Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Thay Doi Cach Day Hoc Tieng Anh Tu 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.79 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ 2, Ngày 27.07.2015. Thay đổi cách dạy tiếng Anh 27/07/2015 09:17 GMT+7 TT - Hầu như ai cũng thấy việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông hiện còn nhiều bất cập, cần phải thay đổi, nhất là sau khi chứng kiến kết quả tệ hại của điểm thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT vừa rồi. Trước hết, phải làm sao thay đổi một suy nghĩ ăn sâu vào đầu của cả nhà trường, phụ huynh và học sinh: xem học tiếng Anh cũng không khác gì khi học các môn khác, cứ nghĩ ngồi học ở lớp, học thêm ở các trung tâm, tiếp thu kiến thức, ghi chép say sưa thì trước sau gì cũng giỏi. Không phải, học tiếng Anh có nghĩa là rèn luyện, rèn luyện phản xạ nghe nói đọc viết chứ không phải ngồi học bài như học công thức toán, rồi động não để làm toán... Học tiếng Anh chỉ đơn giản là rèn luyện kỹ năng, rèn càng nhiều càng có hiệu quả, rèn kỹ năng nào sẽ thu nhận được kỹ năng đó. Sách và chương trình hiện nay cũng có chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nhưng cứ theo kiểu “tuần tự nhi tiến”, em nào bị hỏng một số buổi coi như đuối sức không còn theo kịp và sẽ buông xuôi, tự cho mình không có năng khiếu ngoại ngữ. Thay đổi ở đây là biên soạn chương trình theo con đường xoáy trôn ốc, đi vòng, lên cao dần để trọng tâm cuối cùng vẫn là rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho các em nhưng với chất liệu thay đổi phù hợp với kiến thức chung theo độ tuổi. Việc trang bị các máy móc đủ kiểu thất bại vì có ai chịu sử dụng chúng để rèn luyện cho các em đâu. Ai cũng quen với lối dạy cũ, dạy về môn tiếng Anh chứ không phải dạy tiếng Anh. Cái thứ hai là do kỹ năng ngoại ngữ được hình thành qua rèn luyện nên chất liệu để rèn luyện phải gắn với thực tế các em đã trải nghiệm. Vì vậy, các bài học phải gắn với các môn khác về mặt nội dung để hai bên hỗ trợ cho nhau. Nhiều em tự nhận là rất yếu ngoại ngữ nhưng rất rành công nghệ thông tin mặc dù ngôn ngữ sử dụng lại là tiếng Anh. Các em vượt qua hàng rào ngôn ngữ mà hầu như không để ý là do nhu cầu thôi thúc các em phải hiểu và sử dụng các từ tiếng Anh khi nó chuyển tải các khái niệm mà các em đã quen thuộc. Cái thứ ba là phải thừa nhận khả năng chuyên môn của một số không ít thầy cô chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy như kết quả những lần khảo sát năng lực giáo viên bộ môn tiếng Anh đã cho thấy. Ở đây khả năng đó không phải ở các kỹ năng ngôn ngữ, kể cả ngữ pháp hay phương pháp sư phạm. Cái thiếu lớn nhất là kiến thức gắn với nội dung tiếng Anh hiện đại chỉ đơn giản vì các thầy cô chưa từng được tiếp cận. Lấy ví dụ một bài đọc hiểu trong đề thi môn tiếng Anh vừa rồi, có thể một số thầy cô chưa nắm được các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu thì làm sao yêu cầu thầy cô rèn cho các em cùng đọc để hiểu về các “hệ sinh thái đại dương”, “hiện tượng san hô bị mất màu”... Tiếng Anh là công cụ chứ tự thân nó không là gì cả. Giỏi tiếng Anh là giỏi sử dụng công cụ - không sử dụng được, xem như thất bại. Và sử dụng nó phải gắn với một cái gì đó, có thể là hỏi đường, hỏi giờ ở lớp nhỏ, là bàn chuyện tự bảo vệ trên mạng xã hội ở lớp lớn. Chứ không ai nói người biết chia thì tiếng Anh, đổi câu trực tiếp ra gián tiếp thành thạo là giỏi tiếng Anh cả.. NGUYỄN VŨ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

×