Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 9 trang )

1
1. Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
2. Đặt vấn đề:
Trong nhà trường giáo dục ngôn ngữ được coi là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất vì nó vừa là cơng cụ giao tiếp, vừa là công cụ để học sinh học
tập tất cả các môn. Điều này càng thể hiện sâu sắc ở lứa tuổi mầm nom khi mà
sự phát triển của đứa trẻ trong đó có ngơn ngữ mới chỉ là khởi đầu nhưng diễn ra
với tốc độ nhanh nhất so với tất cả các giai đoạn còn lại của cuộc đời.
Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “kỳ diệu”, trẻ rất hiếu động, thích tị mị
khám phá, ham muốn hiểu biết, thích sờ, nắn và muốn diễn đạt những mong
muốn của mình bằng lời nói, hành động, cử chỉ, muốn nhận dạng được các chữ
cái và muốn sao chép được một số ký hiệu. Nhưng ở lứa tuổi này, ngơn ngữ của
các cháu đang thời kì phát triển. Vì vậy việc giúp trẻ phát triển ngơn ngữ là một
vấn đề rất cần thiết và không thể thiếu được. Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài
này.
3. Cơ sở lý luận:
Chương trình giáo dục mầm nom Việt Nam mới triển khai có phần Các nội
dung cần đạt về giáo dục ngôn ngữ. Những yêu cầu cần đạt cho hai giai đoạn độ
tuổi về giáo dục phát triển ngôn ngữ là:
+ Tuổi nhà trẻ:
- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói;
- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ;
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu;
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời
nói;
- Hồn nhiên trong giao tiếp.
+ Tuổi mẫu giáo:
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ( lời nói nét mặt, cử chỉ,
điệu bộ, …);


- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày;
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện;


2
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao
phù hợp với độ tuổi;
- Có một số kĩ năng ban đầu về đọc và viết.
Như ta đã biết, mỗi đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên được khoẻ mạnh, thông
minh, nhanh nhẹn, đó là điều mọi người ln mong đợi. Song, trẻ phải được tiếp
xúc với một môi trường lành mạnh, trong sáng để trẻ có được nề nếp, thói quen
tốt và đặc biệt trẻ phải biết nói, biết đọc, biết viết, phát âm đúng các chữ, các từ,
các câu mà trẻ thường giao tiếp trong xã hội, để trẻ có thể đạt được mục tiêu, yêu
cầu vốn có trước khi bước vào lớp một.
4. Cơ sở thực tiễn:
Trẻ mẫu giáo là một trong những giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng đối
với con người. Trẻ đến trường mầm non có độ tuổi khác nhau: 2 tuổi, 3 tuổi, 4
tuổi, 5 tuổi. Đây là lứa tuổi cần được vuốt ve, uốn nắn, giáo dục, chăm sóc một
cách tận tình và chu đáo. Trẻ phát triển tốt về các lĩnh vực như : phát triển thể
chất, phát triển thẩm mỹ. Đây là một trong những vấn đề không thể thiếu được
đối với trẻ mầm non. Song, lĩnh vực ngôn ngữ là một vấn đề vô cùng quan trọng
đối với trẻ mẫu giáo, trẻ có thể gọi tên bất cứ đồ vật, đồ chơi nào mà trẻ thích và
nói lên mong muốn, nhu cầu của mình khi trẻ cần. Hiện nay, đối với các vùng
nơng thơn, miền núi nói chung, Đại Đồng q tơi nói riêng, hồn cảnh kinh tế
cịn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu sự quan tâm của phụ
huynh, các cháu chưa có điều kiện để đi tham quan, tiếp xúc với sự việc, môi
trường xung quanh…Việc phát triển ngôn ngữ của các cháu chủ yếu là ở trường
Vì vậy “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” là
lĩnh vực mà tơi cho rằng nó vơ cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo.
5. Nội dung nghiên cứu:

Là giáo viên mầm non, tôi luôn mong muốn rằng trẻ phải nắm bắt đầy đủ
những kiến thức cơ bản trước khi vào lớp một. Trẻ phải hiểu biết, diễn đạt được
những mong muốn, suy nghĩ của mình bằng nhiều loại câu và hiểu được một số
từ, trẻ tham gia được các hoạt động ngơn ngữ, kể chuyển, đọc thơ, đóng kịch…
nhận dạng được các chữ cái và phát âm đúng được các chữ cái đó, phải sao chép
được các kí hiệu và phải mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp. Đó là tất cả
những gì mà trẻ cần phải nắm bắt được.
Nhìn chung, lĩnh vực phát triển ngơn ngữ là một lĩnh vực vô cùng quan
trọng ở trường mầm non. Đã có khơng ít giáo viên tham gia viết về lĩnh vực này,
nhưng chưa có bài viết nào xuất sắc, tiêu biểu mà được đưa ra thảo luận để chị
em cùng học tập. Với tính tị mị đầy tham vọng của mình, tơi ln mong muốn
tất cả trẻ học mầm non nói chung và nhất là mẫu giáo lớn nói riêng, trẻ phải đạt


3
được những kiến thức về từ ngữ và phát âm được rõ ràng, rành mạch như tôi
mong muốn.
Để trẻ nắm bắt được lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tôi thường cho các cháu
làm quen những bài thơ, câu chuyện, các từ ngữ, hình ảnh ngắn gọn và mang đầy
đủ những đặc điểm, ý nghĩa của bài thơ, của câu chuyện.

Thơ, truyện trong chương trình mà trẻ làm quen trong các hoạt động
thường ngắn gọn, rõ ràng, sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn
thể hiện ở cả câu văn, câu thơ, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ. Truyện
thường có kết cấu đối lập, tương phản giúp trẻ dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội
dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng.
Ví dụ: Chú dê đen; Ai đáng khen nhiều hơn; Bác gấu đen và hai chú thỏ.
Thêm vào đó tơi thường cho trẻ làm quen qua tranh, chuyện có mơi trường chữ
và có các câu thơ, từ ngữ thể hiện nội dung bức tranh, qua đó trẻ nhận biết được
các chữ cái vừa học và có thể nhớ lâu hơn các chữ cái đó.



4

Thơ dành cho trẻ mẫu giáo thường là những dạng thơ phổ biến, thơ 2 chữ,
3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc thơ lục bát.
Ví dụ :

Cây dây leo
Bé tẻo teo
Ở trong nhà
Lại bị ra
Ngồi cửa sổ
Và nghển cổ
Lên trời cao
Hỏi “Vì sao”
Cây trả lời
Ra ngồi trời,


5


Cùng với việc sử dụng những câu thơ ngắn là sự kết hợp những hình ảnh,
vần điệu lặp đi lặp lại làm cho bài thơ sinh động, vui tươi, có sức hấp dẫn và lơi
cuốn, giúp trẻ có sự tị mị, ham thích khi đọc thơ, trẻ diễn đạt được những mong
muốn của mình bằng một số vốn từ trẻ thường gặp qua các bài thơ, câu chuyện,
hoặc các câu thơ, từ ngữ trong tranh.
Trong thơ, truyện thường sử dụng các từ ngữ chọn lọc, giản dị, trong sáng,
dễ hiểu. Đặc biệt có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từ

miêu tả, tính từ chỉ màu sắc, tạo nên sắc thái vui tươi vừa khêu gợi kích thích trí
tưởng tượng, sáng tạo, vừa tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm
của trẻ.


6
Ví dụ:

HOA KẾT TRÁI
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đóm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió.
Thu Hà

Nhờ hàng loạt các tính từ miêu tả (chói chang, đốm lửa, nho nhỏ, xinh
xinh, …) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng), bài thơ đã vẽ
lên một khu vườn thật sinh động, giúp trẻ có thể hình dung các lồi hoa với
những màu sắc và hình dạng rất cụ thể để trẻ có thể nắm bắt và hình dùng được
một cách dễ dàng.
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi thích bắt chước, tị mị và thích khám phá, nên
cho trẻ làm quen với các chữ cái và phát âm cho trẻ, địi hỏi phải có sự chuẩn và
chính xác. Trong giao tiếp hằng ngày cũng như thơng qua các hoạt động học, cơ
giáo cần phải nói, đọc đúng, chuẩn các từ ngữ.



7
Ví dụ: “Cơ nói” chứ khơng phải là “Cơ núa”, “bao nhiêu” chứ không phải
là “bô nhiêu”, hoặc “xe đạp” chứ không phải là “xe độp”. Đây là những vấn đề
cần lưu ý từ giáo viên mầm non ở nông thơn. Nhìn chung, lĩnh vực phát triển
ngơn ngữ là những khát vọng bức thiết của trẻ mầm non, cải tạo con người, thể
hiện niềm tin mãnh liệt của các cô giáo mầm non vào những điều sẽ có. Những
niềm tin ấy, dù trẻ có ngây thơ, khát khao đến đâu rồi cũng trở thành hiện thực.
6. Kết quả nghiên cứu:
Qua q trình thực hiện lĩnh vực phát triển ngơn ngữ cho trẻ tiếp thu trong
mấy tháng qua, tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
- 100% trẻ hứng thú tích cực trong hoạt động làm quen văn học.
- 98% trẻ phân biệt được các chữ cái trẻ đã học và đa số trẻ mạnh dạn, chủ
động, tự tin trong giao tiếp, diễn đạt được mong muốn của mình bằng nhiều loại
câu.
7. Kết luận:
Nhờ các biện pháp trên đã có tác dụng giáo dục tốt đối với sự phát triển
của trẻ có cơ hội được sử dụng câu có đầy đủ thành phần, ngôn ngữ mạch lạc,
dùng ngôn ngữ để diễn giải, để bày tỏ ý kiến riêng của mình, sử dụng ngơn ngữ
diễn cảm để kể truyện theo tranh và kể truyện sáng tạo. Trẻ biết lắng nghe ý kiến
người khác và trình bày quan điểm của mình; có khả năng tự kiềm chế và có lúc
phải biết nhường bạn; biết cách làm việc theo nhóm ( thỏa thuận, phân cơng, hợp
tác) để cùng hồn thành nhiệm vụ. Trẻ biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ khi người
khác gặp khó khăn cũng như bản thân gặp khó khăn phải biết nhờ người khác
giúp đỡ.
Với trẻ thơ, lĩnh vực phát triển ngơn ngữ ln chắp cánh cho trí tưởng
tượng bay bổng của các cháu. Tuy nhiên, để giúp trẻ cảm nhận đúng đắn và phát
âm được các chữ cái, các từ ngữ, các câu thơ, giáo viên cần dùng các ngơn ngữ
hay, chuẩn và mang tính chính xác với sự chăm sóc, giáo dục tận tụy, ân cần, chu
đáo để trẻ có thể dần dần lĩnh hội và có một số vốn từ nhất định. Đây là cuộc đấu
tranh bền bỉ, lâu dài của giáo viên đối với trẻ mầm non mà ngày nay chúng ta đã

và đang tìm cách đưa nó vào thế giới mầm non để trẻ dễ dàng lĩnh hội và tiếp thu
được.
8. Đề nghị:
Ngày nay cơng nghệ thơng tin đã có những bước tiến vượt bậc và tác động
sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm nom nói riêng là một tất yếu khách
quan. Cần triển khai tập huấn một số phần mềm giáo dục với mục tiêu giáo viên
nhận thức đúng đắn và có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng khai thác


8
được những hoạt động từ phần mềm, từ đó tác động đến hiệu quả giáo dục và
chăm sóc trẻ trong đó có mục tiêu phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
Muốn trẻ phát triển một cách toàn diện về lĩnh vực ngôn ngữ, cần phải cho
trẻ hoạt động nhiều ở các tiết học có dùng nhiều tranh ảnh hoặc tiếp xúc với
chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin qua các hoạt động làm quen văn học,
làm quen chữ cái. Đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo khi được
tiếp xúc thì trẻ nhớ rất lâu và sẽ học được một cách tự nhiên các hoạt động có
thực trong xã hội.
Vì vậy, nhu cầu và điều kiện cần thiết cho trẻ tiếp xúc và thực hiện ở
chương trình mầm non về phát triển ngơn ngữ địi hỏi phải có nhiều tranh ảnh, từ
ngữ để minh hoạ một cách cụ thể và rõ ràng để cho trẻ dễ dàng nắm bắt và có
một số kiến thức cơ bản vững vàng trước khi trẻ bước vào lớp một.
Đại Đồng, ngày 10 tháng 03 năm 2010
Người viết

Trần Thị Thuý Nga


9


9. MỤC LỤC
Trang
1. Tên đề tài .................................................................................1
2. Đặt vấn đề.................................................................................1
3. Cơ sở lý luận ...........................................................................1
4. Cơ sở thực tiễn ........................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu ...............................................................2
6. Kết quả nghiên cứu .................................................................7
7. Kết luận ....................................................................................7
8. Đề nghị .....................................................................................7
9. Mục lục………………………………………………….……..8
10.Phiếu đánh giá xếp loại SKKN....................................................9



×