Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nghệ thuật Chụp ảnh trẻ em pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.16 KB, 6 trang )

Nghệ thuật Chụp ảnh trẻ em

Ảnh trẻ em là một loại ảnh được chiêm ngưỡng nhiều nhất trong tất cả
các loại ảnh kỷ niệm cũng như nghệ thuật. Hầu hết các bậc sinh thành, khi
mở ví ra, ngoài giấy tờ và tiền bạc, thế nào trong mấy ngăn nhựa cũng có
thêm mấy cái ảnh của “ thằng cu nhà tôi “ hoặc “ mấy cháu bé”. Ảnh từ thuở
mới sinh còn đỏ hỏn, cho đến tuổi dậy thì. Vì thế thị trường nhiếp ảnh phần
lớn sống được nhờ những khuôn mặt thiên thần, ánh mắt nai tơ sưởi ấm lòng
người từ những tờ giấy glossy hoặc luster, ép chặt giữa những tấm thẻ tín
dụng.
Lòng các đấng sinh thành lúc nào cũng bao la như bể thái bình, con
mình lúc nào cũng đẹp nhất. Cha mẹ thường nhận ra những cá tính, những
điều ngộ nghĩnh, những biểu lộ tình cảm trên mặt đứa trẻ mà chúng ta, người
dưng nước lã không thể nào hiểu nổi. Đôi khi nhận hình từ tiệm về, tôi
không mấy hài lòng nhưng khi giao hình, người mẹ sung sướng vui vẻ, trầm
trồ khen ngợi và đặt in thật nhiều hình để gởi đi cho thân bằng quyến thuộc.
Sau những kinh nghiệm ấy tôi bắt đầu tự tin hơn với kỹ thuật chụp ảnh trẻ
em vì biết rằng kẻ đồng minh tuyệt diệu của tôi là người mẹ. Qua sự giới
thiệu của bạn bè thân hữu, tôi liên lạc qua điện thoại dưới một hình thức
phỏng vấn vắn tắt, tìm hiểu sơ lược về gia đình người thân chủ mới; nhờ vậy,
tôi có thể cố vấn cho họ về áo quần, vật dụng cần thiết để sáng tạo những
tấm ảnh đẹp. Ngoài những người mẹ tuyệt vời kia, tôi cũng có vài ông thân
chủ đặt biệt, họ rất cưng con cái và giúp tôi rất đắc lực trong lúc chụp ảnh.
Hình trẻ em không dễ chụp. Trẻ em dưới một tuổi hay mệt, khóc, đói,
cáu kỉnh vì ướt tả hoặc buồn ngủ; trẻ em từ sáu tháng đến gần ba tuổi thường
sợ người lạ và hay bị chia trí bởi khung cảnh mới; trẻ em khoảng hai đến ba
tuổi thường chạy nhảy phá phách và không lưu ý đến những lời răn dạy,chỉ
bảo của cha mẹ. Vì thế, khi chụp hình cho những em bé trong lứa tuổi kể
trên, bạn phải cần nhớ những cá tính của tuổi thơ mà tìm cách làm cho các
em được vui vẻ thoải mái trong lúc bạn chụp ảnh.
Trẻ em từ bốn tuổi trở lên bắt đầu biết nghe và hiểu lời chỉ dẫn. Tôi


thường dặn bố mẹ đứa trẻ không bao giờ được bảo con mình cười trong lúc
tôi chụp ảnh. Theo kinh nghiệm riêng, mỗi lần các ngài cha mẹ nhanh nhẩu
đoảng, bảo thằng Cu: Cười lên con - Cậu quí tử liền nhăn hai hàm răng sún,
mắt nhắm tít, mép kéo lên tai một cách thật là ngượng ngập. Có chú thì cắn
hai hàm răng lại, nhếch mép, mà đôi mắt lại tỏa ra những tia sáng lạnh lẽo
căm hờn làm nhiếp ảnh gia rởn tóc gáy. Trước khi chụp chân dung cho các
em bé tuổi này, tôi thường chơi với các em một lúc, cho em đọc một cuốn
truyện tranh ảnh hài hước, lúc ấy tôi vừa bấm máy vừa nói chuyện với em,
khi em ngẩn lên nhìn tôi- click- khi em mỉm cười -click- khi em chăm chú
nhíu mày -click- đôi khi em đưa bàn tay lên chống cằm- click- Hết đọc sách,
đưa cho em một con sâu nhựa hoặc con nhện đen giả, em tròn đôi mắt nhung
- click- Nếu em là con gái, bạn đưa cho em con búp bê, em thích thú cầm
lược chải mái tóc vàng của cô bạn nhỏ- click- click -click...
Người nhiếp ảnh gia rất bận rộn trong khi chụp ảnh chân dung em bé.
Không phải lúc nào bạn cũng diễm phúc có được người phụ tá tài năng. Đôi
khi bạn phải tự thay đèn, đo ánh sáng, thay phông đổi cảnh, dỗ dành trẻ, rót
nước, dụ kẹo, lau nước mắt nước mũi, trao đổi đồ chơi... Nếu bạn làm việc
một mình, . Cha mẹ của em bé sẻ trở thành những phụ tá đắc lực của bạn
nếu bạn biết hướng dẫn họ. Vì thế nhiều khi sau những lần chụp ảnh con trẻ,
tôi thường cảm thấy mệt nhoài vì lúc nào tay chân mồm miệng cũng liên
miên hoạt động.
Đây là vài điều cần nhớ nhất trong lúc chụp ảnh trẻ em:
- Trẻ mới sinh thường hay ngủ. Bạn vẫn có thể tạo ra những tấm hình
rất hồn nhiên và thơ ngậy trong lúc em say giấc thiên thần.
- Trẻ em dưới ba tháng chỉ thấy rõ trong một khoảng cách ngắn và chỉ
chú ý đến các đồ chơi trước mắt chừng mươi giây. Vì thế nếu bạn đứng xa
hơn tầm nhìn của em bé, nó sẽ không thấy và không chú ý.
- Đừng bao giờ bảo em làm bộ dạng, nên để em tự nhiên.
- Đừng bắt em cười, nên đối thoại với em và đặt những câu hỏi cho
em trả lời.

- Đừng để đồ đạc rườm rà làm phông cảnh, những cảnh vật lòe loẹt rất
hại cho chân dung.
- Đừng để các đồ chơi quá khổ bên cạnh bé. Cha mẹ ai cũng muốn
con mình là nhân vật chính chứ không phải con chó bông to tướng bên cạnh
nó.
- Nên để ý tới quần áo, càng giản dị và màu nhạt thì càng đưa ra được
nhiều màu sắt tự nhiên trên mặt bé.
- Chú ý giữ mặt em bé sạch sẽ sau khi cha mẹ cho em ăn uống
- Tránh chụp hình trẻ em lõa thể, đôi khi bị rắc rối với luật pháp.
- Yêu cầu bố mẹ đem thức ăn uống cho bé và thêm một vài đồ chơi
thân thuộc của em.
- Nhiếp ảnh gia phải ngồi thấp. Máy ảnh hạ
thấp cùng vị trí của em nhỏ.
- Nếu em bé quá hải sợ quang cảnh của
phòng chụp ảnh, nên đem em ra công viên để em có thể chơi đùa tự
nhiên trong lúc nhiếp ảnh gia bấm máy.

×