Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai thuyet trinh ve chien thang DBP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.17 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI THUYẾT TRÌNH “KÍ ỨC ĐIỆN BIÊN”</b>
Kính thưa q vị đại biểu!


Kính thưa q thầy cơ giáo và các bạn có mặt trong hội thi hơm nay!


Em tên là Phạm Hồ Thiện Tâm – Học sinh lớp 5A, Liên đội Trường Tiểu học
Ngô Quyền. Sau đây, thay mặt cho Liên đội, em xin kính mời quý vị và các bạn cùng
ôn lại những trang sử vẻ vang, hào hùng của quân và dân ta thông qua tập san hình ảnh
<i><b>“Kí ức Điện Biên” nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ĐBP).</b></i>


Kính thưa quý vị và các bạn!


Điện Biên là một thung lũng rộng lớn nhất ở vùng thượng du phía Tây Bắc, sát
biên giới Việt Lào, cách biên giới Trung Quốc, Mianma, Thái Lan từ 150 đến 300km,
cách Hà Nội gần 500km. Phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Phong Saly và Luang
Prabang – Lào. Người Pháp chiếm Điện Biên Phủ từ năm 1888, từ năm 1939 Điện
Biên Phủ đã có một sân bay. Cuối năm 1953, đầu năm 1954, thực dân Pháp tập trung
xây dựng, củng cố tập đoàn cứ điểm ĐBP tại lòng chảo Mường Thanh và chúng coi
đây là một “pháo đài không thể công phá”.


Tuy nhiên với tinh thần quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, tại chiến khu Việt
Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở
chiến dịch Điện Biên Phủ. Đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ
cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh chiến dịch. Sau khi được giao
nhiệm vụ, đại tướng đã chủ trì Tổng quân uỷ họp quyết định chủ trương tác chiến tại
Điện Biên Phủ. Ngày 14/01/1954 tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phổ
biến lệnh tác chiến bí mật với phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh” và đã lập sơ đồ
chiến dịch Điện Biên Phủ.


Để có đường vận chuyển, tiếp tế lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch, hàng


ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã liên tục ngày đêm phá đá
mở đường lên ĐBP. Bên cạnh bộ đội, lực lượng nữ thanh niên xung phong cũng đã
góp phần quan trọng trong chiến dịch. Cùng với việc mở đường, đào chiến hào, cơng
sự, từng đồn xe thồ ngày đêm nối tiếp nhau vận chuyển lương thực, thuốc men, vũ
khí lên chiến trường. Nhưng trong q trình chuẩn bị cho chiến dịch, khó khăn vất vả
nhất là các anh bộ đội pháo binh. Để đem được những khẩu pháo vào tới vị trí tập kết,
nhiều khi bộ đội ta phải đánh đổi bằng cả xương máu của chiến sĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

phương án từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là một quyết
định đúng đắn nhưng khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng.


Sau khi thay đổi phương án, bộ đội ta lại phải kéo pháo trở ra để chuẩn bị tốt hơn
cho chiến dịch. Bên cạnh đó, lực lượng Thanh niên xung phong và dân công cũng tăng
cường vận chuyển thêm lương thực, vũ khí ra mặt trận. Trong giai đoạn này đã xuất hiện
nhiều tấm gương tiêu biểu như: anh hùng – liệt sĩ Tơ Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo;
chiến sĩ Lương Văn Soi vác hịm vũ khí nặng 100 kg,….


Khi quá trình chuẩn bị đã chu đáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại trực tiếp
quan sát tình hình mặt trận Điện Biên Phủ trước khi quyết định Tổng cơng kích. Nhận
thấy thời cơ đã đến, Đại tướng ra mệnh lệnh nổ súng tiến công.


Để phá tan lô cốt địch, bộ đội ta nhồi bộc phá chuẩn bị đánh cụm cứ điểm Him
Lam trong đợt 1. Được sự chi viện của Trung Quốc và Nga, trang bị vũ khí của ta lúc này
đã có nhiều lớn mạnh, trong đó phải kể đến các trận địa pháo 12,7 mm. Từ trên các quả
đồi, pháo của ta nã đạn vào căn cứ của Pháp ở lòng chảo Mường Thanh và bắn hạ máy
bay địch. Hình ảnh chúng ta đang thấy là chiếc máy bay B26 của giặc trúng đạn bốc
cháy.


Đợt 2 của chiến dich Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4/1954, đây là
đợt đánh ác liệt, kéo dài và nhiều hi sinh gian khổ nhất. Phải tấn cơng địch trên địa


hình tương đối bằng phẳng, khơng có phương tiện yểm trợ, khơng có cây cối ẩn nấp,
đạn bắn trên đầu, bom nổ trước mặt nhưng bộ đội ta không sợ hi sinh mà anh dũng
xung phong tấn công quân Pháp. Sau những trận đánh ác liệt, bộ đội ta có những phút
nghỉ ngơi hiếm hoi ngay tại chiến hào. Tiếp sau trận C1, trận chiến trên đồi D1 cũng là
trận đánh cam go kéo dài. Tuy nhiên cuối cùng chúng ta cũng giành được cứ điểm
quan trọng này.


Đợt 3 là đợt tiếp diễn ngay sau khi kết thúc kế hoạch đợt 2 và kéo dài trong 7
ngày. Đây là đợt đánh có tính chất quyết định sự toàn thắng của quân đội ta. Mở đầu
chiến dịch, pháo 105 mm của bộ đội ta bắn xuống các vị trí của quân Pháp ở sân bay
Mường Thanh. Để kịp thời ghi nhận thành tích chiến đấu của các đơn vị và tiếp tục cổ
vũ tinh thần cho chiến sĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra mặt trận trực tiếp trao cờ
<i><b>“Quyết chiến quyết thắng” cho các đơn vị lập công xuất sắc. 17 giờ ngày 6-5, ta mở</b></i>
cuộc tiến công tiêu diệt cứ điểm A1. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt từ 20 giờ 45 phút
ngày 6 đến 4 giờ 30 phút ngày 7-5, quân ta tiêu diệt gọn 2 đại đội dù lê dương của
địch, làm chủ cứ điểm đồi A1.


Trong suốt chiến dịch, bộ đội ta chịu nhiều hi sinh, gian khổ nhưng đội ngũ y,
bác sĩ cũng vô cùng vất vả không kém. Trong điều kiện thiếu người, thiếu thuốc, thiếu
dụng cụ y tế mà thương binh từ mặt trận lại liên tiếp chuyển về ngày càng nhiều khiến
các y bác sĩ nhiều lúc làm việc kiệt sức. Khơng chỉ chăm sóc, điều trị cho bộ đội ta mà
quân y Việt Nam còn chăm sóc cho cả thương binh Pháp. Đây là hình ảnh thể hiện
tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam anh hùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tạ Quốc Luật, tiểu đội trưởng Hồng Đăng Vinh và đồng chí Bùi Văn Nhỏ xông vào
hầm bắt sống tướng De Castries cùng bộ chỉ huy Pháp.


Hình ảnh lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm De Castries
đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của thực dân
Pháp. Và đây là hình ảnh bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở


Mường Thanh; còn đây là hình ảnh tù binh Pháp tại Mường Phăng. Kết thúc chiến
dịch, ta thu được nhiều chiến lợi phẩm từ quân Pháp. Ngay sau khi chiến dịch kết
thúc, bộ đội ta đã tổ chức Lễ mừng chiến thắng ngay tại lòng chảo ĐBP. Đây là lá cờ
<i><b>“Quyết chiến quyết thắng” và chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bộ đội ta trên</b></i>
chiếc xe tăng thu được của Pháp, diễu hành mừng chiến thắng tại ĐBP. Đến dự lễ
mừng chiến thắng cịn có mặt đơng đảo nhân dân các dân tộc Điện Biên; bà con đã
mang quà tặng các chiến sĩ. Trong lễ mừng đại thắng, Hồ Chủ tịch đã gắn huy chương
cho Hoàng Đăng Vinh, người bắt De Castries.


Sau khi quân ta toàn thắng chiến dịch ĐBP, Từ ngày 26/4/1954, tại Thụy sĩ, hội
nghị Giơneve bàn về việc đình chiến ở các nước Đông Dương được khai mạc với sự
tham dự của các bên tham chiến. Sau gần 1 tháng bàn bạc thỏa thuận, ngày 20/7/1954,
thứ trưởng Bộ quốc phòng Tạ Quang Bửu đã ký với Pháp Hiệp định về đình chiến ở
Đơng Dương. Từ sáng 08/10/1954 đến ngày 10/10/1954, bộ đội ta từ nhiều hướng tiến
về tiếp quản thủ đô.


Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã kết thúc
thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ và anh dũng của nhân dân ta
chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ, góp phần quyết định
sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.


<b> TỔNG PHỤ TRÁCH</b>


</div>

<!--links-->

×