Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thấp tim cấp - Hiểm họa với trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.37 KB, 5 trang )

Thấp tim cấp - Hiểm họa với trẻ em


Tổn thương van hai lá do thấp tim cấp.
Thấp tim cấp có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở độ tuổi từ 5 - 15 tuổi, là hậu
quả sau khi mắc bệnh do liên cầu. Bệnh gây tổn thương cấp tính ở tim dẫn
đến tử vong. Đồng thời gây tổn thương lâu dài các van tim đặc biệt van hai lá
ở phụ nữ và van động mạch chủ ở nam giới.
Đặc điểm mắc bệnh: Thấp tim là một quá trình miễn dịch toàn thân xảy ra
tiếp sau nhiễm liên cầu khuẩn tan máu ở họng. Khác với hiểu biết trước kia, những
nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng nhiễm khuẩn mủ da không liên quan với
thấp tim. Bệnh khởi phát sau khi nhiễm liên cầu khoảng 1-5 tuần, hay gặp trong 2-
3 tuần. Bệnh hiếm xảy ra trước 4 tuổi và sau 40 tuổi. Viêm tim và viêm van tim do
thấp có thể làm biến dạng van tim dần dần. Tỷ lệ tổn thương van tim thường gặp:
van hai lá 25 - 80%; van động mạch chủ 30%, van 3 lá và van động mạch phổi
dưới 5%.
Biểu hiện lâm sàng: Bệnh thấp tim có nhiều triệu chứng phức tạp, nhưng đã
được Jone tiêu chuẩn hóa để chẩn đoán bệnh. Theo đó chẩn đoán thấp tim được
xác định khi một bệnh nhân có 2 tiêu chuẩn chính, hoặc một tiêu chuẩn chính và
hai tiêu chuẩn phụ như sau:
Các tiêu chuẩn chính: Viêm cơ tim, viêm đa khớp di chuyển, múa giật
sydenham, nốt cục dưới da, hồng ban vòng.
- Viêm tim: Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Chỉ cần
có một hay nhiều hơn trong các dấu hiệu sau đều xác nhận có viêm tim: viêm
màng ngoài tim, ít gặp ở người lớn và được chẩn đoán bằng tiếng cọ màng ngoài
tim hoặc dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim trên siêu âm; Tim to, được phát hiện
bằng các dấu hiệu do thầy thuốc khám thực thể, Xquang hoặc siêu âm; Suy tim ứ
trệ, suy tim phải hoặc suy tim trái, trong đó suy tim phải hay gặp ở trẻ em với gan
to và đau do hở van ba lá; Tiếng thổi hở van hai lá hoặc hở van động mạch chủ, có
hoặc không có viêm van kết hợp.
Nếu không có các dấu hiệu trên, chẩn đoán viêm tim dựa vào các triệu


chứng ít đặc hiệu sau: điện tâm đồ bất thường, đặc hiệu nhất là khoảng PR dài ra
trên 0,04 giây so với mức bình thường của bệnh nhân; Tiếng tim thay đổi; Nhịp
nhanh xoang kéo dài cả trong giấc ngủ và tăng lên khi gắng sức nhẹ; Các rối loạn
nhịp, ngoại tâm thu...
- Viêm khớp di chuyển gặp ở 75% các ca bệnh, thường tổn thương ở các
khớp lớn như mắt cá chân, cổ tay, đầu gối và khuỷu. Ở người lớn có thể chỉ tổn
thương một khớp. Viêm khớp của bệnh thấp tim cấp rất đau và thường kéo dài từ
1-5 tuần, sau giảm dần mà không để lại di chứng. Điểm đặc trưng là viêm khớp
đáp ứng nhanh chóng với điều trị bằng salicylat hoặc các thuốc không steroid.
- Múa vờn sydenham xảy ra ở dưới 10% số bệnh nhân, là các cử động hay
múa vờn không cố ý, chủ yếu ở mặt, lưỡi và chi trên. Khoảng 50% các trường hợp
có biểu hiện khác của bệnh thấp. Tuy dấu hiệu này rất ít gặp nhưng là biểu hiện rất
đặc hiệu của thấp tim.
- Nốt cục dưới da: Các nốt cục dưới da thường ít gặp, khoảng dưới 10% trừ
ở trẻ em. Các nốt cục dưới da thường thấy ở mặt duỗi của các khớp, gặp nhiều ở
bệnh nhân bị bệnh thấp tim đã lâu, hiếm gặp ở bệnh nhân mới bị cơn đau lần đầu.
- Hồng ban có bờ: Hồng ban có bờ (ban vòng) cũng ít gặp. Đây là kiểu phát
ban tạm thời, các ban dát mọc và lan rộng nhanh chóng có hình tròn hoặc hình
lưỡi liềm với vùng tâm sáng hơn, thường tập trung ở thân người.
Các tiêu chuẩn phụ: Sốt, đau nhiều khớp, tốc độ lắng máu cao, điện tâm đồ
khoảng PQ kéo dài, các dấu hiệu của nhiễm liên cầu tan huyết beta trước đó, hoặc
tiền sử có thấp tim.
Biến chứng của bệnh: Bệnh thấp tim cấp có thể có các biến chứng sau: suy
tim ứ trệ xảy ra trong các trường hợp nặng; phát triển các bệnh tim do khớp là một
vấn đề chủ yếu thời gian sau đợt cấp; rối loạn nhịp tim; viêm, tràn dịch màng
ngoài tim; viêm phổi do thấp.
Điều trị đặc hiệu: Có hai phương pháp điều trị bệnh thấp tim cấp: dùng
kháng sinh chống liên cầu và điều trị các triệu chứng của bệnh. Tất cả bệnh nhân
bị thấp tim cấp phải được điều trị bằng thuốc diệt liên cầu dù có cấy được vi khuẩn
hay không. Thuốc thường dùng để tiêu diệt tận gốc liên cầu là penicillin, hoặc

thay thế bởi erythromycin.
Nên bắt buộc bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường cho đến khi các dấu hiệu sau
đây trở về bình thường: nhiệt độ, tốc độ lắng máu, tần số mạch (< 100 lần/phút ở
người lớn) và điện tâm đồ bình thường.
Thuốc salicylat làm giảm rõ rệt sốt, đau khớp và sưng khớp, nhưng không
có ảnh hưởng đến tiến triển tự nhiên của bệnh. Có thể dùng một đợt ngắn
corticosteroid và giảm liều dần trong hai tuần để cải thiện bệnh nhanh chóng và
được chỉ định khi đáp ứng với salicylat không đầy đủ.
Dự phòng thấp tim: Điều trị sớm viêm họng do liên cầu khuẩn để dự phòng
đợt thấp tim đầu tiên. Dự phòng các đợt tái phát là cấp thiết vì thường gặp 20% sẽ
có đợt cấp thứ phát trong vòng 5 năm.
Một thống kê cho thấy: tỷ lệ tử vong của bệnh thấp tim cấp là 12% và 30%
trẻ em bị bệnh sẽ tử vong trong vòng 10 năm; sau 10 năm 2/3 số bệnh nhân còn
sống sẽ mắc bệnh van tim. Ở người lớn, bệnh tim xảy ra dưới 20% trường hợp, với
tổn thương hay gặp là hở van hai lá và hở van động mạch chủ.

×