Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HUONG DAN 29UBND HD DANH GIA PHAN LOAI VIEN CHUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EA H’LEO Số: 29 /HD-UBND. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ea H’Leo, ngày 10 tháng 4 năm 2014. HƯỚNG DẪN Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thực hiện Công văn số 4375/BNV-CBCC ngày 02/12/2013 của Bộ Nội vụ về việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2013 và Công văn số 107/UBND-TH ngày 07/01/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm; Để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn huyện đảm bảo khách quan, trung thực, dân chủ, phát huy cao độ tinh thần phê bình và tự phê bình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; UBND huyện hướng dẫn công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn huyện, cụ thể như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục đích, yêu cầu - Làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chính chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tác phong lề lối làm việc; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân... để làm căn cứ cho việc quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; - Đảm bảo tính minh bạch, khách quan, trung thực, phát huy cao độ tinh thần phê bình và tự phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đánh giá; phát huy tinh thần trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong cơ quan, đơn vị; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá; phải đảm bảo sự công tâm, khách quan, khoa học, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. 2. Đối tượng áp dụng - Công chức, viên chức và người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên trong các cơ chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện (bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục); - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp;.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cán bộ, công chức xã, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 3. Căn cứ đánh giá - Đối với cán bộ, công chức (bao gồm cả cấp xã): + Nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; + Nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị phân công; + Cam kết trong hợp đồng làm việc được ký kết. - Đối với viên chức: + Nghĩa vụ và những điều viên chức không được làm theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật Viên chức năm 2010; + Nhiệm vụ được đơn vị phân công; + Cam kết trong hợp đồng làm việc được ký kết. - Đối với người lao động thực hiện chế độ hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: + Nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị phân công; + Cam kết trong hợp đồng làm việc được ký kết. II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Đối với công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện a) Đối với công chức và người lao động trong các cơ quan chuyên môn - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng, cấp phó):Thực hiện nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 56 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, gồm các nội dung sau: + Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; + Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; + Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; + Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; + Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; + Thái độ phục vụ nhân dân; + Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; + Năng lực lãnh đạo, quản lý; + Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động. - Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (công chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động): Thực hiện nội dung đánh giá theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, gồm các nội dung sau: + Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; + Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; + Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; + Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; + Thái độ phục vụ nhân dân. b) Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng) đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức Đối tượng đánh giá: Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường tiểu học - trung học cơ sở; Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm dạy nghề huyện, Nhà Văn hóa, Trung tâm Đô thị Môi trường Ea H'Leo; Trưởng trạm Khuyến nông, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Ban Quản lý chợ trung tâm. Nội dung đánh giá: Thực hiện nội dung đánh giá quy định tại Tiết 1, Điểm a, Khoản 1, Mục II Hướng dẫn này (nội dung đánh giá tương tự như công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý). c) Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập - Viên chức quản lý (cấp phó) Đối tượng đánh giá bao gồm: Phó Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường tiểu học - trung học cơ sở; Phó Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm dạy nghề huyện, Nhà Văn hóa, Trung tâm Đô thị Môi trường Ea H'Leo; Phó Trưởng trạm Khuyến nông, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Ban Quản lý chợ trung tâm. Nội dung đánh giá: Thực hiện nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 41 Luật Viên chức năm 2010, gồm các nội dung sau: + Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; + Việc thực hiện quy định về đạo đức, nghề nghiệp; + Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; + Năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; + Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách; + Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. - Viên chức không giữ chức vụ quản lý (viên chức chuyên môn, nghiệp vụ hoặc hỗ trợ phục vụ và người lao động) Đối tượng đánh giá bao gồm: Viên chức làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường tiểu học - trung học cơ sở; Ban quản lý dự án xây dựng huyện; Trung tâm phát triển quỹ đất; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Trung tâm dạy nghề huyện; Trung tâm Đô thị Môi trường Ea H'Leo; Trạm Khuyến nông; Đài Truyền thanh - Truyền hình; Ban Quản lý chợ trung tâm; Sự nghiệp Văn hóa - Thông tin (Nhà Văn hóa, Đội thông tin lưu động); Hội Chữ thập đỏ. Nội dung đánh giá: Thực hiện nội dung đánh giá theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Luật Viên chức năm 2010, gồm các nội dung sau: + Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; + Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; + Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. 2. Đối với cán bộ, công chức cấp xã - Đối với cán bộ: Nội dung đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, gồm các nội dung sau: + Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; + Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; + Năng lực lãnh đạo, quản lý; + Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; + Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Đối với công chức: Nội dung đánh giá thực hiện theo quy định tại Tiết 2, Điểm a, Khoản 1, Mục II Hướng dẫn này (nội dung đánh giá tương tự như công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý). III. THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI 1. Đối với công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện a) Đối với công chức và người lao động trong các cơ quan chuyên môn - Chủ tịch UBND huyện trực tiếp đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn (công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cấp trưởng); - Thủ trưởng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức đánh giá, phân loại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cấp phó và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại. b) Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng) đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức - Chủ tịch UBND huyện trực tiếp đánh giá, phân loại đối với Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm dạy nghề huyện, Nhà Văn hóa, Trung tâm Đô thị Môi trường Ea H'Leo; Trưởng trạm Khuyến nông, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Ban Quản lý chợ trung tâm; - Giao Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp đánh giá, phân loại Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường tiểu học - trung học cơ sở; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại. c) Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập Người đứng đầu đơn vị (cấp trưởng) trực tiếp đánh giá, phân loại đối với viên chức quản lý (cấp phó) và viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp đánh giá, phân loại đối với các chức vụ cán bộ (cấp trưởng) quy định tại Khoản 2, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; - Người đứng đầu (cấp trưởng) quy định tại Khoản 2, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, trực tiếp đánh giá, phân loại cấp phó và các chức danh công chức quy định tại Khoản 3, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại. Lưu y: Đối với chức danh công chức: Chỉ Huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an xã, trước khi Chủ tịch UBND đánh giá, phân loại phải tham khảo ý kiến góp ý bằng văn bản của Chỉ Huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Trưởng Công an huyện. IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ 1. Đối với công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện a) Đối với công chức và người lao động trong các cơ quan chuyên môn: Thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá công chức hàng năm theo quy định tại Điều 45 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, như sau: - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng): + Công chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác (theo Mẫu số 1A). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp đánh giá công chức hàng năm của cơ quan; + Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; + Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo ý kiến cấp phó phụ trách và biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc. - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp phó) và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: + Công chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mẫu số 1A đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cấp phó; theo mẫu số 1B đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp đánh giá công chức hàng năm của cơ quan; + Người đứng đầu (cấp trưởng) cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác; sau đó tập thể công chức của cơ quan tham gia góp ý cho công chức tại cuộc họp đánh giá. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; + Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b) Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng) đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức Thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá hàng năm như công chức lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng) quy định tại Tiết 1, Điểm a, Khoản 1, Mục IV Hướng dẫn này. c) Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập Thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá viên chức hàng năm theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, như sau: - Đối với viên chức quản lý (cấp phó): + Viên chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác (theo Mẫu số 2A). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp đánh giá viên chức hàng năm của đơn vị; + Tập thể nơi viên chức quản lý làm việc tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; + Người đứng đầu đơn vị (cấp trưởng) chịu trách nhiệm đánh giá, quyết định xếp loại và thông báo đến viên chức quản lý sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi viên chức quản lý làm việc. - Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: - Viên chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mẫu số 2B). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp đánh giá viên chức hàng năm của đơn vị; - Tập thể đơn vị sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; - Người đứng đầu đơn vị (cấp trưởng) trực tiếp đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của viên chức trong công tác và quyết định phân loại viên chức. 2. Đối với cán bộ, công chức cấp xã Thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ, công chức hàng năm theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục IV Hướng dẫn này (thực hiện Phiếu đánh giá theo Mẫu số 1C đối với cán bộ và Mẫu số 1B đối với công chức). V. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Thực hiện theo quy định tại Điều 29, Điều 58 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đối với cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng) đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức và theo quy định tại Điều 42 Luật Viên chức 2010 đối với viên chức quản lý (cấp phó), viên chức không giữ chức vụ quản lý; căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được phân loại theo các mức như sau:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng): Cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ; tổ chức đảng và các đoàn thể của cơ quan, đơn vị, địa phương đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu; - Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý (cấp phó) và công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người lao động: Hoàn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao; có ít nhất 01 (một) sáng kiến hoặc giải pháp trong công việc được cấp sở, ngành, huyện công nhận. 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng): Cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ; tổ chức đảng và các đoàn thể của cơ quan, đơn vị, địa phương đạt trong sạch, vững mạnh; - Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý (cấp phó) và công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người lao động: Hoàn thành 100% khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc được giao. 3. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế (đối với cán bộ, công chức) và hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức) - Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng): Cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành từ 70% đến 99% chỉ tiêu nhiệm vụ; - Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý (cấp phó) và công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người lao động: Hoàn thành từ 70% đến 99% khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc được giao. 4. Không hoàn thành nhiệm vụ - Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp trưởng): Cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành dưới 70% chỉ tiêu nhiệm vụ; - Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý (cấp phó) và công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người lao động: Hoàn thành dưới 70% khối lượng, chất lượng công việc được giao. VI. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp: Thực hiện nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại hàng năm tương tự như công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo hướng dẫn này (thực hiện Phiếu đánh giá theo Mẫu số 3)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, người đứng đầu (cấp trưởng) quy định tại Khoản 2, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sau đay gọi chung là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương) tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn này, đồng thời thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương. 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phải hoàn thành việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong tháng 12 hàng năm. 3. Tổ chức lưu trữ, quản lý văn bản, tài liệu về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: a) Văn bản, tài liệu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động gồm: - Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (Phiếu phải có chữ ký của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu, có đóng dấu của cơ quan, đơn vị, địa phương); - Biên bản cuộc họp đánh giá; - Thông báo kết quả đánh giá, phân loại; - Kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra (nếu có); - Mẫu tổng hợp số 4 đối với cơ quan hành chính nhà nước; - Mẫu tổng hợp số 5 đối với đơn vị sự nghiệp công lập; - Mẫu tổng hợp số 6. b) Tài liệu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải được lưu trữ vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Tài liệu lưu trữ gồm: - Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; - Thông báo kết quả đánh giá, phân loại; - Kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra (nếu có). 4. Sau khi thực hiện việc đánh giá, phân loại xong, các cơ quan, đơn vị, địa phương lập thành 02 (hai) bộ hồ sơ đánh giá, phân loại (gồm văn bản và tài liệu như đã nêu trên), một bộ lưu tại cơ quan, đơn vị, địa phương, một bộ gửi về UBND huyện (thông qua Phòng Nội vụ) trước ngày 05 tháng 01 năm sau liền kề của năm đánh giá. Hồ sơ đánh giá, phân loại gồm: a) Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; b) Biên bản cuộc họp đánh giá; c) Thông báo kết quả đánh giá, phân loại; d) Kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra (nếu có); e) Mẫu tổng hợp số 4 đối với cơ quan hành chính nhà nước; g) Mẫu tổng hợp số 5 đối với đơn vị sự nghiệp công lập; h) Mẫu tổng hợp số 6..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4. Giao Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo: a) Chỉ đạo các trường học (thống nhất chung) thực hiện công tác đánh giá viên chức và người lao động trong năm học 2013 - 2014 và những năm tiếp theo theo hướng dẫn này; thực hiện lưu trữ tài liệu đánh giá, phân loại vào hồ sơ viên chức theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, và lưu trữ văn bản đánh giá theo quy định tại Khoản 4, Mục VII Hướng dẫn này; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, phân loại gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 6 hàng năm (theo Mẫu số 5, Mẫu số 6). Đồng thời, tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, phân loại viên chức sự nghiệp giáo dục toàn ngành (theo Mẫu số 5, Mẫu số 6) gửi về UBND huyện (thông qua Phòng Nội vụ) trước ngày 30 tháng 6 hàng năm. b) Các quy định về đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên ở các bậc học, cấp học vẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành. 5. Phòng Nội vụ tham mưu, giúp UBND huyện kiểm tra, đôn đốc, theo dõi Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện để báo cáo Thường trực Huyện ủy, Sở Nội vụ theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện hành. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 76/HD-UBND ngày 13/12/2012 của UBND huyện về việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2012 và Hướng dẫn số 1009/HDUBND ngày 13/5/2013 của UBND huyện về đánh giá, phân loại viên chức sự nghiệp giáo dục. Trên đây là hướng dẫn công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm. UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên hệ UBND huyện (thông qua Phòng Nội vụ) để được hướng dẫn, giải thích thêm./. Nơi nhận: - Thường trực Huyện ủy; - Thường trực HĐND huyện; - CT, các PCT UBND huyện; - CVP HĐND&UBND huyện; - Các cơ quan, đơn vị; - Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VT-VP, PNV.. CHỦ TỊCH. Võ Văn Tập.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×