Tải bản đầy đủ (.docx) (337 trang)

Giáo án tự chọn ngữ văn 11 mới nhất (chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 337 trang )

Ngày soạn :
TIẾT 1.
LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
*Với học sinh trung bình:
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
*Với học sinh khá giỏi:
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ
lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức
quan trọng.
1



IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

11
11
11

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Đọc hiểu văn bản là một phần thi được đưa vào đề thi môn Ngữ văn, chiếm 3 điểm/10
điểm. Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả
năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn,
nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thơng hiểu các thơng điệp tư tưởng, tình cảm của
người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ
thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc
hiểu văn bản ngày càng được quan tâm. Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy cùng ơn luyện
kiến thức lí thuyết đọc hiểu và luyện tập một số bài tập đọc hiểu văn bản để thuần thục hơn
với kiểu bài tập này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và
HS


Nội dung cần nắm vững

GV hướng dẫn HS củng
cố lại những kiến thức lí
thuyết phục vụ cho việc
đọc hiểu văn bản.

I. ƠN TẬP LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

GV đặt câu hỏi. HS trả
lời.

– Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1
chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng
kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

GV chuẩn xác kiến thức.

1. Các phương thức biểu đạt
1.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

2


? Kể tên các phương thức
biểu đạt đã học. Nêu định
nghĩa về từng phương
thức biểu đạt đó.


1.2.Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có
thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội
tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngơn ngữ miêu tả.
1.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế
giới xung quanh.
1.4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn
bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của
người nói, người viết.

1.5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,
? Kể tên các phép liên kết giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho
đã học. Lấy ví dụ minh
người đọc , người nghe
họa.
2. Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản
– Tỉnh lược
? Kể tên các biện pháp tu 3. Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ
từ đã học. Lấy ví dụ minh thuật khác:
họa.
Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác
dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội
dung văn bản:
– So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hốn dụ; Nói quá- phóng đạithậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương
phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ;
Cách sử dụng từ láy…
4. Các hình thức lập luận của đoạn văn:
? Kể tên các hình thức lập Có nhiều cách trình bày, trong đó có 7 cách chính sau: Diễn
luận của đoạn văn.
dịch, Quy nạp, tổng -phân -hợp, nêu phản đề, so sánh, phân

tích nhân quả, vấn đáp
? Kể tên các thể thơ mà
em biết.

5. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát;
Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8
chữ.
II. LUYỆN TẬP

C. Hoạt động luyện tập
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

3


Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái
tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài,
mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và
cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ khơng phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu
trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những
người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đơi mươi. Khơng ai già đi vì tuổi
tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.
Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết
nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ
hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên

tâm hồn?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Lo lắng, sợ hãi, mất lịng tin vào bản thân là
những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta?
Gợi ý :
1.

Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận.

2.

– Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ:

+ Là trạng thái tâm hồn
+ Gắn liền với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm
nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
+ Tuổi trẻ thể hiện ở lịng can đảm, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm.
3.

Nêu sự hiểu biết về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn

+ Thời gian hình thành tuổi tác: theo quy luật cuộc sống, cùng với sự chảy trôi của thời gian
con người lớn lên về tuổi tác, già đi về mặt hình thức.
+ Thái độ tạo nên tâm hồn: Tuổi tác, thời gian không kiến tạo nên thế giới tinh thần chúng
ta. Cái tạo nên nó chính là thái độ, tức là những ý nghĩ, tình cảm, là cách nhìn, cách ứng xử,
cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời.
. Thái độ sống tiêu cực sẽ khiến tâm hồn trở nên già cỗi, tàn lụi.
. Ngược lại, thái độ sống tích cực sẽ làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, khỏe khoắn, tràn
đầy năng lượng.
4



4

Học sinh tự do bày tỏ quan điểm.

– Đồng tình với quan điểm Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy
hoại tinh thần của chúng ta.
– Vì:
+ Đây là những trạng thái tâm lí tiêu cực. Một khi xuất hiện thường xuyên, trở thành thói
quen nó sẽ thao túng, nhấn chìm đời sống tâm hồn ta trong bóng tối, khiến đời sống bên
trong ta luôn u ám, tẻ nhạt, rơi vào sự bế tắc, khơng lối thốt.
. Lo lắng sợ hãi khiến ta luôn cảm thấy bất an trước cuộc đời, khiến ta mất đi sức sống, sức
trẻ, mất đi niềm vui sống.
. Việc mất lịng tin vào bản thân khiến ta khơng tìm được điểm tựa tinh thần vững chắc, từ
đó đánh mất tiềm lực bản thân, luôn trong trạng thái mặc cảm, hoang mang, hồi nghi chính
mình.
+ Tất cả những trạng thái tâm lý đó khiến ta khơng nhận thức được về giá trị bản thân, về ý
nghĩa sự tồn tại của mình, thấy cuộc đời trở nên vơ nghĩa, khơng cịn cảm giác hào hứng
sống nữa. Đó là lúc ta chết về mặt tinh thần. Cuộc đời cịn gì thú vị khi đời sống bên trong
bị hủy hoại.
+ Để tránh cho đời sống tâm hồn không bị hủy hoại chúng ta cần có ý nghĩ, tình cảm, cách
nhìn, cách lựa chọn lối sống đúng đắn, tích cực.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
(Học sinh làm tại lớp hoặc ở nhà)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nếu bạn nỗ lực hướng tới những mục tiêu của mình, những mục tiêu đó sẽ nỗ lực hướng
tới bạn. Nếu bạn nỗ lực hướng tới những kế hoạch của mình, những kế hoạch đó sẽ nỗ lực
hướng tới bạn. Bất kể điều gì tốt đẹp chúng ta gây dựng, cuối cùng sẽ quay lại gây dựng
chúng ta
Đừng đặt mục tiêu quá thấp. Nếu bạn không khao khát nhiều, bạn không thể trở thành

một điều đáng kể được.
Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời.
Chúng ta đều cần có mục tiêu dài hạn mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại trước mắt.
Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp
bạn đạt được nó. Những cái đó mãi mãi đáng giá hơn nhiều so với những gì bạn nhận
được.
Lí do tối thượng của việc đặt mục tiêu là nó khích lệ bạn trở thành con người,bạn phải
trở thành để hành động và đạt được nó.…
5


Có những người bị đè nặng vì những ngày khổ cực bởi vì họ chỉ nghĩ về những ngày đó.
Họ không hướng tới ngày mai hay phác họa tương lai.
(Triết lý cuộc đời, Jim Rohn, NXB Lao động, 2016,
tr.57)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, lý do quan trọng để đặt mục tiêu là gì?
Câu 3. Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “đừng đặt mục tiêu quá thấp”?
Câu 4. Theo anh/chị, mỗi người cần đặt ra những mục tiêu như thế nào để “thiết kế nên cuộc
đời” của mình?
Gợi ý :
1. Phương thức nghị luận.
2. Theo tác giả, lý do quan trọng để đặt mục tiêu là tạo ra những chuyển biến trong chính
chúng ta, giúp ta đạt được mục đích.
3. Vì : Như vậy sẽ khơng thúc đẩy sự nỗ lực, không phát huy hết năng lực sở trường và
không thể đạt được những điều đáng kể.
4. HS trả lời ngắn gọn, rõ ý, tránh diễn đạt chung hoặc sáo rỗng. Ví dụ cần chỉ rõ mục tiêu
có vai trò quan trọng, tạo ra những điểm mốc giúp con người đạt tới mục đích, muốn đặt ra
mục tiêu phù hợp để thiết kế nên cuộc đời của mình chúng ta cần nhận thức đúng về bản
thân, không nên đặt mục tiêu quá thấp nhưng cũng không nên đặt ra những mục tiêu không

tưởng.
E. Hoạt động củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- HS cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết cơ bản để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
2. Dặn dị
- Ơn tập những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Tự luyện tập thêm ở
nhà.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

6


Ngày soạn :
TIẾT 2.
LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
*Với học sinh trung bình:
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
*Với học sinh khá giỏi:
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ
lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức
quan trọng.
7


IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

11
11
11

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs.
3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động
Ở tiết trước, chúng ta đã ôn tập một số kiến thức phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản .
Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy tiếp tục ôn luyện kiến thức lí thuyết đọc hiểu và luyện
tập một số bài tập đọc hiểu văn bản để thuần thục hơn với kiểu bài tập này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và
HS

Nội dung cần nắm vững

GV hướng dẫn HS củng
cố lại những kiến thức lí
thuyết phục vụ cho việc
đọc hiểu văn bản.

I. ƠN TẬP LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

GV đặt câu hỏi. HS trả
lời.

– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thơng tin, ý
nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

GV chuẩn xác kiến thức.

– Có 2 dạng tồn tại:

6. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a/ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:


+ Dạng nói
? Nêu khái niệm ngơn
ngữ sinh hoạt.

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, chuyện trị trên mạng xã hội, tin
nhắn điện thoại,…
b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng
8


trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp
khơng mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư
cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình
với người thân, bạn bè,…
– Đặc trưng:
? Nêu đặc trưng của
phong cách ngơn ngữ
sinh hoạt.

+ Tính cụ thể: Cụ thể về khơng gian, thời gian, hồn cảnh
giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nộii dung và cách thức giao
tiếp…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng
điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng
=> Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới
tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối
đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì

chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngơn ngữ sinh
hoạt.

? Nêu khái niệm ngôn
ngữ nghệ thuật.

? Nêu đặc trưng của
phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật.

7. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a/ Ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương,
khơng chỉ có chức năng thơng tin mà còn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người. Nó là ngơn ngữ được tổ chức, sắp
xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường
và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
– Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin &
chức năng thẩm mĩ.
– Phạm vi sử dụng:
+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện
ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngơn ngữ trữ tình (ca
dao, vè, thơ…); Ngơn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)
+ Ngồi ra ngơn ngữ nghệ thuật cịn tồn tại trong văn bản
chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…
b/ Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng:
Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ,

9


nhân hóa, so sánh, hốn dụ, điệp…
+ Tính truyền cảm: ngơn ngữ của người nói, người viết có khả
năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại
nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật
riêng. Tính cá thể hóa của ngơn ngữ cịn thể hiện trong lời nói
của nhân vật trong tác phẩm.
Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một
bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác
phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong
cách ngơn ngữ nghệ thật.
II. LUYỆN TẬP
C. Hoạt động luyện tập
Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hỗn thì dạng tâm lí này càng
phổ biến. Họ ln cho rằng trì hỗn cơng việc chẳng có gì là ghê gớm, mà khơng biết rằng
rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tại sao mọi người lại ln có tâm lí ăn may?
Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta
gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả
năng sống sót của mình là bằng khơng thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con
người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi
động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thốt ra ngồi, nhất định sẽ
sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót…
Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ
dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt
đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những

người bị tai nạn giao thơng khi ấy đều có suy nghĩ như vậy.
Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do
tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết.
Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình cịn rất xa.
Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng
đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%.
Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hỗn, muốn thốt khỏi trì hỗn, ngàn vạn lần đừng mang tâm
lí ăn may.
10


(Trích Tuổi trẻ khơng trì hỗn trang 234, Thần Cách)
1.Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động có
tác dụng gì?
2.Anh, chị hiểu thế nào là tâm lí ăn may?
3.Theo anh, chị tại sao mọi người lại ln có tâm lí ăn may?
4.Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu
quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của
chúng ta nhiều khơng kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến
của anh chị.
Gợi ý:
1
Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động
có tác dụng tạo ra sức mạnh tinh thần để kiên trì, con người có cơ hội sống sót.
2

HS có thể trả lời theo nhiều cách khác miễn là hợp lí.

Tâm lí ăn may là tâm lí/thói quen ln nghĩ đến/trơng chờ sự may mắn chứ khơng có sự
nỗ lực của bản thân.

3. Mọi người ln có tâm lí ăn may bởi vì:
– Để hóa giải những lo âu của bản thân/để an ủi bản thân khi gặp phải những áp lực, nguy
hiểm, khó khăn …
– Bao biện cho những hành vi/thái độ/ hành động sai trái …
– Trông chờ, ỷ lại, khơng có sự nỗ lực, chủ động của bản thân…
4
Học sinh có thể đồng tình/ khơng đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm:
Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do
tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều khơng kể xiết.
(có sự lí giải, dẫn chứng hợp lí)
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
(Học sinh làm tại lớp hoặc ở nhà)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể
xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tơn
vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến
niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lịng của riêng bản thân mình?

11


(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không
phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cơ, cha mẹ, bạn bè đều cảm
thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho
chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định
đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tơi thích
nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương.
Mỗi người là một ngun tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trị như nhau và ảnh hưởng
lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến

bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vơ tình tác động đến
cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, Phạm Lữ
Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc, cảm thấy không hạnh phúc?
Câu 2. Theo anh/chị hạnh phúc được hiểu như thế nào trong đoạn trích trên?
Câu 3. Việc tác giả liên tục đặt ra sáu câu hỏi liên tục trong đoạn văn 1 có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý rằng: “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn
kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”khơng? Vì sao?
Gợi ý:
1
Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót
xa, lo lắng cho bạn.
2
Hạnh phúc khơng phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến
nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.
3

Tác dụng:

– Nhấn mạnh những quan niệm khác nhau về hạnh phúc của con người
– Nhắn nhủ con người phải biết hài hòa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể để có hạnh
phuc trọn vẹn.
4

HS nêu ra quan điểm của mình có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý.

– Đồng ý: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” nên mỗi con người là một mắt
xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác.
– Khơng đồng ý: HS phải lí giải được quan điểm của mình.

E. Hoạt động củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- HS cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết cơ bản để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
12


2. Dặn dị
- Ơn tập những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Tự luyện tập thêm ở
nhà.
- Chuẩn bị bài: Luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Ngày soạn :
TIẾT 3.
LUYỆN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
*Với học sinh trung bình:
- Giúp HS nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng.
*Với học sinh khá giỏi:
- Giúp HS nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng và hay.
b. Kĩ năng:
- Biết cách làm các dạng đề nghị luận xã hội :
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
c. Thái độ
13



- Rèn luyện tư duy khoa học, nâng cao kiến thức về xã hội, có ý thức bênh vực cái đúng,
phê phán cái sai. Tích cực, chăm chỉ viết bài.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thực hành, giúp HS củng cố lí thuyết, rèn luyện
kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

11
11
11

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của hs.

3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về
một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được
nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng
định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan
điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình
cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận
14


dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh… Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu cách làm kiểu bài này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và
HS

Nội dung cần nắm vững

GV hướng dẫn HS ơn tập
lí thuyết.

I. ƠN TẬP LÍ THUYẾT

? Yêu cầu của một bài
nghị luận xã hội.

- Đảm bảo những đặc trưng cơ bản của thể văn NLXH: có
hệ thống luận điểm chặt chẽ, hướng vào luận đề, có luận cứ để

làm sáng tỏ mỗi luận điểm và tìm được những dẫn chứng cụ
thể, tiêu biểu, đáng tin cậy và giàu sức thuyết phục.

1. Yêu cầu của một bài nghị luận xã hội:

- Đảm bảo những kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội:
có những hiểu biết nhất định về các vấn đề thời sự, chính trịxã hội nóng bỏng của đất nước; có những hiểu biết về chính
trị-xã hội…….
- Đảm bảo mục đích, tư tưởng: Những vấn đề nghị luận
phải có ý nghĩa thiết thực, có tính thời sự và tính giáo dục cao,
có ý nghĩa hướng đạo giúp chúng ta có những nhận thức và
suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống.
2. Định hướng cách làm theo từng dạng bài
2.1 Nghị luận về một tư tưởng, đạo ly
? Khái niệm nghị luận về
một tư tưởng, đạo lý.

* Khái niệm:

? Đề tài nghị luận về một
tư tưởng, đạo lý.

* Đề tài :

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận xã hội
mà người viết kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ
những vấn đề tư tưởng đạo lí trong đời sống.
Rất phong phú và đa dạng:
- Các vấn đề về nhận thức ( Lí tưởng, mục đích sống…)
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách ( Lịng u nước, lịng

nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng…; tính trung thực,
dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm
tốn…; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…)
15


- Các vấn đề về quan hệ gia đình ( tình mẫu tử, tình anh
em…)
- Các vấn đề về quan hệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy
trị, tình bạn bè…)
- Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi
người trong cuộc sống.
? Khái niệm nghị luận về
một hiện tượng đời sống.

? Đề tài nghị luận về một
hiện tượng đời sống.

2.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Khái niệm
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn luận về một hiện
tượng trong đời sống có ý nghĩa đối với xã hội, được nhiều
người quan tâm. Kiểu bài này đề cập đến rất nhiều phương
diện của đời sống tự nhiên và xã hội (thiên nhiên, môi trường,
cuộc sống con người,…)
* Phạm vi đề tài
Đề tài của dạng nghị luận này rất phong phú, thường có tính
đa chiều, đa diện và là những hiện tượng đời sống mang tính
thời sự.
Một số đề tài cụ thể như:

-Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm
-Hiện tượng tiêu cực trong học hành, thi cử
-Vấn đề tai nạn giao thông
-Sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội hiện nay
-Nạn bạo hành trong gia đình
-Nạn bạo lực học đường
-Hiện tượng học sinh nghiện chơi điện tử….v.v

C. Hoạt động luyện tập
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc
chăm sóc “sức khỏe tinh thần” trong đời sống mỗi cá nhân.
Gợi ý :

16


a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển
đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích: chăm sóc “sức khỏe tinh thần”
– Là khái niệm dùng để chỉ sự quan tâm, chăm chút đến đời sống tâm hồn bên trong để nó
ln ở trạng thái lành mạnh, khỏe khoắn.
– Một tinh thần khỏe mạnh được biểu hiện qua nhiều khía cạnh, chẳng hạn như: lối suy nghĩ
tích cực, tự tin, luôn lạc quan, yêu đời; luôn hướng thiện; có những ước mơ, khát vọng chính
đáng, đẹp đẽ…
– > Việc ta chăm sóc “sức khỏe tinh thần” cho chính mình có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
* Bàn luận
– Vì sao việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” rất quan trọng?

+ Thể xác và tinh thần là hai mặt song song tồn tại đảm bảo cho sự sống của mỗi con người.
Cuộc đời của chúng ta chỉ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc khi có sự hài hịa, thống nhất giữa hai
yếu tố đó.
+ Tâm hồn con người khơng tự nhiên mà có, khơng tự nhiên khỏe mạnh. Cũng như thể chất,
nó cần có sự quan tâm, “chăm sóc” đúng đắn, hợp lí, khoa học.
+ Ở góc độ nào đó có thể khẳng định: “sức khỏe tinh thần” quyết định sức khỏe thể chất.
Khoa học đã chứng minh một tâm hồn khỏe mạnh sẽ đem đến một thân thể tráng kiện, có thể
giúp người bệnh chiến thắng, đẩy lùi bệnh tật.
+ Khơng chăm sóc tâm hồn để nó “tàn lụi ngay khi sống” là thái độ vô trách nhiệm, vô cảm
cần phê phán. Sống như vậy ta tự đánh mất giá trị, tự đẩy mình vào kiếp “sống mịn”, sống
một ” đời thừa”, vơ nghĩa.
– Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề:
+ Giúp ta ý thức được vị trí quan trọng của đời sống tinh thần, tránh bỏ bê nó.
+ Từ đó, có sự quan tâm, chăm sóc bằng các phương pháp khoa học đúng đắn để tâm hồn
ln ‘khỏe mạnh”.
+ Khi có một đời sống tâm hồn “mạnh khỏe” trong một cơ thể cường tráng, chúng ta sẽ làm
được rất nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình, xã hội; sẽ nhận được sự yêu mến, tơn
trọng, sự giúp đỡ nhiệt tình khi cần thiết từ những người xung quanh; có nhiều cơ hội để biến
17


ước mơ thành hiện thực… Cuộc sống vì vậy trở nên vui vẻ, ý nghĩa, đáng sống hơn.
– Muốn đời sống tinh thần luôn khỏe mạnh ta cần phải làm gì?
+ Tránh cung cấp cho nó những “độc tố” trong nghĩ suy, cảm xúc, trong cách nhìn đời sống,
như: tránh lo lắng, sợ hãi, mất niềm tin, bi quan, chán nản,…Làm như vậy ta giúp tâm hồn
thốt khỏi tình trạng nảy sinh “bệnh tật” bởi những “chủng vi rút” có hại kia hồnh hành,
xâm lấn.
+ Cần “bồi bổ” cho nó những “vitamin, khoáng chất” cần thiết, khoa học trong suy nghĩ, tình
cảm, trong cách nhìn đời, như: thường trực thái độ tự tin, lạc quan, u đời; ln nhìn nhận
mọi việc theo chiều hướng tích cực; sống thuận theo tự nhiên, biết bng xả phiền não ,…

Bằng cách đó, tâm hồn ta sẽ luôn tràn đầy sinh lực.
– Phản đề:
+ Quan tâm, chăm sóc đời sống tinh thần khơng có nghĩa ta bỏ bê thể chất để mặc nó ốm
yếu, bệnh tật.
+ Việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” chỉ trở nên có ý nghĩa, hiệu quả khi kết hợp song song
với việc chăm sóc thể chất.
->Thí sinh cần liên hệ với thực tế, dẫn chứng để làm rõ hơn quan điểm, suy nghĩ của mình về
vấn đề đang nghị luận.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
(Học sinh làm tại lớp hoặc ở nhà)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của niềm đam mê
trong cuộc sống?
Gợi ý :
Yêu cầu về kĩ năng:
– Đoạn văn có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
– Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
“Đam mê” là gì?:
+ Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo
đuổi.
+ Những miềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta.
Biểu hiện của niềm đam mê?
18


+ Một vài lĩnh vực của niềm đam mê: say mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật, say mê văn học
nghệ thuật…
+ Biểu hiện của niềm đam mê: dồn tâm huyết và tình cảm cho niềm đam mê, ln suy nghĩ
và tìm cách để thực hiện, mong muốn và khát khao đạt được sở nguyện…

Ý nghĩa của niềm đam mê?
+ Con người khơng có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao.
+ Khơng có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản
thân.
+ Ca ngợi, tôn vinh những ai dám theo đuổi đam mê và đem đam mê của mình để phục vụ
cộng đồng. Phê phán những kẻ yếu hèn đã sớm giã từ đam mê khi gặp khó khăn, thử thách.
Bài học nhận thức và hành động?
+ Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng.
+ Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời.

E. Hoạt động củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- Nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, về hiện tượng đời
sống.
2. Dặn dò
- Làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Ngày soạn :
TIẾT 4.
LUYỆN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
19


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
*Với học sinh trung bình:
- Giúp HS nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng.

*Với học sinh khá giỏi:
- Giúp HS nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng và hay.
b. Kĩ năng:
- Biết cách làm các dạng đề nghị luận xã hội :
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
c. Thái độ
- Rèn luyện tư duy khoa học, nâng cao kiến thức về xã hội, có ý thức bênh vực cái đúng,
phê phán cái sai. Tích cực, chăm chỉ viết bài.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thực hành, giúp HS củng cố lí thuyết, rèn luyện
kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp

Ngày dạy

Sĩ số
20


HS vắng


11
11
11

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của hs.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài
nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một
lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên
nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, tồn cầu hố…Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu cách làm
kiểu bài này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và
HS

Nội dung cần nắm vững

CẤU TRÚC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (TTĐL)
1 / Mở đoạn:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí
- Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại ngun văn câu trích. Đề bài khơng có
câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với đề bài.
2/ Thân đoạn. ( 4 ý cơ bản )
Ý


TƯ TƯỞNG ĐÚNG

TƯ TƯỞNG KHƠNG ĐÚNG

1 Giải thích đề

Giải thích đề

2 Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của
chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của
TTĐL.
TTĐL. Phần này thực chất là trả lời
câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề
được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy
những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
21


3 Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những
tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại.

Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư
tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.

4 Rút ra bài học nhận thức và hành động

Rút ra bài học nhận thức và hành động


- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học
kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như
trong học tập, trong nhận thứccũng
như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực
chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận,
hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý
nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản
thân?...)
- Bài học hành động - Đề xuất phương
châm đúng đắn, phương hướng hành
động cụ thể
( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm
gì? …)
3/ Kết đoạn: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí. Khẳng định chung về
tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài. Ý nghiã vấn đề đối với con người, cuộc sống.
CẤU TRÚC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, cần theo các bước sau:
- Giải thích, nêu thực trạng của hiện tượng.
- Phân tích: nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.
- Biện pháp, khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển của hiện tượng.
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày
nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
- ( Chuyển ý)
b. Thân đoạn:
* Bước 1: Trình bày thực trạng – Mơ tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…).
Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu y: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung
chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
22


- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở
trên.
- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)
- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng
bàn luận (…).
- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý
nghĩa thời đại
* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu
quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với bản thân…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
+ Đối với xã hội, đất nước: …
+ Đối với toàn cầu
c. Kết đoạn:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.

C. Hoạt động luyện tập
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống
có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Gợi ý :
 Yêu cầu về kĩ năng
– Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
23


– Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo
nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 Yêu cầu về kiến thức
* Giải thích:
– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến
riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong
muốn.
* Phân tích, chứng minh:
– Biểu hiện của người sống bản lĩnh
– Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục
tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình
và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.
+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hồn tồn có thể tự vệ và tự ý thức
được điều cần phải làm.
* Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương
quyết khơng để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn
sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác
thừa nhận và sửa sai.
* Bài học nhận thức và hành động
– Khơng phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua
nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp
ngã, … mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
(Học sinh làm tại lớp hoặc ở nhà)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nhận ra giá
trị của bản thân.
Gợi ý :
*Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận, nhận ra giá trị của bản thân.
24


*Thân đoạn:
– Giải thích: những giá trị của bản thân là những nguyên tắc, chuẩn mực, khả năng có sẵn
trong mỗi con người, bản thân mình.
– Ý nghĩa:
+ Khi xác định được giá trị bản thân, bạn cần biết những gì là quan trọng với bạn. Khiến
bạn hài lịng, tự tin trong công việc và trong cuộc sống.
+ Bạn xác định được giá trị đắt nhất và không ngừng xây dựng, rèn luyện nó phát triển.
+ Bạn sẽ suy nghĩ sâu sắc mọi vấn đề và thích nghi với những điều mới mẻ trong cuộc
sống , không ngừng khao khát và nghĩ tới những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Vì thế, bạn hiểu được chính mình, bạn sẽ tự tin hơn và thành công hơn..
– Bàn mở rộng:
+ Cho dù vấn đề của bạn là gì đi chăng nữa, hãy ln tự tin về bản thân mình.
– Thực tế, nhiều người không nhận ra giá trị của bản thân , mắc phải sai lầm: theo đuổi hoàn

mỹ và địi hỏi các mặt của bản thân phải hồn thiện một cách q đáng. Thế nên khơng ít
người đã bỏ qua nhiều cơ hội tốt, bỏ lỡ tình yêu, đánh mất đi tình bạn và cảm thấy tự ti
trong cuộc sống.
– Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được ý nghĩa của nhận ra giá trị của
bản thân mình.
*Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của nhận ra giá trị của bản thân mình.
E. Hoạt động củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- Nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, về hiện tượng đời
sống.
2. Dặn dị
- Làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.

25


×