Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nghệ thuật phạt con không dùng roi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.53 KB, 5 trang )


Nghệ thuật phạt con không
dùng roi


Trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ khó tránh khỏi
những lúc tức giận với con cái, như khi chúng lười học ham chơi, không
chịu nghe lời, đua đòi quậy phá…
Sự tức giận có thể biểu hiện ở những cấp độ rất khác nhau, từ quát
mắng, đay nghiến, chì chiết đến đánh bằng roi vọt… Những cơn tức giận
chính đáng của cha mẹ có tác dụng “báo động” và nhắc nhở trẻ rằng tình
hình đang bất ổn và chúng cần chấn chỉnh. Song, nổi giận như thế nào để
con cái chấp nhận và sửa chữa khuyết điểm là cả một nghệ thuật.

Trẻ con cũng như người lớn, có lòng tự trọng và sĩ diện, nếu mắc lỗi
chúng cũng sẵn sàng chịu sự trách phạt thỏa đáng mà không oán trách gì bố
mẹ.
Sự trách phạt còn có tác dụng giải tỏa cho trẻ khỏi mặc cảm có lỗi và
chúng hiểu sự tức giận của bố mẹ là chính đáng. Chả thế mà nhiều bậc cha
mẹ ngạc nhiên vì sau khi đánh con, tưởng nó phải giận mình đến mấy ngày,
thế mà nó lại “mẹ mẹ con con” ngay được, cứ như không hề có chuyện gì
xảy ra.
Trẻ con là thế, mau quên và dễ tha thứ. Mặc dù bị bố mẹ đánh mắng,
nhưng chúng không giận lâu, bởi chúng hiểu dù thế nào đi nữa thì bố mẹ vẫn
luôn yêu thương mình. Như vậy là những cơn nóng giận tự nhiên của các
bậc cha mẹ hầu như không có hại gì, chỉ cần biết cách thể hiện sự tức giận
đúng mức, hợp lý thì điều đó cũng sẽ cần thiết cho con trẻ giống như tình
yêu thương vậy!
Tuy nhiên, khi cơn thịnh nộ của cha mẹ trở nên không thể kiểm soát
nổi thì đó là điều thực sự nguy hiểm. Trong lúc tức giận mù quáng, các bậc
cha mẹ có thể hành động một cách thiếu lý trí, chửi mắng xúc phạm con


nặng nề như “nuôi mày không bằng nuôi con chó”, hoặc đánh con như đánh
đòn thù, thậm chí bắt con nhịn đói và đuổi ra khỏi nhà…
Khi thường xuyên bị cha mẹ xúc phạm và trừng phạt “quá tay”, trẻ
con sẽ bị tổn thương sâu sắc, chúng thực sự tin rằng mình bị ghét bỏ, cha mẹ
không cần và không yêu thương mình nữa. Những đứa trẻ này dễ bị chai sạn
tình cảm, thậm chí căm thù bố mẹ, trở nên hung hãn, sa ngã hoặc bỏ nhà ra
đi…
Dù không dùng đòn roi, bạo lực thì các bậc cha mẹ vẫn nên nhớ rằng,
“làm nhục tinh thần” cũng gây hậu quả nặng nề đối với trẻ không kém gì bị
làm nhục về thể xác. Vì vậy, dù tức giận đến đâu cha mẹ cũng cần cố gắng
kiềm chế để không làm nhục con cái, hoặc trừng phạt quá mức mà chúng
đáng phải chịu.
Để tránh được những cơn giận dữ thái quá, tốt nhất các bậc cha mẹ
nên thường xuyên giải quyết những căng thẳng với con cái ngay khi bắt đầu
nảy sinh, không nên nhẫn nhịn và tích tụ quá lâu để hễ có dịp mới “bùng nổ”
một thể. Mặt khác, không nên cộng thêm vào lỗi lầm của con những điều
bực bội, khó chịu từ nơi làm việc hoặc trong quan hệ giữa người lớn với
nhau để “giận cá chém thớt”. Trẻ con sẵn sàng chịu sự trách phạt, nhưng
chúng không bao giờ chấp nhận sự trừng phạt bất công và vô lý.
Để lập lại sự cân bằng và quan hệ bình thường với con cái sau mỗi lần
tức giận, các bậc cha mẹ nên dành một quãng thời gian (30 phút đến một
tiếng) để cả hai bên “giải tỏa” hết ấm ức.
Không nên kéo dài sự giận dữ quá lâu để tránh tình trạng “già néo đứt
dây”. Tối kị để cho trẻ đi ngủ hoặc đi học mà vẫn cảm thấy là bố mẹ đang
giận mình, tuyệt đối không nên kéo dài tình trạng đó sang ngày hôm sau, bởi
sự lo sợ sẽ ám ảnh giấc ngủ của trẻ hoặc khiến tâm trạng chúng u ám nặng
nề, ảnh hưởng xấu đến việc học tập.
Sau mỗi lần trách mắng hay trừng phạt, cha mẹ nên cố gắng giữ giọng
nói bình thường với con cái, tốt nhất nên chỉ cho chúng cần phải làm gì vào
lúc đó. Sau đó thì nên “xuống giọng” để chứng tỏ là sự trừng phạt đã kết

thúc.
Cuối cùng thì nghệ thuật khi tức giận với con cái là ở chỗ biết kiềm
chế và giữ được sự công bằng. Các bậc cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, đây là
một “cuộc chiến” không cân sức, vì các vị là người có quyền “vừa đá bóng
vừa thổi còi”, còn bọn trẻ con thì chỉ biết hứng chịu mà thôi!


×