Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

CHUYEN DE NGU AM Trung Chau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.31 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN KIM 1. Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NfGỮ ÂM TIẾNG VIỆT NGƯỜI THỰC HIỆN:. NguyÔn ThÞ Trung Ch©u.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGỮ ÂM I. TIẾNG - Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. - Ta có thể xác định số tiếng trong một chuỗi lời nói. Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. ÂM TIẾT. * LƯỢC ĐỒ ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Thanh điệu Vần. Âm đầu Âm đệm. Âm chính. Âm cuối. ` uynh. Q u. y. nh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT 1.Thanh điệu: Tiếng Việt có sáu thanh điệu: - Thanh không dấu (thanh ngang) - Thanh huyền - Thanh sắc - Thanh hỏi - Thanh ngã - Thanh nặng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT. 2. Âm đầu: - Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm (22 âm vị phụ âm ghi lại trên chữ viết). b, c (k, q), d (gi), đ, g (gh), h, l, m, n, p, r, s, t, v, x, ch, ng (ngh), nh, ph, th, tr, kh. - Số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị vì sự thể hiện âm vị trên chữ viết không theo nguyên tắc 1-1. VD: /b/ - b, /c/ - c,k,q.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Các kiểu vần (4 kiểu vần) + Vần có âm chính: l. a. + Vần có âm đệm, âm chính: l. o. a.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Vần có âm chính, âm cuối l. a. n. + Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối l. o. a. n.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Âm đệm Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /w/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị này được ghi bằng 2 con chữ: o, u.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Âm chính Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài. Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Trong tiếng Việt có 14 âm vị làm âm chính, gồm: 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi (có 8 cách viết). • Các nguyên âm đơn được thể hiện bằng các con chữ sau: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư. • Các nguyên âm đôi được thể hiện bằng các con chữ sau: iê (iê, yê, ia, ya), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Âm cuối Tiếng Việt có các âm vị làm âm cuối: 8 phụ âm, 2 bán nguyên âm. • 8 phụ âm được thể hiện bằng 8 con chữ sau: p, t, c, ch, m, n, ng, nh. • 2 bán nguyên âm /o/,/i/ được thể hiện bằng 4 con chữ: u, o, i, y..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài Bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. Đây là những âm đảm nhận vị trí âm đệm và âm cuối. Ví dụ: o trong hoa, u trong lau....

<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHẦN II. LUẬT CHÍNH TẢ Vai trò của Luật chính tả: Nhằm giải quyết mối quan hệ Âm - Chữ để đạt được mục tiêu: đọc thông; viết thạo (không viết sai chính tả).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> PHẦN II. LUẬT CHÍNH TẢ Các luật chính tả: - Luật chính tả viết hoa. - Luật chính tả e, ê, i. - Luật chính tả khi viết âm ă, âm i - Luật chính tả âm đệm. - Luật chính tả nguyên âm đôi. - Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài. - Luật chính tả ghi dấu thanh. - Luật chính tả theo nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU 1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh. 2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (; ) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng. Ví dụ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI 1. Tên người Việt Nam a, Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng… b, Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ….

<span class='text_page_counter'>(16)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI 2. Tên người nước ngoài - Khi viết tên người nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - Có một số tên người nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ 1. Tên địa lí Việt Nam a, Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nam Định, …….

<span class='text_page_counter'>(18)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA b, Tên địa lí được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy … * Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: sông Ngàn Phố, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long, núi Nầm,….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA c, Tên địa lí chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lí chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kì, Nam Trung Bộ….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ 2. Tên địa lí nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt a, Tên địa lí đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mĩ, … b, Khi viết tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của tên đó. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Béc-lin….

<span class='text_page_counter'>(21)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Trường Tiểu học Sơn Phúc….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC 2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài a, Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thế giới (WHO);… b, Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ. Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG….

<span class='text_page_counter'>(23)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC 1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ hạng. Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng, Huân chương Lê-nin; 2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC 3. Danh từ chung đã riêng hóa Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),... 4. Tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỉ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2- 9; ngày Quốc tế Lao động 1- 5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20- 10;.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC. 5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì phải ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Tên các triều đại: Triều Lí, Triều Trần, Triều Lê,….

<span class='text_page_counter'>(26)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC. 6. Tên các loại văn bản Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử;… Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Ví dụ: - Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động… - Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử….

<span class='text_page_counter'>(27)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC. 7. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm a, Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tị, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,… b, Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tiết Lập xuân; tết Trung thu; tết Nguyên đán;… Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán). c, Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư,….

<span class='text_page_counter'>(28)</span> LUẬT CHÍNH TẢ VIẾT HOA. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC. 8. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng sản;… 9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo - Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; …hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;… - Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản; ….

<span class='text_page_counter'>(29)</span> LUẬT CHÍNH TẢ E, Ê, I - Âm /c/ cờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca) - Âm /g/ gờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép), viết g đơn với các con chữ còn lại. - Âm /ng/ ngờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép), viết ng đơn với các con chữ còn lại. Luật ghi âm cờ trước âm đệm. - Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u. VD: quê Luật ghi chữ " gì" Ở đây có hai chữ đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Luật ghi âm ă Âm chính /ă/ đi với âm cuối y và u, viết như a (không có dấu phụ). Ví dụ: rau đay (đăy).

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Luật chính tả khi viết âm i: - Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài) + Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm) + Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá) - Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ. - Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> LUẬT CHÍNH TẢ GHI ÂM ĐỆM Âm đệm, chỉ có 1 âm đệm |-w-| được ghi bằng 2 con chữ: o, u - Ghi bằng con chữ “u”: + Trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế… + Sau phụ âm /c/ VD: qua, quê, quân. - Ghi bằng con chữ “o” khi trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe, … trừ khi trước nó là phụ âm q thì lại ghi bằng u (qua, que = koa, koe) Vì âm đệm là âm tròn môi, nên nó không đi trước các nguyên âm tròn môi o, ô, u nữa..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> LUẬT CHÍNH TẢ NGUYÊN ÂM ĐÔI Nguyên âm đôi. Không có âm cuối. Có âm cuối. /ia/ /uô/ /ươ/. ia (lia, hia...) ua (mua, thua..) ưa (mưa, thưa..). iê (liền,tiết...) uô (muôn, muốt..) ươ (lượn, thướt..). kh. u ya. kh u yê n.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> LUẬT CHÍNH TẢ GHI TIẾNG NƯỚC NGOÀI - Nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối. Ví dụ: pa-nô, pi-a-nô..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> LUẬT CHÍNH TẢ GHI DẤU THANH - Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá… - Ở tiếng có âm đệm thì dấu thanh đặt ở âm chính. Ví dụ: loá, quỳnh... - Ở tiếng có âm cuối là bán nguyên âm (u,o, i, y) thì dấu thanh đặt ở âm chính. Ví dụ: bào, mùi....

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, múa... - Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: miến, buồn....

<span class='text_page_counter'>(37)</span> LUẬT CHÍNH TẢ THEO NGHĨA Ở các vùng miền trên đất nước ta, có khác biệt ít nhiều về âm khi nói thì phải dùng chữ để ghi đúng nghĩa muốn nói - Âm đầu: + tr/ch: tre/che + s/x: su/ xu + gi/d/r: gia/da/ra + l/n: lo/no + d/v: dô/vô - Âm cuối: + n/ng: tan/ tang + t/c: mắt/mắc Dấu thanh: + hỏi/ngã: nghỉ/nghĩ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Lưu ý - GV cần chủ động dạy học sinh cách học luật chính tả. (Theo Luật chính tả…”  Gặp tình huống chính tả ở đâu giáo viên cần giúp học sinh xử lí triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ. Lưu ý học sinh một số trường hợp đặc biệt. Liên tục nhắc lại Luật chính tả cho học sinh khi đọc và viết chứa luật..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Chúc các thầy cô mạnh khỏe, thành công!.

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×