Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Những vị nữ vương công chúa Việt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.02 KB, 9 trang )

Những vị nữ vương công chúa Việt

Trần Thị Hồng Sương
“… Không phải tình cờ mà phụ nữ đã đạt được đến đỉnh cao tri thức để có thể bày tỏ thân phận con
người trong lốc xoáy chiến tranh độc tài xâm chiếm lãnh thổ
…”

Lịch sử là quá khứ đã chết hẳn song vẫn ghi dấu lên nhân cách và hành động của con
người qua dòng sinh mệnh của truyền thống, làm nên bản sắc dân tộc. Nhìn từ góc khác
thì có người cho rằng văn hoá là những gì còn lại sau khi đã quên hết. Trải nghiệm của
cuộc sống hay qua học hỏi được tiêu hoá chọn lọc đào thải mất dấu trong ý thức nhưng
và ghi dấu trong tiềm thức, hình thành niềm tin và quan điểm rất sâu sắc mạnh mẻ nhiều
hơn chúng ta từng nghĩ. Đã có thống kê kết luận rõ về những đứa trẻ bất hạnh lớn lên với
đòn roi nhục mạ, nếu không tự tử chết như năm bé gái cột tay nhau nhảy xuống sông thì
nhân thân cũng dễ phạm tội hơn nhiều lần những trẻ có tuổi thơ ít đau khổ hơn.

Đắm mình trong nền văn minh lúa nước “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, trong chiến
tranh chống xâm lược phương Bắc là Trung Hoa (“Muốn coi lên núi mà coi, Coi bà quản
tượng cưỡi voi bành vàng!”), rồi đến sự đa dạng văn hoá quốc gia khi Đại Việt có thêm
cư dân người Chăm Pa và Khmer.

Gây chiến chính là một trong những “sự đồi trụy của quyền lực đàn ông”, chủ đề xuyên
suốt của các tác phẩm của hai nhà văn nữ: Herta Müller (Đức gốc Roumania) đoạt giải
Nobel 2009 “đã miêu tả phong cảnh của mảnh đất bị tước quyền sở hữu” gây ra nhiều
phận người mang nỗi lòng tha hương ít nhiều lạc lõng, và giải Man Booker năm 2009
được trao tặng cho nhà văn Anh Hilary Mantel, với tác phẩm Wolf Hall (Đại sảnh sói)...
Không phải tình cờ mà phụ nữ đã đạt được đến đỉnh cao tri thức để có thể bày tỏ thân
phận con người trong lốc xoáy chiến tranh độc tài xâm chiếm lãnh thổ.

Từ điểm nhìn này, bài viết muốn xem lại một bức tranh sơ thảo khi tìm hiểu những phụ
nữ Việt Nam từng mang sứ mệnh và ghi dấu ấn vào lịch sử, và đặt lại một vài câu hỏi cho


những nhà sử học.

*
Hai Bà Trưng: Trang sử Việt Nam được mở đầu năm 40-43 bằng chiến thắng quân xăm
lược phương Bắc của Hai Bà Trưng: Trưng Trắc và Trưng Nhị (40-43) và mẹ là Bà Man
Thiện theo cổ sử thời này người Việt chưa có họ chứ không phải họ Trưng hay họ Man.
Nam Man là tiếng Trung Quốc hay gọi người Việt cổ dần dà chuyển theo đơn âm nên gọi
người Việt cổ là “Mán” kiểu Trung Quốc gọi người Việt cổ lạc hậu man rợ. Trưng Trắc
tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Quân Hán sang đánh và Bà Trưng đã kháng
cự. Cuộc kháng chiến chống quân nhà Hán và hai bà đều tử trận song hai bà vẫn kịp trở
thành biểu tượng, sừng sững một tượng đài kháng chiến chống ngoại xăm phương Bắc
làm nên niềm hảnh diện sâu thẫm trong lòng từng người dân Việt, trường tồn trong dòng
sinh mệnh dân tộc thành ngọn lửa truyền thống chống ngoại xâm.

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp
Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở
bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối
sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi
đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng
là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.” (Lê Văn Hưu)

“Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước
ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà
sau khi chết còn có thể chống ngăn tai hoạ. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến
cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có
đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi.
Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?”(
Ngô sĩ Liên )

“Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn

động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm
phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép
nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm ru!” ( Vua Tự Đức)

Việc những người đàn ông thuộc hàng danh tài sử gia vua chúa đều khen và học tấm
gương của Bà Trưng cũng đã đủ để thấy những trang sử Việt này đáng trân trọng dường
nào và đáng để lấy làm biểu tượng cho nền văn hoá Việt và xuất hiện chốn công đường.
Trong đại sảnh, phòng khách chốn công đường như trước 1975 thường không thiếu bức
tranh sơn mài truyền thống cội nguồn dân tộc vẻ cảnh dân quân cùng hai bà Trưng cưỡi
voi đi đánh giặc.

Vậy nên phải đòi lại công bằng và trung thực. Hoàng cung Huế, Văn Miếu, Dinh Độc
Lập lẽ ra phải sinh tồn và tiếp nối lịch sử như điện Buckingham ở Anh, chứ sao lại là di
tích, hàm ý xoá bỏ một thời kỳ như thể có đối kháng không có thể nào tìm ra khớp nối
với lịch sử?

Tử cấm thành Trung Quốc ghi dấu 300 năm người Hán phải cạo nửa đầu cúi mặt khấu
lạy ngoại bang Mãn Châu thống trị bằng bạo lực kinh hoàng nên người Hán có lý do biến
nơi đó thành di tích. Nhưng cần tách chủ nghĩa đô hộ, phát xít, Cộng Sản chiến tranh ra
khỏi những di chỉ văn hoá không mang nội hàm đó. Văn hoá nghệ thuật văn chương có
thể dùng phục vụ chính trị và cũng có thể không có nội hàm chính trị nào. Những thứ
không liên quan đến chính trị như một kiến trúc dinh thự lâu đài, một bài nhạc, một bài
văn thì không thể phá huỷ vất bỏ. Hiện nay, trong Dinh Độc Lập không còn bóng dáng
những bức tranh hoành tráng một thời. Tôi là một trong đoàn sinh viên Dược Khoa dự
buổi chiêu đãi của đệ nhất phu nhân VNCH Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân Phó Tổng
thống Nguyễn Cao Kỳ tại phòng Đại Yến Dinh Độc Lập, và bức tranh lớn trong phòng
Đại Yến (nếu tôi nhớ không lầm, và nếu không do VNCH có thể sử dụng nhiều bức tranh
thay đổi) là bức tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi nhà Hán. Bức tranh này ở Dinh Độc Lập
nay không thấy đâu! Hiện nay thay bằng tranh phong cảnh không có chút ý nghĩa nào.
Như vậy mà nói xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc nào? Một điều

chắc chắn nhất là không chốn công đường nào ngày nay treo tranh cảnh dân quân cùng
hai bà Trưng đánh giặc như công sở VNCH thường treo trước 1975. Với truyền thống và
hiểu rõ mưu đồ Trung Quốc với miền Bắc, ông Dương Văn Minh dứt khoát từ chối lời đề
nghị của đại sứ Pháp Merillon trong biến cố 30.4.1975 là nhờ Trung Quốc áp lực để Pháp
thương lượng buộc CS miền Bắc tuân thủ hiệp định Paris.

Thứ hai là lá cờ VNCH cờ vàng ba sọc đỏ bằng gỗ trên tường ở phòng Trình uỷ nhiệm
thư trong Dinh Độc Lập . Vì sao phải bôi bỏ? Di tích lịch sử mà thay đổi thì còn ý nghĩa
gì về lịch sử? Ta có thể nào viết lại lịch sử VN mà bỏ đi thời VNCH không? Buồn thay,
một lần nữa lá cờ đỏ sao vàng lại xuất hiện trong phim Nữ điệp báo nói về phong trào
Cộng Sản trước Mao Trạch Đông (dù thoáng qua hơn phim Vạn lý trường chinh vài năm
trước đây) đang chiếu trên đài Truyền hình VN. Đề nghị, nếu từng vì bất cứ lý do gì
nghiệt ngã đến độ phải copy lá cờ dấy binh CS của Trung Quốc thì ngành quân sử, sử
học, hoạ sĩ VN lẽ nào tiếp tục yếu kém đến độ không vẽ nổi một lá cờ riêng? CSVN
không sợ bị mang tiếng nô lệ văn hoá Tàu đến mất thể diện quốc gia vậy sao?

Thời VNCH có một cuộc thi rất hào hứng cho giới trẻ, đó là thi viết diễn từ đọc trong Lễ
kỷ niệm Hai Bà Trưng hàng năm. Tôi đã tham dự và bị giải nhì do lời bình luận gây tranh
luận trong giới chấm thi được cho là mới mẻ nhưng táo bạo, khó chấp nhận đưa ra công
luận đọc trước công chúng! Hồi đó tôi viết: “Nếu nước Pháp tôn vinh Jeanne d’Arc là bậc
thánh và cho rằng: “Lòng yêu nước xuất phát từ trái tim phụ nữ!” thì với công nghiệp Hai
Bà Trưng vừa thắng quân nhà Hán vừa đưa Việt Nam ra khỏi thời huyền sử mông muội,
bước vào thời đại có lịch sử, người Việt có thể kết luận là “Lòng yêu nước và nền văn
minh Việt Nam xuất phát từ trái tim và khối óc của những những người phụ nữ!”. Đó là
câu đánh giá đến nay ngẫm lại cũng không sai tuy có vẻ nên thêm vào câu “với sự góp
công sức và trí tuệ toàn dân” cho tròn ý.

Với Jeanne D’Arc của thế kỷ 15 (1412-1431) khi Pháp nỗ lực tìm bản sắc của mình sau
các cuộc biến động chiến tranh chính trị làm đất nước tan hoang lòng người suy sụp, tìm
kiếm một anh hùng chân chính, không có tai tiếng thì Jeanne d’Arc xuất thân từ một làng

quê hẻo lánh, một cô thôn nữ thất học nhưng đánh thắng quân Anh xâm chiếm mà thành
xuất chúng khi còn chưa quá tuổi thiếu niên đã đáp ứng được các tố chất đó và được
phong thánh. Việt Nam đã có anh hùng tài đức vẹn toàn là Hai Bà Trưng từ thế kỷ thứ
nhất là rất đáng tự hào!

Lịch sử Viêt Nam bắt đầu từ Hai Bà Trưng chứ không phải Vua Hùng. Mười tám Vua
Hùng là huyền sử nhuốm màu huyền thoại thần thánh kém tính khoa học. Ông Nguyễn
Tất Thành có lẽ không muốn biết sử lập quốc Việt Nam do Hai bà Trưng viết những
trang sử đầu và công bảo vệ đất nước chống Trung Quốc vào thế kỷ thứ I, hay vì sợ mà
ngày nay chỉ nói đến vua Hùng? Nhưng dân VN vốn thông minh và chống xâm lược
pghương Bắc ăn sâu tiềm thức nên nói đến các vua Hùng cũng chỉ nói nhiều đến Trọng
Thuỷ-Mỵ Châu!

Nữ vương
Lý Chiêu Hoàng cho thấy Đại Việt xưa không phân biệt Nam nữ so với
hoàng gia Nhật Bổn đến nay 2009 còn không đồng thuận việc có nữ vương. Lý Chiêu
Hoàng sinh năm 1218 lên ngôi lúc 7 tuổi 1224. Năm 1225 nhường ngôi cho Trần Cảnh
và làm hoàng hậu. Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng lấy nhau 12 năm không con nên Trần
Cảnh bị ép lập hoàng hậu khác là cũng là chị gái đang có mang với Trần Liễu. Trần Cảnh
không đồng ý nhưng cũng bị ép lập Thuận Thiên làm hoàng hậu.

Công chúa Mai Hoa là con của vua Lê Anh Tông (1556-1573) và là chị gái của vua Lê
Thế Tông (1573-1599). Vua cha bị Trịnh Tùng đuổi bắt và giết chết, lúc 42 tuổi (1573),
vua Lê Thế Tông (1573-1599) là con lên ngôi. Vì vua em này lên ngôi lúc 7 tuổi, nên chị
là Mai Hoa được cử làm nhiếp chính. Là người có nhiều thế lực nhưng công chúa Mai
Hoa cũng nổi tiếng đức độ, thuỳ mị và có lòng bác ái. Công Chúa Mai Hoa là Mẹ bề trên
của Tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm đầu tiên tại Việt Nam. Công Chúa Mai Hoa còn được gọi
là công chúa Chiêm vì là con bà phi người Chăm Pa, cũng gọi là “Công Chúa Chè” vì có
công phát triển nghề trồng chè.


Ngược dòng cổ sử thời nhà Lý tại vùng thượng du Bắc Việt nhiều nhóm thị tộc Mán
Mường và thiểu số khác chiếm cứ và sinh sống trên những vùng miền có tính yết hầu
chiến lược. Triều Lý có chính sách chiêu dụ và tạo thêm vây cánh, thắt chặt tình thân
thiện với các thị tộc này bằng cách đem gả các công chúa cho các thủ lãnh Châu mục.
Vào Năm 1029 vua Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho châu mục Lạng Châu
(Lạng Sơn) là Thân Thiên Thái, 1036 Vua Lý Thái Tông lại gả công chúa Kim Thành
cho châu mục Phong Châu (Phú Thọ, Sơn Tây) là Lê Tông Thuận và gả công chúa
Trường Ninh cho châu mục Thượng Oai là Hà Thiện Lãm. Năm 1082, Lý Nhân Tông gả
công chúa Khâm Thánh cho Châu mục Vị Long (Tuyên Quang) là Hà Di Khánh, năm
1127 gả công chúa Diên Bình cho thủ lãnh phủ Phú Lương (Thái Nguyên) là Dương Tự
Minh, vào năm 1144 chính Dương Tự Minh lại cưới thêm một công chúa Thiều Dung.
Như vậy trong suốt triều đại nhà Lý đã có sáu công chúa được gả cho các châu mục có họ
Thân, Hà, Dương, Lê. Những họ này là của người Mường, Mán -tức người Việt Nam trên
miền cao, vì lý do gì đó sống tách biệt trên rừng hùng cứ một phương và có khả năng
quân sự triều đình phải chiêu dụ. Châu mục là Tù trưởng một huyện miền núi. Chính các
Châu mục này đã ngăn chặn trấn thủ biên giới phía Bắc. Giáo sư Phan Khoang ghi chú
thêm như sau: “Việc này, sử ta đều không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc
không đẹp, nên giấu đi chăng? Nhưng nếu họ quan điểm như vậy thì không đúng. Hôn
nhân chính trị, nhiều nước đã dùng, còn ở nước ta thì chính sách đã đem lại ích lợi quan
trọng. Đời nhà Lý thường đem công chúa gả cho các tù trưởng các bộ lạc thượng du Bắc
Việt, các bộ lạc ấy là những giống dân rất khó kiếm chế. Nhờ đó mà các vùng ấy được
yên ổn, dân thượng không xuống cướp phá dân ta, triều đình thu được thuế má, cống
phẩm; đất đai ấy, nhân dân ấy lại là một rào dậu kiên cố ở biên giới Hoa Việt để bảo vệ
cho miền Trung Châu và kinh đô Thăng Long...”.

Những dòng trên có thể xem là phản biện cho một số quan điểm sử gia thời trước, vì sử
thần Ngô Sĩ Liên từng bàn về cuộc hôn nhân của Công chúa Huyền Trân như sau: “
Ngày
xưa Hán Cao hoàng vì nước Hung-nô thường quấy phá biên giới, mới lấy con gái của
dân làm công chúa gả cho thiền vu, kết hôn với người không phải giống nòi, các tiên nho

đã từng chê (...).Còn như Nhân Tôn đem con gái gả cho vua nước Chiêm-thành là nghĩa
gì ? Nói rằng nhân khi đi chơi mà chót hứa gả, sợ thất tín, thì sao không làm việc đổi
mệnh có được không ? Vua giữ ngôi trời mà thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh
thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi cho đúng lời hẹn ước, rồi
lại dùng mưu gian trá cướp lại về sau, thế thì tin ở đâu ?”.

Đầu năm Ất Dậu (1265), lúc đầu quân Nguyên Mông đánh tới Gia Lâm vây hãm Thành
Thăng Long, để giảm nhẹ cơn quốc nạn công chúa
An Tư được cống nạp cho Trấn Nam
Vương Thoát Hoan con Hốt Tất Liệt.

Sau đó Đại Việt phản công và thắng trận. Bên cạnh chiến thắng của Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn còn có sự hy sinh thầm lặng của Công Chúa An Tư nhà Trần, em gái út
của Trần Thánh Tông. Số phận vị công chúa này ra sao không rõ. Có tài liệu nói công
chúa theo Thoát Hoan về Tàu và có hai người con.

Công chúa
Huyền Trân: Năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân lấy công chúa Huyền Trân
và đổi lấy hai châu Ô Lý làm quà sính lễ. Tuy là dải đất lớn nhưng là vùng nắng bỏng
cháy da, đất cày lên sỏi đá, gió Lào rát mặt khô cằn và mùa mưa thì hứng bão nên đến
nay cũng vẫn là vùng nghèo nhất. Đây không phải là vùng đất làm giàu sinh lợi, cần nhận
ra sự thật đó.

Công chúa Ngọc Vạn: Vị vua mới lên ngôi của Chân Lạp là Chey Thettha II cho xây một
cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam.
Triều đại Chey-Chetta II công nữ Ngọc Vạn, năm 1920 kết hôn với vua Chân Lạp Chey-
Chetta II lên ngôi năm 1623-1657. Sau hai lần giúp vua Chân Lạp đánh quân Xiêm, Đại
Việt được tặng vùng đất nay là Biên Hoà Sài Gòn. Bà hoàng hậu rất xinh đẹp và có nhiều
đức tính được vua Cao Miên cưng quý vô cùng. Bà đã góp nhiều ý kiến hữu ích vào công
việc trị nước của vua Chey Chettha II. Tước hiệu đầy đủ là Somdach Prea Preaccac

Vodey Prea Voreac Khsattey. Nhờ ảnh hưởng của hoàng hậu mà vua Cao Miên không
phản đối khi bà xin cho nhiều người Việt Nam vào giữ những chức vụ quan trọng trong
triều đình Cao Miên cũng như cho nhiều người Việt Nam lập hãng xưởng và buôn bán
gần kinh đô.

Từ năm 1628 đến 1642, quyền lực tại triều đình Oudong nằm trong tay Hoàng thân
Outey, người Việt Nam đến lập nghiệp ở các vùng Gia Định, Bà Rịa, Biên Hoà ngày
càng đông. Đất rộng người thưa và người Miên không muốn sống chung với người khác
văn hoá nên hễ người Việt đến Người Miên vì không muốn sống chung với người khác
văn hoá và mạnh hơn nên hễ người Việt đến sống gần họ thì họ bán đất lánh đi nơi khác.
Khi Chey Chatta mất, vùng đất từ Prey Kôr trở ra bắc đến biên giới Chiêm Thành tức là
Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hoà ngày nay, đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai.

Vào năm 1631 Công chúa Ngọc Khoa lấy vua Chăm Pa Po Romé, một trong những vị
vua được người Chăm hoá thần.

Trong bài ca Chiêm Thành Ni Danak Po Romé có câu: “
Vua Po Romé có ba vợ: hai
người giống da sậm và một người Việt Nam, cả ba người đều ghen nhau, cãi vã ồn ào
trong cung điện nhà vua
”. Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut
đã dùng sắc đẹp mê hoặc Pô Ro mê, khiến ông chặt bỏ cây “kraik”, biểu tượng thiêng
liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc nầy sụp đổ.

×