Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.86 KB, 30 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Trong chương trình tiểu học môn Toán là môn là môn học độc lập, cùng các môn học khác góp phần tạo nên một con người phát triển toàn diện. Môn Toán là môn học cần nhiều thời gian và cung cấp lượng kiến thức rộng, đòi hỏi chính xác và luôn mang tính cập nhật theo nhu cầu cuộc sống đặt ra. Những năm gần đây, Bộ giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp cho hiệu quả dạy học ngày càng cao hơn, theo kịp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt, việc thay sách giáo khoa đã được tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Nội dung và chương trình sách giáo khoa tiểu học mới đã được thay đổi, hoàn thiện ở tất cả các môn học trong đó có môn Toán. Phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Việc dạy học Toán theo chương trình sách giáo khoa và giải các bài toán nâng cao đối với học sinh là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc rèn luyện tư duy, làm quen với cách phân tích, tổng hợp. Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Từ đó học sinh mới có thể tự mình tìm tòi, phát hiện, ứng dụng tri thức mới, có hứng thú, tự tin trong học tập. Những năm gần đây, ngành giáo dục đã hết sức quan tâm đến trình độ đội ngũ giáo viên các cấp nói chung và trình độ của giáo viên Tiểu học nói riêng. Các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm đã liên tục mở các lớp đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc dạy học toán và giải toán nâng cao cho học sinh cho nên thường chỉ dạy cho học sinh những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa việc mở rộng kiến thức cho học sinh hoặc là bị bỏ qua hoặc là làm qua loa dẫn đến việc mở rộng kiến thức, phát triển tư duy cho học sinh chưa đạt kết quả cao. Từ những lí do trên thông qua việc tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm trong những năm qua tôi đã chọn nội dung “Dạy học Toán lớp 5 phần phân số” để nghiên cứu. Việc lựa chọn sáng kiến này với mục đích nhằm nghiên cứu sâu hơn.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> về phân số, từ đó tìm ra phương pháp, biện pháp thích hợp để giúp cho việc dạy và học toán phần phân số có hiệu quả hơn. II- Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng của việc dạy toán phần phân số ở tiểu học, phân tích những thuận lợi và khó khăn của thầy và trò. - Tìm hiểu phân tích các quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Toán lớp 5 phần phân số. - Tìm hiểu và phân dạng các bài toán về phân số để từ đó đề xuất các giải pháp góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học. - Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Toán phần phân số cho học sinh lớp 5. - Tổ chức giảng dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm các giải pháp đã đề ra. III- Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 5A tại trường Tiểu học Nam Tiến 2. - Tổng số học sinh: 30 em Nam: 18 em Nữ: 12 em IV- Phương pháp nghiên cứu. - Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp điều tra khảo sát. + Phương pháp thử nghiệm. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. + Phương pháp phân tích tổng hợp. V. Thời gian và phạm vi áp dụng. - Thời gian nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: Bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm từ tháng 9 năm 2013 đến hết tháng 4 năm 2014. - Thời gian áp dụng: năm học 2013 – 2014 - Phạm vi áp dụng: Giáo viên và học sinh Tổ khối 4 + 5 trường Tiểu học Nam Tiến 2..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Để làm tốt hoạt động dạy học toán và mở rộng kiến thức toán cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp, luôn không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiên cứu đề tài, từng bước nâng cao tay nghề nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản. Từ đó, giúp cho học sinh vận dụng sáng tạo trong việc giải toán. Việc làm này đòi hỏi giáo viên mất nhiều công sức. Việc hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức toán cho học sinh không phải một sớm, một chiều mà học sinh có khả năng nắm vững ngay được. Đây là cả một quá trình lâu dài, từ lớp dưới và thường xuyên luyện tập và củng cố. Điều đó cũng cần đòi hỏi tính kiên trì, sự hiếu học ở học sinh, phẩm chất này không phải học sinh nào cũng có. Nếu như trên lớp, học sinh được nắm vững các kiến thức cơ bản có hệ thống về môn Toán thì dần dần học sinh sẽ làm quen được với các dạng toán cơ bản và các bài toán nâng cao, từ đó óc tư duy, sáng tạo sẽ được rèn luyện và phát triển trong quá trình giải toán. Lúc này, việc tìm hiểu giải toán khó là nhu cầu trong hoạt động học tập của các em, giúp các em không ngừng học tập và rèn luyện để trở thành học sinh khá, giỏi. Từ thực tiễn cho thấy: các bậc cha mẹ học sinh đều mong muốn con cái mình học tập tiến bộ trở thành học sinh khá, giỏi nhưng đại bộ phân họ không thể có điều kiện kèm cặp hay dạy các bài toán cơ bản cũng như các bài toán nâng cao trong các giờ tự học ở nhà. Vì vậy, việc dạy học các dạng toán cơ bản đồng thời mở rộng kiến thức Toán lớp 5 qua các bài toán nâng cao, là yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên đứng lớp để họ có thể trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao rèn luyện thuần thục các kĩ năng kĩ xảo trong giải toán. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG I. Đặc điểm tình hình của địa phương, nhà trường, nhiệm vụ được giao..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Thuận lợi. - Trường Tiểu học Nam Tiến 2 đóng trên địa bàn xã Nam Tiến, là một xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển. Trong những năm gần đây theo với xu thế phát triển chung của xã hội cùng với sự quan tâm của các cấp các ngành thì phong trào giáo dục của xã cũng đang phát triển. Đảng uỷ, chính quyền xã cũng đã quan tâm hơn tới giáo dục, các bậc phụ huynh cũng đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp. Bên cạnh đó lại được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và chuyên môn Phòng giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao tới công tác dạy và học ở từng lớp. - Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A. Vì là lớp cuối cấp nên khả năng nhận thức cũng như ý thức học tập của các em tương đối tốt, một số phụ huynh đã có ý thức quan tâm tới việc học cũng như chất lượng học tập của con em. 2. Khó khăn - Một số em có hoàn cảnh gia đình éo le ( bố mẹ ly thân, bỏ nhau, không có bố…). - Đa số học sinh là con em nông thôn cha mẹ phần lớn mới học hết cấp 2 nhận thức còn hạn chế nên dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Một số ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc việc giáo dục học sinh cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. - Tại lớp 5A do tôi chủ nhiệm cũng có tới 5 em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. 3. Đội ngũ giáo viên - Trường Tiểu học Nam Tiến 2 có nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình với công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. 4. Cơ sở vật chất - Trang thiết bị dạy - học tương đối đảm bảo..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Điểm trường chính còn thiếu sân thể dục, phòng đa năng. 5. Về chất lượng khảo sát đầu năm học mới. - Ngay sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để nắm được khả năng học toán của từng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp. - Qua khảo sát tôi thấy khả năng học toán của học sinh không đồng đều một số em có kiến thức cơ bản tương đối vững, tiếp thu nhanh. Nhưng nhiều em kiến thức còn yếu những kĩ năng cơ bản như; cộng, trừ, nhân, chia còn chậm và lúng túng. - Kết quả cụ thể như sau: Tổng số. Dân. học sinh. tộc. Giới tính Na Nữ. m 30 2 18 12 II. Đánh giá thực trạng.. Chất lượng khảo sát (tháng 9/2013) Giỏi Khá TB Yếu. Ghi chú. 7. 12. 10. 1. 1.Ưu điểm - Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề, học sinh chăm ngoan vâng lời thầy cô, ý thức học tập tốt, kết quả học tập khá cao. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả cao. 2. Tồn tại hạn chế - Chất lượng học của học sinh chưa đồng đều, một số em ý thức học còn yếu, khả năng tiếp thu bài chậm dẫn đến kết quả học tập chưa cao. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ I. Các giải pháp thực hiện. - Để giúp học sinh nắm vững kiến thức toán nói chung và kiến thức về phần phân số nói riêng đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng giải Toán nhanh, gọn, chính xác. Từ việc nghiên cứu thực trạng của việc dạy toán phần phân số ở tiểu học, phân tích những thuận lợi và khó khăn của thầy và trò. Phân tích các quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Toán lớp 5 phần phân số. Tôi đã tìm hiểu và phân dạng các bài toán về phân số thành các dạng sau: 1. Một số dạng toán điển hình về phân số..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> a. Nhóm 1: Phân số và tính chất cơ bản của phân số: Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo số. Dạng 2: So sánh phân số. Dạng 3: Phân số thập phân - Tỉ số. b. Nhóm 2: Bốn phép tính về phân số. c. Nhóm 3: Toán đố về phân số. Dạng 1: Tìm tỉ số của hai số. Dạng 2: Tìm một phân số của một số. Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một phân số của số ấy. Dạng 4: Tìm các số biết tổng và tỉ số của chúng. Dạng 5: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của chúng. Dạng 6: Tìm số trung bình cộng. Dạng 7: Làm tròn phân số thành đơn vị. Dạng 8: Giả thiết tạm về phân số. Dạng 9: Loại khử về phân số. Dạng 10: Tính ngược về phân số. - Sau khi phân dạng các bài toán về phân số tôi sẽ hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức cho học sinh khi giải các dạng toán về phân số đó và giúp học sinh biết cách phân tích bài toán để biết bài toán đó thuộc dạng nào từ đó có thể áp dụng phương pháp giải dạng bài toán đó để giải quyết bài toán một cách nhanh, gọn, chính xác. 2. Hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức cho học sinh khi giải các dạng toán về phân số. a. Nhóm 1: Phân số và tính chất cơ bản của phân số. * Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo số. 1. Phân số là một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị tạo thành. Mỗi phân số gồm hai bộ phận: + Mẫu số (viết dưới gạch ngang): chỉ ra đơn vị đã được chia ra thành mấy phần bằng nhau..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tử số ( viết trên gạch ngang): chỉ ra đã lấy đi bao nhiêu phần bằng nhau ấy. 3 Cách đọc: 4 : Ba phần bốn (ba phần tư);. a b : a trên b. 2. Phân số là thương đúng của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. 2 Ví dụ: 2: 3 = 3. 8 8 : 3 =3. 3. Các phân số lớn hơn đơn vị còn được viết dưới dạng hỗn số như sau: 7 3 1 4 4 ( đọc là một và ba phần tư đơn vị).. 4. Mỗi số tự nhiên đều có thể coi là 1 phân số có mẫu số là 1. 3. 3 1. a. a 1. 5. Phân số bằng 1 là phân số có tử số bằng mẫu số. + Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số. + Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số. 6. Khi ta nhân ( hay chia) cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số tự nhiên (khác 0) thì giá trị của phân số không đổi. a a x b b x ( x o );. a a:x b b : x ( x o ). 7. Nếu ta cộng (hay trừ) tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số thì hiệu số giữa tử số và mẫu số không đổi. a Phân số b có: a – b = (a+ x) – (b +x); ( x o ). a – b = (a - x) – (b - x);( x o ) 8. Nếu ta cộng vào tử số và trừ đi ở mẫu số với cùng một số hoặc trừ đi ở tử số và cộng vào mẫu số với cùng một số thì tổng của tử số và mẫu số vẫn không đổi. a Phân số b có: a + b = (a+ x) + (b - x); ( x o ). a + b = (a - x) + (b + x);( x o ).
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Viết 6 thành các phân số có mẫu số lần lượt là 5, 12, 105, 1000. Giải 6 6 5 30 6 = 1 15 5. 6 6 105 630 6 = 1 1105 105. 6 6 12 72 6 = 1 112 12. 6 6 1000 6000 6 = 1 11000 1000. Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: 2 x a) 3 54 2 c) 3 <. 10 15 b) x 6 x 6 <1. 6 d) 1 < x < 2. Giải x 2 18 36 x 36 x 36 a) Ta có: 54 3 18 54 Vậy 54 54 15 15 : 3 5 10 10 5 10 10 b) Ta có: 6 6 : 3 2 4 Vậy x 2 hay x 4 x 4 2 c) 3 <. x 6 <1. 4 Ta có 6. <. x 6 6 < 6 Vậy 4 < x < 6 x 5. 6 d) 1 < x < 2 6 Vì 1 < x nên x < 6. (1). 6 6 6 Vì x < 2 nên x < 3 x >3 (2). Từ (1) và (2) ta có: 3 < x < 6 x= 4 hoặc x= 5 5 5 Ví dụ 3: Hãy viết một phân số lớn hơn 7 và nhỏ hơn 6 . Có bao nhiêu. phân số như vậy ? Giải.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 5 5 Nhân cả tử số và mẫu số của phân số 7 và 6 với 2. 5 5 2 10 Ta có: 7 7 2 14 ;. 5 5 2 10 6 62 12. 10 10 10 5 10 10 Vì 14 < 13 < 12 nên 7 < 13 < 12 10 Vậy phân số cần tìm là 13. Nếu nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số với 5. Ta có: 5 5 5 25 7 7 5 35 ;. 5 5 5 25 6 6 5 30. 25 25 25 25 25 25 5 25 25 25 25 5 Vì 35 < 34 < 33 < 32 < 31 < 30 nên 7 < 34 < 33 < 32 < 31 < 6 Khi nhân cả tử số và mẫu số với 2, ta tìm được một phân số lớn 5 5 hơn 7 và nhỏ hơn 6 .. Khi nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số với 5, ta tìm được 5 5 bốn phân số lớn hơn 7 và nhỏ hơn 6 .. Vậy khi nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số với một số tự 5 5 nhiên a ( a o ) thì ta sẽ chọn được “a – 1” phân số giữa 6 và 7 . Nghĩa là có thể. tìm được nhiều phân số như vậy. 14 Ví dụ 4: Cho phân số 26 . Hãy tìm một số nào đó để khi cùng thêm số đó. vào tử số và mẫu số của phân số đã cho thì được một phân số mới có giá trị bằng 6 phân số 9 ?. Giải Hiệu của mẫu số và tử số là: 26 – 14 = 12.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hiệu này không thay đổi khi cùng cộng thêm một số vào cả tử số và mẫu số. 6 Với phân số 9 ta có sơ đồ( Đây cũng là sơ đồ của phân số mới):. Tử số: Mẫu số: Theo sơ đồ trên ta có: Hiệu số phần bằng nhau: 9 – 6 = 3 (phần) Tử số của phân số mới là: (12:3) x 6 = 24 Số phải tìm là : 24 – 14 = 10 Đáp số: 10 17 Ví dụ 5: Cho phân số 28 . Hãy tìm một số tự nhiên để khi bớt đi ở tử số. của phân số đó và thêm vào ở mẫu số của phân số đó cùng một số tự nhiên đó 1 thì được phân số mới có giá trị bằng 4 .. Giải Tổng của tử số và mẫu số của phân số đã cho là: 17 + 28 = 45 Tổng này không thay đổi khi ta thêm vào mẫu số và bớt đi ở tử số cùng một số tự nhiên. Ta có sơ đồ với phân số mới: Tử số:. 45. Mẫu số: Nhìn vào sơ đồ ta thấy tử số của phân số mới là: 45:(1+4) = 9 Số tự nhiên cần tìm là : 17 – 9 = 8.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đáp số: 8 Ví dụ 6: Rút gọn phân số sau: 1212 4242. Giải Nhận xét: 1212 = 12 x 101 4242 = 42 x 101 1212 12 101 12 2 Vậy ta có: 4242 42 101 42 7. Dạng 2: So sánh phân số * Một số kiến thức cần ghi nhớ: 1. Quy tắc so sánh: Quy tắc 1: So sánh với 1. - Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1. - Phân số có tử số bằng mẫu số thì bằng 1. - Phân số có tử số bé hơn bằng mẫu số thì bé hơn 1. Quy tắc 2: - Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. - Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. Quy tắc 3: So sánh phân số khác mẫu số. - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta quy đồng mẫu số rồi so sánh tử số. 2. Các phương pháp so sánh phân số thường dùng ở tiểu học: a) Vận dụng quy tắc so sánh 2 phân số có cùng mẫu. b)Vận dụng quy tắc so sánh 2 phân số có cùng tử số. c)Vận dụng quy tắc so sánh 2 phân số có cùng không cùng mẫu số. d)So sánh qua phân số trung gian. e)Vận dụng quy tắc “ phần bù” so với 1( Trong 2 phân số phân số nào có phần bù so với 1lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại)..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> g) Vận dụng quy tắc “ Phần hơn” so với 1(Trong 2 phân số phân số nào có phần hơn so với 1 lớn hơn thì phân số đó lớn hơn). h)Vận dụng quy tắc so sánh bằng phần nguyên của các hỗn số. i)Phối hợp một số phương pháp nêu trên. 3. Ví dụ minh họa: 3 3 Ví dụ 1: So sánh 2 phân số sau: 7 và 8. Giải 3 3 So sánh tử số: 3 = 3, So sánh mẫu số 7 < 8 nên 7 8 . 3 5 Ví dụ 2: So sánh 2 phân số sau: 8 và 8. Giải 3 5 Vì 3<5; 8 = 8 nên 8 8 27 31 Ví dụ 3: Hãy so sánh : 97 và 95. Giải 27 Tìm phân số trung gian là 95 27 27 27 31 27 27 31 Vì 97 95 mà 95 95 nên 97 95 95 27 31 Vậy 97 < 95 8 197 Ví dụ 4: Không quy đồng, hãy so sánh các phân số sau: 11 và 200. Giải Ta có:. 1. 8 11 8 3 11 11 11 11. ;. 1. 197 200 197 3 200 200 200 200. 3 3 8 97 Vì 11 200 nên 11 200 61 491 9 151 Ví dụ 5: Hãy xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. 11 , 450 , 2 , 75 ..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giải Ta có:. 61 6 5 11 11 ;. 491 41 1 450 450 ;. 9 1 4 2 2 ;. 151 1 2 75 75 .. So sánh phần nguyên của các phân số trên, ta thấy: 5> 4 > 2 > 1 6 1 1 41 4 2 1 Vậy 11 > 2 > 75 > 450 5. 61 9 151 491 hay 11 > 2 > 75 > 450 ; 491 151 9 61 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn; 450 , 75 , 2 , 11 .. Dạng 3: Phân số thập phân - Tỉ số * Một số kiến thức cần lưu ý: - Phân số thập phân là các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000... 1 - Phân số 100 được kí hiệu là 1% và đọc là “một phần trăm”.. -Tỉ số của hai số là thương trong phép chia số thứ nhất cho số thứ hai. 1 Ví dụ: Tỉ số của 1 và 4 là 1: 4 = 4. Tỉ số của 4 và 1 là 4: 1 = 4 Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Viết các phân số sau thành phân số thập phân. 8 31 173 121 5 , 25 , 50 . 125 .. Giải Nhận xét: 5x2 = 10 ; 25 x 4 = 100 8 8 2 16 Ta có: 5 5 2 10 ; 173 173 2 346 50 50 2 100 ;. 50 x 2 = 100 125 x 8 = 1000 31 314 124 25 25 4 100 ; 121 1218 968 125 125 8 1000 ..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ví dụ 2: Tỉ số độ dài cạnh của hình vuông 1 so với độ dài cạnh của 2 hình vuông 2 là 3 . Tính tỉ số diện tích của 2 hình vuông đó.. Giải Gọi a là độ dài cạnh của hình vuông 2. 2 a Độ dài cạnh của hình vuông 1 sẽ là 3. Theo quy tắc tính diện tích hình vuông ta có: Diện tích hình vuông 2 là: a a 2 2 2 2 4 a a a a a a 3 3 9 Diện tích hình vuông 1 là : 3 3. Vậy tỉ số của diện tích hình vuông 1 so với diện tích hình vuông 2 4 4 a a 4 9 9 1 9 là: a a. `. Nhóm 2. Bốn phép tính về phân số * Một số kiến thức cần ghi nhớ: 1. Phép cộng phân số: - Muốn cộng các phân số có cùng mẫu số, ta cộng các tử số với nhau và. giữ nguyên mẫu số. - Muốn cộng các phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số rồi cộng các phân số cùng mẫu số. 2. Phép trừ phân số: - Muốn trừ hai phân số cùng mẫu, ta trừ các tử số cho nhau và giữ nguyên mẫu số. - Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng các mẫu số rồi trừ như trừ hai phân số cùng mẫu. 3. Phép nhân phân số: - Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số. 4. Muốn chia phân số:.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. 5. Các tính chất: - Phép cộng, phép nhân phân số có tính chất giao hoán: a c c a b d d b;. a c c a b d d b. - Phép cộng và phép nhân phân số có tính chất kết hợp: a c m a c m ( ) ( ) b d n b d n ;. a c m a c m ( ) ( ) b d n b d n. - Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng và trừ: a c m a c a m ( ) b d n b d b n;. a c m a c a m ( ) b d n b d b n. - Quy tắc một số trừ đi một tổng: a c m a c m ( ) b d n b d n. - Quy tắc một số chia cho một tích: a c m a c m a m c ) ( ) b :( d n b : d : n =( b : n ): d. Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức 3 4 1 8 1 ( ) (1 1 ) 10 5 2 : 9 3. Giải 3 4 1 8 1 3 4 8 1 7 8 3 7 5 63 13 ( ) (1 1 ) ( ) ( ) ( ) 1 10 5 2 : 9 3 = 10 10 : 9 3 = 10 : 9 9 = 10 : 9 = 50 = 50. Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức: 3 1 5 5 a (b ) 2 :2 với a = 9 và b = 2 A= 4. Giải 5 5 Thay a = 9 và b = 2 vào biểu thức A. 3 5 5 1 ( ) A= 4 9 2 2 : 2.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3 5 2 A= 4 9 : 2 15 1 A= 36 5 5 1 1 12 A= 12. Nhóm 3: Toán đố về phân số Dạng 1: Tìm tỉ số của hai số. 3 2 Bài toán 1: 4 số cam bằng 5 số quýt. Tính tỉ số giữa số cam và số quýt.. Giải Cách 1: Quy đồng tử số. 3 6 2 6 ; 4 8 5 15 6 6 Vậy 8 số cam bằng 15 số quýt. Suy ra, nếu coi số cam là 8 phần bằng. nhau thì số quýt sẽ là 15 phần như thế. 8 Vậy tỉ số cam và quýt là 15. Cách 2: 3 2 4 Ta có: 4 số cam bằng 5 số quýt. Cùng nhân với 3 ta có: 3 4 2 4 ( ) ( ) 4 3 số cam = 5 3 số quýt 8 8 Hay: số cam = 15 số quýt. Vậy tỉ số cần tìm là 15 . 2 3 Bài toán 2: Trên đồng cỏ, người ta đếm được 3 số trâu bằng 7 số bò và 5 cùng bằng 7 số ngựa. Hỏi số trâu bằng mấy phần số bò? Số ngựa bằng mấy. phần số bò? Giải.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2 3 3 Ta có 3 số trâu bằng 7 số bò. Cùng nhân với 2 ta có: 2 3 3 3 ( 3 2 )số trâu=( 7 2 )số bò 9 Hay: số trâu = 14 số bò 5 3 7 Ta có 7 số ngựa bằng 7 số bò. Cùng nhân với 5 ta có: 5 7 3 7 ( 7 5 )số ngựa = ( 7 5 ) số bò 3 Hay: số ngựa = 5 số bò. Bài toán 3:Có một sợi dây dài 1m8dm. Không dùng thước để đo. Em hãy làm thế nào để cắt ra một đoạn dài 4dm5cm. Giải Đổi 1m8dm = 180 cm 4dm5cm = 45cm 45 1 Tỉ số giữa độ dài đoạn dây cần cắt với độ dài cả sợi dây là: 180 3. Vậy chỉ cần gấp sợi dây đó thành 3 phần bằng nhau rồi cắt lấy 1 đoạn ta sẽ được 4dm5cm. Dạng 2: Tìm một phân số của một số 1 Bài toán1: Ba người thợ chia nhau tiền công, người thứ nhất được 6 tổng 3 số tiền, người thứ hai được 8 tổng số tiền, còn lại bao nhiêu là của người thứ ba.. Tính số tiền của người thứ ba. Biết cả ba người được hưởng 720 nghìn đồng. Giải Với dạng bài toán này, có thể hướng dẫn học sinh giải bằng hai cách như sau: Cách 1: Số tiền công của người thợ thứ nhất là:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 720: 6 = 120 (nghìn đồng) Số tiền công của người thợ thứ hai là: 720 : 8 x 3 = 270 (nghìn đồng) Số tiền công của người thợ thứ ba là: 720 – ( 120 + 270) = 330 (nghìn đồng) Cách 2: Phân số chỉ số tiền của người thứ nhất và người thứ hai là: 1 3 13 6 8 24 ( tổng số tiền). Phân số chỉ số tiền công của người thợ thứ ba là: 1. 13 11 24 24 ( tổng số tiền). Số tiền công của người thợ thứ ba là: 11 720 330 24 ( nghìn đồng). Đáp số: 330 nghìn đồng. Bài toán 2. Người ta cho ba vòi nước chảy vào một bể bơi. Nếu để vòi thứ nhất chảy một mình thì mất 18 giờ mới đầy bể. Nếu để một mình vòi thứ hai chảy thì sau 6 giờ mới đầy bể. Vòi thứ ba do chảy nhanh hơn nên nếu chảy một mình thì chỉ trong 3 giờ đã đầy bể nước. Hỏi cùng một lúc mở cả ba vòi nước thì sau bao lâu mới đầy bể? Giải 1 Nếu vòi thứ nhất chảy 1mình thì sau 1 giờ sẽ được 18 (bể) 1 Nếu vòi thứ hai chảy 1mình thì sau 1 giờ sẽ được 6 (bể) 1 Nếu vòi thứ ba chảy 1mình thì sau 1 giờ sẽ được 3 (bể). Nếu cả ba vòi cùng chảy thì sau 1 giờ sẽ được: 1 1 1 10 18 6 3 18 (bể). Nếu ba vòi cùng chảy thì cần số thời gian để đầy bể là:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 10 18 1 1,8 10 1: 18 (giờ). Đáp số: 1,8 giờ Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị của một phân số của số ấy. 1 Bài toán: Một công nhân mỗi tháng đã chi tiền ăn hết 3 số tiền lương, trả 1 1 tiền nhà, tiền điện, nước hết 6 số tiền lương, tiền tiêu hàng tháng là 8 số tiền. lương. Cuối tháng anh còn để dành được 900 000. Hỏi mỗi tháng người công nhân đó được lĩnh bao nhiêu tiền ? Giải Phân số chỉ số tiền đã tiêu dùng là: 1 1 1 15 3 6 8 24 ( số tiền lương). Phân số chỉ số tiền đã để dành là: 1. 15 9 24 24 ( số tiền lương). Tiền lương hàng tháng của anh công nhân là: 9 900 000: 24 = 2400 000(đồng). Đáp số: 2400 000 đồng. * Với dạng bài toán này cần giúp học sinh hiểu số tiền lương chính là 1 đơn vị. Dạng 4: Tìm các số biết tổng và tỉ số của chúng Bài toán 1: Tổng số tuổi của ba mẹ con là 85, trong đó: tuổi con gái bằng 2 3 5 tuổi mẹ; tuổi con trai bằng 4 tuổi con gái. Tính tuổi từng người ?. Giải Phân số chỉ số tuổi của con trai so với tuổi mẹ là: 3 2 3 4 5 10 (tuổi mẹ). Phân số chỉ số tuổi của cả ba mẹ con là:.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2 3 17 1 5 10 10 (tuổi mẹ). Tuổi mẹ là:. 85 :. 17 50 10 (tuổi). 2 50 20 5 Tuổi con gái là: (tuổi) 3 20 15 4 Tuổi con trai là: (tuổi). Đáp số: Mẹ: 50 tuổi Con gái: 20 tuổi Con trai: 15 tuổi 2 Bài toán 2. Ba bạn chia nhau 30 quả cam: Lan lấy 5 số cam. Ngọc lấy số 4 cam bằng 5 số cam của Mai. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu quả cam?. Giải Số cam của Lan là 2 30 12 5 (quả). Số cam của hai bạn Ngọc và Mai là 30 – 12 = 18 (quả) Phân số chỉ số cam của cả hai bạn Ngọc và Mai là 4 9 1 5 = 5 ( số cam của Mai) . Số cam của Mai là 9 18: 5 = 10 ( quả). Số cam của Ngọc là 4 10 8 5 (quả). Đáp số: Lan: 12 quả Mai: 10 quả.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngọc: 8 quả Dạng 5: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của chúng. 3 Bài toán: Một giá sách có ba ngăn. Số sách ở ngăn thứ ba bằng 2 số sách 3 ở ngăn thứ nhất. Số sách ở ngăn thứ hai bằng 4 số sách ở ngăn thứ nhất. Biết. ngăn thứ ba có nhiều hơn ngăn thứ hai 45 cuốn. Hỏi số sách ở mỗi ngăn là bao nhiêu ? Giải Theo bài ra ta có: 3 3 3 Phân số chỉ số sách 45 cuốn là: 2 4 4 (ngăn thứ nhất). Số sách ở ngăn thứ nhất là:. 45 :. 3 60 4 (cuốn). 3 60 45 4 Số sách ở ngăn thứ hai là: (cuốn). Số sách ở ngăn thứ ba là: 45 45 90 (cuốn) Đáp số: Ngăn I: 60 cuốn Ngăn II: 45 cuốn Ngăn III: 90 cuốn Dạng 6: Tìm số trung bình cộng. Bài toán1: Tìm 4 phân số tối giản biết: Trung bình cộng của số thứ nhất 3 5 và số thứ hai là 7 12 . Trung bình cộng của số thứ nhất, số thứ hai và thứ ba là: 19 143 36 . Trung bình cộng của cả 4 số là: 240 , và số đầu kém số trung bình cộng của 11 hai số cuối là 40 đơn vị.. Giải.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 5 10 2 12 (1) Tổng số của hai số đầu là: 12 19 19 3 12 (2) Tổng số của ba số đầu là: 36 143 143 4 60 (3) Tổng số của cả 4số là: 240 19 10 3 Từ (1) và (2) ta thấy số thứ ba là: 12 12 4 143 19 4 Từ (2) và (3) ta thấy số thứ tư là: 60 12 5 3 4 31 ( ):2 40 Trung bình của hai số cuối là: 4 5 31 11 20 1 Số thứ nhất là: 20 40 40 2 10 1 1 Số thứ hai là: 12 2 3 1 1 3 4 ; ; ; Đáp số: 2 3 4 3 4 2 13 9 2 ( 1) : 4 10 và 5 . Số thứ ba bằng trung Bài toán 2. Cho hai số là 3 5 15. bình cộng của hai số đó. Số thứ tư lớn hơn trung bình cộng của cả 3 số là 2 15 . Tìm trung bình cộng của 4 số đó ?. Giải 4 2 13 ( ):2 15 Số thứ ba là: 3 5 4 2 13 2 ( ) : 3 1 15 Số thứ tư là : 3 5 15 4 2 13 9 ( 1) : 4 10 Trung bình cộng của cả bốn số là: 3 5 15. Dạng 7: Làm tròn phân số thành đơn vị..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 5 Bài toán: Hôm qua, Cô Bình bán 8 tấm vải giá 20 000đ một mét thì lãi. 200 000đ. Hôm nay, cô Bình bán phần còn lại của tấm vải giá 18 000đ một mét thì lãi 90 000đ. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét ? Giải ( Làm tròn: Giả sử ngày nào cũng bán hết một tấm vải) Phân số chỉ số ngày hôm nay là:. 1. 5 3 8 8 (tấm vải). 5 200.000 : 320.000 8 Nếu hôm qua, bán được cả tấm thì lãi: (đồng) 3 90.000 : 240.000 8 Nếu hôm nay, bán được cả tấm thì lãi: (đồng). Số tiền lãi hôm trước hơn tiền lãi hôm nay là: 320.000 – 240.000 = 80.000 (đồng) Mỗi mét vải hôm qua bán đắt hơn hôm nay là: 20.000 – 18.000 = 2000 (đồng) Vậy tấm vải dài là: 80.000 : 2000 = 40 (m). Đáp số: 40m vải. Dạng 8: Giả thiết tạm về phân số. Bài toán: Một người buôn băng đĩa đã mua vào 7.000đ một đĩa. Sau đó, 4 bán lại 5 số băng đĩa với giá 10.000đ một băng và chỗ còn lại bán giá 9.000đ. một băng. Bán xong, người đó được lãi 56.000đ. hãy tính số băng đĩa người đó đã mua vào ? Giải Giả sử chỉ có 5 băng đĩa thì lần đầu bán 4 băng, còn lần sau bán một băng. Giá bán 4 băng lần đầu và 1 băng lần sau là: 10.000 4 9.000 1 49.000 (đồng). Giá mua vào 5 băng đó là: 7000 5 35.000 ( đồng) Tiền lãi khi bán 5 băng đó là: 49.000 – 35.000 = 14.000(đồng) Vậy số băng đĩa đã mua vào so với 5 băng thì gấp:.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 560.000 : 10.000 = 40 (lần) Số băng đĩa đó người đó đã mua vào là: 5 40 200 (băng đĩa) Đáp số: 200 băng đĩa. Dạng 9: Loại khử về phân số 2 Bài toán: Cả đàn trâu và bò có tất cả 50 con. Biết rằng nếu 5 số trâu và 3 4 số bò gộp lại thì được 27 con. Tính số trâu? số bò?. Giải Theo bài ra ta có: trâu + bò = 50 con (1) 2 3 5 trâu + 4 bò = 27 con (2) 3 Nhân cả hai vế của (1) với 4 ta có: 3 3 75 4 trâu + 4 bò = 2 (3). Đem từng vế của (3) trừ đi từng vế của (2). Ta có: 3 2 75 27 4 trâu - 5 trâu = 2 . 7 21 2120 30 20 trâu = 2 trâu = 7 2 (con). Số bò là: 50 – 30 = 20 (con). Đáp số: trâu: 30 con bò: 20 con Dạng 10: Tính ngược về phân số. Bài toán: Tìm một phân số biết rằng nếu đem số đó chia cho 3, được 2 7 bao nhiêu chia trừ đi 7 thì được phân số mới 2 .. Giải (Với dạng bài toán này, hướng dẫn giải bằng cách vẽ lưu đồ).
<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2 7 2 53 Phân số trước khi trừ đi 7 là: 2 + 7 = 14. Phân số trước khi chia cho 3 hay phân số cần tìm là: 53 159 3 14 14 159 Đáp số: 14. Đề xuất những biện pháp dạy - học những kiến thức cơ bản và giải toán nâng cao về phân số. Việc dạy và học giải toán cho học sinh tiểu học nói chung và việc dạy giải toán nâng cao phần phân số nói riêng là một việc làm công phu, nhiều thời gian và có hệ thống. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách ngắn gọn dễ hiểu. Đối với học sinh, việc nắm vững kiến thức đại trà về phân số đã là khó, do vậy việc làm quen với các dạng toán nâng cao về phân số lại càng khó hơn. Bởi vậy, khi dạy học sinh các kiến thức cơ bản hoặc giải các bài toán nâng cao về phân số, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm giúp học sinh lĩnh hội được nhiều nhất lượng kiến thức mà giáo viên đã định hướng đưa vào nội dung tiết dạy. Các biện pháp thường dùng khi dạy và học giải toán nâng cao về phân số là: 1. Lồng vào nội dung bài học: Biện pháp này giúp học sinh mở rộng kiến thức ngay từ nội dung bài học trên lớp. Học sinh được vận dụng thực hành những bài toán nâng cao trên cơ sở những kiến thức vừa tiếp thu trong kiến thức sách giáo khoa; biện pháp này tuy có hiệu quả cao nhưng ít giáo viên sử dụng bởi phần lớn giáo viên đều ngại nghiên cứu sách giáo khoa, sách nâng cao, một nguyên nhân nữa nếu không nghiên cứu kĩ thì dẫn đến nội dung tiết học nặng nề, quá tải. Do vậy, với biện pháp này giáo viên sử dụng trong nội dung tiết học toán vào buổi thứ hai trong.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> ngày sẽ có hiệu quả cao bởi học sinh được củng cố, mở rộng kiến thức ngay sau khi học nội dung cơ bản. 2. Tổ chức nhóm học sinh năng khiếu. Đây là biện pháp mà nhiều trường, nhiều giáo viên sử dụng. Việc tổ chức theo nhóm học sinh năng khiếu có thuận lợi là trình độ học sinh đồng đều. Bài tập nâng cao sẽ phù hợp với ngưỡng nhận thức của học sinh, điều đó dẫn đến việc không mất nhiều thời gian cho một đơn vị kiến thức. Hơn nữa, Việc tổ chức theo nhóm học sinh năng khiếu sẽ gây cho các em hứng thú học tập, cạnh tranh lành mạnh khi tìm và phát hiện ra lời giải hay và học sinh sẽ phát huy hết mặt mạnh, sở trường của mình. 3. Tổ chức thi giải toán trên olympic, báo toán tuổi thơ... Việc tổ chức cho học sinh thi giải toán trên mạng sẽ tạo ra phong trào học tập trong toàn trường. Học sinh được thử sức trên các sân chơi rộng hơn, điều này kích thích học sinh tích cực học tập, chăm đọc sách, báo để tìm đề toán hay, lời giải hay. Việc tổ chức học tập này, ngoài việc học sinh biết giải toán mà còn giúp các em có kĩ năng ra đề toán. Biện pháp này đang được nhiều trường áp dụng nếu thường xuyên tổ chức cho học sinh thì hiệu quả đem lại không phải là nhỏ. II. Kết quả đạt được - Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên vào dạy học Toán tôi thấy kết quả học tập môn Toán của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Qua kiểm tra, đánh giá giữa kì II kết quả đạt được như sau: Tổng số. Dân. học sinh. tộc. 30. 2. Giới tính Na Nữ m 18. Bài kiểm tra tháng 4/2014 Giỏi Khá TB Yếu. Ghi chú. 12. 15. 10. 4. 1.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận. - Giải toán là một hoạt động trí tuệ đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo. Vì vậy, giải toán cần được coi là một trong những mục tiêu cao nhất của việc dạy học toán ở tiểu học. Như chúng ta đã biết, nếu học toán mà học sinh không biết phương pháp học, không nắm chắc được cách giải các bài tập sẽ dẫn đến việc chán nản, ngại học hoặc học một cách chống đối. Người giáo viên khi dạy giải toán mà không dạy các em phương pháp giải thì không khác nào tìm đường đi trong bóng đêm. Do vậy, giáo viên phải coi trọng việc dạy cho học sinh cách học, cách giải các bài tập có tính chất bắt buộc đối với học sinh đại trà để đảm bảo yêu cầu chất lượng. Song bên cạnh đó, việc phát hiện những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi là một vấn đề không thể thiếu. - Khi dạy học toán, giáo viên cần phải lưu tâm tới những học sinh có năng khiếu để chú trọng bồi dưỡng. Việc dạy học cho các em cách giải, phương pháp giải các bài toán nâng cao là việc làm thiết thực, giúp học sinh vượt qua khó khăn vướng mắc, tạo cho các em niềm tin, lòng say mê, tìm tòi, sáng tạo trong học toán để nâng cao trí tuệ. - Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã cố gắng đề cập tới một số vấn đề cơ bản giúp học sinh nhận biết các dạng toán cơ bản cũng như các dạng toán nâng cao về phân số và cách giải mỗi dạng toán. Trong mỗi dạng toán, tôi đã đưa ra những kiến thức cơ bản, một số ví dụ minh hoạ từ dễ đến khó. Tuy vậy, trong khoảng thời gian có hạn nên tôi chỉ đề cập tới một số dạng bài toán phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của địa bàn công tác. Với những bài toán có lời văn, tôi đã cố gắng đưa nội dung gắn với thực tế để thông qua việc giải các bài toán đó giúp học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và vận dụng ngoài cuộc sống..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> II. Khuyến nghị. - Việc dạy học những kiến thức cơ bản mở rộng kiến thức cho học sinh là góp phần bồi dưỡng học sinh trở thành những nhà toán học nhỏ tuổi ngay từ ngày còn ở tiểu học. Do vậy, qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi có những ý kiến đề xuất với nhà trường và các cấp lãnh đạo như sau: - Tổ chức các chuyên đề về “Phương pháp dạy học giải toán nâng cao” theo từng nội dung để phục vụ tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Chọn lọc các loại sách tham khảo, có chất lượng của các tác giả, nhà xuất bản có uy tín để phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập giải toán nâng cao. - Phân chia lớp theo trình độ để việc dạy toán, các môn học khác thuận lợi. - Do điều kiện thời gian và và phạm vi nghiên cứu có hạn nên nên sáng kiến không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và Tổ chuyên môn Phòng giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Xác nhận của nhà trường Điểm: …………... Nam Tiến , ngày 5 tháng 5 năm 2014 Người viết. Xếp loại:…………. Nguyễn Thị Hoài.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán lớp 5 2. Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.(Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan) 3. Vấn đề rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học trong việc dạy học giải toán. (Trần Ngọc Lan) 4. Toán nâng cao. (Vũ Dương Thụy - Đỗ Trung Hiệu - Nguyễn Danh Ninh.) 5. Toán tuổi thơ số: 65, 69, 70, 72. (Nhà xuất bản giáo dục năm 2006) LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nam Tiến 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ khối 4 + 5 Trường Tiểu học Nam Tiến 2 đã cùng trao đổi và đóng góp những ý kiến rất quý báu. Xin chân thành cảm ơn tập thể học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Nam Tiến 2 đã tham gia và giúp tôi hoàn thành sáng kiến này. Do điều kiện thời gian và và phạm vi nghiên cứu có hạn nên nên sáng kiến không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và Tổ chuyên môn Phòng giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Nam Tiến, ngày 4 tháng 5 năm 2014 Người thực hiện đề tài. Nguyễn Thị Hoài.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Môc lôc STT Nội dung 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Tài liệu tham khảo Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn sáng kiến 2 II. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 III. Đối tượng nghiên cứu 4 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 V. Thời gian và phạm vi áp dụng Phần thứ hai: NỘI DUNG 1 Chương1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng 2. Trang 1 2 3 4-5 4 4 4 5 5 5 - 23 5. I. Đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường..... 6–7. II. Đánh giá chung về thực trạng Chương 3: Các giải pháp thực hiện và kết quả. 7-8. 3. I. Các giải pháp thực hiện. 8 – 22. 1 2. II. Kết quả đạt được. Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Kiến nghị. 23 23 - 24 23 23 - 24.
<span class='text_page_counter'>(31)</span>