Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu Giáo trình khai thác mạng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 19 trang )

Giáo trình khai thác mạng 1

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483
PHẦN 1. MẠNG CỤC BỘ, WINDOWS XP
BÀI 1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THIẾT BỊ CƠ BẢN
I. Các khái niệm cơ bản
Mạng máy tính là một hệ thống gồm ít nhất hai máy tính liên kết với nhau có khả năng trao
đổi dữ liệu với nhau.
Thông thường trong một hệ thống mạng có một máy chủ - gọi là server – làm công tác quản
lý, tổ chức các hoạt động trên mạng. Các máy còn lại gọi là máy trạm (workstation) dùng để sử
dụng, khai thác, triển khai các ứng dụng. Mô hình này gọi là Client-Server.
Những hệ thống đơn giản hơn không s
ử dụng máy chủ, các máy đều là trạm có vai trò như
nhau. Mô hình này gọi là Peer-to-Peer.
Các đặc trưng:
Đường truyền dữ liệu: Trước đây, hầu hết là các mạng có dây (hữu tuyến), hiện nay mạng
không dây (Wireless) đã bắt đầu trở nên phổ biến.
Thông lượng: là dung lượng dữ liệu truyền qua mạng, tính bằng số bit trên giây. Đơn vị: bps
(bit per second).
Cấu trúc mạng (Topology): là cách kết nối các máy trong mạng (sẽ phân tích sau).
Mục đích: Vì sao ng
ười ta phải thêm một phần chi phí để thiết lập mạng, hay nói cách khác
thiết lập mạng nhằm giải quyết những vấn đề gì?
+ Tiết kiệm: dùng chung được tài nguyên: thiết bị, chương trình,...Các máy trong mạng có
thể sử dụng tài nguyên trên các máy khác như là trên máy của chính mình. Máy in, đĩa cứng, ổ
CD, modem, đường truyền ADSL...có thể dùng chung; điều này dẫn đến tiết kiệm chi phí, mua
sắm thiết bị.
+ Thống nhất, tiện cho việ
c quản lý: Vì các máy trên mạng có thể dùng chung dữ liệu nên
khi bổ sung, thay đổi, mọi người sẽ sử dụng ngay dữ liệu (đồng bộ); dùng chung nên chỉ cần lưu
trữ duy nhất một cơ sở dữ liệu tiện cho việc quản lý. Hơn nữa, các hệ thống mạng đều có công cụ


để quản lý về người dùng và tài nguyên trên mạng.
Phân loại quy mô:
Mạng LAN (Local Area Network): có quy mô nhỏ, khoảng cách giữa các máy không quá
150m, phù hợp cho m
ột cơ quan, một phòng làm việc hoặc một phòng máy thực tập,...
Mạng WAN (Wide Area Network): có quy mô lớn, khoảng cách xa có thể từ thành phố này
đến thành phố khác, phù hợp cho giao dịch nhiều đại lý, giao dịch tài chính, ngân hàng, hệ thống
các cơ quan ngành dọc,...
Các loại cấu trúc (Topologies) Có thể gặp các loại cấu trúc sau riêng lẻ hoặc kết hợp giữa
chúng.
+ Dạng đường thẳng (Bus): Các máy lần lượt nối với một trục dẫn chính bằ
ng các T-
connector, hai đầu trục là 2 terminator. Dạng này ít tốn dây nhưng do các T-connector xem như
nối tiếp nhau nên khi kém tiếp xúc tại một T-connector nào đó thì toàn bộ mạng bị đình trệ. Mạng
ít ổn định, việc phát hiện trục trặc là khá phiền phức và cũng có thể xảy ra tình trạng “nút cổ
chai”.
Giáo trình khai thác mạng 2

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483


+ Dạng vòng (ring): giống như dạng đường thẳng nhưng không có điểm đầu cuối mà được
nối với nhau thành một đường tròn. Ưu điểm là tốc độ trưyền dữ liệu cao, ít gây ách tắc. Tuy
nhiên sử dụng giao thức phức tạp và độ ổn định chưa cao.
+ Dạng hình sao (star): mỗi máy trong mạng kết nối với một thiết bị trung tâm để chia sẻ
đường truyề
n. Nhược điểm của cấu trúc này là dây cáp khá nhiều, tốc độ truyền chậm, bắt buộc
phải có thiết bị trung tâm. Tuy nhiên, độ ổn định của mạng tương đối cao vì các máy được xem
như mắc song song nên chỉ máy bị trục trặc ngừng hoạt động các máy khác trong mạng vẫn hoạt
động bình thường; việc bổ sung, bỏ bớt các trạm thuận tiện; dễ kiểm soát và khắc phục sự c

ố.
II. Các thiết bị và phần mềm cần thiết
Về thiết bị:
+ Card mạng (NIC): có nhiệm vụ giao tiếp, có thể sử dụng các loại thông dụng như Realtek,
3COM, IntelPro,...
+ Cáp mạng: dây nối có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu, có các loại cáp xoắn, đồng trục, cáp
quang,...
+ Đầu nối: nối cáp và card mạng, tuỳ cấu trúc mà sử dụng T-connector hay RJ45.
+ Cách bấm cáp mạng: Có 4 cặp dây: nâu-trắng nâu, cam-trắng cam, xanh lá-trắng xanh lá,
xanh dương-trắng xanh dương. Tám sợi dây trong cáp phải tiếp xúc với các tiếp điểm bằng đồng
trong đầu RJ45.
Có hai chuẩn bấm cáp sau:
T568A T568B
1. Trắng xanh lá 1. Trắng cam
2. Xanh lá 2. Cam
3. Trắng cam 3. Trắng xanh lá
4. Xanh dương 4. Xanh dương
5. Trắng xanh dương 5. Trắng xanh dương
6. Cam 6. Xanh lá
7. Trắng nâu 7. Trắng nâu
8. Nâu 8. Nâu
Giáo trình khai thác mạng 3

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483
Nối hai thiết bị cùng loại (Máy tính-máy tính hoặc Hub-Hub): bấm mỗi đầu theo một chuẩn.
Nối hai thiết bị khác nhau (máy tính – Hub): bấm hai đầu cùng một chuẩn.
+ Thiết bị trung tâm: tuỳ thuộc số lượng, quy mô mạng mà trang bị Hub – bộ phân kênh đơn
thuần, Switch – bộ chuyển kênh có can thiệp, Router – bộ dẫn đường thông minh.
Để nối chỉ 2 máy tính “trực tiếp” với nhau có thể không cần dùng đến “thiết bị trung tâm”
như Hub, nghĩa là chỉ g

ắn card mạng, nối cáp là đủ. Nối từ 3 máy trở lên nhất thiết phải dùng đến
Hub. Để ý rằng bấm cáp để nối “trực tiếp” khác với bấm cáp để nối “gián tiếp” qua Hub.
Về phần mềm: máy chủ có thể dùng Win2000 server hoặc Win2003 server; máy trạm dùng
Win2000 hoặc WinXP.
III. Kết nối, kiểm tra
+ Gắn Card mạng lên mainboard.
+ Gắn cáp mạng từ máy đến máy hoặc máy đến Hub.
+ Cài hệ điều hành.
+ Kiể
m tra máy đã nhận card mạng: Control panel/ System/ Hardware/ Device manager/
Network Adapters.
+ Kiểm tra giao thức: Giao thức là phần mềm dùng để nhận biết và truyền dữ liệu giữa các
máy. Mạng cục bộ có thể sử dụng luôn giao thức của mạng WAN và mạng Internet TCP/IP. Đây
là một bộ gồm hai giao thức: TCP (Transmission Coltrol protocol), máy tính nhận biết nhau qua
giao thức này; IP (Internet Protocol), máy tính truyền dữ liệu bằng giao thức này.
+ Xác lập địa chỉ: mỗi máy mang một địa chỉ IP khác nhau, giá trị khác nhau này đượ
c sử
dụng để nhận diện máy tính trên mạng. Địa chỉ IP gồm 4 số, mỗi số 1 byte. Để xác lập: My
Network Place/Properties/ Local Area Connection/ Chuột phải/ Properties/ Internet protocol/
Properties/ IP Address
Đặt địa chỉ IP vào đây, chẳng hạn 192.168.0.1 cho máy thứ nhất; 192.168.0.2 cho máy thứ
nhì,...
+ Kiểm tra nhóm (Group): My Computer/properties/ Network Identification, chú ý
Computer Name – vai trò giống như địa chỉ IP, và ấn định tên Group giống nhau cho các máy
trên mạng.
Đến đây, chúng ta có thể sử dụng các máy như một hệ thống mạng ngang hàng.
Một số
lệnh thông dụng trong việc kiểm tra mạng:
Chạy Start / Run/ Cmd, rồi chạy những lệnh sau nếu cần:
a)ipconfig:

Công dụng: kiểm tra địa chỉ IP của máy và một số thông tin khác liên quan.
Cú pháp: ipconfig /All /renew
All: xem các thông tin khác như địa chỉ router,...
Renew: cấp phát lại địa chỉ IP, dùng khi sử dụng DHCP cấp địa chỉ IP động.
b) Ping
Công dụng: kiểm tra việc truyền dữ liệu đến một máy khác.
Giáo trình khai thác mạng 4

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483
Cú pháp: Ping <địa chỉ IP| Tên máy>
Ví dụ: ping 10.0.0.2
Nếu xuất hiện thông báo “Destination host unreachable” thì không liên lạc được.
c) Net Send
Công dụng: Gửi thử một thông điệp đến một máy khác hoặc một số máy khác trong nhóm.
Cú pháp: Net send <địa chỉ IP| Tên máy> <Thông điệp>
Ví dụ: Net send 10.0.0.2 Chuc thanh cong
Nếu xuất hiện thông điệp “Chuc thanh cong” trên máy 10.0.0.2 thì thông điệp này đã được
gửi đi thành công.
Ngoài ra có thể dùng My Network Place để liên lạc với các máy trong mạng.

BÀI 2. KHAI THÁC TRÊN MẠNG CỤC BỘ
1. Các l
ớp địa chỉ IP
Một IP gồm 32 bít gồm 2 thành phần: netid (địa chỉ mạng) và host id (địa chỉ máy).
Ví dụ: máy 1 có địa chỉ IP là 10.0.0.41
Máy 2 có địa chỉ IP là 192.168.0.101
Người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Trong lớp A, B, C
chứa địa chỉ có thể gán được. Lớp D dành riêng cho lớp kỹ thuật multicasting. Lớp E được dành
những ứng dụng trong tương lai.


Hình 7.1: Cấu trúc các lớp địa chỉ IP
Netid trong địa chỉ mạng dùng để nhận dạng từng mạng riêng biệt. Các mạng liên kết phải
có địa chỉ mạng (netid) riêng cho mỗi mạng. Ở đây các bit đầu tiên của byte đầu tiên được dùng
để định danh lớp địa chỉ (0 - lớp A, 10 - lớp B, 110 - lớp C, 1110 - lớp D và 11110 - lớp E).
Chúng ta xét cấu trúc của các lớp địa chỉ có thể gán được là lớp A, lớp B, lớp C. Cấu trúc
của các địa chỉ IP như sau:
M
ạng lớp A: địa chỉ mạng (netid) là 1 Byte và địa chỉ host (hostid) là 3 byte.
Mạng lớp B: địa chỉ mạng (netid) là 2 Byte và địa chỉ host (hostid) là 2 byte.
Mạng lớp C: địa chỉ mạng (netid) là 3 Byte và địa chỉ host (hostid) là 1 byte.
Vì vậy, lớp A cho phép định danh tới 126 mạng, với tối đa 16 triệu host trên mỗi mạng. Lớp
này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn. Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng, với
Giáo trình khai thác mạng 5

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483
tối đa 65534 host trên mỗi mạng. Lớp C cho phép định danh tới 2 triệu mạng, với tối đa 254 host
trên mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm.
2. Quản lý user trên máy trạm WinXP
Trước tiên, chúng ta quan tâm một cách sâu sắc hơn về việc sử dụng tài nguyên trên chính
mỗi máy trạm. Bởi vì truy cập qua mạng dựa trên cơ sở này, chỉ có điều thay vì làm việc trực tiếp
với máy đó thì ta lại gián tiếp từ mộ
t máy khác.
a. User với các mức độ về quyền truy cập
Truy cập vào hệ thống với mức độ nào được giới hạn quyền truy cập đối với tài nguyên của
máy. Thông dụng nhất là Administrator: có toàn quyền như tạo, xoá dữ liệu, tạo, phân quyền cho
các user; Guest: chỉ xem dữ liệu, có thể chạy một số chương trình nhất định. Nếu có quyền
Administrator, chúng ta có thể tạo một user và cấp phát quyền truy cậ
p phù hợp với vai trò của
người dùng user này trên mạng.
b. Tạo một user

Start/Control Panel/Administrative Tools/Computer Management/Local Users.

Nhắp chuột phải trên cửa sổ bên phải, chọn new user và khai báo các thông tin như tên, mật
khẩu và một số tham số khác về mật khẩu:

Để đăng nhập vào một user nào đó, gõ phím lá cờ Windows+L
c. Quản lý user
Bao gồm các việc như thay đổi mật khẩu, đổi tên, xoá user, đăng ký nhóm. WinXP quy định
quyền cho các nhóm, user thuộc nhóm nào được kế thừa quyền của nhóm đó. Ví dụ một user tuỳ
ý thuộc nhóm Administrator sẽ có quyền như một Administrator. Để đăng ký một nhóm: chọn
user/chuột phải/Properties/Member of/Add/Advanced/Find now/Chọn nhóm/OK.
3. Chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên bao gồm phần cứng, phần mềm trên máy. Chúng ta có thể
sử dụng những tài
nguyên của một máy trên mạng như trên máy của mình nếu đã được chia sẻ.
Phải thay đổi lần sử dụng đầu tiên
Không thay đổi
Có hiệu lực vĩnh viễn
Tạm thời vô hiệu hoá Account
Giáo trình khai thác mạng 6

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483
Để chia sẻ một thư mục (cho người khác dùng các tập tin trong thư mục này), thao tác như
sau:
Trong cửa sổ Windows Explorer, chọn thư mục/chuột phải/Sharing/chọn Share this
folder/đặt tên/Apply/OK.
Nếu kèm theo dấu $ vào cuối tên thì chia sẻ này được gọi là chia sẻ ẩn, nó không xuất hiện
trên màn hình nhưng truy cập được.
4. Truy xuất dữ liệu đã được chia sẻ
Muốn truy xuất dữ liệu đã được chia sẻ trên máy nào ta phải biết

địa chỉ IP hoặc tên của
máy đó, đồng thời phải có một username và password nào đó của máy này; rồi dùng một trong
các cách sau:
+ Dùng My Network Place
+ Start/Run/gõ địa chỉ IP hoặc tên chia sẻ (theo qui cách ví dụ như \\10.0.0.3
hay là
\\server
)
+ Gõ username, password nếu cần.
5. Quy định việc sử dụng tài nguyên chia sẻ
Khi chia sẻ một thư mục (mục 3), ta có thể quy định thêm các thông số sau:


Có 3 mức độ quy định quyền truy
cập đến tài nguyên:
Read: chỉ đọc, không tạo được
tập tin, thư mục, không xoá
Change: cho phép tạo, xoá
Full Control: toàn quyền
Hơn nữa, bạn có thể quy định cho
user nào sử dụng bằng
Add/Advanced/Find now/ chọn tên
user đó. Kết quả chỉ user đó mới sử
dụng được tài nguyên mà bạn chia sẻ.
Số người cùng truy xuất
Không hạn chế
Giáo trình khai thác mạng 7

Trung tâm Tin học 14-Bà Triệu 10A, 14-Bà Triệu, 821483
6. Chia sẻ máy in mạng

Giả sử đã có một máy in nào đó trên mạng đã được chia sẻ, ta tiến hành các thao tác như sau
để có thể sử dụng máy in này:
Start/Control panel/ Printer and fax
File/Add a printer/Next/A network printer/Browse for a printer
Chọn máy in và cài như một máy in cục bộ thông thường.

PHẦN 2. MẠNG INTERNET
Bài 1. INTERNET EXPLORER
I. Các khái niệm cơ bản
Mạng Internet là mạng máy tính toàn cầu
bao gồm tất cả các hệ thống mạng LAN, mạng
WAN kết nối với nhau.
Giao thức TCP/IP: để các máy tính trên
mạng internet hiểu được nhau, mỗi máy đều phải
có phần mềm cần thiết, phần mềm này chính là bộ
giao thức TCP/IP.
URL (uniform resource locator) Một tài
nguyên nào đó trên mạng được xác định bởi loại
tài nguyên và vị trí của nó trên máy chủ. Tập hợ
p
các thông tin này thể hiện bởi một URL. Ví dụ:
Hyper text là khái niệm dùng để chỉ các siêu văn bản, những văn bản có chứa các liên kết
đến một vị trí khác trên cùng văn bản hoặc một văn bản khác. Đặc trưng cơ bản nhất của các
trang web là các siêu liên kết - gọi là các hyper link.
HTTP(hypertext transfer protocol) là giao thức truyền các tập tin siêu văn bản. Trình duyệt
web sử dụng giao thức này để tải các trang web trên internet.
Website là khái niệm dùng để ch
ỉ tập tất cả các trang web được thiết kế để phục vụ chung
cho một mục đích. Trong số đó có một trang gọi là trang chủ, đây thường là trang giới thiệu và
chứa các liên kết đến các trang còn lại trong website.

Tên miền (Domain name) dùng để xác định vị trí của một website trên internet. Tên miền
do một tổ chức quản lý cấp quốc gia cung cấp, ở Việt Nam là VNNIC. Tên miền là duy nhất
không được trùng nhau, vì vậy nên xuất hiệ
n tình trạng đầu cơ tên miền.
Ví dụ: URL của ĐH Quy Nhơn , có phần tên miền là
www.qnu.edu.vn
Tên miền được xác lập từ các thành phần (tính từ bên phải sang)
• Xác định quốc gia: vn - Việt Nam, jp - Nhật Bản, uk – Anh Quốc, fr – Pháp,…
• Xác định lĩnh vực: edu – giáo dục, gov – chính phủ, com – thương mại,…
• Xác định tổ chức, cá nhân: qnu – ĐH Quy Nhơn, baobinhdinh – báo Bình Định,…

×