Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Huong dan Hoi nghi CBCC 20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>-CÔNG ĐỒN GIÁO DỤC</b>


<b>TÂY NINH</b>


Số: 1636/HDLT- SGDĐT-CĐN


<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập-Tự do – Hạnh phúc</b>


<i>Tây Ninh, ngày 27 tháng 8 năm 2014</i>


<b>HƯỚNG DẪN </b>


<b>TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC </b>
<b>(Áp dụng từ năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo )</b>



<b>---Kính gởi :</b>


- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch CĐGD huyện, thành
phố Tây Ninh;


- Hiệu trưởng, Chủ tịch CĐCS trường THPT, TCCN, CĐ và trực thuộc;
- Giám đốc, Chủ tịch CĐCS Trung tâm GDTX tỉnh, huyện, TP Tây
Ninh.


Căn cứ các nội dung quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Cơng đồn
2012;


Căn cứ điều 11 Nghị định số 71/1998/CP ngày 08 tháng 09 năm 1998 của


Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan,
trường học;


Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐVN ngày 04
tháng 12


năm 1998 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam hướng dẫn về tổ chức và nội dung Hội nghị cán bộ, công, viên chức trong cơ
quan;


Căn cứ Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/03/2000 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường;


Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2019 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai trong hoạt động nhà trường;


Căn cứ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở nơi làm việc;


Căn cứ Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ ngày 20/11/2013 của Tổng Liên đồn
Lao động Việt Nam về việc Cơng đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế
Dân chủ cơ sở tại nơi làm việc;


Căn cứ vào yêu cầu thực hiện cơ chế tự chủ nhà trường và kết quả kiểm tra
tình hình tổ chức thực hiện và công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân tại các
đơn vị. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Thường vụ Cơng đồn Giáo dục tỉnh
Tây Ninh đề nghị Thủ trưởng và Ban chấp hành cơng đồn các cấp lưu ý thực hiện
thật đầy đủ, nghiêm túc và thực chất các nội dung chủ yếu sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Quy chế dân chủ cơ sở được Ban Chấp hành cơng đồn tham gia ý kiến soạn
thảo nội dung (hoặc sửa đổi, bổ sung) và thống nhất bằng văn bản, gửi Thủ trưởng
đơn vị.


1.1 Về nội dung: phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm thực tế của đơn
vị; phải được hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cấp Tổ, Phịng, Khoa bàn bạc,
thảo luận đóng góp ý kiến và được biểu quyết thơng qua trong hội nghị cán bộ, công
chức, viên chức của đơn vị; Hiệu trưởng (Thủ trưởng đơn vị) ký quyết định ban
hành có hiệu lực lâu dài. Những nội dung phụ huynh học sinh được biết phải có ý
kiến thống nhất của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong đại hội cha mẹ học sinh.


1.2 Về công khai : Thủ trưởng đơn vị thực hiện tốt 3 công khai (1/ Cam kết của
<i>trường về chất lượng giáo dục và đánh giá thực tế chất lượng giáo dục của trường; 2/ Nguồn lực</i>
<i>phục vụ GD&ĐT của trường; 3/Thu và chi của nhà trường), 4 kiểm tra (1-Kiểm tra việc hội</i>
<i>đồng nhân dân tỉnh có quyết định chi cho GD&ĐT đủ theo định mức của chính phủ và từ các</i>
<i>chương trình mục tiêu dành cho địa phương; 2-Kiểm tra ngân sách cho giáo dục; 3-Kiểm tra học</i>
<i>phí và các phần đóng góp tự nguyện của xã hội cho nhà trường; 4-Kiểm tra việc triển khai xây</i>
<i>dựng trường học, nhà công vụ giáo viên). </i>Theo đúng mẫu quy định tại Thông tư số
09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


1.2.1- Nội dung công khai:


- Công khai chất lượng đào tạo;


- Công khai các điều kiện CSVC, đội ngũ GV;
- Cơng khai thu chi tài chính:


* Dự tốn, quyết toán một số nội dung chi chủ yếu: mua sắm trang thiết bị, phương
tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị; việc công khai các nội dung chi


khác do thủ trưởng đơn vị quy định.


* Công khai căn cứ thu, mục đích thu, đối tượng thu, mức thu, nội dung chi (đối với
việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân).


1.2.2- Đối tượng công khai: cán bộ, giáo viên, nhân viên; học sinh, sinh viên;
cha mẹ học sinh (tùy theo từng nội dung sẽ tổ chức công khai cho từng đối tượng
khác nhau)


1.2.3- Thời điểm công khai: xác định cụ thể thời điểm nào công khai cho từng
nội dung công khai, kèm kế hoạch công khai các nội dung trong năm học.


1.2.4- Hình thức cơng khai: cơng bố trong hội nghị cán bộ, công chức, viên
chức của đơn vị đồng thời niêm yết tại đơn vị, các hình thức cơng khai khác cho các
đối tượng CMHS, HSSV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1.4 - Nếu trong quá trình triển khai thực hiện, phát hiện những khiếm khuyết
hoặc có ý kiến của trên 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức cần điều chỉnh, sửa
đổi bổ sung một số nội dung, điều khoản, quy định trong quy chế Dân chủ cơ sở cho
phù hợp với quy định mới và tình hình thực tế thì tổ chức lấy ý kiến biểu quyết
thống nhất trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đơn vị; Hiệu trưởng (Thủ
trưởng đơn vị) ký quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở mới (đã được điều
chỉnh, sửa đổi bổ sung).


1.5 Đối với những đơn vị có sự thay đổi Thủ trưởng hoặc Chủ tịch CĐCS thì
tổ chức trao đổi ý kiến trong Ban Chấp hành và thống nhất với Thủ trưởng đơn vị để
tạo sự đồng thuận cao, trước khi thủ trưởng ký ban hành.


2. Về Quy chế chi tiêu nội bộ:



- Các đơn vị đã được giao thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 thì Thủ
trưởng đơn vị xây dựng, ký quyết định ban hành và tổ chức phổ biến, triển khai thực
hiện quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị (theo phụ lục hướng dẫn nội dung xây
dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ ban hành
kèm theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính) sau khi
đã tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị (tập thể cán bộ, công
chức, viên chức đơn vị bàn bạc, đóng góp ý kiến) và có ý kiến thống nhất trong hội
nghị cán bộ, công chức, viên chức.


- Ban chấp hành CĐCS có trách nhiệm lập dự trù kinh phí hoạt động của Ban
Thanh tra nhân dân hàng năm, theo tinh thần Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT
ngày 12/5/2006 của Bộ Tài chính, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam hướng dẫn về kinh phí
bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân thể hiện cụ thể thù lao trách nhiệm
cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân, trao đổi thống nhất với Thủ trưởng đơn
vị và quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện.


- Trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, cần báo cáo kết
quả thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ năm vừa qua và một số điểm mới (sửa đổi, bổ
sung) trong quy chế chi tiêu nội bộ năm nay.


3. Về công tác Thanh tra nhân dân:


3.1 Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân thực
hiện báo cáo tổng kết hoạt động công tác thanh tra nhân dân năm học vừa qua, xây
dựng chương trình, kế hoạch hoạt động năm học mới.


Nội dung báo cáo chủ yếu:
* Tổng kết :



- Kết quả giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hàng năm của đơn vị; việc thực hiện các chế
độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức, viên chức theo quy định của pháp luật (đối
chiếu với các chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết Hội nghị CB, CC, VC năm học .


- Kết quả giám sát việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; việc sử dụng kinh
phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ; việc chấp hành chế độ
quản lý tài chính, tài sản và cơng tác tự kiểm tra tài chính của đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Kết quả giám sát việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo;
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị; việc thi
hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực
pháp luật tại đơn vị; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm
tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng
phí trong đơn vị.


* Phương hướng năm học mới của Ban Thanh tra nhân dân :


Căn cứ vào phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân (<i>được quy định tại</i>
<i>Hướng dẫn số 469/HD-CĐN ngày 22/10/2009 của Ban Thường vụ Cơng đồn Giáo dục Việt Nam</i>
<i>về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh</i>
<i>nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo</i>) và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế
hoạch giám sát trong năm học mới.


3.2 Ban Chấp hành CĐCS mời Ban Thanh tra nhân dân tham dự Hội nghị
Ban Chấp hành chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học mới.
Ban Thanh tra nhân dân báo cáo kết quả hoạt động năm học vừa qua và phương
hướng nhiệm vụ kế hoạch công tác năm học mới trong phiên họp BCH CĐCS và
được BCH duyệt báo cáo tổng kết và phương hướng công tác của Ban Thanh tra


nhân dân, sau đó được Hội nghị cán bộ, cơng chức, viên chức cấp Tổ (Phịng, Khoa)
thảo luận, góp ý trước khi báo cáo trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đơn
vị.


3.3 Về việc tổ chức bầu, bãi nhiệm Ban Thanh tra nhân dân


- Đối với các đơn vị mà Ban Thanh tra nhân dân đã hết nhiệm kỳ, Ban Chấp
hành CĐCS căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức để dự kiến số lượng
thành viên Ban Thanh tra nhân dân trình Hội nghị CB, CC,VC quyết định; căn cứ
vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị để dự kiến
giới thiệu danh sách những người ứng cử, những người được đề cử do cán bộ, công
chức, viên chức giới thiệu thông qua Hội nghị cấp Tổ để tổ chức bầu Ban Thanh tra
nhân dân trong Hội nghị CB, CC, VC đơn vị bằng hình thức bỏ phiếu kín.


- Đối với thành viên Ban Thanh tra nhân dân khơng hồn thành nhiệm vụ
hoặc khơng cịn được tín nhiệm (trong nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân) Ban
Chấp hành Cơng đồn cơ sở đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức bãi
nhiệm và bầu người khác, thay thế.


- Đối với các đơn vị khuyết ủy viên Ban Thanh tra nhân dân mà chưa hết
nhiệm kỳ thì tổ chức bầu bổ sung cho đủ số lượng và được tổ chức bầu trong Hội
nghị CB, CC, VC .


Chú ý:


- Số thành viên của Ban Thanh tra nhân dân là số lẻ. Sau khi có kết quả bầu
Ban Thanh tra nhân dân hoặc kết quả bầu bổ sung Ban Thanh tra nhân dân trong
vòng 5 ngày, Ban Chấp hành CĐ tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban Thanh tra
nhân dân để bầu trưởng, phó ban; Quyết định của BCH CĐCS công nhận Ban
Thanh tra nhân dân và thông báo cho CB, CC, VC đơn vị biết.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4. Về Nghị quyết Hội nghị cán bộ, cơng chức, viên chức:


Ban Chấp hành cơng đồn phối hợp với thủ trưởng đơn vị xây dựng dự thảo
nghị quyết hội nghị. Nội dung Nghị quyết Hội nghị CB, CC, VC cần cụ thể, rõ ràng
và được Hội nghị cán bộ, cơng chức, viên chức thảo luận, góp ý trước khi xin ý kiến
biểu quyết thông qua trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đơn vị. Nghị
quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức phải được biểu quyết thông qua và
được ghi rõ tỷ lệ biểu quyết trong biên bản hội nghị.


5. Về công tác báo cáo và lưu trữ hồ sơ :


5.1 Trong quá trình chuẩn bị, triển khai hội nghị CB, CC, VC Ban tổ chức hội
nghị phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng cơ sở đồng thời tranh thủ ý
kiến phối hợp chỉ đạo của cơng đồn cấp trên.


5.2 Về chương trình Hội nghị, chú ý các chi tiết: trang trí, bầu Đồn chủ tịch
(trừ Thủ trưởng và Chủ tịch CĐCS là đại biểu đương nhiên tham gia Đoàn chủ tịch
hội nghị, các thành viên khác phải bầu bằng cách giơ tay), Đoàn chủ tịch cử thư ký
hội nghị ….phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức hội nghị;


* Phần trang trí : chú ý phơng nền trên Hội trường


* Chương trình Hội nghị CBCC gồm các nội dung sau :


I. PHẦN NGHI THỨC: (do Ban Tổ chức Hội nghị điều hành)
1. Chào cờ (hát Quốc ca), tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu
2. Báo cáo số lượng và tư cách CB-GV-NV dự Hội nghị


3. Giới thiệu thành phần Đoàn Chủ tịch Hội nghị (số lượng 3,5,7…số lẻ)


Chú ý: chủ tọa đương nhiên: Thủ trưởng và Chủ tịch Cơng đồn cơ sở. Từ người thứ
ba trở đi tham gia Đoàn chủ tịch hội nghị, phải lấy ý kiến biểu quyết của toàn thể
hội nghị.


(Mời Đoàn Chủ tịch lên chủ trì hội nghị)
II. PHẦN NỘI DUNG: (do Đoàn chủ tịch điều khiển)


1. Đoàn Chủ tịch chỉ định 2 thư ký ghi biên bản Hội nghị và mời lên vị trí làm việc
2. Đồn Chủ tịch thơng qua chương trình hội nghị. (biểu quyết)


3. Phát biểu khai mạc hội nghị; (thường do Thủ trưởng phát biểu)


4. Báo cáo tổng kết hoạt động năm học 20…-20… và phương hướng nhiệm vụ năm
học 20…-20…


5. Báo cáo kết quả tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các Phòng, Khoa, Tổ
6. Đoàn chủ tịch giải đáp thắc mắc, kiến nghị


7. Báo cáo tình hình thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội trong đơn vị
8. Báo cáo ngân sách, việc thu chi, quản lý năm 20… và kế hoạch thu chi tài chính
20…


9. Tổ chức đối thoại với thủ trưởng đơn vị:


Cờ tổ


quốc TRƯỜNG………


HỘI NGHỊ



CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC
NĂM HỌC 20….-20….


…….., ngày…tháng…năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đại biểu đặt những vấn đề có liên quan đến việc lãnh đạo đơn vị trong năm
qua, thủ trưởng đơn vị trả lời


Đoàn chủ tịch: Kết thúc phần đối thoại với thủ trưởng đơn vị tại hội nghị.
10. Báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 20…-20… và phương
hướng hoạt động Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 20…-20… (nếu hết nhiệm
kỳ)Hoặc báo cáo kết quả hoạt động Ban TTND năm học 20….-20…….. và kế
hoạch hoạt động năm học 20….-20…….. (nếu Ban TTND chưa hết nhiệm kỳ).
11. Bầu Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 20…-20…, hoặc bầu bổ sung (nếu có)
12. Báo cáo kết quả thi đua năm học 20….-20….. - Phát động phong trào thi đua
năm


học mới và báo cáo tổng hợp đăng ký thi đua năm học mới. (chú ý có so sánh chỉ
tiêu đăng ký thi đua đầu năm học)


13. Phát biểu chỉ đạo của cấp trên.
14. Thông qua Nghị quyết:


- Thư ký báo cáo toàn văn dự thảo nghị quyết hội nghị (Đồn thư ký nên sử
dụng máy tính để ghi biên bản và dự thảo Nghị quyết hội nghị, kịp thời điều chỉnh
những góp góp ý của đại biểu, in và ký kết liên tịch giữa chủ tịch cơng đồn và thủ
trưởng đơn vị tại hội nghị)


- Đồn Chủ tịch tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết và tổ chức biểu quyết của
hội nghị



- Ký kết liên tịch Nghị quyết (Thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch CĐCS)
15. Ban Tổ chức tuyên bố kết thúc Hội nghị


16. Chào cờ (hát Quốc ca)


5.3- Ít nhất 7 ngày trước khi tổ chức Hội nghị CB,CC,VC, đơn vị phải báo
cáo q trình chuẩn bị cho Cơng đồn Giáo dục tỉnh Tây Ninh; thủ trưởng đơn vị và
chủ tịch CĐCS chịu trách nhiệm chính trong cơng tác chuẩn bị trước Ban chỉ đạo
thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở Sở Giáo dục và Đào tạo và tập thể đơn vị.


5.4- Sau hội nghị cần bổ sung hoàn chỉnh các văn kiện của Hội nghị
CB,CC,VC, ký ban hành chính thức và có báo cáo kết quả hội nghị kèm theo các
biên bản Hội nghị từ cấp Tổ đến toàn cơ quan, nghị quyết hội nghị, quy chế dân chủ,
quy chế đối thoại, quy chế chi tiêu nội bộ, quyết định công nhận và danh sách trích
ngang Ban Thanh tra nhân dân (nếu bầu mới hoặc bổ sung) về chính quyền và cơng
đồn cấp trên trực tiếp. Tất cả hồ sơ của hội nghị CB, CC, VC đơn vị, biên bản hội
nghị cấp tổ phải được tập hợp và lưu trữ đầy đủ tại đơn vị. Thủ trưởng và Ban Chấp
hành CĐCS mỗi bên lưu một bộ hồ sơ. Riêng biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu Ban
TTND (niêm phong cẩn thận, đóng dấu giáp lai)


6. Tổ chức thực hiện:


6.1- Thời gian tổ chức hội nghị CB, CC, VC năm học hàng năm học chậm
nhất đến ngày 25 tháng 9; riêng trường Cao đẳng sư phạm và trường Trung cấp
Kinh tế- Kỹ thuật chậm nhất ngày 15 tháng 10.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Cơng đồn Giáo dục Tây Ninh; các đơn vị cơ quan Phòng giáo dục và đào tạo, cơ
quan Sở Giáo dục và Đào tạo (đơn vị hành chính) tổ chức hội nghị cán bộ công chức
theo năm học, tập trung thảo luận 14 chỉ tiêu thi đua do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban


hành thực hiện trong năm học, cuối năm học báo cáo cáo kết quả về Sở Giáo dục và
Đào tạo để thẩm định, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.


6.3- Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc trung tâm GDTX, thủ trưởng đơn
vị trực thuộc báo cáo kế hoạch tổ chức của đơn vị về Sở GD&ĐT (Văn phịng,
phịng chun mơn ngành học, cấp học), Cơng đoàn Giáo dục tỉnh để sắp xếp đại
biểu đến dự.


6.4- Chậm nhất đến ngày 05 tháng 10 hàng năm, các phòng giáo dục và đào
tạo báo cáo kết quả tổ chức hội nghị CB, CC, VC của các đơn vị, trường học trực
thuộc phòng; các trường THPT, trung tâm GDTX và đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục
& Đào tạo báo cáo hồ sơ hội nghị CB,CC,VC về Công đoàn Giáo dục Tây Ninh.


Hướng dẫn này thay thế công văn số 1956/HDLT-SGDĐT-CĐN ngày
27/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Cơng đồn Giáo dục Tây Ninh hướng dẫn
tổ chức hội nghị cán bộ công chức trong ngành giáo dục và đào tạo. Trong q trình
thực hiện có phát sinh vướng mắc liên hệ với Cơng đồn Giáo dục Tây Ninh để
được hướng dẫn kịp thời./.


<b>TM. BAN THƯỜNG VỤ</b>
<b>CHỦ TỊCH</b>


<b>Bùi Ngọc Ẩn</b>


<b>GIÁM ĐỐC</b>


<b>Đổng Ngọc Lập</b>


<i>Nơi nhận </i>:



- Như kính gửi (thực hiện);


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×