Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Có nên kết hợp Đông – Tây y để điều trị viêm gan B? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.54 KB, 5 trang )

Có nên kết hợp Đông – Tây y để
điều trị viêm gan B?

Viêm gan mạn tính do virut B là một vấn đề luôn có tính thời sự nhất là ở
các nước châu Á bởi tỷ lệ người mắc, khả năng điều trị cũng như hậu quả của nó
để lại. Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch viut, cải thiện quá trình
viêm và hoại tử ở gan. Mặc dù trong những năm gần đây có khá nhiều tiến bộ
trong việc tìm ra các thuốc mới, tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết
quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.
Có nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị viêm gan B mạn tính tiến triển,
trong đó gần đây có thuốc entecavir.
Entercavir là một đồng đẳng nucleoside, một chất guanosine có hoạt tính
chọn lọc kháng lại virut viêm gan B (HBV). Thuốc được sử dụng trong điều trị
viêm gan B từ đầu năm 2005. Đây là loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính bằng
cách giảm số lượng virut, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Thuốc chống virut
với cơ chế tác dụng ức chế chọn lọc cả giai đoạn tổng hợp trong quá trình nhân
bản (khởi đầu, sao chép ngược và tổng hợp ADN) của virut viêm gan B (HBV)
trong gan.
Do đó entecavir được chỉ định điều trị cho người lớn khi có các bằng chứng
sau:
HBsAg (+) ở cả hai lần xét nghiệm cách nhau > 6 tháng.
Men gan (ALT) cao > 1,5 lần giới hạn bình thường ở cả hai lần xét nghiệm
cách nhau > 6 tháng.
Nồng độ HBV DNA > 105 copies/ml với bệnh nhân có HBeAg dương tính
hoặc HBV DNA > 104 copies/ml với bệnh nhân có HBeAg âm tính.
Thuốc không được dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của
thuốc, bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Các tác dụng không mong muốn thường
là nhẹ, chủ yếu là các rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau bụng.
Trong quá trình điều trị tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ
có chỉ định cụ thể, dùng thuốc đơn thuần hoặc phối hợp thuốc. Ngoài ra có thể cho
dùng thêm các thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virut B được


chiết xuất từ cây diệp hạ châu đắng hoặc từ cây cà gai leo.
Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã
mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại
của virut cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết
giữ gìn cho gan khoẻ mạnh.
Phòng bệnh nhiễm Rhinovirus

Rhinovirus là một trong số các chủng gây bệnh cúm thông thường hay gặp.
Bệnh lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân ho, hắt hơi bay
vào mắt, mũi, tay người lành.
hời kỳ ủ bệnh từ 1-2 ngày. Bệnh nhân có triệu chứng cảm lạnh như: sổ mũi,
nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, đau họng. Toàn thân uể oải, đau đầu thường
nhẹ hay không có, sốt càng ít gặp hơn. Bệnh kéo dài từ 4-9 ngày và khỏi tự nhiên.
Đối với trẻ em có thể bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
Rhinovirus có thể làm tăng nặng chứng hen và bệnh phổi mạn tính ở người lớn.
Những biến chứng như viêm tai trong hay viêm xoang cấp tính có thể phát triển
trong và sau khi nhiễm Rhinovirus.
Điều trị bệnh có thể dùng các thuốc kháng histamin và kháng viêm không
steroid, vitamin C, B, tăng cường dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng. Cần dùng
kháng sinh nếu có biến chứng do vi khuẩn bội nhiễm gây viêm tai trong hay viêm
xoang tiến triển hoặc viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phế quản phổi ở
trẻ em.
Để phòng bệnh nên rửa tay kĩ sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân và môi
trường xung quanh bệnh nhân. Người nhà bệnh nhân cần phải dùng khẩu trang và
găng tay để tránh bị lây nhiễm. Thường xuyên làm vệ sinh môi trường, ăn uống
đầy đủ, tránh thức khuya, tránh rượu, bia, thuốc lá.

×