Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.28 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>19. Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ… vân tay</b>
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định cảnh sát có thể phát hiện
dấu vết của heroin, cocaine, cần sa và thậm chí thuốc nổ
trên một dấu vân tay.
Một nhóm chuyên gia tại đại học Purdue, West Lafayette,
bang Indiana (Mỹ) đã sử dụng một kỹ thuật có tên DESI
(desorption electrospray ionization), theo đó người ta phun
một hợp chất hóa học hòa tan lên bề mặt dấu vân tay rồi
phân tích các giọt dung dịch nằm rải rác trên dấu vân bằng
phương pháp quang phổ học.
Theo giáo sư Graham Cooks, trưởng nhóm nghiên cứu, kỹ
thuật này cung cấp “một hình ảnh về mặt hóa chất” của vân
tay với độ phân giải cao hơn những kỹ thuật khác, đồng
A: Hình ảnh một dấu vân tay có cocaine để lại trên kính. B:
Hình ảnh (A) sau khi phân tích bằng kỹ thuật DESI trên
màn hình máy tính. Cocaine được thể hiện bằng cách
chấm đỏ.C: Một ngón tay tẩm mực rồi đè lên giấy.
D: Hình ảnh của ngón tay (C) trên màn hình máy tính nhờ
kỹ thuật DESI.
“Những hợp chất phân tử trên vân tay của một người có thể
cho chúng ta biết những chất mà chủ của nó vừa mới tiếp
Theo cách này, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện mọi
dấu vết tinh vi nhất của các hợp chất – được thể hiện bởi
các chấm trên bản in – trên vân tay. Nó có thể phát hiện
một phần tỷ gram các chất ma túy và các hợp chất từ thuốc
nổ. Kỹ thuật DESI cũng rất hữu ích trong việc nhận dạng
các chất chuyển hóa và nhiều hợp chất khác từ mồ hơi mà
ngón tay tiết ra. Sự tồn tại của những hợp chất như vậy có
thể giúp các nhà khoa học biết những quá trình đang xảy ra
bên trong cơ thể.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu cũng đang tiến hành thử
nghiệm để xem liệu DESI có thể thay thế các phương pháp
thử máu và nước tiểu dành cho vận động viên hay khơng.
<b>20. Giải Nobel hóa học 2008</b>
Ngày 8.10, Học viện Hàn lâm Thụy Điển thông báo trao
giải Nobel hoá học 2008 cho nhà khoa học Nhật Bản
Osamu Shimomura và hai đồng nghiệp người Mỹ Martin
Chalfie và Roger Tsien nhờ những nghiên cứu và phát triển
protein huỳnh quang xanh (GFP) vốn lần đầu tiên được
Giải Nobel hố học 2008 đã tơn vinh sự phát hiện khởi đầu
về GFP và hàng loạt các phát triển quan trọng dẫn đến việc
sử dụng nó như một cơng cụ thí nghiệm trong sinh học.
“GFP đã trở thành một trong những công cụ quan trọng
nhất được sử dụng trong ngành sinh học đương đại. Với sự
trợ giúp của GFP, các nhà nghiên cứu đã phát triển các
phương pháp để xem xét những q trình mà trước khơng
thấy được, như sự phát triển của các tế bào thần kinh trong
não hoặc cách thức lan truyền của tế bào ung thư” – thông
cáo của Viện Hàn Lâm Thụy Điển cho hay.
Nhà khoa học Shimomura đã góp cơng đầu tiên khi tách
được GFP từ một con sứa bắt ở ngồi khơi phía tây Bắc
Mỹ, và phát hiện ra nó phát huỳnh quang xanh dưới ánh
<b>Nhà khoa học Nhật Bản Osamu Shimomura và loài sứa </b>
<b>Aequorea</b>
Đến thập niên 1990, Chalfie đã chứng minh giá trị của GFP
như một chất phát sinh dạ quang, trong lúc nhà khoa học
Tsien đóng góp kiến thức mở rộng sự hiểu biết chung về
cách GFP phát huỳnh quang.
<b>Nhà hóa học người Mĩ Martin Chalfie và Roger Tsien </b>
Nghiên cứu của họ đã giúp các nhà khoa học triển khai một
số nghiên cứu sinh học khác tại cùng thời điểm. Các nhà
nghiên cứu có thể sử dụng GFP để lần theo dấu vết những
tế bào thần kinh phá huỷ do bệnh alzheimer, hoặc xem cách
tế bào beta sản sinh insulin được tạo thành như thế nào
Trong những năm gần đây, những nhà khoa học đoạt giải
Nobel hoá học thường đến từ Mỹ và Nhật, trong đó Nhật
Bản đã có giải thưởng danh giá này những năm 2000 –
2001 – 2002. Còn các nhà khoa học Mỹ chưa thiếu vắng
lần nào trong danh sách này suốt từ năm 1992-2006.
<b>21. Một ô trống trong bảng tuần hồn đã có chủ</b>
Hiệp hội Hố học Cơ bản và Ứng dụng quốc tế (IUPAC) đã
chính thức công nhận sự ra đời của nguyên tố 112 trong
công văn gửi tới nhóm các nhà khoa học do giáo sư Sigurd
Hofmann lãnh đạo, đồng thời đề nghị họ nhanh chóng đặt
<b>Vị trí của ngun tố 112 trong bảng tuần hoàn nguyên </b>
<b>tố</b>
Khác với đa số các nguyên tố nhân tạo trước đó thường
được tạo thành tại các máy gia tốc nổi tiếng thế giới của
Mỹ và Nga, gần đây, một loạt nguyên tố mới được phát
hiện ở GSI (Trung tâm nghiên cứu ion nặng), thành phố
Darmstadt, CHLB Đức. Đây là trung tâm thứ ba của thế
giới có máy gia tốc hạt nhân cực mạnh và đang vươn lên
ngang hàng với hai bậc “đàn anh” có tuổi đời cao hơn
nhiều.
“Chú bé” này sẽ là thành viên nặng nhất trong bảng tuần
hồn được chính thức cơng nhận, nặng hơn nguyên tố đứng
đầu bảng là hidro đến 277 lần. Khoảng 6 tháng sau, IUPAC
sẽ ra quyết định thông qua đề nghị đặt tên của các nhà khoa
học Đức và nguyên tố mới 112 sẽ có tên chính thức.
Giáo sư Sigurd Hofmann phát biểu: “Chúng tôi rất vui
mừng, đây là nguyên tố thứ 6 được công nhận phát minh tại