Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện quảng trạch, tỉnh quàng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 163 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mơ hình
trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình” là cơng trình nghiên
cứu của bản thân tơi.
Các nội dung nghiên cứu, các kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực
và chưa được công bố. Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn được sử dụng
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng quy định.
Huế, ngày ..... tháng 4 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Hải Yến


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa 20 của
trường Đại học Nông Lâm Huế
Tôi xin chân thành cảm ơm Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Huế,
phịng Sau đại học, tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp và đặc biệt là TS.
Trần Minh Đức, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm q báu và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Cũng nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến UBND huyện Quảng Trạch,
Hội Đơng y, Phịng Y tế, Hạt Kiểm lâm, phịng Tài ngun mơi trường, phịng Nơng
nghiệp huyện Quảng Trạch, Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Bình cùng tồn thể bạn bè,
đồng nghiệp đã cung cấp số liệu, thông tin và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất nổ lực thực hiện, nhưng do cịn hạn chế về trình độ cũng
như thời gian nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô
giáo và bạn bè đồng nghiệp.


Xin chân thành cảm ơn.


iii
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có điều
kiện địa hình, khí hậu thuận lợi để nhiều lồi động, thực vật sinh trưởng và phát triển,
nhiều trong số chúng có giá trị cao trong việc chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh cho
con người. Trong số các địa phương thuộc tỉnh Quảng Bình thì huyện Quảng Trạch có
nhiều nét đặc thù về tài nguyên, hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển cây dược
liệu. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mơ
hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình”.
Mục đích của đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về hiện trạng tài nguyên
cây dược liệu và đánh giá khả năng nhân rộng mơ hình trồng một số cây dược liệu chủ
yếu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập thông
tin; phương pháp nội nghiệp và phân tích, xử lý thơng tin.
Qua q trình nghiên cứu đề tài đã thu được một số kết quả:
Huyện Quảng Trạch có 265 lồi cây dược liệu, thuộc 115 họ. Trong đó có 2 lồi
nguy cấp (EN), 6 lồi sẽ nguy cấp (VU).
Về dạng sống, các loài cây dược liệu trên địa bàn huyện Quảng Trạch có số lượng
nhiều nhất là ở dạng cây thân thảo, với 98 loài chiếm 36,98%, tiếp đó là cây gỗ với 75
lồi, chiếm 28,30%, tiếp theo là dạng cây bụi 46 loài, chiếm 17,36% và cây thân leo 35
lồi, chiếm 13,21%. Cịn dạng cây thủy sinh, kí sinh, phụ sinh 11 lồi chiếm 4,15%.
Trong các lồi cây dược liệu dược khai thác thì có nhiều bộ phận được dùng
làm thuốc: lá, thân, rễ... trong đó lá là bộ phận thường xuyên được người dân sử dụng
làm thuốc nhất với 114 loài, chiếm 43,02%, thứ hai là rễ cây với 74 loài, chiếm
27,92%, thứ ba là tồn cây có 65 lồi, chiếm 24,53%.
Các lồi cây dược liệu có mơi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng
và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Mơi trường sống ở rừng có số loài

nhiều nhất; tiếp theo là các loài cây bãi hoang và mơi trường nương rẫy, vườn nhà.
Các lồi thuộc nhóm cây chữa cảm, ho, hạ sốt chiếm tỷ lệ cao với 51 lồi
chiếm 19,25 %; tiếp theo là nhóm bệnh về đường tiêu hóa với 41 lồi chiếm 15,47 %
và nhóm bệnh ngồi da với 39 lồi chiếm 14,72%. Các nhóm cây chữa bệnh ngồi thần
kinh, gan, thận, chữa tê thấp, đau nhức, sốt rét, rắn cắn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Quảng Trạch gây ra bởi
nhiều nguyên nhân, trong đó sự hạn chế trong nhận thức dẫn đến khai thác quá mức
trong thời gian dài và thu hái không đúng kỹ thuật được xác định là các nguyên
nhân chính.


iv
Đa số các lồi cây được các hộ gia đình chọn để trồng vào mơ hình đều thích
nghi, sinh trưởng và phát triển tốt. Các hộ gia đình trồng cây thuốc trong các mơ hình
vườn nhà vừa hỗ trợ bảo vệ nguồn gen cây thuốc, vừa tạo thu nhập cho gia đình, nâng
cao đời sống kinh tế. Đây cũng là thành cơng bước đầu cho sự hình thành và phát triển
cây dược liệu ở nơi đây.
Đề tài cũng đã bước đầu đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Quảng Trạch: giải pháp tuyên truyền, giáo dục;
giải pháp nâng cao năng lực; giải pháp chính sách; giải pháp khoa học - công nghệ.


v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .........................................................................x
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4
1. Tài nguyên cây dược liệu trên Thế giới và Việt Nam .................................................4
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................4
1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................6
2. Thực trạng nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh cây dược liệu ở Việt Nam .........9
3. Tổng quan nghiên cứu về cây thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam ...........................14
3.1. Trên thế giới ...........................................................................................................14
3.2. Ở Việt Nam.............................................................................................................18
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................22
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................22
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................22
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................25
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................25
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp và phân tích, xử lý thơng tin........................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu ..................................28


vi
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................34
3.2. Hiện trạng về tài nguyên cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu .............................38

3.2.1. Danh lục các loài cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu ......................................38
3.2.2. Sự đa dạng về dạng sống của các cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu .............39
3.2.3. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng của các cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu ...40
3.2.4. Sự đa dạng về sinh cảnh sống của các cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu .....41
3.2.5. Giá trị sử dụng của các loài cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu ......................43
3.2.6. Những cây thuốc có tiềm năng khai thác phát triển kinh tế ................................44
3.3. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên cây dược liệu của cộng đồng địa phương......46
3.3.1. Tình hình khai thác cây dược liệu của cộng đồng địa phương ............................46
3.3.2. Cách khai thác và chế biến cây dược liệu của cộng đồng địa phương ................47
3.3.3. Mức độ sử dụng cây dược liệu của cộng đồng địa phương .................................48
3.3.4. Những cây dược liệu quý hiếm, nguy cấp cần được bảo vệ ở khu vực nghiên cứu ...51
3.3.5. Giải pháp bảo tồn nguồn gen cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch ..................52
3.3.6. Những tri thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên cây dược liệu của cộng
đồng địa phương ............................................................................................................52
3.4. Tìm hiểu và đánh giá các mối đe doạ đến sự tồn tại và phát triển tài nguyên cây
thuốc tại địa phương ......................................................................................................54
3.4.1. Sự hạn chế về nhận thức trong khai thác bền vững cây thuốc ............................54
3.4.2. Sự lãng phí tài nguyên cây thuốc ........................................................................56
3.4.3. Khai thác tràn lan, không chú ý đến tái tạo, bảo tồn ...........................................57
3.5. Khảo sát, đánh giá các mơ hình trồng cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu .........58
3.5.1. Thống kê và phân loại các mơ hình trồng dược liệu hiện có tại địa phương ......58
3.5.2. Quá trình và điều kiện hình thành mơ hình trồng cây dược liệu .........................60
3.5.3. Một số thơng tin chung và đặc điểm của các lồi cây dược liệu trong các mơ hình...61
3.5.4. Kết quả khảo sát các mơ hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch ........66
3.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc
tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................85
3.6.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục .........................................................................86
3.6.2. Giải pháp nâng cao năng lực ...............................................................................86



vii
3.6.3. Giải pháp chính sách ...........................................................................................87
3.6.4. Giải pháp khoa học - công nghệ ..........................................................................88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................90
1. Kết luận......................................................................................................................90
2. Đề nghị ......................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93


viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

: Ban cán sự

BQ

: Bảo quản

CNI

: Viện ung thư Hoa Kỳ

CBLQ

: Các bên liên quan

CHLB

: Cộng hịa liên bang


CSXH

: Chính sách xã hội

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

DL

: Dược liệu

GIZ

: Tổ chức Hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức

HGĐ

: Hộ gia đình

KHCN

:Khoa học cơng nghệ

LSNG

: Lâm sản ngồi gỗ

LN


: Lâm nghiệp

MT

: Môi trường

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTC

: Ô tiểu chuẩn

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN : Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
USD

: Đô la Mỹ

TCN

: Trước công nguyên

SCN


: Sau công nguyên

SWOT

: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

VQG

: Vườn quốc gia

VIETGAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

WWF

: Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên

WB

: Ngân hàng thế giới

YHCT

: Y học cổ truyền



ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dự báo mức tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở một số nước
(2012 - 2017) .................................................................................................................16
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của các xã năm 2014 .................................................33
Bảng 3.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã năm 2014 .......................................34
Bảng 3.3. Dân số trong độ tuổi lao động phân theo xã năm 2014 ................................36
Bảng 3.4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế .........................................37
Bảng 3.5. Các dạng sống thường gặp ở các loài cây dược liệu .....................................39
Bảng 3.6. Sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc ở huyện Quảng Trạch ..............40
Bảng 3.7. Sự phân bố của các lồi cây thuốc theo mơi trường sống.............................42
Bảng 3.8. Phân loại theo công dụng của các cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch ....43
Bảng 3.9. Các lồi cây thuốc có tiềm năng khai thác phát triển kinh tế tại huyện Quảng
Trạch ..............................................................................................................................45
Bảng 3.10. Các loài cây dược liệu thường xuyên được khai thác ở địa bàn huyện
Quảng Trạch ..................................................................................................................46
Bảng 3.11. Các loài cây thuốc được sử dụng phổ biến tại địa bàn huyện Quảng
Trạch ................................................................................................................ 49
Bảng 3.12. Những cây thuốc quý hiếm, nguy cấp tại khu vực nghiên cứu...................51
Bảng 3.13. Thống kê nhận thức của người dân về khai thác cây thuốc ........................55
Bảng 3.14. Thống kê về tình trạng sơ chế, bảo quản cây thuốc ....................................56
Bảng 3.15. Các mơ hình phát triển dược liệu tại huyện Quảng Trạch ..........................58
Bảng 3.16. Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến cây dược liệu trên địa bàn huyện
Quảng Trạch năm 2015 .................................................................................................72
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế mơ hình trồng Kim tiền thảo và Cà gai leo .....................73
Bảng 3.18. Những loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển tại huyện Quảng Trạch 85


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch ........................................................28
Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng giá trị tiêu thụ thuốc theo quốc gia.............................................15
Biểu đồ 3.1. Phân bố các dạng sống thường gặp của cây dược liệu .............................39
Biểu đồ 3.2. Phân bố của các loài cây dược liệu theo bộ phận sử dụng .......................41
Biểu đồ 3.3. Phân bố của các loài cây dược liệu theo môi trường sống .......................42
Biểu đồ 3.4. Tần số sử dụng cây dược liệu theo các nhóm bệnh ..................................44
Sơ đồ 3.1. Các bên liên quan trong hoạt động phát triển dược liệu tại .........................74
huyện Quảng Trạch .......................................................................................................74
Sơ đồ 3.2. Các vấn đề cần quan tâm khi phát triển mơ hình điểm ................................81


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi nên có nguồn tài nguyên thực
vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết khoảng
10.350 lồi thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000
loài Tảo. Trong đó có nhiều lồi làm thuốc [20].
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm
thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là một trong
những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới - nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao
chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri
thức bản địa sử dụng các lồi động vật, thực vật và khống vật làm thuốc [37].
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài
nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khống
vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số
hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 lồi cho cơng dụng làm thuốc),
vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều lồi dược liệu được xếp vào loài quý và
hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp,

Thơng đỏ, Vàng đắng, Hồng liên ơ rơ, Hồng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh
Phú… [37].
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948
loài thực vật và nấm lớn có cơng dụng làm thuốc; 52 lồi tảo biển, 408 lồi động vật
và 75 loại khống vật có cơng dụng làm thuốc ở Việt Nam. Kết quả này cũng đã cho
thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần
90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần
10% là cây thuốc trồng [20].
Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta
cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy
hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu
chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu [37].
Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, do khai thác
dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn, cộng với nhiều nguyên
nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng [20].
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có điều
kiện địa hình, khí hậu thuận lợi để nhiều loài động, thực vật sinh trưởng và phát triển,
nhiều trong số chúng có giá trị cao trong việc chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh cho
con người [7].


2
Trong số các địa phương thuộc tỉnh Quảng Bình thì huyện Quảng Trạch có
nhiều nét đặc thù về tài nguyên, hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển cây dược
liệu. Với dãy Hồnh Sơn án ngữ hồn tồn phía Bắc, biển Đơng và sơng Gianh bao
bọc phía các phía còn lại của huyện đã tạo cho nơi đây một kiểu địa hình và khí hậu
độc đáo của tiểu khu vực Bình Trị Thiên. Hình ảnh “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” của
địa phương nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Quảng Bình này đã phần nào nói lên tiềm năng
giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học tại đây, trong đó có tài nguyên cây dược liệu.

Kết quả khảo sát bước đầu của Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường (Khoa
Lâm nghiệp, Trường Đại học Nơng Lâm Huế) cho thấy Quảng Trạch có tài ngun
cây thuốc rất đa dạng, trong đó có nhiều lồi rất khó tìm thấy ở các địa phương khác
trong tỉnh và khu vực như: Đại kế, Bạch tật lê, Bố chính sâm, Tiên mao sâm, Giảo cổ
lam, Nhân trần cát, Chùm ngây... [7].
Từ những cây cỏ mọc hoang dại giữa đại ngàn rừng hay lẫn khuất trong những
đám cỏ cây ven sông, ven suối, bãi cát ven biển, người dân và các lương y tại địa
phương đã phát hiện và bào chế thành những bài thuốc nam quý giá. Nhiều hộ gia đình
hiện cũng đã đưa cây thuốc nam về trồng trong vườn nhà như một nỗ lực để góp phần
bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu [7].
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện
trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh
Quảng Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về hiện trạng tài nguyên cây dược liệu và
đánh giá khả năng nhân rộng mơ hình trồng một số cây dược liệu chủ yếu tại huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu về hiện trạng tài nguyên và tiến
trình phát triển, nhân giống và nhân giống các lồi cây dược liệu có giá trị bảo tồn trên
cơ sở cộng đồng người dân địa phương.
- Đánh giá được tiềm năng cũng như thuận lợi, khó khăn của người dân địa
phương trong việc thực hiện các mơ hình trồng cây dược liệu.
- Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài
nguyên cây thuốc của cộng đồng người dân tại khu vực nghiên cứu.


3
b. Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần phục hồi và phát triển tài nguyên cây dược liệu có giá trị kinh tế và
bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.
- Là cơ sở để đề xuất giải pháp chủ yếu góp phần giải quyết những khó khăn
hiện nay ở các mơ hình trồng cây dược liệu cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế và nhân rộng mơ hình.
- Góp phần đa dạng hố cây trồng nói chung, cây lâm sản ngồi gỗ nói riêng và
phát triển sinh kế hộ gia đình, tạo thêm sản phẩm hàng hố và nguồn dược liệu tại chỗ
hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người dân nghèo tại địa phương.


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Tài nguyên cây dược liệu trên Thế giới và Việt Nam
1.1. Trên thế giới
Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc đã có một bề dày lịch sử và đã được nhiều nước
trên thế giới quan tâm. Theo đánh giá chung của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì có
tới 80% dân số tồn thế giới vẫn thường xuyên sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu (Inglis, 1994) [31].
Trước Cơng nguyên, loài người đã biết sử dụng nhiều loại thực vật và động vật
để làm thuốc. Trải qua hàng nghìn năm sử dụng và tìm hiểu, con người đã có sự hiểu
biết sâu sắc hơn về dược liệu, đồng thời sử dụng ngày càng nhiều vào mục đích phịng,
trị bệnh. Đến nay, có hơn 80.000 lồi thực vật được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Dược liệu ngày càng có giá trị to lớn trong Y học nói chung và nền kinh tế của mỗi
quốc gia nói riêng. Ước tính có đến 25% trong số các loại thuốc ở các nước phát triển
có nguồn gốc từ thảo mộc. Mức độ sử dụng dược liệu vào điều trị ở các nước phát
triển như Mỹ, Nhật và một số nước Châu Á rất lớn [31].
Có thể nói Trung Quốc là nước có truyền thống lâu đời về việc nghiên cứu sử
dụng cây thuốc. Kể từ thời Sheng- Nong (gần 3000 năm trước Công Ngun), đã có
365 lồi thực, động vật và khống vật được ghi nhận là có tác dụng chữa bệnh (Pie,
1987). Người ta đã ước tính rằng, số lồi cây thuốc được dùng trong hệ thống Y dược

Trung Quốc là 8.000, trong đó, thuốc của Tây Tạng 3.294 lồi, thuốc của Mông Cổ là
1.430, của dân tộc Yi là 3.294, của dân tộc Max là 800, dân tộc Wa là 1.430, dân tộc
Dai là 800 và cuối cùng là các loại thuốc thơng thường được dùng là 201 lồi [31].
Tại Trung Quốc, hằng năm tiêu thụ khoảng 700.000 tấn dược liệu, trong đó có
trên 5.000 lồi thực vật; giá trị kinh tế năm 2003 ước đạt 6 tỷ USD và năm 2008 ước
đạt 26 tỷ USD. Giá trị kinh tế từ các nguồn dược liệu tại Mỹ năm 2004 ước đạt 17 tỷ
USD và tại Nhật Bản năm 2006 ước đạt 1,1 tỷ USD. Đến nay, việc nghiên cứu và sử
dụng dược liệu ở các nước này ngày càng phát triển. Đặc biệt, để bảo đảm chất lượng
dược liệu trong phòng và điều trị bệnh, nhiều nước đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
hóa cao cho các dược liệu như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... [31].
Văn minh của người Ấn Độ cổ đại đã phát triển cách đây 5000 năm dọc theo bờ
sông Indus ở miền Nam Ấn Độ. Trong bộ sử thi Vedas (năm 1500 TCN), chứa đựng
những kiến thức phong phú về dược thảo thời kỳ đó. Những cơng dụng của cây thuốc
này cũng được ghi lại trong cuốn sách dược thảo “Charaka Samhita”, viết năm 400
TCN. Sau này, vào khoảng 100 năm SCN, một học giả người Ấn Độ đã mô tả chi tiết
341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn gốc từ khống chất và động
vật. Hiện nay tại Ấn Độ, đã ghi nhận có khoảng 8.000 lồi cây thuốc được ứng dụng


5
trong Y học của hơn 4.000 cộng đồng dân tộc thiểu số và hàng năm doanh thu của Ấn
Độ từ các hoạt động buôn bán cây thuốc trong nước và xuất khẩu là 1 tỷ Đô la Mỹ [1].
Từ thời xa xưa, thực vật làm thuốc đóng một vai trị quan trọng đối với đời sống
của con người và ngày nay chúng vẫn giữ được vai trò ấy đối với các nước đang phát
triển ở Châu Á. Mặc dù vậy, người dân đang phát triển ở các nước Châu Á chỉ mới
khai thác cây thuốc từ thiên nhiên hoặc được trồng với mục đích phục vụ trong gia
đình, trừ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nepal là trồng chúng với
mục đích thương mại. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng chỉ gây trồng ở quy mô nhỏ
và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước (Batugal et al., 2004) [36].
Ở các nước khác như Anh, Đức, Mỹ, nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh.

Tại Đức, một ủy ban gồm nhiều bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia về chất độc đã hoàn thành một
tài liệu với trên 400 chuyên đề tả công dụng, tác dụng phụ, phân lượng của nhiều dược
thảo. Tại Mỹ, dược thảo rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Năm 1716, nhà thám hiểm
Pháp Lafitau đã tìm ra Sâm Mỹ ở vùng New World. Hiện nay Sâm là tài nguyên xuất
khẩu quan trọng của Hoa Kỳ. Hội đồng thực vật Mỹ (Austin-Texas), dựa vào hai cơng
trình của Đức và Anh, đã soạn thảo một tài liệu nói về 26 dược thảo thông dụng [36].
Gần đây, theo số liệu của Tổ chức Y học Thế giới (WHO), đến năm 1995 đã có
gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài được biết đến) được sử dụng làm
thuốc hay cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000
lồi, Trung Quốc có khoảng 5.000 lồi [25].
Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như:
hàng năm Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc Y học dân tộc
đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 nhập 21.000 tấn,
đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương 50 triệu USD. Điều này
chứng tỏ ở các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho Y học cổ truyền cũng phát
triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và hiện
đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người [55].
Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong
khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc
hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh
ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ
một loài Hoa hồng (Cantharanthus roseus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây
này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ
em từ 10 lên đến 90% [39], [27].
Tuy nhiên, ngày nay do các hoạt động mưu cầu của cuộc sống con người đã và
đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây
thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc


6

đã bị tuyệt chủng. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vịng hơn 100
năm trở lại đây, có khoảng 1.000 lồi thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp
rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe dọa vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật
đã mất đi hoặc đang bị đe dọa gay gắt, có một tỷ lệ khơng nhỏ là thực vật làm thuốc.
Trong đó có khoảng 120 lồi ở Ấn Độ, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Macoro, 61
loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladet [28].
Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ con người, cho sự phát
triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông
- Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp
thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám
phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo
tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng
về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững
cây thuốc [2].
1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nguồn dược liệu đa dạng, với khoảng
3.948 loài cây thuốc, 52 loài tảo biển, 75 loại khống vật và 408 lồi động vật làm
thuốc. Gắn liền với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú đó, nền Y dược cổ truyền
Việt Nam đã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân [31].
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là nước đứng
thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật, trong đó độ đa dạng về cây cỏ
khoảng 10.386 lồi thực vật có mạch đã được xác định, dự đốn có thể tới 12.000 lồi,
trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30% [38].
Nằm tại khu vực giao lưu các nền văn hóa ở các nước Đơng Nam Á, Việt Nam
cịn là quốc gia đa dạng về các nền văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp
lãnh thổ Việt Nam. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật - văn hóa như vậy, chúng ta
đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các cộng đồng dân
tộc khác nhau sử dụng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế [29].
Phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang dại ở vùng rừng núi- một vùng chiếm

3/4 diện tích tồn lãnh thổ, là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số
với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc
người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn
hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia
truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa
bệnh [29].


7
Trong thời gian gần đây, thực vật là đối tượng đặc biệt được nhiều nhà khoa
học quan tâm và cố gắng đánh giá đúng vị trí, vai trị chức năng sử dụng của nó trong
nhiều lĩnh vực như thức ăn, thuốc chữa bệnh, trang phục, dụng cụ, các nghi lễ tôn giáo,
môi trường,…ở từng vùng địa phương khác trên thế giới. Trong đó, cây thuốc được
các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất [29].
Tại Việt Nam, từ thời đại các vua Hùng dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã
xây dựng một nền y học cổ truyền để chữa các loại bệnh tật, tổ tiên ta đã sớm sử dụng
nhiều loài cây cỏ như bột đao, bột báng để thay cơm, uống nước vối để giúp tiêu hóa
và phịng bệnh, nhai trầu để bảo vệ răng,... Trong thời kỳ độc lập (937-1399), vào thời
nhà Lý, ở xã Đại Yên (Hà Nội), đời nhà Trần, Thái Y Viện đã tổ chức đi sưu tầm
thuốc ở núi Yên Tử (Đông Triều - Quảng Ninh), Phạm Ngũ Lão xây dựng vườn thuốc
Vạn Yên và gây rừng thuốc dược sản ở Phả Lại (huyện Chí Linh) để phục vụ quân đội
đánh giặc ngoại xâm [29].
Công tác điều tra của Viện dược liệu - Bộ Y tế ở tất cả các địa phương trên toàn
quốc kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004, đã ghi nhận ở nước ta có 3948
lồi cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật (kể cả nấm). Cụ thể, nhóm Tảo
có 52 lồi, thuộc 19 họ. Nhóm Nấm có 22 lồi, 12 họ. Ngành rêu có 1 lồi 1 họ.
Ngành Thơng đất có 25 lồi 2 họ. Ngành Cỏ bút tháp có 3 lồi 1 họ. Ngành Dương
xỉ có 128 lồi 26 họ. Ngành Thơng có 38 lồi 11 họ và ngành Ngọc Lan có 3675
lồi thuộc 231 họ [23].
Trong tổng số 3.948 lồi cây thuốc đã biết đến ở Việt Nam hiện nay, phần lớn

được sử dụng theo kinh nghiệm (truyền khẩu) trong nhân dân. Số loài được xác minh
khoa học về giá trị, cơ chế chữa bệnh (kể cả nguồn tài liệu của nước ngoài) chỉ chiếm
khoảng 20 - 30%. Chúng được sử dụng để điều trị từ các chứng bệnh thông thường
mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, như cảm sốt, cảm lạnh, cầm máu - làm lành vết
thương, ăn uống khó tiêu, bong gân - sai khớp do ngã, bó - nắn gãy xương,… cho đến
cả một số bệnh nan y khó chữa như bệnh tim mạch, gan, thần kinh, tiểu đường,…
Trong một số công bố gần đây về 920 lồi cây thuốc, các tác giả của cơng trình đã liệt
kê ra được 64 loại bệnh chứng đã được điều trị bằng cây thuốc theo cách cổ truyền.
Một số loại bệnh nan giải về gan, thận, đau dạ dày, thấp khớp, bó gãy xương, chữa rắn
cắn,… nhìn chung người dân tỏ ra có tín nhiệm hơn khi điều trị bằng cây thuốc theo
kinh nghiệm của y học cổ truyền [10].
Theo các kết quả điều tra, Việt Nam có 7 vùng sinh thái giàu tiềm năng dược
liệu của thế giới với gần 4000 lồi thực vật và nấm lớn hơn có thể sử dụng làm thuốc.
Trong đó có nhiều lồi có giá trị chữa bệnh cao, một số loại như hồi, quế, sâm Ngọc
Linh, tràm, hoa hòe, actiso,... là dược liệu quý đã được thế giới công nhận. Theo thống
kê chưa đầy đủ ở Gia Lai - Kon Tum có khoảng 921 loài cây được người dân sử dụng


8
làm thuốc, Đắk Lắk có 777 lồi, Lâm Đồng có 715 lồi,... trong đó có nhiều lồi cây
thuốc q như: Sâm Ngọc Linh, Cẩu tích, Vàng đắng, Sa nhân, Hà thủ ơ đỏ, Ngũ gia
bì gai, Củ dịm...[4].
Tài ngun dược liệu của Việt Nam phong phú và đầy tiềm năng nhưng thực tế
đáng buồn là chúng ta chưa có nhiều chính sách bảo tồn nguồn gen, nhất là các cây
quý. Để phát triển bền vững và hiệu quả nguồn dược liệu trong nước, khai thác được
hết các tiềm năng sẵn có, chúng ta cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ quy
hoạch trồng và khai thác dược liệu, bảo tồn nguồn gen... Và trên hết, Nhà nước cần có
những chính sách hợp lý gắn kết được sự tham gia của các nhà khoa học, doanh
nghiệp và người nông dân trong một mục đích chung là bảo tồn và phát triển nguồn
dược liệu trong nước [4].

Các nghiên cứu về thành phần cây thuốc và động vật làm thuốc trong các vùng
lãnh thổ thường được tập trung trong các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các Vườn
Quốc gia. Các nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng cây dược liệu trong các Vườn
Quốc gia là rất lớn [35].
Gần đây tại Thừa Thiên Huế đã phát hiện 130 lồi thuốc nam có giá trị. Đây là
kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nơng Lâm Huế trong q trình triển khai mơ
hình phát triển cây thuốc nam trên đất rừng được giao tại huyện Nam Đông, thuộc
vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tuy nhiên, người dân địa phương hiện mới chỉ
biết sử dụng 62 loài làm dược liệu. Nhằm bảo tồn và phát huy nguồn dược liệu có giá
trị phục vụ chữa bệnh tại chỗ, sử dụng làm hàng hóa và nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Nông Lâm Huế bước đầu chọn 28 hộ gia đình có vườn, rừng thuộc xã Hương
Phú (Nam Đơng) để phát triển mơ hình, gắn với mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống người dân vùng núi [19].
Vườn quốc gia Bạch Mã với diện tích 37.487 ha, ở gần hai thành phố lớn Huế
và Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho biết Vườn quốc gia Bạch Mã có tới 1.406 lồi
thực vật, trong đó có 338 lồi cây làm thuốc, 33 lồi cây cho tinh dầu. Nhiều cây thuốc
quý hiếm như A lợi, Đỉnh tùng, Sa mộc, Bảy lá một hoa, Thông tre, Kim tuyến, Lá
khơi, Ơ dược nam, Thổ phục linh, Vàng đắng, Ba gạc lá nhỏ, Cúc mai đã được ghi vào
Sách Đỏ Việt Nam. Nhiều phương thuốc chữa nhiều chứng bệnh theo kinh nghiệm của
người Mường, Vân Kiều, Cà tu phần lớn có sử dụng các lồi cây thuốc trong rừng
Quốc gia Bạch Mã. Vuờn cịn có những lồi cây thuốc mà người dân ở đây thu hái bán
qua biên giới như Chè đắng, Hoàng cầm núi, Cây ba mươi, Bảy lá một hoa, Bình vơi,
Câu đằng Trung Quốc, Bồ công anh Trung Quốc, Sa nhân gai, Thiên niên kiện, Cây
cơm nguội, Ngải tím [19].


9
2. Thực trạng nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh cây dược liệu ở Việt Nam
Là một trong những nước có nhu cầu sử dụng cây dược liệu lớn, tuy nhiên Việt
Nam hiện đang phải nhập đến từ 70 - 80% nguồn nguyên liệu từ các quốc gia khác.

Đây là con số đáng phải suy nghĩ bởi ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam còn
được đánh giá có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng [5].
Nằm tại một vị trí tự nhiên hiếm có, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng,
Việt Nam được ưu đãi với hệ thống sinh thái phong phú, đa dạng về chủng loại các cây
dược liệu với hơn 12 nghìn lồi thực vật, trong đó có gần 4 nghìn lồi có cơng dụng
làm thuốc được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp,
Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hồng liên ơ rơ, Hồng liên gai,
Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú…[5].
Bên cạnh đó, người Việt Nam đã có kinh nghiệm và truyền thống sử dụng các
loại cây để làm thuốc đã góp phần hình thành nên một nền kho tàng tri thức về y học.
Với những thói quen đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm dược liệu trong
nước hiện đang rất lớn [5].
Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 300 loài cây thuốc mọc tự
nhiên ở rừng, thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10000 - 20000 tấn mỗi năm
cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu. Các loài thuốc đang được khai thác với số
lượng lớn như Vàng Đắng, Thiên niên kiện, Cầu tích, Hồng đắng, Chè dây... [23].
Số liệu thống kê của ngành Y tế gần đây cho biết, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ
từ 30 - 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau. Trên 2/3 khối lượng này được khai
thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây
thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Tuy vậy, khối lượng dược liệu
này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ 200 lồi được khai thác và đưa vào thương mại có
tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó cịn nhiều lồi cây thuốc khác vẫn được thu hái sử
dụng tại chỗ trong cộng đồng, hiện chưa có con số thống kê cụ thể [61].
Theo điều tra của viện Dược liệu, hiện Việt nam có khoảng 136 lồi cây thuốc
đang được trồng khá tập trung tại một số vùng sinh thái trên cả nước (chủ yếu ở 18 vùng
trồng có tính truyền thống), cung cấp khoảng 15.500 tấn dược liệu cho thị trường [21].
Những dược liệu có giá tăng cao thường là những dược liệu có nhu cầu sử dụng
tăng .Việc lựa chọn cây trồng phù hợp để ưu tiên phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường
là cần thiết. Phát triển dược liệu cũng là giải pháp tạo việc làm, khai thác quĩ đất một
cách hiệu quả. Ngoài việc quy hoạch các vùng trồng dược liệu tập trung, một trong

những xu hướng phát triển hiện nay nhằm xóa đói giảm nghèo là sử dụng các cộng
đồng dân cư phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở phát triển trồng dược liệu [21].


10
Trong tổng số 3948 loài cây thuốc và nấm làm thuốc đã biết, chỉ có khoảng 500
lồi là cây thuốc trồng hay từ các lồi cây trồng khác nhưng có bộ phận được dùng làm
thuốc. Song trên thực tế, hiện chỉ có 44 lồi trong tổng số đó là cây thuốc trồng sản
xuất ra hàng hóa (ở các mức độ khác nhau) [20].
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu, công tác trồng cây thuốc luôn được quan tâm. Ngay từ những năm 1960, để
phục vụ cho chương trình phịng chống giun sán ở miền Bắc, Viện Dược liệu đã triển
khai nghiên cứu đưa cây Dầu giun mọc hoang dại vào trồng rộng rãi. Viện Dược liệu
chỉ đạo và phối hợp với các trạm Dược liệu trồng một số cây thuốc quan trọng như: ích
mẫu, Tam thất, Bạch truật, Đỗ trọng, Hồng bá, Hoàng cầm, Vân mộc hương, Cát
cánh, Bắc sa sâm, Độc hoạt, Đương qui, Bạc hà, Kim ngân. Xác định và chọn được
một số vùng có thể triển khai trồng lớn, như trồng Ích mẫu ở Hà Bắc; trồng Tam thất ở
Thông Nông (Cao Bằng); trồng các cây nhập nội từ Trung Quốc ở Sa Pa và Tam Đảo;
cung cấp giống cho Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Văn Điển - Hà Nội, Nam Hà để phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu dược liệu sang Đông Âu và Liên Xơ [21].
Trong khối cơng nghiệp dược, cả nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm (bao
gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nhân) đang sản xuất
1.294 loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất chiết xuất từ
thực vật, chiếm 23% số loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu hành từ năm 19952000, sử dụng 435 lồi cây cỏ. Nhu cầu dược liệu cho khối cơng nghiệp dược khoảng
20.000 tấn, và cho xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm. Theo số liệu năm 1998, Tổng
công ty Dược Việt Nam đã xuất khẩu được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu
và các hoạt chất từ cây thuốc chiếm 74%. Tiềm năng cung cấp dược liệu có thể đạt
500 - 800 tỷ đồng [10].
Một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các vùng
trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu, như trồng Thanh cao hoa

vàng, Lão quan thảo, Mã đề, Ngưu tất, Sa nhân, Đương qui Nhật Bản, Lơ hội, Hịe, Sả,
Địa liền, Gừng, Tỏi, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo,
Actiso, Râu mèo, Quế, Hồi, Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Bạc hà, Thảo quả, Cốt
khí củ, Hoắc hương, Bạch truật, Địa liền, Nga truật, Nhân trần, Bồ bồ, Thảo quyết
minh, Xuyên khung, Mạch môn, Ngải cứu, Xạ can, Sen,…[21].
Bên cạnh đó, nhiều địa phương, cơng ty kinh doanh, các đơn vị nghiên cứu đã
trực tiếp đầu tư (với tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng) xây dựng vùng trồng một
số loài cây thuốc để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, như: tỉnh Kon Tum và Quảng
Nam đầu tư phát triển Sâm ngọc linh; xây dựng được 7 qui trình trồng 7 cây thuốc trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa tạo nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất thuốc: Angelin từ Đương
qui Nhật Bản, Morantin từ Mướp đắng, Dihacharin từ Diệp hạ châu đắng, Sotinin chữa


11
sỏi thận, Thập vị bổ cho người cao tuổi và Cốm bổ trẻ em của Viện Dược liệu; xây
dựng vùng trồng Hịe xen canh với cây nơng nghiệp ở Tây nguyên của Công ty xuất
nhập khẩu Y tế II Thành phố Hồ Chí Minh; qui hoạch vùng trồng Tràm (Melaleuca
anternifolia) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển
dược liệu Đồng Tháp Mười; nghiên cứu xây dựng qui trình trồng cây thuốc theo tiêu
chuẩn GAP-WHO 5 loài cây thuốc Đương qui, Actiso, Ngưu tất, Cúc hoa, Bạch chỉ;
xây dựng vùng trồng Bạc hà Nhật Bản tại Hưng Yên và Nam Định (Công ty cổ phần
Dược Mediplantex); xây dựng vùng trồng Kim tiền thảo tại Bắc Giang (Công ty OPC);
xây dựng vùng trồng Actiso và Chè dây tại Sa Pa – Lào Cai (Công ty Traphaco); xây
dựng vùng nguyên liệu Trinh nữ hoàng cung của Công ty Dược liệu TW II; trồng Đinh
lăng ở Nghĩa Trai…[21].
Sản lượng dược liệu ước tính hàng năm ở nước ta vào khoảng 3000 - 5000 tấn.
Nguồn dược liệu dồi dào là nền tảng cho việc hình thành các cơ sở sản xuất thuốc từ
dược liệu. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ
dược liệu trong nước, trong đó có 10 cơ sở sản xuất thuốc của WHO. Nhiều cơng ty
dược cũng có thương hiệu riêng từ thế mạnh của cây dược liệu. Năm 2005, tỷ lệ dược

liệu ở Việt Nam dùng để chế biến và sử dụng trong nước chiếm 25%, đến năm 2009
chỉ chiếm 15% và 4 tháng đầu năm 2010 giảm xuống còn 12% [4].
Được sự hướng dẫn của Trạm Khuyến nông huyện Nghi Lộc cùng sự giúp đỡ
của Khuyến nơng xã, một số xóm của xã Nghi Lâm mấy năm lại đây đã đưa cây Nhân
trần vào trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Loại cây này có thể trồng nơi đất cằn cỗi,
đầu tư cũng rất thấp, một sào khoảng 200 kg phân chuồng, 20 kg phân NPK, không
phải dùng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu cỏ. Cây Nhân trần chăm bón đơn
giản, chủ yếu là tăng cơng làm cỏ, sau gần 5 tháng là cho thu hoạch, bình quân 1 sào
được 120 kg Nhân trần khô. Với giá bán 30 ngàn đồng/kg, trừ chi phí bà con cũng thu
3,3 triệu đồng/sào. Tính ra 1 ha Nhân trần lãi 66 triệu đồng, gấp gần 5 lần trồng lúa.
Năm nay, bà con xóm 4 Nghi Lâm trồng được 5 ha cây Nhân trần, xóm 5 trồng được 5
ha. Điều mà bà con nông dân ở xã Nghi Lâm mong muốn là cây Nhân trần ở xã nhà
phải có thương hiệu, có nơi tiêu thụ, giá cả ổn định. Cây Nhân trần là loại cây dễ trồng
cho thu nhập cao. Ban Nông nghiệp cùng Ban Khuyến nông xã Nghi Lâm phát động
bà con nơng dân ở tất cả các xóm trên tồn xã đưa cây Nhân trần vào trồng và ngày
càng mở rộng diện tích. Riêng xóm 4, xóm 5 những năm sau sẽ mở rộng diện tích
trồng cây Nhân trần lên mỗi xóm 6 - 7 ha [57].
Mơ hình trồng gừng trong bao dưới tán rừng cây keo lai: của ông Văn Ngọc,
trú tại thơn 4, xã Hịa Khương (Hịa Vang, Thành phố Đà Nẵng)
Tháng 4/2011, Ông mua 2 tạ gừng giống với giá 20.000 đồng/kg về trồng trong
1.350 bao. Để năng suất gừng cao, ít sâu bệnh, ơng chọn giống là loại gừng già 8 tháng


12
tuổi, sạch bệnh. Gừng giống mang về phải ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm.
Mỗi kg gừng giống có thể trồng được 15 - 20 bao. Dùng vỏ bao xi măng giặt sạch, đáy
bao đục 2 lỗ ở 2 góc cho thốt nước. Gừng là loại cây ưa đất ẩm, không chịu úng, ưa
tươi xốp, nhiều mùn, rác hữu cơ, phân chuồng. Pha trộn đất trồng theo tỷ lệ 50% đất
với 50% phân chuồng hoại mục + vỏ trấu, cho vào bao xong đạt hom gừng (đã ủ nứt
mầm) vào giữa bọc phủ lớp đất nhẹ chừng 2 cm, trải lên mặt lớp tro trấu cũ hoai để giữ

ẩm và hạn chế cỏ dại. Khi trời nắng thì tưới nước mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.
Sau khi trồng khoảng 40 ngày, mỗi bao gừng bón 1 muỗng NPK quanh gốc và rải lên
trên gốc một hỗn hợp gồm 3 phần trấu + 1 phần phân chuồng hoại mục + 1 phần đất.
Hai tháng sau bón lần thứ hai tương tự như lần trước [63].
Thường thì mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 - 4 nhánh con, nhưng với
cách trồng trông bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 - 8
tháng có thể thu hoạh từ 1,5 đến 2 kg củ/bao. Chi phí đầu cho một bao gừng khoảng
3.000 đồng. Tính ra hiệu quả trồng gừng trong bao cao gấp 6 lần so với cách trồng
dưới đất. Gừng trồng trong bao ít bị bệnh. Tuy nhiên để phịng bệnh héo vàng thối rũ
do vi khuẩn truyền nhiểm rất khó trị, chủ yếu là phun ngừa sau mỗi đợt mưa kéo dài
nhiều ngày hoặc định kỳ 10 - 15 ngày phun 1 lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng
Copper zinc, Carban 50SC,… Trước khi trồng gừng nên xử lý hom gừng bằng cách
phun thuốc trừ nấm bệnh Carban 50SC, Copper zinc 85WP,… Nếu bao nào bị sâu
bệnh thì mang bao ra xa hủy bỏ, không để mầm bệnh lây lan [63].
Trồng gừng theo cách này khắc phục được những bất lợi về thời tiết, đất đai,
không gian, sâu bệnh,… cũng như mát mẻ cho gừng nhờ ở dưới tán rừng trồng. Ở
miền núi cho tới đồng bằng đều trồng được. Nơi thấp lụt thì đặt bao gừng trên giàn.
Nếu sơ tính, trừ hao hụt cịn lại 1.200 bao, với giá gừng bán vào dịp tết là 40.000
đồng/kg, thì Ông Ngọc sẽ thu về gần 50 triệu, trong khi chi phí khơng bao nhiêu [63].
Hiện nay, tại Phú n có 110 hộ dân ở 3 huyện Đơng Hịa, Tây Hòa và thành
phố Tuy Hòa canh tác khoảng 50 ha cây dược liệu, gồm các loại: Diệp hạ châu, tần
dày lá, cỏ mực, râu mèo và rau đắng. Các loại cây trồng được cung ứng cho Trung tâm
nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung (ở thôn Đa Ngư, xã Hịa Hiệp Nam,
huyện Đơng Hịa). Để đảm bảo chất lượng dược liệu cung ứng cho thị trường, các gia
đình đều được Trung tâm tập huấn các quy trình trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn
VIETGAP. Trong suốt quá trình canh tác cho đến khi thu hoạch (từ tháng 2 - tháng 9)
Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung thường xuyên cử cán bộ kỹ
thuật xuống giám sát quy trình canh tác và thu hoạch của các hộ dân. Ngồi ra, Trung
tâm cịn cung cấp nguồn giống cho các hộ dân để có được nguồn nguyên liệu đồng
loại, quản lý được thời vụ và quản lý sâu bệnh [62].



13
Các hộ dân cho biết, trồng dược liệu không tốn công và mức đầu tư như các loại
cây khác bởi cây giống được trung tâm cung cấp miễn phí và chỉ bón bằng phân chuồng,
khơng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cây sinh trưởng ngắn, chỉ trong thời gian từ 50 100 ngày, lại có thể trồng được trên các loại đất. Đặc biệt, các loại cây dược liệu chịu
được hạn, chỉ trồng vào mùa nắng nên không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt [62].
Ông Châu Văn Đồng ở khu phố 1, phường Phú Thạnh (thành phố Tuy Hòa) có
1 ha trồng Diệp hạ châu cho biết: Trồng dược liệu khơng mất cơng nhiều, chi phí đầu
tư bằng cây lúa và các loại cây khác. Một ha Diệp hạ châu bình quân đạt sản lượng
khoảng 80 tấn/năm (4 - 5 vụ/năm); với giá thị trường hiện tại là trên 4.000 đồng/kg,
ông đạt doanh thu khoảng 320 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí sản xuất, thu lãi
khoảng 180 triệu đồng/năm [62].
Mơ hình trồng nấm dược liệu ngồi việc đưa lại hiệu quả kinh tế cho người sản
xuất còn có tác dụng trong việc bảo vệ và làm sạch môi trường ngay tại khu vực vùng
đệm Phong Nha - Kẻ Bàng. Kiểm tra mơ hình trồng nấm dược liệu, nhiều hộ dân ở các
xã vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã trồng được các
loại nấm có giá trị kinh tế cao, hạn chế việc khai thác lâm sản trái phép. Vùng
đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có 13 xã nằm tập trung tại khu vực các thung lũng và
ven hai con sông Chày, sông Son. Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru, Vân
Kiều và Chứt. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá lạc hậu, canh tác nương rẫy là phổ
biến, đồng bào chưa biết cách đầu tư thâm canh cây trồng... Sản xuất giống nấm linh
chi cấp cho dân tham gia dự án Cuối năm 2014, Tổ chức Hợp tác kỹ thuật của CHLB
Đức (gọi tắt là GIZ) đã phối hợp với Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh Quảng Bình đã thực hiện dự án chuyển giao
cơng nghệ trồng nấm dược liệu cho bà con vùng đệm. Ông Bùi Văn Thịnh, phụ trách
dự án sinh kế vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc Tổ chức GIZ tại Quảng Bình cho
biết: “Tháng 10/2014, qua khảo sát tại 3 xã Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch
(huyện Bố Trạch), chúng tơi nhận thấy đây là những địa phương có đủ điều kiện thuận
lợi như địa hình tương đối cao ít xảy ra ngập lụt, mơi trường khí hậu tốt, lực lượng lao

động dồi dào, nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp để làm nấm lại phong phú, rất phù hợp
để chuyển giao công nghệ trồng nấm dược liệu” [61].
Cuối năm 2014, sau khi được tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm
và được cấp phát số lượng bịch nấm, 40 hộ gia đình thuộc 3 xã trên đã tham gia dự án
liền bắt tay vào các công đoạn hấp bịch, cấy giống, treo bịch, chăm sóc nấm dược liệu.
Theo số liệu thống kê tại 3 xã đã sản xuất được 9.000 bịch nấm linh chi. Sau hơn 4
tháng triển khai, kết quả thực hiện mơ hình trồng nấm dược liệu tại 3 xã nói trên bước
đầu đã có những kết quả rất khả quan. Mẻ nấm linh chi đầu tiên được thu hoạch, nấm
linh chi thu hoạch được hơn 100 kg khơ với giá bán bình qn 600.000 đ/kg, thu về
gần 60 triệu đồng. Riêng sản phẩm nấm linh chi được Trung tâm Ứng dụng KHCN


14
tỉnh Quảng Bình thu mua 100% để tìm mối tiêu thụ cho dân. Trước mắt, khi chưa tìm
được đầu ra, Trung tâm sẽ dùng nó để sản xuất trà túi lọc linh chi cung cấp cho thị
trường nội tỉnh. Tuy mới ở giai đoạn đầu của dự án, nhưng mô hình trồng nấm đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho 40 hộ tham gia và có tác dụng kích thích một số hộ
tự bỏ thêm vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Điển hình là hộ ơng Nguyễn Hữu Nghị, xã
Phúc Trạch, tự bỏ vốn sản xuất thêm hơn 400 bịch nấm linh chi; hộ anh Trần Xuân
Thành, xã Sơn Trạch, đầu tư thêm gần 600 bịch nấm linh chi [61].
3. Tổng quan nghiên cứu về cây thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam
3.1. Trên thế giới
Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào cơng tác
chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu của cuộc sống mình.
Theo Aristote (384 - 322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm trước,
các dân tộc vùng Trung cận đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau này người Ai Cập
đã biết cách chế biến và sử dụng chúng [40].
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới đến năm 1985, trên toàn thế giới đã
biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao (trong tổng số hơn 250.000
loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứ cung cấp các

hoạt chất để làm thuốc (N.R.Farnsworth và D.D.Soejarto, 1985). Theo Napralert năm
1990 con số này được ước tính từ 30.000 đến 70.000 lồi cây thuốc. Trong đó, ở
Trung Quốc đã có tới trên 10.000 lồi thực vật được coi là cây thuốc, Ấn Độ hơn
6.000 lồi, vùng nhiệt đới Đơng Nam Á khoảng 6.500 loài... [23].
Ngành dược thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Thụy
Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển cơng nghiệp dược, tiếp sau đó là Anh,
Mỹ, Bỉ, Hà Lan,… Qua nhiều thập kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh
dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm
một số tập đoàn dược phẩm khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát
nền cơng nghiệp dược tồn cầu [60].
Năm 2011, Mỹ dẫn đầu, chiếm 34% tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới, kế
đến là Nhật 12%. Tổng giá trị tiêu thụ thuốc tăng trưởng chủ yếu ở các nước có nền
cơng nghiệp dược đang phát triển, dự báo đến 2016 tăng đến 30%, tuy vậy chưa có
thay đổi vị trí thứ hạng của các nước [60].


15

Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng giá trị tiêu thụ thuốc theo quốc gia
Trên thế giới, nhiều nước đã xuất khẩu dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ
đáng kể. Ví dụ như ở Trung Quốc, vị thuốc Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis)
có giá tới 2.000-5.000 USD/kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân sâm đã mang lại một
nguồn kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Hằng
năm, công ty Hồng Sâm (Hàn Quốc) đã sử dụng trên 6.000 tấn Nhân sâm, để tạo ra
sản phẩm trên 460 triệu USD [23].
Ngày nay, ước lượng có khoảng 35.000 - 70.000 lồi trong số 250.000 300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới.
Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 lồi, Ấn Độ có khoảng 7.500 lồi, Indonesia có
khoảng 7.500 lồi, Malaysia có khoảng 2.000 lồi, Nepal có hơn 700 lồi, Srilanka có
khoảng 550 - 700 loài [26].
Giai đoạn 2012 - 2017, tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở các

nước có cơng nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1% - 4%, đáng lưu
ý là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm. Nhóm các quốc gia có cơng
nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ do chi tiêu cho dược
phẩm của người dân các nước này hiện còn khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu
với mức tăng trưởng 15% - 18%, điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu
thụ thuốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới; Ấn Độ sẽ có mức
tăng trưởng từ 11% - 14% [60].
Tương lai thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn, Singapore
sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là 9,3%, sẽ là trung tâm thương mại dược phẩm quan
trọng thế giới, kết nối khu vực này với phía Tây [60].


×