Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiêu luận ngôn ngữ học đối chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.32 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TIẾNG TRUNG
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: NGÔN NGỮ HỌC - ĐỐI CHIẾU

Quảng Ninh, 2021



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TIẾNG TRUNG
----------

TÊN MÔN HỌC:
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC
CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT

Quảng Ninh, 2021


Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Uyên

Ngày sinh:

08/10/1997



Lớp:

Tiếng Trung TQ4

Khóa Học:

2019-2023


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Về mặt lịch đại, thán từ thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về mặt đồng đại,
thán từ có nhiều đặc điểm thú vị về nội dung ý nghĩa,về hoạt động ngôn ngữ nói
chung, và hoạt động ngữ pháp nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng của thán từ
trong hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ đã được giới ngôn ngữ học
của Trung Quốc và Việt Nam chú ý đến từ rất sớm. Tuy nhiên, so với các từ loại
khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ khơng chỉ ít hơn
về số lượng mà cịn nhỏ hơn cả về quy mơ. Vì lẽ đó mà đã có lúc người ta cho rằng,
lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ qua, hay, đó là “một từ loại phổ quát
nhưng bị quên lãng” Ameka (1992).
Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu chun
sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại không nhiều, đặc biệt, từ
trước đến nay, chưa có một đề tài nào liên quan đến nội dung chuyển dịch thán từ
tiếng Hán sang tiếng Việt. Vì vậy, Em lựa chọn đề tài “Đặc điểm của thán từ tiếng
Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt” với mong muốn sẽ có
thể góp thêm một phần tư liệu nghiên cứu vào lĩnh vực cịn khá mới mẻ này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu: Một (1) Thơng qua khảo sát đặc điểm của thán từ
tiếng Hán hiện đại, góp phần vào nghiên cứu lý luận về từ loại nói chung và vấn đề

thán từ trong ngôn ngữ học đại cương nói riêng, đồng thời, chỉ ra những quan niệm
về thán từ trong từng ngôn ngữ cụ thể; Hai (2) Trên cơ sở nghiên cứu thán từ tiếng
Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt hiện đại, luận án góp phần
vào việc nghiên cứu các đặc điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu: Một (1) Hệ thống lại một số vấn đề lý thuyết có liên
quan đến thán từ. Xác định khái niệm thán từ sử dụng trong tiểu luận và xác định
danh sách thán từ tiếng Hán; Hai (2) Khảo sát đặc điểm củathán từ tiếng Hán hiện
đại trên các bình diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ
nghĩa và đặc điểm sử dụng; Ba (3) Khảo sát các cách dịch thán từ tiếng Hán hiện
đại sang tiếng Việt trong mộtsố tác phẩm văn học và điện ảnh. Trên cơ sở những


kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, tổng hợp các phương thức chuyển dịch, chỉ ra
một số điểm cần lưu ý và gợi ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang
tiếng Việt hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận này sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu củangôn
ngữ học cấu trúc như miêu tả, thống kê và khảo sát trường hợp. Luận án cũng sử
dụng phương pháp của ngôn ngữ học xã hội là điều tra xã hội học có định hướng
đối với các đối tượng ngẫu nhiên. Sốliệu thu được sau đó được xử lý theo phương
pháp định tính và định lượng nhằm khẳng định xu hướng được ưu tiên sử dụng, đề
xuất hoặc lý giải vấn đề. Bên cạnh đó, cịn sử dụng phương pháp đối chiếu để tìm
ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa thán từ tiếng Hán hiện đại và thán từ
tiếng Việt hiện đại. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi coi tiếng Hán hiện đại
là ngôn ngữ đối tượng, tiếng Việt hiện đại là ngôn ngữ phương tiện. Đối chiếu thán
từ tiếng Hán hiện đại với thán từ tiếng Việt hiện đại để làm nổi bật các đặc điểm
của thán từ tiếng Hán hiện đại và làm cơ sở cho việc chuyển dịch thán từ tiếng Hán
hiện đại sang tiếng Việt hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu

6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Đặc điểm của thán từ tiếng Hán
- Chương 3: Phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng


Chương I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Vấn đề phân chia từ loại trong tiếng Hán
1.1.1. Phân chia từ loại trong ngôn ngữ học đại cương
Phân loại từ là một phần quan trọng trong phân tích ngữ pháp.Tuy nhiên, đối
với vấn đề từ loại, mỡi nhà ngữ pháp học lại có mộtcách nhìn nhận khác nhau. Có
thể kể ra một số quan điểm có ảnhhưởng lớn như: (1) Phân chia từ loại dựa trên tiêu
chí ý nghĩa khái quát của từ; (2) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí hình thức ngữ
pháp của từ; (3) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí chức năng cú pháp của từ; (4)
Phân chia từ loại dựa trên các tiêu chí từ vựng - ngữ pháp.
1.1.2. Phân chia từ loại trong tiếng Hán
Đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong
tiếng Hán và tiếng Việt, mặc dù, tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ khơng
hồn tồn giống nhau.
1.2. Vấn đề thán từ trong tiếng Hán
1.2.1. Quan niệm thán từ trong ngôn ngữ học đại cương
Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “interjection” có nguồn gốc từ chữ “inter” (nghĩa
là “giữa”), và “iacere” (nghĩa là “quăng”) trong tiếng Latin Thán từ (interjection)
được coi như là một từ hoặc một cấu trúc câu “được đặt vào giữa” các từ trong một
câu. Hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, nổi lên ba quan điểm chủ
đạo như sau: (1) Thán từ là yếu tố phụ ngồi ngơn ngữ, là “phi từ”, độc lập với cú
pháp, chỉ biểu đạt cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần ; (2) Thán từ rất phong phú về
nghĩa và có cấu trúc ý niệm cụ thể, là câu một từ, “phức tạp”, mang chứa ý nghĩa

hơn cả một câu toàn vẹn; (3) Thán từ chỉ là một loại biểu thức mang tính quy trình,
làm cơng cụ để kích hoạt hàng loạt khái niệm khi tìm kiếm sự quan yếu tối ưu và có
thể dẫn tới những ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn khác nhau trong các môi trường
tri nhận khác nhau.
1.2.2. Quan niệm thán từ trong tiếng Hán
Hiện đang tồn tại 4 quan niệm như sau: (1) Thán từ tiếng Hán thuộc lớp thực
từ vì nó có khả năng tạo thành một câu độc lập (HồngBá Vinh, Liêu Tự Đơng,
Thiệu Kính Mẫn, ); (2) Thán từ tiếng Hán thuộc lớp hư từ vì ý nghĩa của thán từ bị
hư hoá (Mã Kiến Trung, Cao Danh Khải, Hồ Dụ Thụ, Hình Phúc Nghĩa và Uông


Quốc Thắng, ); (3) Thán từ tiếng Hán là một loại từ đặc biệt vì nó tuy có thể sử
dụng độc lập nhưng lại vừa khơng có ý nghĩa từ vựng, vừa không thể biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp (Hình Công Uyển, Lưu Nguyệt Hoa, Trương Bân, ); (4) Thán từ
tiếng Hán là từ độc lập, không thể kết hợp (Quách Nhuệ, Tiêu Á Lệ). Theo ý kiến
của chúng tôi, thán từ thường được dùng để biểu thị cảm xúc hay để gọi đáp. Tính
độc lập của thán từ rất rõ rệt, nó khơng có mối liên hệ về mặt kết cấu với bất kì
thành phần nào trong câu, có thể độc lập tạo câu và cũng có thể tạo thành một ngữ
độc lập. Về mặt hình thái, thán từ thuộc loại từ đơn thuần, khơng có khả năng kết
hợp tạo từ mới, cũng khơng thể phân tích thêm về mặt ngữ pháp. Do vậy, trong cả
tiếng Hán và tiếng Việt, xếp thán từ vào nhóm từ đặc biệt bên cạnh các nhóm thực
từ và hư từ là hợp lý hơn cả.
1.2.3. Danh sách thán từ
Căn cứ vào khái niệm thán từ, trên cơ sở tư liệu là các từ điển hư từ tiếng Hán
hiện đại, từ điển tiếng Hán hiện đại đang được sử dụngphổ biến và các tư liệu thực
tế, luận án đề xuất một danh sách gồm 56 thán từ tiếng Hán và một danh sách gồm
56 thán từ tiếng Việt. Danh sách thán từ tiếng Hán được dùng làm cơ sở xác định
đối tượng nghiên cứu của luận án. Danh sách thán từ tiếng Việt được dùng làm cơ
sở cho việc đối chiếu đặc điểm cấu trúc hệ thống của thán từ tiếng
Hán và thán từ tiếng Việt, và để xác định những từ được coi là thán từ hoặc tổ hợp

thán từ trong các tác phẩm dịch.
1.3. Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu
1.3.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu cịncó tên gọi khác là phân tích đối chiếu hay nghiên
cứu đối chiếu.
Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học,nghiên cứu so
sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống và khác
nhau giữa hai ngơn ngữ đó, khơng tính đếnvấn để các ngơn ngữ đó có quan hệ guồn
gốc hay thuộc cùng một loại hình hay không.
1.3.2. Khái niệm về ngôn ngữ học so sánh
Ngôn ngữ học so sánh ra đời do trường phái ngôn ngữ học Praha đề xướng
vào năm 1924. Từ đó đến nay, nó phát triển khá mạnh ( vào năm 1950, 1960) phát


triển mạnh vào châu Âu. Ngôn ngữ học so sánh chủ yếu tìm sự giống và khác nhau
giữa ngôn ngữ, tập trung vào tìm hiểu nguồn gốc.
1.3.3. Lịch sử hình thành
a. Giai đoạn thứ nhất
Ngôn ngữ học so sánh phát triển mạn mẽ vào cuối thế kỉ thứ 19. Nhiệm vụ của
nó giai đoạn này là xác định nguồn gốc và quá trình phát triển của các ngôn ngữ thế
giới. Theo các nghiên cứu ban đầu, cần thiết phải có các tài liệu ngữ pháp đối với
các văn bản mang đặc tính chuyên ngành dưới dạng đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và
ngoại ngữ được học hoặc nghiên cứu tiếp nhận một cách nhanh chóng các kiến thức
tiên tiến bằng ngoại ngữ. Hơn thế nữa, trên cơ sở ngữ pháp được học, người học có
thể nâng cao trình độ kiến thức chun mơn bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình và
làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc. Thực tế lịch sử phát triển của tri thức khoa
học thể hiện một q trình liên tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ
về nghiên cứu đối chiếu cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng
lịch sử đó. Thuật ngữ "đối chiếu" thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân
ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngơn ngữ.

Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương
đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của
hai hay nhiều ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là
nguyên tắc đồng đại.
Trong các tài liệu bằng tiếng Nga, thuật ngữ "đối chiếu ngôn ngữ" (phương
pháp đối chiếu, ngôn ngữ học đối chiếu) được đưa vào sử dụng khá sớm bởi các
nhà ngôn ngữ học như E.D.Polivanov (1933), V.D.Arakin (1946), V.H.Jaxeva
(1960), V.G.Gak (1961), N.P.Fedorov (1961), O.C.Akanova (1966) và v.v. Từ 1970
đến nay, trong ngôn ngữ học hiện đại, thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn cả là
"ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics)
b. Giai đoạn thứ hai
Vào thời điểm này nó có tên gọi là ngơn ngữ học so sánh loại hình. Nhiệm vụ
của nó là tìm và phân loại các ngôn ngữ phụ thuộc vào các đặc điểm giống và khác
nhau của cấu trúc ngơn ngữ và nó tìm ra những phổ niệm( khái niệm) của các ngôn
ngữ. Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu được phổ biến là thuật ngữ "so


sánh" (comparative) với nội dung đối chiếu. Từ năm 1960 trở về đây, thuật ngữ
"ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics) bắt đầu được sử dụng phổ biến,
dần dần thay thế cho thuật ngữ "so sánh" (comparative). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ
học Anh, các thuật ngữ truyền thống được dùng tương đối lâu dài.
Ví du, trong các cơng trình của Haliday, Mackintơn, Tơrevưn và một số tác
giả khác, thuật ngữ "so sánh" (comparative) vẫn được sử dụng đến năm 1961, còn
Elie đã dùng thuật ngữ "comparative" với nghĩa đối chiếu cho đến năm 1966.
c. Giai đoạn thứ ba.
Vào giai đoạn này, nó được gọi là ngơn ngữ đối chiếu. Vào những năm 50 của
thế kỉ 20 ,ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ. nhiệm vụ chính của giai đoạn này là
khắc phục những lỗi trong quá trình học của người bản địa. Theo từ điển nhiều tập
Oxford (1933), tính từ "comparative" được định nghĩa căn cứ vào cách dùng của từ
này khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nội dung nghĩa thường nhấn mạnh đối

chiếu những điểm khác nhau giữa hai hoặc hơn hai đối tượng được khảo sát, theo
thời gian, thuật ngữ "đối chiếu" được sử dụng với nghĩa mở rộng để chỉ đúng hiện
thực nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ.
Trong các tài liệu bằng tiếng Pháp, việc sử dụng thuật ngữ "đối chiếu" cũng
diễn ra tương tự: thời kì đầu sử dụng thuật ngữ "comparée" và các từ phái sinh của
nó. Sau đó, thuật ngữ "contrastive" được thay thế cho "comparative" mang nghĩa
đối chiếu và ngày càng được sử dụng rộng rãi (Potie 1971, Duboa 1973, Gato 1974,
Pioro 1977 và v.v.). Hiện nay, trong các tài liệu bằng tiếng Pháp thường sử dụng
phổ biến thuậ tngữ "linguistique contrastive" (hoặc differentielle).


Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN
2.1. Đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.1.1. Đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán
2.1.1.1.Một số đặc điểm chung về ngữ âm của thán từ tiếng Hán
Trong phần này, luận án tập trung trình bày các đặc điểm về âm vị siêu đoạn
tính và âm vị đoạn tính của thán từ tiếng Hán trong sự liên hệ với thán từ tiếng Việt.
2.1.1.2. Phân loại thán từ tiếng Hán dựa vào đặc điểm ngữ âm
Dựa vào đặc điểm cấu tạo âm tiết và số lượng âm tiết có mặt trong thán từ, có
thể chia thán từ tiếng Hán và tiếng Việt ra thành 3 nhóm như sau: (1) Thán từ một
âm tiết (Tiếng Hán: 啊 , 啊, ; Tiếng Việt: a, chao ); (2) Thán từ hai âm tiết (Tiếng
Hán: 啊啊,啊啊 ; Tiếng Việt: a ha, ái chà, cha chả ); (3) Thán từ ba âm tiết ( Tiếng Hán:
啊啊 啊; Tiếng Việt: khơng có)
2.1.2. Mối liên hệ giữa ngữ âm và văn tự của thán từ tiếng Hán
Vì là chữ tượng hình, nên trong mỗi thán từ tiếng Hán luôn tồn tại mối liên hệ
khá chặt chẽ giữa ngữ âm và văn tự, việc có thể lựa chọn những chữ đồng âm khác
nhau làm phần biểu âm, sau đó thêm vào một bộ khẩu làm phần biểu nghĩa cho
thán từ tiếng Hán tạo nên hiện tượng một số thán từ tiếng Hán có cùng âm đọc
nhưng lại có cách viết khác nhau. Tiếng Việt thuộc hệ thống chữ cái Latin nên
khơng có hiện tượng này.

2.1.3. Mối liên hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
Trong tiếng Hán, thường tồn tại mối liên hệ khá chặt chẽ giữa đặc điểm về
thanh điệu và âm tiết với ý nghĩa biểu thị của thán từ. Loại hình thanh điệu, cấu tạo
âm tiết và cách phát âm đều có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của thán từ.
2.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.2.1. Một số đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.2.1.1. Đặc điểm đồng nghĩa, đa nghĩa của thán từ tiếng Hán
Thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có đặc điểm đồng nghĩa và đa
nghĩa. Nhìn chung, luôn tìm được sự tương đương về mặt ý nghĩa từ vựng giữa
phần lớn các nhóm thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt.
2.2.1.2. Thán từ tiếng Hán nguyên dạng và thán từ tiếng Hán không nguyên dạng


Bên cạnh những thán từ nguyên dạng như 啊, 啊啊, 啊, ơi, ái chà trong tiếng Hán
và tiếng Việt, có khơng ít thực từ hoặc ngữ do thực từ cấu thành cũng có thể được
sử dụng với vai trị như một thán từ, những từ này được gọi là những thán từ khơng
ngun dạng, ví dụ các từ ngữ 啊啊,啊啊啊, 啊啊啊, khiếp, kinh, khốn nạn, khổ.
2.2.1.3. Phân loại thán từ tiếng Hán dựa vào đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa
a. Thán từ nguyên dạng: Bao gồm 2 tiểu loại: (1) Thán từ biểu cảm. Ví dụ:
Tiếng Hán: 啊啊啊 ; Tiếng Việt: chu cha, ối dào; (2) Thán từ biểu ý. Ví dụ: Tiếng Hán:
啊 啊 啊 啊 ; Tiếng Việt: hả, hử
b. Thán từ khơng ngun dạng: Ví dụ: Tiếng Hán: 啊啊,啊啊啊, 啊啊啊 ; Tiếng Việt:
trời, trời phật ơi, mẹ cha ơi
2.2.2. Mối liên hệ giữa ngữ cảnh giao tiếp và ý nghĩa biểu thị của
thán từ tiếng Hán
Thán từ vốn là một từ loại đặc biệt, nó khơng mang ý nghĩa khái niệm như
thực từ, cũng không mang ý nghĩa ngữ pháp giống như hư từ, ý nghĩa mà thán từ
thể hiện dường như khá mơ hồ và phần lớn được quyết định bởi ngữ cảnh. Nếu
không biết rõ bối cảnh của câu truyện, xuất thân của nhân vật, và đặc biệt là những
câu, phân câu trước và sau thán từ thì khó lịng có thể lý giải được nội dung và ý

nghĩa mà nó biểu thị.
2.3. Đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.3.1. Đặc điểm ngữ pháp của thán từ tiếng Hán
Xét về mặt chức năng, thán từ khơng có chức năng làm thành tố cú pháp như
các từ loại khác. Vì vậy, thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt thường được coi
như một câu đặc biệt, hoặc một thành phần biệt lập, được tách khỏi các yếu tố khác
bằng dấu câu. Dựa vào đặc điểm cú pháp có thể chia thán từ tiếng Hán và thán
từ tiếng Việt ra thành 2 loại lớn:
a) Thán từ tạo thành câu độc lập. Ví dụ: (1) 啊啊(Á!) (2) Chao! Chắc nó lớn lắm
rồi?
b) Thán từ là thành phần độc lập trong câu (bao gồm 3 tiểu nhóm: (1) Thán từ
đứng đầu câu; (2) Thán từ đứng giữa câu; (3) Thán từ đứng cuối câu). Ví dụ: (1) 啊啊
啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊 (À, chị ạ, thật tiếc quá, thôi thì chúng tôi cùng bàn với


chị cũng được ) (2)“啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊”(Rõ vớ vẩn! Chao ôi! Lấy phải
anh thật khổ hết chỡ nói!) (3) 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊 (Buổi tối,
bà vợ ông Hà hỏi ông Hà: “Rút cuộc ông đứng ở nơi khỉ gió đó làm gì, hả?” )
2.3.2. Mối liên hệ giữa vị trí cú pháp và ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.3.2.1. Trường hợp thán từ tiếng Hán đứng đầu câu
Thán từ đứng đầu câu có thể biểu thị tình cảm, thái độ, để thu hút sự chú ý và
để đáp lại, nghĩa của chúng thường chịu sự chi phối của phân câu đứng sau. Ví dụ:
“啊啊啊啊——” (Chao ơi, khổ quá!)
2.3.2.2. Trường hợp thán từ tiếng Hán đứng giữa câu
Ý nghĩa của thán từ đứng giữa câu thường chịu sự chi phối của cả phân câu
trước và phân câu sau. Thán từ đứng giữa câu để biểu thị tình cảm, thái độ có thể
chia ra làm 2 trường hợp: (1) Biểu thị mối quan hệ logic giữa vế trước và vế sau
của câu (quan hệ nhân quả, quan hệ bổ sung, tiếp nối); (2) Nhấn mạnh chủ ngữ. Ví
dụ: (1) 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊(Mấy ngày nay, con gái lão ngoan ngoãn
lắm, hừ, vì thấy thằng Tường quay về mà!) (2) 啊啊啊“啊啊啊”啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊(Hai cái

con “caucasus” này, trời ơi, còn to hơn cả con lừa). Thán từ tiếng Hán đứng giữa
câu để thu hút sự chú ý có thể chia ra 2 trường hợp: (1) Biểu thị mối quan hệ logic
giữa vế trước và vế sau của câu (quan hệ bổ sung, tiếp nối; quan hệ phủ định); (2)
Chuyển chủ đề. Ví dụ: (1)啊啊啊啊啊啊 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊(Có
trời đất chứng giám, tơi thấy rằng, chúng ta cần phải giới thiệu, ờ, nhân tài ưu tú
mới xuất hiện, à, lại rất trong sáng này.) (2) 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊 啊啊 啊啊啊
啊啊啊啊啊啊啊啊(Thế này nhé, ngày mai cậu ở nhà, xây lò, dán cửa sổ…Ồ, đúng rồi, các
cậu cịn cần có một nhóm trưởng nữa.)
2.3.2.3. Trường hợp thán từ tiếng Hán đứng cuối câu
Trong các trường hợp đứng cuối câu, nghĩa của thán từ tiếng Hán thường chịu sự
chi phối của phân câu đứng trước. Khi đó, phần lớn thán từ đều thể hiện cảm xúc
về sự việc được nhắc đến trong câu hay phân câu trước, hoặc lặp lại nội dung của
câu hay phân câu trước. Ví dụ: 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊“啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊
啊啊啊啊啊啊啊啊”(Anh ta thấy hầu như khơngcịn mặt mũi nào mà bước vào hãng Nhân


Hòa nữa, để cho mọi người đem ra làm trò cười: “Đấy, thằng Tường lạc đà cũng chỉ
được 3 ngày có lẻ là phải chuồn, hừ!”)
2.4. Đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán
2.4.1. Đặc điểm sử dụng thán từ tiếng Hán xét theo phân tầng xã hội
2.4.1.1.Tác động của nhân tố giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị
Thán từ tiếng Hán rất đa dạng, được phân tầng khá phức tạp trong sử dụng,
các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm sử dụng của thán từ là: giới, tuổi, nghề
nghiệp, địa vị…
2.4.1.2. Khảo sát trường hợp: Tác động của nhân tố giới tính
Các kết quả thu được cho thấy: (1) Tần suất sử dụng thán từ của nam giới
thường cao hơn so với nữ giới; (2) Nữ giới có xu hướng sử dụng nhiều thán từ biểu
cảm hơn nam giới; (3)Nam giới có xu hướng sử dụng các thán từ biểu ý với tần
suất cao hơn so với nữ giới.
2.4.2. Đặc điểm sử dụng thán từ tiếng Hán xét theo bối cảnh giao tiếp

Xét theo bối cảnh giao tiếp, việc sử dụng thán từ tiếng Hán và tiếng Việt
thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sự khác biệt về miền giao tiếp, khác biệt
về thời đại và sự khác biệt về phong cách.
2.4.3. Vai trò của thán từ tiếng Hán trong giao tiếp
Khi được sử dụng trong giao tiếp, thán từ có thể có một số chức năng chính là:
Chức năng biểu thị tình cảm, thái độ ; Chức năng biểu ý; Chức năng duy trì hội
thoại; Chức năng giảm nhẹ; Chức năng đánh giá.
2.5. Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi tập trung khảo sát một số vấn đề liên quan đến
đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc
điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán trong sự liên hệ với thán từ tiếng Việt. Đây là
những nội dung quan trọng, là bước đệm khơng thể thiếu để luận án có thể tiếp tục
khảo sát và nghiên cứu các phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng
Việt ở chương 3.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH THÁN TỪ TIẾNG HÁN
SANG TIẾNG VIỆT
3.1. Một số vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch
3.1.1. Một số khái niệm
Định nghĩa của Wolfram Wilss (1982) “dịch là một q trình chuyển hố nhằm
mục đích chuyển dịch một ngôn bản viết ở ngữ nguồn sang một ngơn bản tương
đương nhất ở ngữ đích, u cầu (thơng dịch viên) phải có sự hiểu biết về cú pháp,
ngữ nghĩa và dụng học và về quá trình phân tích ngơn bản ngữ nguồn.”. Khái niệm
tương đương trong dịch thuật: “Tương đương trong dịch thuật là sự trùng hợp hay
tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng)
giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là
sản phẩm vừa là phương tiện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp.”[Nguyễn
Hồng Cổn].
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối chiếu với lý luận và thực tiễn dịch thuật

Vì công việc biên phiên dịch ln có mối quan hệ chặt chẽ với cả hai ngôn
ngữ nên giữa ngôn ngữ học đối chiếu và lý luận, thực tiễn dịch thuật luôn tồn tại
mối quan hệ tác động qua lại.
3.2. Đặc điểm chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt
Thán từ tiếng Hán có khả năng biểu ý phức tạp, tinh tế, hình thức lại phong
phú, đa dạng, nên tuy cũng thuộc đơn vị từ nhưng việc dịch thán từ không đơn
thuần như việc dịch các đơn vị từ loại khác. Không thể dịch chuẩn xác một thán từ
nếu như chỉ dựa trên sự tương ứng về ngữ âm hay ngữ nghĩa của từ đó trong hai
ngơn ngữ. Cũng rất khó để nắm bắt được ý nghĩa của một thán từ nếu tách rời nó ra
khỏi ngữ cảnh cụ thể.
3.3. Khảo sát cách dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt
3.3.1. Giới thiệu tư liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát là những tác phẩm nổi tiếng, đã được phổ biến rộng rãi bao
gồm nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết (Nghiệp chướng, Một nửa đàn ông là
đàn bà), kịch (Lôi vũ) và phim truyền hình (Nhất Nhất – tiến lên). Mỗi tác phẩm
được viết ở một thời điểm khác nhau, phân bố từ hiện đại đến đương đại. Các tư


liệu trên đều sử dụng tiếng Hán hiện đại và được chuyển dịch bởi các dịch giả nổi
tiếng, có bề dày kinh nghiệm như Đặng Thai Mai, Phan Văn Các, Trịnh Trung Hiểu
hoặc của kênh truyền hình có uy tín như VTV1.
3.3.2. Kết quả khảo sát từng tác phẩm
Trong phần này, luận án trình bày kết quả khảo sát các câu có chứa thán từ
tiếng Hán và đặc điểm chuyển dịch các câu đó trong từng tư liệu khảo sát.
3.3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát và nhận xét
Dựa vào kết quả khảo sát thu được, có thể rút ra một số nhận xét như sau: (1)
Tần suất sử dụng thán từ tiếng Hán có mối quan hệ chặt chẽ với phong cách viết
của tác giả và nội dung của mỗi tác phẩm. Mối quan hệ này kết hợp với đặc điểm
loại hình tác phẩm góp phần khơng nhỏ trong việc quyết định tần suất sử dụng thán
từ tiếng Hán trong mỗi tác phẩm; (2) Trong các loại hình tác phẩm thiên về sử

dụng đối thoại (như kịch Lôi vũ, phim Nhất Nhất tiến lên) thán từ tiếng Hán xuất
hiện với tần suất cao hơn hẳn so với thể loại tiểu thuyết (Một nửa đàn ông là đàn
bà, Nghiệp chướng); (3) Có sự khác nhau khi dịch các văn bản bằng ngơn ngữ viết
và ngơn ngữ nói. Trừ trường hợp dịch nói cho phim, trong bốn trường hợp dịch viết
cịn lại, số lượng thán từ tiếng Việt được các dịch giả sử dụng để chuyển dịch luôn
nhiều hơn so với số thán từ tiếng Hán trong văn bản gốc. Kết quả khảo sát này cho
thấy hai vấn đề: 1) Một số thán từ tiếng Hán có đặc điểm một hình chữ đa âm đọc;
2) Thán từ tiếng Hán đa nghĩa, và ý nghĩa của thán từ tiếng Hán mơ hồ hơn so với
thán từ tiếng Việt; (4) Thống kê cách dịch của các dịch giả thông qua những tác
phẩm dịch được khảo sát, chúng tơi nhận thấy có hai phương pháp dịch chủ đạo
được áp dụng là phương pháp trực dịch và phương pháp chuyển dịch. Có ba
phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt được sử dụng phổ biến,
đó là chuyển dịch thán từ tiếng Hán bằng thán từ hoặc tổ hợp thán từ tiếng Việt
tương đương, thay thế thán từ tiếng Hán bằng một từ hoặc cụm từ khác có nghĩa
tương đương trong tiếng Việt và bỏ qua không dịch thán từ tiếng Hán.
3.4. Một số lưu ý và gợi ý
3.4.1. Các yếu tố cần chú ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán
Khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt, cần lưu ý đến 4 yếu tố là:
(1) Ngữ điệu; (2) Ý nghĩa từ vựng; (3) Vị trí cú pháp; (4) Ngữ cảnh. Trong đó, cần


phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố ngữ cảnh, vì, thán từ có tính phụ thuộc rất lớn, ý
nghĩa của thán từ dường như hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
3.4.2. Lưu ý về việc sử dụng âm Hán – Việt
Thử tra cứu âm Hán Việt của các thán từ tiếng Hán trong từ điển Hán - Việt
chúng tôi nhận thấy ngoài âm “a” của thán từ 啊 và âm “ô hô” của thán từ 啊啊 ra, âm
Hán Việt của các thán từ cịn lại đều khơng biểu thị ý nghĩa có liên quan đến thán
từ. Qua đó, có thể thấy rằng, thán từ là một trong số ít các từ không thể dựa vào âm
Hán Việt để chuyển dịch.
3.4.3. Lưu ý khi sử dụng phần giải nghĩa từ trong từ điển Hán - Việt

Từ điển Hán - Việt luôn là công cụ hữu hiệu khi dịch các từ loại như danh từ,
động từ, tính từ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Tuy nhiên, với một loại từ có ý nghĩa
mơ hồ và phức tạp như thán từ tiếng Hán thì từ điển Hán - Việt chỉ có thể cung cấp
một phần tư liệu tham khảo. Ví dụ: thán từ 啊 được giải nghĩa trong từ điển Hán Việt của Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất
bản năm 2008 như sau: 啊 /hng/: Khơng hài lịng, khơng tin Hừ/xì 啊啊啊啊啊啊啊 (Xì,
mày tin nó!) Trong khi đó, khảo sát 54 ví dụ có thán từ 啊 trong 5 bản dịch, chúng
tơi thống kê được 19 cách dịch khác nhau cho thán từ này.
3.4.4. Gợi ý cách dịch dựa vào ngữ nghĩa của thán từ
Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý về cách chuyển dịch 18 nhóm
thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt dựa trên phương diện ngữ nghĩa, có lưu ý đến đặc
điểm ngữ điệu. Cũng có thể tham khảo bảng này khi chuyển dịch thán từ tiếng Việt
sang tiếng Hán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong quá trình chuyển dịch thán từ, việc
lựa chọn thán từ để chuyển dịch khơng những phải bảo lưu được chính xác ý nghĩa
biểu đạt của thán từ trong văn bản gốc mà còn phải lưu ý đến các vấn đề khác như
mối quan hệ về thời gian, sự khác biệt về văn hóa giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
Muốn chuyển dịch chính xác một thán từ khơng thể tách rời khỏi ngữ cảnh xuất
hiện thán từ đó, vì vậy, để có có thể sử dụng hiệu quả các gợi ý chuyển dịch trong
bảng này, trước hết, người dịch phải xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng các yếu
tố liên quan đến ngữ cảnh xuất hiện của thán từ.
KẾT LUẬN


1. Thán từ là một trong những từ loại phổ biến của mọi ngôn ngữ. Vì thế, thán
từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các tác
phẩm văn chương. Với khả năng biểu cảm linh hoạt và tinh tế, thán từ có thể làm
những câu nói nhạt nhẽo trở nên sinh động, có thể làm cho thế giới tình cảm của
con người thêm phần đa dạng, phong phú.
2. Qua phân tích, miêu tả thán từ tiếng Hán theo hướng đối chiếu với tiếng
Việt, luận án thu được một số kết quả như sau : Thứ nhất, về mặt ngữ âm, bằng
phương pháp thực nghiệm, luận án đã chứng minh được thán từ tiếng Hán và thán

từ tiếng Việt giống nhau ở đặc điểm đều khơng có thanh điệu nhất định. Bên cạnh
đó, giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt cũng có một số điểm khác nhau, đó
là: (1) Một số thán từ tiếng Hán giống nhau về mặt văn tự nhưng khi mang những
thanh điệu khác nhau lại biểu thị những ý nghĩa khác nhau, tạo thành những thán từ
khác nhau. Trong tiếng Việt khơng có hiện tượng này; (2) Âm vị đoạn tính của một
số thán từ tiếng Hán nằm ngoài hệ thống âm vị cơ bản của tiếng Hán phổ thông,
đặc điểm này thể hiện rất rõ ở phần phiên âm của thán từ trong Từ điển tiếng Hán
hiện đại. Trong các từ điển tiếng Việt khơng có trường hợp nào tương tự như vậy.
Thứ hai, về mối liên hệ giữa ngữ âm và văn tự, đa số thán từ tiếng Hán là những
“chữ hình thanh”, người sử dụng có thể tùy ý lựa chọn những chữ đồng âm khác
nhau làm phần biểu âm, rồi thêm vào một bộ khẩu làm phần biểu nghĩa. Đây là lý
do có hiện tượng nhiều thán từ tiếng Hán có cùng một âm đọc nhưng lại có cách
viết khác nhau. Trong khi đó, thán từ tiếng Việt thường khơng có biến thể trong chữ
viết cũng như âm đọc, nên đây cũng là điểm khác nhau giữa thán từ tiếng Hán và
thán từ tiếng Việt. Về mối liên hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của thán từ
tiếng Hán, luận án bước đầu đã chỉ ra được mối liên hệ khá chặt chẽ giữa đặc điểm
về thanh điệu và âm tiết với ý nghĩa biểu thị của thán từ tiếng Hán. Thứ ba, về đặc
điểm từ vựng - ngữ nghĩa, điểm giống nhau nổi bật nhất của thán từ tiếng Hán và
thán từ tiếng Việt là cùng có hiện tượng thán từ đồng nghĩa và thán từ đa nghĩa.
Nhìn chung, dựa vào các từ điển tiếng Hán và tiếng Việt, luôn tìm được sự tương
đương về mặt ý nghĩa từ vựng giữa hầu hết các nhóm thán từ tiếng Hán và tiếng
Việt. Luận án đã liệt kê các ý nghĩa biểu thị của từng thán từ, dẫn ra những ví dụ cụ
thể để minh họa cho tất cả các thán từ trong cả tiếng Hán và tiếng Việt. Thứ tư, liên


quan đến đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa, luận án đã tổng kết những điểm tương
đồng về mặt chức năng ngữ pháp của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt như:
thán từ không chịu sự chi phối của bất kì thành phần nào trong câu, cũng không chi
phối hay kết hợp với bất kì thành phần nào của câu, luôn độc lập với kết cấu câu.
Bên cạnh đó, luận án đã cố gắng phân tích và miêu tả ý nghĩa biểu đạt của thán từ

tiếng Hán trong sự liên hệ với thán từ tiếng Việt ở cả ba trường hợp: thán từ đứng ở
đầu câu, thán từ đứng ở giữa câu và thán từ đứng ở cuối câu. Thứ năm, khảo sát đặc
điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán dưới tác động của các biến xã hội (giới, tuổi,
nghề nghiệp, địa vị…), luận án đã bước đầu chứng minh được thán từ tiếng Hán rất
đa dạng, được phân tầng khá phức tạp trong sử dụng. Vai giao tiếp khác nhau, bối
cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, ln là những yếu tố rất
phức tạp ảnh hưởng đến việc sử dụng thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Trong
phần này, luận án dành riêng một phần để đi sâu phân tích, khảo sát về đặc điểm
của nhân tố giới tính trong việc sử dụng thán từ tiếng Hán. Các kết quả thu được
cho thấy: (1) Tần suất sử dụng thán từ của nam giới cao hơn so với nữ giới; (2) Nữ
giới có xu hướng sử dụng thán từ biểu cảm với tần suất cao hơn nam giới; (3)
Nam giới có xu hướng sử dụng thán từ biểu ý với tần suất cao hơn so với nữ giới.
3. Bằng phương pháp khảo sát trường hợp, thơng qua khảo sát 896 câu có chứa
thán từ trong 4 tác phẩm văn học, điện ảnh hiện đại và đương đại tiếng Hán và 896
câu chuyển dịch sang tiếng Việt ở các bản dịch tương ứng, chúng tôi nhận thấy,
cũng giống như việc dịch các từ loại khác, dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt
cũng thường xảy ra ba trường hợp: tương đương hoàn toàn, tương đương bộ phận
và không tương đương. Trong hai ngôn ngữ là tiếng Hán và tiếng Việt có rất ít thán
từ tương đương hoàn toàn về cả cách phát âm và ý nghĩa, có thể trực dịch từ tiếng
Hán sang tiếng Việt. Chiếm đại đa số là trường hợp tương đương bộ phận. Trong
trường hợp này, cần căn cứ vào ngữ cảnh và ý nghĩa của thán từ tiếng Hán để
chuyển dịch thành một thán từ hoặc một tổ hợp thán từ có ý nghĩa tương đương
trong tiếng Việt. Đối với những trường hợp không thể tìm được một thán từ tương
ứng với thán từ tiếng Hán để dịch sang tiếng Việt, có thể chọn phương pháp bỏ qua
khơng dịch, hoặc giải thích nghĩa của thán từ đó bằng những từ ngữ có ý nghĩa
tương đương trong tiếng Việt. Dựa vào các kết quả khảo sát, luận án chỉ ra bốn yếu


tố cần lưu ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt là ngữ điệu, ý nghĩa
từ


vựng,

vị

trí cú pháp và ngữ cảnh. Đồng thời, chỉ ra một số điểm cần lưu ý và một số gợi ý
trong quá trình dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
4. Những kết quả thu được trên đây của luận án đã góp phần vào việc nghiên cứu
thán từ trong tiếng Hán, tiếng Việt nói riêng và nghiên cứu từ loại nói chung. Các
khảo sát và đề xuất liên quan đến việc dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng
Việt của luận án cũng có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực lý luận cũng như
thực tiễn dịch thuật. Những kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng vào việc dạy
và học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ, có thể giúp người dạy
- học tiếng Hán chuyển dịch thán từ dễ dàng và chính xác hơn, tránh được các sai
sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ.


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Lân (1992), Từ điển thành ngữ - tục ngữ Pháp – Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
2. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ & tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học,
Hà Nội.
3. Bích Hằng (2019), Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Nxb Dân Trí, Hồ Chí Minh
4. Lê Bá Hán (đồng chủ biên) (2006), Từ điển nghiên cứu thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
6. Đỗ Thị Thu Hương (2013), Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc –
ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt, Xb Thư viện quốc gia Việt Nam, Hà
Nội.

7. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm
từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.



×