Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.28 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ……………..I TRƯỜNG THCS …………………. ĐỀ THI HSG LỚP 6 Năm học: 2013-2014 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề). Câu 1: (4 điểm ). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : “Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông”. ( Quê hương – Đỗ Trung Quân ) a. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2: (6 điểm ) Trình bày suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện sau: Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm. Một hôm cái kén hở ra một khe nhỏ, cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có nó không đạt được kết quả nào cả. Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và cánh nó co lại, bé xíu. Cậu bé hi vọng rồi đôi cánh đủ lớn để con bướm có thể bay lên. Nhưng chuyện đó không diễn ra . Thực tế, con bướm này sẽ phải bò trườn suốt cả cuộc đời. Nó không bao giờ bay được nữa. Cậu bé không hiểu rằng, chính việc tự mình nỗ lực thoát ra khỏi cái kén chật chội kia là điều kiện không thể thiếu để chất lưu trong cơ thể con bướm chuyển vào đôi cánh, giúp nó bay được. ( Theo Hạt giống tâm hồn) Câu 3: (10 điểm ) Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy. PHÒNG GD&ĐT …………… TRƯỜNG THCS ……………... HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 6 Năm học: 2013-2014.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Môn: Ngữ văn. CÂU. 1. 2. ĐÁP ÁN ĐIỂM a.Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh, điệp 0,5 ngữ. b. Bài viết cần đảm bảo yêu cầu sau: * Hình thức: - Đảm bảo hình thức trình bày của một đoạn văn. 0.5 - Diễn đạt mạch lạc, chính xác , biểu cảm… - Sai không quá 2 lỗi chính tả. * Nội dung: cần làm nổi bật các ý sau đây: - “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo, sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc 0,5 về quê hương …Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương “cánh diều biếc”, “con đò nhỏ”… - Các tính từ “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm” gợi tả cánh diều, con đò 0,5 tuyệt đẹp. - Âm điệu thơ du dương, dịu nhẹ, lan tỏa đưa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ lắng đọng vào hồn 0,5 người … - Bằng những hình ảnh gợi tả, gợi cảm nhà thơ đã diễn tả một cách cụ thể hình tượng gương mặt tâm hồn quê hương trong 1,0 tiềm thức và trái tim mỗi người là những gì thân yêu, gắn bo nhất. - Mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân 0,5 với quê hương. 1.Yêu cầu về kĩ năng : - Trình bày sạch đẹp, đúng hình thức một bài văn ngắn. 0,5 - Bài viết co bố cục chặt chẽ. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung. - Chỉ ra được ý nghĩa của câu chuyện : + Cậu bé trong câu chuyện trên là người tốt bụng, giàu tình cảm 1,0 đã yêu thương và quan tâm đến cả con vật rất nhỏ (con kén). Đây là một điều đáng biểu dương. + Nhưng sự quan tâm, giúp đỡ của cậu bé lại dẫn đến hậu quả 1,0 xấu: con kén đã trở thành con bướm… + Trong cuộc sống hiện tại, lòng yêu thương, sự quan tâm giúp đỡ của cậu bé là cần thiết nhưng nếu không đúng chỗ sẽ gây 1,5 hậu quả vô cùng tai hại. - Rút ra bài học: +Bài học đối với gia đình: Bố mẹ thương con cũng lên biết con 0,5 mình cần gì và co nên cho hay không .không nên quá nuông chiều con mà làm hại cả đời con..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> +Bài học trong nhà trường: Bạn bè co nên giúp đỡ nhau bằng cách cho nhau …. +Trong xã hội : ….. + Đối với bản thân : Nếu co người khác giúp đỡ mình mà mình vẫn co thể vượt qua được mà không cần sự giúp đỡ đo thì nên cảm ơn và từ chối sự giúp đỡ.. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức:. 3. 0,5 0,5 0,5. 1,0. Trên những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích. Học sinh co thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 2,0 - Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ. - Diễn biến của cuộc gặp gỡ: + Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải 2,0 được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.) + Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn 2,5 tượng trong cuộc gặp gỡ. 1,0 + Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật. 1,0. - Nêu ấn tượng về nhân vật.. Thanh Mai, ngày 16 tháng 3 năm 2014 Người ra đề. Nguyễn Thị Kim Lương.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>