và học sinh: Tạo kỳ thi, tạo mới cán bộ hội đồng thi, lên danh sách môn thi, thí sinh thi, chọn thí sinh thi, quản lý danh sách thí sinh dự thi, chia phòng thi tự động theo yêu cầu, đánh phách tự động hoặc thủ công, vào điểm thi, xử lý kết quả thi, tra cứu điểm thi. Đặc biệt kết quả thi có thể được lựa chọn cập nhật vào kết quả học tập của học sinh. Các báo cáo thống kê đa dạng Hệ thống lưu trữ dữ liệu trong suốt quá trình hoạt động của nhà trường, đồng thời thực hiện việc thống kê với nhiều hình thức khác nhau. Thực hiện đầy đủ các báo cáo cần thiết liên quan đến học sinh, giáo viên, điểm, chất lượng học tập… Báo cáo đánh giá chất lượng lớp căn cứ trên học lực, rèn luyện, hạnh kiểm. Các báo cáo luôn đảm bảo chính xác, kịp thời theo chuẩn của bộ GD & ĐT Các báo cáo có thể xem, in ấn trực tiếp hoặc kết xuất ra Excel Hệ thống bảo mật và phân quyền chặt chẽ. Quản lý nhóm quyền trong hệ thống, phân quyền cho nhóm người sử dụng, việc phân quyền chi tiết tới từng thao tác trên phần mềm. Thêm mới tài khoản, cho phép người dùng thay đổi mật khẩu. Người quản trị cấp lại mật khẩu mặc định. In ấn danh sách thông tin tài khoản và mật khẩu mặc định ban đầu trong hệ thống. Tăng tính kết nối giữa các cấp quản lý và nhà trường Phần mềm tích hợp một số công cụ SMS, làm kênh thông báo, liên lạc giữa Sở, Phòng GD&ĐT, phụ huynh, học sinh. Qua đó tạo được cây cầu nối thông tin thông suốt từ cấp quản lý đến nhà trường và gia đình. - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có thể đến với phụ huynh nhanh và chính xác nhất, đồng thời dữ liệu luôn được cập nhật tức thời cho giáo viên, học sinh, phụ huynh thông qua các thông báo gửi nội bộ hoặc thông qua việc gửi tin nhắn SMS. - Nhà trường có thể gửi thêm các thông báo như thư mời họp giáo viên, phụ huynh, thông báo đóng học phí hoăc bất kỳ thông tin nào khác. Cập nhật đồng bộ Cơ sở dững liệu VEMIS. CÀI ĐẶT (SETUP) CHƯƠNGTRÌNH. Để có thể sử dụng tốt phần mềm này, yêu cầu máy tính phải đảm bảo tối thiểu cấu hình như sau: Cấu hình. Tối thiểu. Khuyến cáo. CPU:. Pentium IV 2 Gh. Pentium 4 2.6Mh. RAM:. 512MB. 1 GB. HDD còn trống:. 500 MB 1 GB Windows XP, Windows Windows XP, Windows 7 7. Hệ điều hành:. Ngoài ra, máy tính nhà trường cần được kết nối Internet.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Các bước cài đặt Để có thể sử dụng phần mềm này, NSD phải cài đặt chương trình lên máy tính. Thứ tự các bước cài đặt tiến hành như sau: Bước 1: Máy tính phải kết nối Internet. Chạy. hoặc. Bước 2: Cài đặt các chức năng chính của phần mềm quản lý trường học bằng cách truy cập vào địa chỉ do Phòng /Sở cung cấp để tải bộ cài đặt về máy tính: Nếu máy tính chưa có Windown Intaller và Microsoft .NET Framework 4 thì chương trình sẽ tự động cài thư viện Windows Intaller 3.1 và Microsoft .NET Framework 4. Nếu máy tính đã từng cài thư viện này rồi. Bước 3: Chọn “Install” (nếu dùng Firefox thì hệ thống sẽ tải tập tin “setup.exe” về máy) tiến hành cài đặt. .. Bước 4: Cài đặt chương trình bằng cách nhấn đúp chuột vào biểu tượng Setup để hiển thị cửa sổ sau:. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHỨC NĂNG CHI TIẾT 1. ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG. Khởi động trên màn hình sẽ xuất hiện hình dưới: Chọn “Đồng ý”: để mở giao diện và bắt đầu làm việc Chọn “Thoát”: để dừng việc đăng nhập Nhớ mật khẩu: Tùy chọn này lưu lại tên đăng nhập và mật khẩu cho các lần đăng nhập sau. Lưu ý: Hạn chế dùng tùy chọn này để được an toàn hơn. Khi đăng nhập đúng xuất hiện màn hình chính hình dưới.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. ĐỔI MẬT KHẨU. Mỗi người sử dụng đều có thể thay đổi được mật khẩu của mình để đảm bảo tính an toàn. Các bước thực hiện: Chọn Hệ thống, Chọn xuất hiện hình bên: Bước 1: Nhập vào mật khẩu cũ. Bước 2: Nhập vào mật khẩu mới. Bước 3: Gõ lại mật khẩu mới vừa nhập. Bước 4: Nhấn nút để thực hiện. 2. THÔNG TIN CẤU HÌNH. Khi bắt đầu sử dụng hệ thống NSD cần thiết lập các thông tin về thông tin đơn vị, cấu hình trường, điểm trường, số điểm môn học vv… chọn biểu tượng góc trên bên trái màn hình và chọn “ Thông tin cấu hình”..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chọn “Thông tin Trường” để khai báo thông tin đơn vị Chọn “Thông tin khác” để khai báo thông tin điểm trường, trường có học ngoại ngữ không, có học tiếng dân tộc không, trường có lớp ghép không. Đồng thời các tham số khi in báo cáo, Học kỳ bắt đầu từ ngày nào và kêt thúc vào ngày nào. Chọn “Loại hình điểm” để khai báo số đầu điểm cho các loại điểm Kiểm tra miệng, viết, học kỳ… Chọn “Lưu cấu hình” để lưu lại thông tin. 3. TỔ CHỨC LỚP HỌC. Đầu năm học mới các trường phải tổ chức các lớp học theo các khối lớp, công việc này bao gồm: Tổ chức mỗi khối có bao nhiêu lớp, định nghĩa các môn học trong khối, phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cho các lớp…Việc tổ chức lớp học bao gồm:  Thêm mới lớp học  Thay đổi thông tin lớp học  Xóa lớp học  Thêm mới lớp học: Bước 1: Chọn Quản lý học sinh -> Lớp học. Bước 2: Chọn. để thêm mới lớp học.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bước 3: Nhập thông tin cho lớp học  Khối học, Mã lớp, Tên lớp, Giáo viên chủ nhiệm,  Môn học/ Giáo viên: Chọn các môn học cho lớp, loại hình điểm và giáo viên dạy từng môn của lớp. Môn ngoại ngữ: Nếu lớp học ngoại ngữ thì chọn ngoại ngữ cho lớp là Anh, Pháp, Đức…bằng cách trỏ chuột vào thẻ “Môn ngoại ngữ”. Nếu học hau môn ngoại ngữ thì chọn 2 dòng.. Bước 4: Chọn. để lưu thông tin lớp học..  Thay đổi thông tin lớp học: Trong năm học vì lý do nào đó mà có thể thay đổi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, buổi học…Do đó thông tin của lớp học sẽ thay đổi. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chọn Bước 2: Thực hiện các bước 3, 4 phần “Thêm mới lớp học”  Xóa một lớp học. Bước 1: Chọn lớp muốn xóa trong danh sách lớp Bước 2: Chọn (xóa) xuất hiện hộp thoại hình bên. Chọn “Có” nếu đồng ý. Chọn “Không” nếu bỏ qua. Lưu ý: Trường hợp lớp học đã có thông tin tham chiếu như: lớp học đã có học sinh, có điểm … thì không thể xóa mà hãy dùng chức năng “Sửa” và chọn “Ngừng theo dõi”.. 4. QUẢN LÝ THÔNG TIN GIÁO VIÊN. Chức năng này giúp quản lý thông tin đội ngũ giáo viên trong nhà trường; quản lý phân công giảng dạy; phân công chủ nhiệm.  Thêm một giáo viên mới.  Xem và cập nhật thông tin hiện tại của giáo viên.  Xóa bỏ một hồ sơ giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chọn Quản lý học sinh - > Giáo viên, cửa sổ màn hình sau xuất hiện giúp NSD xem và cập nhật hồ sơ cho giáo viên của nhà trường. Hệ thống cung cấp tiên ích nhập thông giáo viên theo mẫu chung trong “Tiện ích”. Thêm, Sửa thông tin giáo viên: Bước 1: Chọn (Thêm) hoặc nhật thông tin giáo viên..     . (Sửa) để cập. Bước 2: Cập nhật các thông tin Mã giáo viên: Nhập mã giáo viên có thể lấy từ hệ thống quản lý nhân sự PMIS hoặc nhập vào. Họ và tên: Nhập họ và tên theo giấy khai sinh của giáo viên Tên thường gọi: Tên thường gọi của giáo viên ở trường Ngày về trường: ngày giáo viên về trường công tác. Ngày nghỉ việc: Trường hợp giáo viên đã nghỉ việc NSD cần cập nhật ngày nghỉ việc cho giáo viên đó để hệ thống xóa tài khoản đăng nhập của giáo viên này. Bước 3: Chọn vào “Tạo tài khoản đăng nhập” đê tạo tài khoản đăng nhập eSSM cho giáo viên. Xóa thông tin giáo viên:. Bước 1: Chọn giáo viên muốn xóa trong danh sách Bước 2: Chọn (xóa) xuất hiện hộp thoại hình bên. Chọn “Có” nếu đồng ý. Chọn “Không” nếu bỏ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> qua.. 5. QUẢN LÝ THÔNG TIN HỌC SINH. Mục này bao gồm chức năng quản lý danh sách học sinh trong năm học, đó là: quản lý học sinh mới tuyển, nhập mới hồ sơ học sinh, quản lý học sinh chuyển trường, quản lý học sinh lưu ban, quản lý học sinh bỏ học, quản lý học sinh chuyển lớp. D sách học sinh sẽ được kết chuyển từ năm học này sang năm học kế tiếp dựa vào Kết quả cuối năm, chỉ tạo bổ sung danh sách học sinh dự tuyển hoặc trúng tuyển đầu cấp. Việc nhập danh sách học sinh có thể phân bổ về cho giáo viên chủ nhiệm từng lớp đảm nhận, như vậy sẽ chính xác hơn. Hệ thống cung cấp tiện ích cho phép nhập danh sách học sinh từ tập tin Excel được kết xuất từ chương trình trong phần “Tiện ích”. Việc quản lý thông tin học sinh bao gồm:  Thêm học sinh vào trong danh sách lớp học  Sửa thông tin của học sinh trong lớp  Xóa một học sinh ra khỏi danh sách lớp  Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự ABC. Chọn Danh sách học sinh -> chọn Danh sách học sinh xuất hiện hình dưới. a) Thêm mới học sinh vào trong danh sách lớp học  Bước 1: Chọn. xuất hiện hình dưới..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>  Bước 2: Điền các thông tin học sinh bao gồm  Thông tin chung: - Họ và tên học sinh - Ngày sinh: Được định dạng theo thứ tự ngày/tháng/năm. Chọn các mũi tên lên xuống để chỉnh ngày, tháng, năm - Giới tính: Nam/nữ - Dân tộc: Chọn sẽ xuất hiện hộp thoại chứa danh sách các dân tộc, chọn dân tộc tương ứng với học sinh - Ngày vào trường: Là ngày học sinh được vào trường học - Khuyết tật: Chọn. sẽ xuất hiện danh mục khuyết tật.. - Diện chính sách: Chọn để nhập diện chính sách. Nhập thông tin về miễn, giảm hoặc không miễn giảm học phí tương ứng với diện chính sách của học sinh theo quy định .  Thông tin lớp học: -. Lớp: Chọn sẽ xuất hiện danh sách các lớp học trong trường. Chọn lớp mà học sinh được phân vào.. -. Tên gọi khác ở lớp: Nhập tên gọi khác của học sinh trong lớp (nếu có).. -. Loại hình: Là hình thức học sinh được tuyển vào lớp. Chọn chọn loại hình tương ứng.. -. Nội trú, bán trú. xuất hiện danh sách,.  Thông tin liên hệ: -. Tỉnh/huyện/xã: Là thông tin về địa chỉ thường trú của học sinh.. -. Địa chỉ: Địa chỉ chi tiết về nơi ở của học sinh hiện tại;. -. Điện thoại: Nhập số điện thoại của học sinh (nếu có);. -. Email: Địa chỉ hòm thư của học sinh (nếu có);. -. Ghi chú: Ghi các thông tin khác liên quan đến học sinh để theo dõi..  Bước 4: Nhập thông tin về gia đình học sinh, khen thưởng, kỷ luật.  Quan hệ gia đình: Nhập các thông tin về gia đình học sinh: Tên phụ huynh, quan hệ với học sinh, điện thoại, email, liên lạc chính…  Khen thưởng: Nhập các thông tin khen thưởng của học sinh như hình thức khen thưởng, lý do khen thưởng, ngày khen thưởng  Kỷ luật: Nhập các thông tin về kỷ luật của học sinh như hình thức kỷ luật, lý do kỷ luật, ngày kỷ luật. Lứu ý: Muốn xóa dòng thì bấm phải chuột vào dòng muốn xóa và chọn để xoá nội dung...

<span class='text_page_counter'>(12)</span>  Bước 5: Chọn. để lưu các thông tin của học sinh vừa nhập.. b) Sửa thông tin của học sinh:  Bước 1: Chọn Khối lớp -> Lớp -> Học sinh muốn sửa thông tin -> chọn. ..  Bước 2: Tương tự các bước 2, 3, 4, 5 phần thêm mới học sinh. c) Xóa một học sinh ra khỏi danh sách lớp Bước 1: Chọn Khối lớp -> Lớp -> Học sinh muốn xóa -> chọn bên.. xuất hiện hộp thoại hình. Bước 2: Chọn “Có” nếu đồng ý hoặc “Không” để bỏ qua. Lưu ý: Chỉ xóa được các học sinh chưa có điểm. 6.1 Sắp xếp danh sách học sinh theo ABC Tính năng này giúp sắp xếp lại danh sách học sinh trong lớp theo thứ . Bước 1: Chọn Khối lớp -> Lớp -> chọn Phải chuột vào “Tên lớp” và chọn xuất hiện hình dưới. Bước 2: Chọn chuyển học sinh theo ý muốn.. để sắp xếp. Dùng các nút “Lên”, “Xuống” để di. Bước 3: Chọn. để lưu lại kết quả sắp xếp.. Bước 4: Chọn. để quay về danh sách học sinh..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 6.2 Học sinh chuyển lớp: Khi có biến động chuyển học sinh giữa các lớp học hoặc do yêu cầu chuyển lớp của giáo viên, hoặc phụ huynh học sinh, nhà trường truy cập vàot tính năng quản lý việc chuyển lớp của học sinh để thực hiện nghiệp vụ chuyển lớp.Nghiệp vụ chuyển lớp chỉ thực hiện được ở kỳ 1 và kỳ 2 của năm học. Chức năng này cho phép chuyển hồ sơ một học sinh từ lớp này sang lớp khác, có lưu lại ngày chuyển. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Danh sách học sinh-> Lớp học có học sinh cần chuyển-> Nhấn chuột phải vào tên học sinh chuyển đi -> Ngừng theo dõi. Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin và tích vào “Nhà trường xác nhậ …..” Bước 3: Chọn “Quyết định” để lưu lại hoặc “Hủy” để bỏ qua.. 6.3 Học sinh chuyển trường: Học sinh chuyển trường là nghiệp vụ chuyển học sinh từ trường này sang trường khác trong tỉnh. Khi có quyết định chuyển trường cán bộ phụ trách truy cập vào danh sách học sinh-> Nhấn chuột phải “Ngừng theo dõi” -> “ Học sinh chuyển trường” như màn hình sau:. Bước 1:. Bước 2:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bước 3:  Ngày nghỉ: Chọn ngày học sinh bắt đầu nghỉ học tại trường  Đến trường: Chọn tên trường chuyển đến trong danh sách đơn vị bằng cách nhấn chọn vào nút bên cạnh  Người quyết định: Nhập tên người quyết định chuyển trường cho học sinh(Thường là hiệu trưởng hoặc cán bộ có thẩm quyền)  Lý do chuyển: Nhập lý do chuyển trường của học sinh  Nhà trường xác nhận: Tích chọn vào mục nhà trường xác nhận thông tin chuyển trường theo quyết định của nhà trường Bước 4: Chọn “Quyết đinh” để lưu lại kết quả. Để xem danh sách những học sinh chuyển trường chưa hoặc học sinh chuyển trường đã được trường khác nhận NSD Chọn. xuất hiện hình dưới:. Danh sách gồm 2 phần: Danh sách chuyển đi chưa được trường nhân học sinh cập nhật và Danh sách chuyển đi đã được trường nhận cập nhật. 6.4 Học sinh nghỉ học Module này theo dõi danh sách học sinh nghỉ học qua các năm. Học sinh nghỉ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghỉ học để đi làm, do học kém tuy nhiên nguyên nhân chính là do ý thức tự giác học tập của các em học sinh.v.v. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Nhấn chuột phải chọn Học sinh nghỉ học liên kết “Ngừng theo dõi”. Tiếp theo NSD lựa chọn “Học sinh nghỉ học”.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>   . . Bước 2: Điền thông tin vào màn hình Quyết định nghỉ học. Ngày nghỉ học: Cập nhật ngày bắt đầu nghỉ của học sinh Loại thôi học: Chọn nguyên nhân thôi học của học sinh trong danh sách Lý do thôi học: Chọn lý do thôi học trong danh sách bằng cách nhấn vào liên kết “Lý do nghỉ học” Xác nhận của nhà trường: Tích chọn vào mục nhà trường xác nhận thông tin Bước 3: Chọn “Quyết định” để lưu lại thông tin. 6.5 Môn học miễn giảm Theo Bộ GD-ĐT, quy định chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật hay đối với vùng đặc biệt khó khăn. Căn cứ vào khả năng, người khuyết tật có thể được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người học không thể đáp ứng. Việc xét giảm môn học đồng thời còn tùy thuộc vào từng đơn vị, đối tượng miễn giảm. Để thực hiện nghiệp vụ này NSD chọn “ Môn học miễn giảm”. a. Xem danh sách học sinh được miễn giảm theo môn học: Chọn Quản Lý Học SinhChọn Môn học miễn giảmChọn lớp muốn xem danh sách các học sinh được miễn giảm các môn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> b. Thêm danh sách học sinh được miễn giảm môn học Bước 1: Chọn “Môn học miễn giảm” Bước 2: Chọn. để thêm học sinh.. Bước 3: Chọn học sinh được miễn giảm môn học trong danh sách tích vào ô “Chọn” và nhấn nút “Chọn”.. Bước 4:Nhập lý do miễn giảm môn học vào ô tương ứng với từng học sinh. Bước 5: Chọn để lưu lại kết quả. Chú ý: Để xóa học sinh ra khỏi danh sách học sinh được miễn giảm môn học. NSD lựa chọn tên học sinh và nhấn chọn nút Xóa trên thanh công cụ. 6.6 Danh sách học sinh đầu vào Đầu mỗi năm học mới nhà trường thực hiện việc tuyển sinh đầu vào cho các khối đầu cấp(VD khối lớp 6, khối lớp 10). Chức năng này cho phép nhập thông tin ban đầu của học sinh sau đó phân vào lớp trong khối. NSD có thể nhập trực tiếp qua tính năng này hoặc đọc dữ liệu vào từ tập tin Excel được cung cấp ở Tiện ích.. 6. XEM DANH SÁCH HỌC SINH Chọn Danh Sách Học Sinh để có thể xem danh sách và thông tin chi tiết học sinh từng lớp của các khối trong trường. Việc xem danh sách học sinh bao gồm:  Xem tổng số học sinh trong trường  Xem tổng số học sinh trong một khối  Xem tổng số học sinh trong một lớp  Xem thông tin chi tiết của một học sinh.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bước 1: Chọn Quản lý học sinh -> Danh sách học sinh xẽ xuất hiện hộp hội thoại Tổ chức học sinh. a. Xem tổng số học sinh trong trường: Chọn tên trường, khi đó phía dưới cửa sổ làm việc của chương trình sẽ xuất hiện thông tin tổng số học sinh của trường, tổng số học sinh nam, tổng số học sinh nữ. b. Xem tổng số học sinh trong khối: Chọn một khối để xem thông tin tổng số học sinh trong khối c. Xem tổng số học sinh trong lớp: Chọn một lớp để xem thông tin tổng số học sinh trong lớp d. Xem thông tin chi tiết của một học sinh NSD mở cây danh sách thông tin lớp học. Chọn lớp học cần xem thông tin sau đó chọn tên học sinh cần xem:. Xem thông tin chi tiết học sinh NSD thực hiện như sau:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Chọn tên học sinh bấm chuột phải vào tên học sinhvà chọn khi đó xuất hiện hộp thoại Thông tin học sinh xuất hiện thông tin chi tiết.. 7. TỔ CHỨC THI. Trong năm học các kỳ thi được tổ chức cho các khối, lớp thông qua việc sắp xếp và các khâu chuẩn bị phòng thi, môn thi v.v. Qui trình quản lý thi được tiến hành như sau: Chọn các khối, các lớp có học sinh tham gia kỳ thi Thiết lập các tham số cho kỳ thi. Sau bước này, máy tính sẽ tự động phân chia thành các phòng thi. Cho phép điều chỉnh số lượng thí sinh trong các phòng thi. In danh sách thí sinh các phòng thi. Khả năng nhập điểm bài thi của từng phòng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bước 1: Thiết lập thông tin liên quan đến kỳ thi cụ thể là tên kỳ thi, ngày thi. Bước 2:Thiết lập số phòng thi cho mỗi kỳ thi bằng cách nhấn chọn vào panel số 1 bên tay phải màn hình”. Bước 3: Chọn học sinh tham gia kỳ thi bằng cách nhấn chọn vào panel thứ 2. Sau đó NSD nhấn chọn nút. Bước 4: Bước tiếp theo NSD nhấn chọn vào panel thứ 3 trên thanh điều khiển để chọn môn thi cho kỳ thi vừa lập bằng cách nhấn nút “Chọn môn thi”. Hộp chọn danh sách các môn học hiển thị, NSD tích chọn vào tên môn học và nhấn Đồng ý để lưu lại thông tin môn thi. Sau đó nhấn Ghi trên thanh công cụ để lưu lại thông tin.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> về môn thi Bước 5:Bước cuối cùng của quá trình thiết lập thông tin kỳ thi của đơn vị là thực hiện chia số học sinh dự thi vào các phòng. Có 2 lựa chọn chia học sinh vào các phòng, tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi đơn vị và tình hình cơ sở vật chất của đơn vị mà cán bộ thực hiện chia học sinh vào các phòng thi theo cách riêng. 8.1 Nhập điểm thi Sau khi tổ chức thi xong, đánh phách, chấm bài, có điểm. Chức năng này giúp nhập điểm các bài thi học kỳ vào máy. Mở thực đơn Quản lý thi , chọn Kết quả thi một hộp thoại xuất hiện để chọn lựa nhập điểm:. -. Chọn Tên kỳ thi, Nhóm thi, chọn Phòng thi – Môn học cần nhập dữ liệu chương trình hiển thị cửa sổ sau:. Trạng thái chưa vào sổ điểm hiển thị tức là chưa có kết quả thi được nhập vào hệ thống. Để thực hiện nhập điểm cho từng thí sinh NSD nhập vào từng ô Điểm của thí sinh đó.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Nhập xong nhấn nút nút. để lưu lại điểm thi của học sinh vào hệ thống. 7.2 Cập nhật danh sách bỏ thi Trong các kỳ thi thì có những học sinh vì lí do nào đó mà không tham gia cả kỳ thì hoặc một số môn nào đó. Trường hợp học sinh không tham gia kỳ thi vì lý do nào đó NSD truy cập vào menu Quản lý điểm-> Học sinh bỏ thi:. 8. TỔ CHỨC MÔN HỌC. Hệ thống đã có sẵn danh mục tất các các môn học từ lớp 1 đến lớp 12, trường dạy những môn nào, thông tin chi tiết về từng môn học ra làm sao? Chức năng này sẽ giúp làm điều đó. Chức năng này bao gồm:  Khởi tạo môn học đầu năm  Thêm mới một môn học  Xóa một môn học a. Thay đổi thông tin môn học Kích hoạt Quản Lý điểm - > Tổ chức môn học, hộp thoại sau đây xuất hiện:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>  Tạo mới 1 môn học chưa có trong danh mục Bước 1: Chọn. xuất hiện hình bên. Bước 2: Chọn “Tạo mới” và điền thông tin môn học  Mã môn học(*): Mã môn học tự sinh NSD không cần phải nhập dữ liệu  Tên môn học(*): Nhập tên môn học  Viết tắt(*): Tên viết tắt của môn học Bước 3: Chọn nút “Đồng ý” để cập nhật thông tin môn học Hoặc chọn “Bỏ qua” nếu không muốn lưu lại thông tin.  Chọn môn học trong thư viện Để chọn một hay nhiều môn học trong thư viện có sẵn của hệt hống chọn mục “ Chọn trong thư viện” danh sách các môn học được khởi tạo sẵn hiển thị. Để chọn môn học NSD tích chọn vào tên môn học và nhấn nút Đồng ý. *Chú ý: Hộp chọn “Khởi tạo môn học cơ bản” được sử dụng khi bắt đầu sử dụng chương trình. Các môn học cơ bản cho từng cấp học theo quy định của bộ GDĐT sẽ được tự động khởi tạo và hiện thị vào danh sách môn học của trường. NSD sẽ không phải thêm những môn học theo quy định này nữa mà chỉ thêm những môn học không bắt buộc qua tính năng tạo mới hoặc chọn trong thư viện có sẵn của hệ thống 9. SỔ ĐIỂM. Đây là một trong những công việc quan trọng nhất của nhà trường trong năm học. Sổ điểm thể hiện tiến độ cho điểm kiểm tra của các giáo viên bộ môn qua số lượng điểm, thể hiện chất lượng học tập học sinh. Đặc biệt, khi sổ điểm đã được nhập điểm bởi phần mềm, có thể tự động tính điểm, kiểm tra thiếu điểm, xét học lực, đánh giá chất.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> lượng học tập, rèn luyện,.. Toàn bộ các công việc của các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm về xử lý, đánh giá chất lượng học sinh. Công việc quản lý điểm của các giáo viên bao gồm: 10.1 Xem điểm Bước 1: Chọn Quản lý điểm -> Sổ điểm xuất hiện hình bên:. Bước 2: Chọn hiện. dánh sách lớp xuất. Bước 3: Chọn Lớp muốn xem điểm và chọn “Đồng ý” xuất hiện hình bên. Lưu ý:để xem điểm môn học nào chọn lại môn học , loại điểm gì chọn 10.2 Cập nhật điểm.    . Bước 1: Thực hiện các bước 1, 2, 3 ở mục “Xem điểm” Bước 2: Cập nhật điểm chi tiết của học sinh tại ô tương ứng. Chọn phải chuột vào lưới nhập điểm xuất hiện hình bên. Chọn “Xóa ô” để xóa 1 côn điểm nào đó. Chọn “Tổng kết điểm” để tổng kết môn. Bước 3: Chọn để lưu lại kết quả. 10.3 Điểm tổng kết Bảng điểm, nơi có thể xem, sửa hoặc nhập điểm trung bình môn: NSD có thể nhập trực tiếp điểm của từng học sinh. Hệ thống có phần hiển thị những học sinh chưa đủ điểm. Những học sinh chưa đủ bài kiểm tra sẽ không được tính điểm trung bình học kỳ..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 10.4. Nhập điểm từ bảng tính Excel Nhập điểm là công việc quan trọng và vất vả nhất trong phần mềm này. Trong trường hợp điều kiện vật chất của trường có hạn số máy tính phục vụ cán bộ, giáo viên không đủ buộc giáo viên phải nhập từ máy tính cá nhân hoặc nhập điểm ở nhà sau đó đến đơn vị thực hiện đồng bộ vào hệ thống. Hệ thống cung cấp tiện ích kết xuất ra tập tin nhập điểm mẫu và đọc ngược và hệ thống thông qua tính năng Đọc dữ liệu từ Excel. Để thực hiện nhập điểm từ bảng tính excel vào hệ thống NSD thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Phần mềm sẽ sinh ra tệp Excel cho mỗi lớp học để nhập điểm. Cấu trúc tập tin Excel này như cuốn sổ ghi điểm cá nhân của mỗi giáo viên trong một học kỳ. Bước 2: Sau khi giáo viên nhập các điểm thành phần vào tập tin excel, người dùng phải thực hiện chức năng nạp điểm từ các tệp Excel này vào máy tính.. 10.5. Nạp dữ liệu điểm từ tệp Excel. Bước 1: Sổ điểm-> Đọc dữ liệu từ Excel -> Chọn Lớp học, Môn học => Đọc dữ liệu từ Excel. Bước 2: Chọn tập tin Excel đã nhập điểm từ máy tính. Bước 3: Chọn để lưu lại kết quả. 10.6. Kiểm tra và xử lý thiếu điểm.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Một trong các công việc rất mất nhiều thời gian cho Ban Giám hiệu là kiểm tra sổ điểm cá nhân, số điểm cái mà thông tin thiếu - đủ điểm là rất quan trọng. Tính năng này của phân mềm sẽ tự động liệt kê ra có bao nhiêu học sinh thiếu điểm / tổng số các học sinh. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chọn Quản lý điểm => Bảng điểm tổng kết => Lớp. Bước 2: Chọn phải chột vào bảng điểm tổng kết. Bước 3: Chọn “Tổng kết môn” xuấ hiện hình bên.  Tích vào các môn cần tổng kết, nếu muốn tổng kết lại các môn đã tổng kết chọn “Tổng kết lại”.  Chọn “Kiểm tra điểm” đểm kiểm tra có bao nhiêu học sinh thiếu điểm.  Chọn “Tổng kết” để tổng kết điểm cho các môn được chọn. Bước 4: Chọn “Tổng kết điểm chung” để tổng kết học kỳ học cả năm học. Chọn “Tổng kết” để thục hiện các tiến trình Bước 5: Chọn để lưu lại kết quả. 11 THEO DÕI CHUYÊN CẦN. Tính năng này giúp các giáo viên chủ nhiệm cập nhật thông tin học sinh nghỉ học, khen thưởng, nhắc nhở từ cuốn sổ đầu bài đã ghi chép hàng ngày vào CSDL. Công việc theo dõi chuyên cần của học sinh bao gồm:. Bước 1: Theo dõi chuyên cần -> Theo Dõi  Chọn lớp: danh sách lớp học xuất hiện, chọn lớp học để nhập thông tin chuyên cần.

<span class='text_page_counter'>(26)</span>  Chọn ngày: Chọn khoảng thời gian  tùy chọn này trong bảng theo dõi chuyên cần sẽ hiện cả thứ 7 và chủ nhật, nếu không chọn thì trong bảng theo dõi chuyên cần chỉ hiện thời gian từ thứ 2 đến thứ 6. Bước 2: Nhập thông tin chuyên cần của học sinh:  Nghỉ học: Có phép hay không  Bị nhắc nhở: Nội dung nhắc nhở.  Khen thưởng: Nội dung khen thưởng Bước 3: Chọn dung.. để lưu lại nôi. Bước 4: Chọn chuyên cần.. để lưu các thông tin. Lưu ý: để xóa thông tin chuyên cần của học sinh chọn phải chuột vào Ô cần xóa và chọn “Xóa ô” 12 BẢNG KÊ CHUYÊN CẦN. Bảng kê chuyên cần là cuốn sổ tổng hợp tình hình theo dõi quá trình rèn luyện chuyên cần của học sinh trong suốt năm học. Để thực hiện thống kê tình hình chuyên cần của học sinh NSD truy cập vào thực đơn Theo dõi chuyên cần=> Bảng kê Bảng kê chuyên cần hiển thị NSD lựa chọn thời gian thống kê, lớp học cần xem thông tin và nhấn nạp danh sách để hiển thị kết quả:. 13 TỔNG KẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC Tính năng này giúp xử lý và đưa ra các kết quả cuối kỳ hay cuối năm học..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bước 1: Chọn Tổng kết -> Bảng tổng kết xuất hiện hình bên:. Bước 2: Chọn phải chuột vào danh sách Bước 3: Chọn “Xét điểm tổng kết” để tính điểm trung bình học kỳ hoặc cả năm. Chọn “Xét danh hiệu” để xét danh hiệu cho học sinh vào cuối học kỳ hoặc cuối năm học. Bước 4: Chọn để lưu các thông tin chuyên cần. 13.1 Kết chuyển lên lớp: Trước khi thực hiện chức năng này, nhà trường cần thực hiện hoàn thiện dữ liệu cho năm học trước và tạo cơ sở dữ liệu cho năm học kế tiếp, kế thừa cơ sở dữ liệu đã xử lý hoàn chỉnh một chu kỳ của năm học cũ. Thời điểm để kết chuyển là sau khi đã xử lý xong kết quả cuối năm cho học kiểm tra lại và rèn luyện hạnh kiểm. Lúc này, học sinh được lên lớp sẽ được chuyển lên lớp trên tương ứng, học sinh ở lại lớp sẽ được giữ lại ở lớp cũ. Chức năng này cho phép Quản trị viên kết chuyển dữ liệu học sinh từ năm học cũ sang năm học mới. Để mở chức năng này, NSD vào menu chính của chương trình sau đó click chọn thực đơn Tổng kết => Kết chuyển lên lớp. Bước 1: Chọn Bước 2: Chọn lớp cần kết chuyển. để tạo lớp học đầu cấp cho năm học tiếp theo.. Bước 3: Chọn danh sách học sinh cần kết chuyên Bước 4: Chọn lớp cần kết chuyển.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bước 5: Phần danh sách bên trái sẽ hiển thị danh sách học sinh của lớp học thuộc năm học trước, phần danh sách phía phải là danh sách học sinh được lên lớp của năm học hiện tại. Để hiệu chỉnh, chọn một học sinh hoặc chọn toàn bộ học sinh trong danh sách và click “>” để đẩy học sinh vào lớp được lên. Bước 6: Sau khi có được danh sách như hình bên chọn để thực hiện kết chuyển.. Hướng dẫn xem Từ cửa sổ chính của chương trình NSD chọn “Báo cáo” Màn hình danh sách các báo cáo đầu ra hiển thị:. Các bước thực hiện xem và in báo cáo: Bước 1: Chọn tên báo cáo trong danh sách bên trái Bước 2: Điền các thông tin về tham số báo cáo: Tùy thuộc vào loại báo cáo mà có những tham số báo cáo đi kèm. Thông thường tham số báo cáo gồm các thông tin sau: Đơn vị báo cáo, năm học, kf học, ban học…vv Bước 3: Sau khi chọn tên báo cáo và điền các tham số liên quan NSD click chọn nút Xem báo cáo. Màn hình kết quả báo cáo sẽ hiển thị như bên dưới:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 14. TIỆN ÍCH. Hệ thống cung cấp các tiện ích giúp NSD thao tác nhanh hơn trong quá trinh cấp nhật dữ liệu và khai thác dữ liệu.. 14.1 Tải bản excel mẫu Tiện ích này cho phép NSD kết xuất ra các tập tin excel mẫu để NSD nhập dữ. Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn Bước 2: Chọn “Loại dữ liệu” cần xuất tập tin mẫu Bước 3: Chọn “Chọn file”. Với các Mẫu nhập dữ liệu học sinh đầu vào, Chuyên cần, Giáo viên thì NSD phải chọn đường dẫn nhập tên cho tập tin và chọn “Save”. Với các mẫu chọn lại thì NSD chỉ cần chọn đường dẫn để lưu các tập tin và chọn “Save”. Bước 4: Chọn.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 14.2 Nhập dữ liệu bằng Excel Sau khi NSD nhập dữ liệu và các tập tin mẫu được kết xuất ra từ trước (mục 14.1). Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chọn Bước 2: Chọn loại dữ liệu cần đọc vào Bước 3: Chọn đường dẫn chứa các tập tin mẫu đã được nhập đầu đủ dữ liệu. Chương trình sẽ kiểm tra tập tin có đúng định dạng không và NSD có quyền đọc tập tin này không. Bước 4: Chọn 14.3 Cập nhật ảnh học sinh Tiện ích này cho phép cập nhật ảnh hàng loạt cho từng khối lớp. Mỗi học sinh có một mã số riêng khi thực hiện cập nhật ảnh học sinh NSD phải lưu ý cách đặt tên ảnh phải trùng với mã học sinh thì khi cập nhật hệ thống sẽ ngầm định hiển thị ảnh học sinh chính xác theo tên của học sinh đó. Các bước thực hiện cập nhật ảnh học sinh Bước 1: Chọn. xuất hiện hình bên.. Bước 2: Chọn hình bên để NSD chọn lớp. xuất hiện. Bước 3: Chọn xuất hiện hình bên để NSD chọn thư mục chức ảnh.. Bước 4: Sau khi chọn đường dẫn chứa file ảnh cần cập nhật xong NSD nhấn chọn Ghi để thực hiện lưu lại ảnh cho học sinh. 14.3 Đồng bộ dữ liệu VEMIS. Tiện ích này giúp NSD đồng bộ dữ liệu từ hệ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> thống VEMIS. NSD có thể lựa chọn đồng bộ từ tập tin XML hoặc từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL. Bước 1: Chọn. xuất hiện hình bên.. Bước 2: Chọn hình thức đồng bộ. . NSD tùy chỉnh lại các thông tin “Tên máy chủ”, nếu CSDL lưu trên máy hiện hành thì tích vào “ ”. Trường hợp CSDL lưu trên máy nào đó trong mang LAN thì phải chỉnh lại “Tên máy chủ” bỏ tích “ ”, nhập tài khoản có quyền truy cấp SQL và Chọn . NSD chọn tập tin XML xuất ra từ VEMIS. Bước 4: Chọn năm học và học kỳ cần đồng bộ Bước 5: Tuần tự thực hiện đồng bộ dữ liệu học sinh cần. , điểm tổng kết. , điểm. , chuyên. .. 14.3 Kết xuất dữ liệu ra XML. Tiện ích này giúp NSD chuyển dữ liệu từ hệ thống eSSM sang VEMIS Bước 1: Chọn. xuất hiện hình bên. Bước 2: Chọn năm học, kỳ học cần kết xuất. Bước 3: Chọn đường dẫn thư mục và đặt tên cho tập tin XML(nên đạt tên theo mã trường_năm báo cáo_kỳ báo cáo). Bước 4: Chọn.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×